Banner
Banner dưới menu

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRÀN MỦ MÀNG PHỔI

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRÀN MỦ MÀNG PHỔI

Đại cương:

 

Tràn mủ màng phổi là sự tích tụ mủ trong khoang màng phổi. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: viêm màng phổi, viêm phổi, áp xe phổi, phẫu thuật lồng ngực, chấn thương, áp xe dưới hoành (áp xe gan, viêm phúc mạc khu trú...) vỡ vào khoang màng phổi hoặc kết hợp nhiều yếu tố gây nên. Vi khuẩn thường gặp: Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus..., có thể do nấm hoặc amip.

Tràn mủ màng phổi cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh diễn biến xấu hoặc để lại di chứng nặng cho người bệnh.

2. Chẩn đoán:

2.1. Chẩn đoán xác định:

 a) Lâm sàng:

-Tiền sử bệnh lý: viêm phổi, áp xe phổi, áp xe gan hoặc phẫu thuật lồng ngực...

-Sốt: đột ngột sốt cao, dao động. Số ít trường hợp

 

sốt nhẹ kéo dài, trường hợp này thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch hoặc đã dùng kháng sinh.

-Ho: ho khan hoặc khạc đờm. Có trường hợp ho ra mủ.

-Khó thở.

-Đau ngực bên tổn thương.

-Dấu hiệu mất nước: da khô, đái ít...

-Toàn thân suy sụp, gầy sút, thiếu máu, mặt hốc hác, thể trạng nhiễm trùng.

- Bên tràn mủ màng phổi: có thể thấy thành ngực phù, kém hoặc không di động, gõ đục, rungthanh  giảm  hoặc  mất,  rì  ràophế  nang  giảm.  Nếu cótràn  khí  kèm  theo  có  thể  cógõ  đục  vùng  thấp  và  gõ vang ở vùng cao, có thể có tràn khí dưới da.

Chọc thăm dò thấy dịch màng phổi có màu đục,vàng, xanh hoặc màu nâu; mùi thối (gợi ý vi khuẩn yếm khí) đôi khi chọc thăm dò không lấy được mủ do tràn mủ đã vách hóa.

b)Cận lâm sàng:

-Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng, tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, có thể có thiếu máu.

-  Chụp X-quang lồng ngực: thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi.

-Chụp cắt lớp vi tính: giúp xác định rõ vị trí, mức độ, tổn thương nhu mô phổi, giúp xác định vị trívà đường vào để dẫn lưu ổ mủ màng phổi đặc biệt trong trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đa ổ.

Siêu âm khoang màng phổi: thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi, dịch tăng tỷ trọng, không đồng nhất, có thể thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi với nhiều vách ngăn.

-Xét nghiệm dịch màng phổi: tế bào học (nhiều bạch cầu đa nhân, thường

 

60%, có tế bào thoái hoá), vi khuẩn học (soi tươi, nhuộm gram, cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ).

-Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

 

-Tràn dịch màng phổi do lao: sốt nhẹ về chiều, dịch màng phổi màu vàng chanh, tế bào dịch màng phổi

 

chủ yếu là bạch cầu lympho. Có thể thấy tổn thương nốt, thâm nhiễm trên phim X-quang phổi. Chẩn đoán xác định: khi có kết quả AFB đờm dương tính, PCR-MTB dịch MP dương tính, và/ hoặc sinh

 

thiết MP thấy tổn thương nang lao... (tham khảo thêm bài hướng dẫn chẩn đoán và điều trị TDMP do lao).

Tràn mủ màng phổi do lao là một biến chứng ít gặp đặc trưng bởi mủ màng phổi có chứa nhiều vi khuẩn lao, thường có tổn thương từ nhu mô phổi gần màng phổi hoặc các hang lao thông với màng phổi. Mủ màng phổi có thể tự do hoặc khu trú. Tổn thương màng phổidày  dính,  vôi  hóa,  và  dày  màngxương  sườn  vùng mủmàng  phổi  khu  trú.  Mủ  màng  phổi  do  lao  thường có nhiều tế bàolymphô  và  hay  tìm thấy  AFB  trực  tiếp trong dịch mủ màng phổi.

Tràn dịch màng phổi dịch dưỡng chấp: dịch trắng đục như sữa. Định lượng triglycerid dịch màng phổi > 110 mg/dL (1,24 mmol/L), tỷ lệ triglycerid dịch màng phổi/huyết thanh > 1; tỷ lệ cholesterol dịch màng phổi/cholesterol huyết thanh < 1.

3. Điều trị:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

Mủ màng phổi phải được điều trị nội trú tại bệnh viện, ở các đơn vị có khả năng đặt ống dẫn lưu màng phổi. Các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc nặng như có sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực.

Dẫn lưu mủ sớm, rửa màng phổi hàng ngày với Natriclorua 0,9%, có thể kết hợp bơm Streptokinase vào khoang màng phổi nếu có chỉ định.

-Kháng sinh dùng liều cao, phối hợp ít nhất hai loại, đường toàn thân kéo dài 4-6 tuần.

-Đảm bảo dinh dưỡng, bồi phụ nước điện giải.

-Phát hiện và điều trị các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, các bệnh phối hợp nếu có.

-Vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp sớm.

        3.2. Dẫn lưu mủ:

- Chỉ định:

Chọc dò thấy dịch mủ.

Tế  bào  dịch  màng  phổi:  có  tế  bào  bạch  cầu  đa nhân thoái hoá.

+ Vi khuẩn: nhuộm gram thấy hình ảnh vi khuẩn, cấy dịch MP có vi khuẩn.

+ Sinh hóa: pH < 7,2; Glucose < 60 mg/dL.

-      Thận trọng: trong các trường hợp sau: rối loạn đông máu nặng, ổ mủ nhỏ, ổ mủ gần trung thất (cần tiến hành dẫn lưu mủ dưới hướng dẫn của máy chụp cắt lớp vi tính lồng ngực).

-      Tiến hành:

Sử dụng ống dẫn lưu 18 - 32F tuỳ từng trường hợp. Sau khi đặt ống dẫn lưu, hút liên tục với hệ thống dẫn lưu kín áp lực - 20 đến - 40 cm H2O. Bình dẫn lưu phải được đặt thấp hơn lồng ngực ngay cả khi đang hút dẫn lưu cũng như lúc di chuyển để tránh trào ngược dịch từ bình dẫn lưu vào khoang màng phổi của bệnh nhân.

+ Bơm rửa khoang màng phổi qua ống dẫn lưu hàng ngày bằng Natriclorua 0,9% cho tới khi dịch hút ra trong (thường rửa khoảng 1500 - 2000 ml). Không bơm rửa nếu có rò phế quản màng phổi (biểu hiện ho, sặc khi bơm rửa).

 

+ Bơm Streptokinase vào khoang màng phổi:

. Chỉ định: khi mủ màng phổi đặc, dẫn lưu kém, hoặc có hình ảnh vách hóa khoang màng phổi.

. Tiến hành: sau khi rửa màng phổi, lấy 100.000 - 300.000 đơn vị Streptokinase pha với 100 ml Natriclorua 0,9% sau đó bơm vào khoang màng phổi. Bơm 1lần/ngày x 5 ngày liên tiếp. Sau bơm: kẹp ống dẫn lưu 2- 4 giờ, sau đó mở kẹp, hút liên tục với hệ thống dẫn lưu kín.

 Việc bơmcác  thuốc  tiêu  sợi  huyết  vào  khoang màng phổi sẽ giúp dẫn lưu mủ dễ dàng hơn.

.  Phải đưa cho  người  bệnh  đã  dùng  Streptokinasethẻ có ghi rõ việc đã dùng Streptokinase để lần khác nếu có chỉ định dùng loại thuốc tiêu sợi huyết thì không dùng Streptokinase nữa mà dùng loại thuốc khác đề phòng tai biến dị ứng.

 

-      Chỉ định rút ống dẫn lưu khi:

+ X-quang hoặc siêu âm màng phổi không còn dịch.

+ Ống dẫn lưu không còn ra mủ.

 

+ Bơm rửa thấy dịch trong.

+ Ống  dẫn  lưu  đặt  quá  10-14  ngày  mà  còn  mủ:  cầnthay ống dẫn lưu mới (cấy vi khuẩn đầu ống dẫn lưu).

3.3. Điều trị kháng sinh:

 

-      Nguyên tắc dùng kháng sinh:

+ Dùng kháng sinh sớm.

 

+ Phối hợp từ 2 kháng sinh trở lên, theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

 

+ Liều cao ngay từ đầu.Sử  dụng  thuốc  ngay sau khi lấy được bệnh phẩm chẩn đoán vi sinh vật.

+ Thay đổi kháng sinh dựa theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu có.

+ Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 4 tuần (có thểkéo  dài  đến  6  tuần  tuỳ theo  lâm  sàng và Xquang phổi

 

 

-      Các loại kháng sinh có thể dùng như sau:

 

Penicilin G 10 - 50 triệu đơn vị tuỳ theo tình trạng và cân nặng của bệnh nhân, pha truyền tĩnh mạch chia 3 - 4 lần/ngày, kết hợp với 1 kháng sinh nhóm Aminoglycosid:

 

+ Gentamycin 3-5 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần hoặc

Amikacin 15 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần hoặc pha truyền tĩnh mạch trong 250 ml Natriclorua 0,9%.

 

+ Nếu nghi vi khuẩn tiết Betalactamase thì thay Penicilin G bằng Amoxicillin – Acid Clavunalic hoặc Ampicillin - Sulbactam, liều dùng 3-6 g/ngày.

 

+ Nếu  nghi  ngờ  do  vi  khuẩn  gram  âm  thì  dùng Cephalosporin thế hệ 3 như Cefotaxime 3-6g/ngày, Ceftazidim  3-6  g/ngày;  hoặc  Imipenem kết hợp vớikháng  sinh  nhóm  Aminoglycosid  với  liều tương tự như đã nêu ở trên.

Nếu nghi ngờ do vi khuẩn yếm khí thì kết hợp nhóm Betalactam - Acid clavunalic; hoặc Ampicillin - Sulbactam; hoặc Cephalosporin thế hệ 3; hoặc Imipenem. với Metronidazol liều 1-1,5 g/ngày, truyền tĩnh mạch chia 2-3 lần/ngày, hoặc Penicillin G 10-50 triệu đơn vị kết hợp Metronidazol 1-1,5 g/ngày truyền tĩnh mạch, hoặc hoặc Penicilin G 10-50 triệu đơn vị kết hợp Clindamycin 1,8 g/ngày truyền tĩnh mạch.

 

 

Nếu tràn mủ màng phổi do nhiễm khuẩn mắc phả ibệnh viện, khi chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể dùng kháng sinh: Ceftazidim 3-6 g/ngày chia 3 lần hoặc Piperacilin - Tazobactam 4,5 g x 3 lần/ngày hoặc Imipenem, Meropenem kết hợp kháng sinh nhóm Aminoglycosid hoặc Quinolon, Metronidazol. Điều chỉnh kháng sinh theo diễn biến lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ.

+ Nếu nghi ngờ do tụ cầu: Oxacillin 6-12 g/ngày hoặc Vancomycin 1-2 g/ngày, kết hợp với Amikacin khi nghi do tụ cầu kháng thuốc.

+ Nếu do amíp thì dùng Metronidazol 1,5 g/ngày, truyền tĩnh mạch chia 3 lần/ngày kết hợp với kháng sinh khác.

+ Chú ý xét nghiệm Creatinin máu 2 lần trong một tuần đối với bệnh nhân có sử dụng thuốc nhóm Aminoglycosid.

-      Đánh giá sau 1 tuần điều trị:

+  Tiến triển tốt:

 

. Hết sốt, hết khó thở.

. Lượng mủ ra ống dẫn lưu giảm.

. Tổn thương trên X-quang phổi thuyên giảm, tiếp tục kháng sinh cho đủ 4 - 6 tuần.

+ Tiến triển không tốt:

. Còn sốt.

.Ống dẫn lưu màng phổi ra mủ kéo dài.

. X-quang phổi không cải thiện.

-      Thay kháng sinh:

+ Dựa vào kết quả cấy vi khuẩn mủ màng phổi và kháng sinh đồ nếu có. + tìm các ổ mủ khác trong khoang màng phổi chưa được dẫn lưu.

3.4. Điều trị triệu chứng:

 

-      Cho Paracetamol nếu có sốt > 380C (thận trọng ở những BN có tiền sử bệnh lý gan mật).

 

-      Dinh dưỡng: chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng.

-      Thở oxy khi có suy hô hấp.

 

-      Điều trị sốc nhiễm trùng nếu có.

-      Bồi  phụ  nước,  điện  giải.

-       Dùng  thêm  vitamin  B1,  B6liều cao nếu có tiền sử nghiện rượu.

-       Nội soi can thiệp khoang màng phổi.

 

Những cơ sở có điều kiện nên tiến hành nội soi can thiệp khoang màng phổi sớm để giải phóng ổ mủ, bơm rửa khoang màng phổi, phát hiện và xử lý lỗ dò phế quản - màng phổi và có thể bóc màng phổi qua nội soi.

3.5.  Điều trị ngoại khoa:

 

Khi dùng kháng sinh, dẫn lưu mủ thất bại sau 4-6tuần.

 

Có dò phế quản - màng phổi.

-  Phẫu  thuật  bóc  vỏ  màng  phổi  khi  màng  phổi  bị  dày dính nhiều, gây hạn chế chức năng hô hấp (lâm sàng bệnh nhân khó thở, rối loạn thông khí hạn chế).

 

3.6. Phục hồi chức năng hô hấp:

 

-      Tập sớm để mủ thoát ra ngoài dễ dàng hơn và đề phòng dày dính màng phổi về sau.

-      Có thể thực hiện 1 ngày sau khi đặt ống dẫn lưu màng Phổi.

(Lượt đọc: 16447)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ