Banner
Banner dưới menu

Sốt xuất huyết, cần nhận biết sớm và điều trị đúng cách

(Cập nhật: 31/8/2017)

QTV - Những ngày thời tiết mưa nắng thất thường, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để muỗi và côn trùng phát triển, đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có sốt xuất huyết (SXH).

Trước thắc mắc của người dân về việc SXH lây truyền qua đường nào, dấu hiệu nhận biết ra sao? Bác sĩ Nguyễn Thị Dung, Trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Quảng Ninh sẽ lý giải về cơ chế lây lan của bệnh SXH.

Sốt xuất huyết - Bệnh nguy hiểm

Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết
Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết

SXH là một trong những bệnh mùa hè phổ biến và nguy hiểm nhất. Bệnh lây truyền qua vết cắn của muỗi nhiễm Aedes aegypti. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Bệnh có thể lây lan nếu muỗi cắn một người nhiễm bệnh, hút phải máu có vi rút và sau đó vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Dung, SXH ở nước ta có 4 tuýp huyết thanh khác nhau, mắc bệnh loại nào, lần sau sẽ không mắc loại đó nhưng vẫn có thể mắc 1 trong 3 loại còn lại.

Các giai đoạn biểu hiện của sốt xuất huyết ở người.
Các giai đoạn biểu hiện của sốt xuất huyết ở người.

Bệnh có 2 triệu chứng cơ bản đó là: sốt và xuất huyết. Bệnh thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt cao, thường trong 3 ngày đầu bệnh nhân sốt cao liên tục, đau đầu, nhức vùng hốc mắt, đau mỏi các cơ khớp, đau tức thắt lưng.

Giai đoạn diễn biến nặng, thường từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh. Bệnh nhân lui sốt dần nhưng lại có thể xuất hiện các biến chứng nặng: Biến chứng tăng tính thấm thành mạch, gây thoát dịch khỏi mạch máu, làm máu trong lòng mạch cô đặc lại. Nếu không được bù dịch kịp thời sẽ làm thiếu thể tích trong lòng mạch, gây tụt huyết áp và sốc. Những trường hợp sốc nếu không được xử trí kịp thời có thể tử vong trong vòng một vài giờ.

Biến chứng hạ tiểu cầu trong máu. Nếu nặng có thể gây các chảy máu bất thường như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, hoặc các xuất huyết nội tạng nguy hiểm như: Chảy máu tiêu hóa, xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng hay băng kinh và có thể dẫn đến tử vong nếu không được truyền tiểu cầu, cầm máu kịp thời.

Ngoài hai biến chứng thường gặp trên, người bệnh có thể có các biến chứng hiếm gặp hơn như: Viêm não, viêm cơ tim, hạ bạch cầu máu và giảm miễn dịch gây bội nhiễm vi khuẩn…

Giai đoạn hồi phục thường sau giai đoạn thoát dịch 24-48h: Bệnh nhân hết sốt, phần dịch thoát ra khỏi lòng mạch lại tái hấp thu lại làm gia tăng lượng dịch trong lòng mạch. Giai đoạn này cần hạn chế truyền dịch để tránh nguy cơ quá tải dịch.

Làm sao để nhận biết muỗi vằn Aedes?

Theo bác sĩ Dung, nhận biết được đặc điểm của loài muỗi này và tránh bị đốt là cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất. Muỗi Aedes aegypti là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người, muỗi có màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn. Đặc biệt, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng. 

muỗi vằn Aedes thường có màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt
muỗi vằn Aedes thường có màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt

Muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, trú đậu nơi có ánh sáng yếu, thường là các góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các vật dụng trong nhà.

Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng từ 8- 10 giờ. Đặc biệt, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi chúng sẽ lao vào đốt và hút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu.

Đặc biệt hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ môi trường dưới 23C thì muỗi hầu như không có khả năng hút máu. Vì thế muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất thời gian gần đây khi mưa nhiều, thời tiết nóng ẩm. Mặt khác, Quảng Ninh hiện nay có nhiều công trường xây dựng, các vật liệu xây dựng, lán trại công nhân và rác thải chứa đựng nước là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn truyền SXH phát triển.

 Nhiều công trường xây dựng, các vật liệu xây dựng, lán trại công nhân và rác thải chứa đựng nước là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn truyền SXH phát triển
Nhiều công trường xây dựng, các vật liệu xây dựng, lán trại công nhân và rác thải chứa đựng nước là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn truyền SXH phát triển

Muỗi vằn Aedes thường đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành bọ gậy trung bình là 7 ngày; thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởng thành chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày. Muỗi cái thường hút máu người và có thể sống từ 20- 40 ngày.

Tránh nhầm SXH với sốt phát ban

Sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh, xảy ra hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Trong khi đó, vào thời điểm này vẫn có bệnh sốt phát ban xuất hiện, vậy làm thế nào để phân biệt chúng?

QTV_SXH.jpg
Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban để điều trị đúng cách

Làm gì khi trong nhà có người bị sốt xuất huyết?

Bệnh SXH Dengue không lây trực tiếp từ người sang người, bệnh được truyền từ người sang người qua đường muỗi đốt vì vậy việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng với người bệnh không làm lây truyền bệnh sốt xuất huyết. 

Đặc biệt khi trong nhà có người mắc SXH không nên tự ý chữa trị tại nhà, phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc hạ nhiệt, tốt nhất nên chườm mát ở trán, nách, bẹn để hạ nhiệt, cần phải nhanh chóng báo cho trung tâm y tế dự phòng để xử lý ổ dịch, phun thuốc diệt muỗi, không để bệnh có nguy cơ lây lan. Người bệnh phải nằm màn, tránh bị muỗi đốt để không lây bệnh cho người khác.

Trong gia đình phải dọn dẹp vệ sinh, tìm và diệt hết các ổ bọ gậy, xử lý các vật dụng nước đọng không để muỗi có nơi sinh sôi, phát triển.

Nguồn: qtv.vn

(Lượt đọc: 2910)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ