Banner
Banner dưới menu

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (7)

(Cập nhật: 28/11/2017)

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (7)

XVI.71. PHỤC HỒI CỔ RĂNG BẰNG GLASS IONOMER CEMENT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng ở cổ răng bằng Glass Ionomer Cement (GIC).

- GIC là vật liệu có ưu điểm thao tác nhanh, đơn giản và ít gây kích thích tổ chức, CHỈ ĐỊNHrộng rãi với nhiều vị trí và tình trạng lỗ hàn.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu cổ răng (lỗ sâu loại V).

- Tổn thương mô cứng ở cổ răng không do sâu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có dị ứng với GIC.

- Răng có tổn thương sâu cổ răng sát tủy.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Chỉ co lợi.

- Glass Ionomer Cement ( GIC ).

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê.

- Đặt chỉ co lợi.

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Dùng mũi khoan kim cương hình trụ mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.

+ Dùng mũi khoan kim cương chóp ngược để tạo xoang lưu chất hàn.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô.

- Hàn phục hồi GIC:

+ Dùng dụng cụ đưa chất hàn GIC vào xoang hàn.

+ Dùng dụng cụ lèn nhẹ GIC kín khít xoang hàn.

- Hoàn thiện :

+ Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy: Điều trị tủy.

XVI.72. PHỤC HỒI CỔ RĂNG BẰNG COMPOSITE

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi lại tổn thương mô cứng ở cố răng bằng Composite.

- Composite là vật liệu được ưa chuộng trong điều trị phục hồi nha khoa do có nhiều ưu điểm nổi trội.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu cổ răng (lỗ sâu loại V).

- Tổn thương mô cứng ở cổ răng không do sâu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có dị ứng với Composite.

- Răng có tổn thương sâu cổ răng sát tủy.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Đèn quang trùng hợp.

- Bộ dụng cụ hàn composite.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Chỉ co lợi.

- Composite và vật liệu kèm theo.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Đặt chỉ co lợi.

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Dùng mũi khoan kim cương hình trụ mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.

+ Dùng mũi khoan kim cương chóp ngược để tạo xoang lưu chất hàn.

- Hàn lớp bảo vệ tủy:

+ Phủ đáy xoang hàn bằng vật liệu bảo vệ tủy như GIC, MTA… 1 lớp dưới 1mm.

+ Sửa lại các thành của xoang hàn để tạo sự lưu giữ tối đa.

- Phục hồi xoang hàn bằng Composite:

+ So màu răng để chọn Composite có màu sắc phù hợp

+ Etching men và ngà răng bằng axít phosphoric 37% từ 10-20 giây.

+ Rửa sạch xoang hàn.

+ Làm khô xoang hàn.

+ Phủ keo dán dính và chiếu đèn 10 -20 giây

+ Đặt Composite theo từng lớp dưới 2mm sao cho Composite được trùng hợp tối đa và khắc phục được co ngót trùng hợp.

+ Chiếu đèn quang trùng hợp theo từng lớp Composite với thời gian từ 20-40 giây.

- Hoàn thiện: Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

- Viêm tủy : điều trị tủy

- Tủy hoại tử: điều trị tủy.

- Viêm quanh cuống: điều trị viêm quanh cuống răng.

XVI.73. PHỤC HỒI THÂN RĂNG CÓ SỬ DỤNG PIN NGÀ

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật dùng pin cắm trực tiếp vào mô ngà răng nhằm nâng đỡ và phục hồi mô cứng của răng.

- Pin ngà là những chốt kim loại nhỏ , được sử dụng gắn hoặc cắm trực tiếp lên ngà răng để phục hồi mô cứng của răng, nhằm tăng khả năng lưu giữ khối hàn ở những răng có tổn thương sâu lớn.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng tổn thương mất mô cứng từ 2-3 thành của răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng tổn thương mất mô cứng sát tủy răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Phương tiện cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ cắm pin ngà.

2.2 Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát trùng.

- Bộ vật liệu pin ngà.

- Vật liệu phục hồi thân răng.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Cách ly vùng làm việc.

- Sửa soạn răng:

+ Dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà hoại tử.

+ Dùng mũi khoan kim cương trụ nhỏ tạo các lỗ chốt song song trên mô ngà lành.

- Kiểm tra pin ngà.

- Gắn pin ngà.

- Hàn phục hồi thân răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Gãy pin ngà: phục hồi lại mô cứng của răng.

- Gãy nứt thân - chân răng: tùy tình trạng đường gãy có thể phải chỉ định nhổ răng.

- Viêm tủy không hồi phục : tháo bỏ pin ngà - điều trị nội nha.

XVI.74. PHỤC HỒI CỔ RĂNG BẰNG GLASS IONOMER CEMENT (GIC) CÓ SỬ DỤNG LASER

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng ở cổ răng bằng Glass Ionomer Cement (GIC).

- GIC là vật liệu có ưu điểm thao tác nhanh, đơn giản và ít gây kích thích tổ chức, CHỈ ĐỊNHrộng rãi với nhiều vị trí và tình trạng lỗ hàn.

- Kỹ thuật sử dụng Laser để sửa soạn xoang hàn là ít gây đau, không gây ồn, nhanh và giảm lo lắng cho người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu cổ răng (lỗ sâu loại V).

- Tổn thương mô cứng ở cổ răng không do sâu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có dị ứng với GIC.

- Răng có tổn thương sâu cổ răng sát tủy.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Hệ thống Laser nha khoa.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Chỉ co lợi.

- Glass Ionomer Cement ( GIC ).

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Được đeo kính bảo vệ mắt trong thời gian sử dụng Laser.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê.

- Đặt chỉ co lợi.

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Dùng đầu Laser mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.

+ Dùng đầu Laser để làm sạch mô ngà hoại tử.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô xoang hàn.

- Hàn phục hồi GIC:

+ Dùng dụng cụ đưa chất hàn GIC vào xoang hàn.

+ Dùng dụng cụ lèn nhẹ GIC kín khít xoang hàn.

- Hoàn thiện: Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy: Điều trị tủy.

XVI.75. PHỤC HỒI CỔ RĂNG BẰNG COMPOSITE CÓ SỬ DỤNG LASER

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi lại tổn thương mô cứng ở cố răng bằng Composite.

- Composite là vật liệu được ưa chuộng trong điều trị phục hồi nha khoa do có nhiều ưu điểm nổi trội.

- Kỹ thuật sử dụng Laser để sửa soạn xoang hàn là ít gây đau, không gây ồn, nhanh và giảm lo lắng cho người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu cổ răng (lỗ sâu loại V).

- Tổn thương mô cứng ở cổ răng không do sâu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có dị ứng với Composite.

- Răng có tổn thương sâu cổ răng sát tủy.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Đèn quang trùng hợp.

- Bộ dụng cụ hàn composite.

- Hệ thống Laser nha khoa.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Chỉ co lợi.

- Composite và vật liệu kèm theo.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

- Được đeo kính bảo vệ mắt trong thời gian sử dụng Laser.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Các ly cô lập răng.

- Đặt chỉ co lợi.

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Dùng đầu Laser mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.

+ Dùng đầu Laser để làm sạch mô ngà hoại tử.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô.

- Hàn lớp bảo vệ tủy:

+ Phủ đáy xoang hàn bằng vật liệu bảo vệ tủy như GIC, MTA…1 lớp dưới 1mm.

+ Sửa lại các thành của xoang hàn để tạo sự lưu giữ tối đa.

- Phục hồi xoang hàn bằng Composite:

+ So màu răng để chọn Composite có màu sắc phù hợp

+ Etching men và ngà răng bằng axít phosphoric 37% từ 10-20 giây.

+ Rửa sạch xoang hàn.

+ Làm khô xoang hàn.

+ Phủ keo dán dính và chiếu đèn 10 -20 giây

+ Đặt Composite theo từng lớp dưới 2mm sao cho Composite được trùng hợp tối đa và khắc phục được co ngót trùng hợp.

+ Chiếu đèn quang trùng hợp theo từng lớp Composite với thời gian từ 20-40 giây.

- Hoàn thiện: Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

- Viêm tủy: điều trị tủy

- Tủy hoại tử: điều trị tủy.

- Viêm quanh cuống: điều trị viêm quanh cuống răng.

XVI.76. PHỤC HỒI THÂN RĂNG BẰNG INLAY/ONLAY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật sử dụng các vật liệu như ceramic, hợp kim, composite… đúc theo hình dạng xoang đã sửa soạn và dán vào đó để phục hồi lại thân răng.

- Inlay là phần phục hồi nằm trong lòng một hay nhiều mặt của thân răng .

- Onlay có bản chất là một inlay loại II ( mặt gần, mặt xa, mặt nhai) bao phủ một phần hoặc toàn bộ mặt nhai.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng có các tổn thương mất mô cứng ở thân răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có các thành xoang còn lại dưới 2mm.

- Răng có lỗ sâu dưới lợi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Mũi khoan kim cương các loại

- Bộ mũi khoan hoàn thiện, dụng cụ đánh bóng.

- Chỉ tơ nha khoa

- Đèn quang trùng hợp.

- Bộ dụng cụ cách ly cô lập răng.

- Cây hàn các loại.

- Bộ dụng cụ lấy dấu

2.2. Thuốc và vật liệu

- Vật liệu lấy dấu

- Các vật liệu gắn, dán: Tùy theo vật liệu làm inlay, onlay

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch xoang: Dùng mũi khoan tròn và cây nạo ngà lấy bỏ hết ngà mủn.

- Tạo hình xoang inlay, onlay :

+ Tạo xoang mặt nhai:

Chiều cao của xoang > 1,5mm. Chiều rộng của xoang phải đạt tối thiểu 1,5-2mm đối với răng hàm nhỏ và 2,5- 3mm đối với răng hàm lớn.

Dùng mũi khoan chóp ngược cắt men răng ở rãnh giữa rồi mở rộng theo rãnh của răng theo hướng gần xa.

Dùng mũi trụ tạo xoang hình đuôi én theo hướng song song với trục của răng

Đáy xoang được mài phẳng, nếu có những khoảng lẹm thì dùng vật liệu thích hợp (cement phosphat hoặc GIC…) để bù lẹm.

+ Tạo xoang mặt bên

Dùng mũi khoan trụ mài sâu xuống ngà răng, xoang mặt bên gồm 4 thành:

Thành ngoài trong sâu về phía buồng tủy khoảng 2mm

Thành tủy (thành trục) được mài cong theo hình dạng thân răng

Thành phía lợi: ở sát đỉnh núm lợi và hợp với vách tủy một góc 45 độ.

- So màu răng.

- Lấy dấu, đổ mẫu thạch cao.

- Gửi labo đúc inlay, onlay

- Đặt inlay, onlay đã đúc vào xoang

- Kiểm tra độ kín khít và khớp cắn.

- Tiến hành gắn Inlay, Onlay bằng chất gắn phù hợp.

- Hoàn thiện Inlay/ Onlay.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Viêm tủy không hồi phục: Điều trị tủy

- Mẻ, vỡ inlay, onlay, màu sắc không phù hợp: tiến hành thực hiện lại quy trình trên.

XVI.77. PHỤC HỒI THÂN RĂNG CÓ SỬ DỤNG CHỐT CHÂN RĂNG BẰNG CÁC VẬT LIỆU KHÁC NHAU

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật sử dụng chốt (Thạch anh, kim loại …) cố định vào ống tủy chân răng để tăng cường lưu giữ khối phục hồi thân răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng mất nhiều mô cứng thân răng không có khả năng lưu giữ khối phục hồi thân răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa

- Răng không còn khả năng đặt chốt

- Răng chưa đóng kín cuống

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: Khay, gắp, gương, thám trâm.

- Mũi khoan các loại.

- Bộ dụng cụ đặt và cố định chốt.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Chốt đúc sẵn.

- Bộ thuốc và vật liệu gắn chốt.

- Vật liệu phục hồi thân răng: Composite, GIC, Amalgam.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Răng đặt chốt đã được điều trị nội nha.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim xác định tình trạng nội nha và kích thước ống tủy răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn ống tủy cho đặt chốt.

+ Lấy bỏ chất hàn ống tủy từ ½ đến 1/3 chiều dài ống tủy.

+ Làm sạch ống tủy.

- Chọn chốt phù hợp với kích thước ống tủy.

- Đặt và cố định chốt:

+ Xoi mòn (Etching) thành ống tủy bằng axit phosphoric 37% trong 10 giây, rửa sạch và làm khô.

+ Đặt vật liệu dán dính (bonding) vào thành ống tủy, chiếu đèn trong 10 giây.

+ Đưa vật liệu gắn chốt vào ống tủy bằng lentulo.

+ Đặt chốt đã chọn vào ống tủy, lấy bỏ chất gắn thừa

+ Cố định chốt trong ống tủy bằng chiếu đèn quang trùng hợp làm đông cứng chất gắn dính.

- Phục hồi thân răng.

+ Tạo cùi răng bằng vật liệu phù hợp (amangam, composite, hoặc GIC)

+ Phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Thủng thành ống tủy: Hàn thành ống tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau điều trị

Gãy vỡ chân răng: tùy trường hợp có thể cắt bỏ hoặc nhổ chân răng.

XVI.78. VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật sử dụng Composite tái tạo mô cứng của răng và cải thiện thẩm mĩ ở các răng phía trước với các ưu điểm như tiết kiệm mô cứng của răng, thời gian và chi phí điều trị.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các răng trước có tổn thương mô cứng.

- Các răng trước có hình thể bất thường.

- Các răng trước có đổi màu răng.

- Các răng trước có khe thưa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

- Người bệnh có dị ứng với composite.

- Bệnh viêm quanh răng tiến triển.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám trâm.

- Phương tiện cách ly cô lập răng.

- Đèn quang trùng hợp.

- Bộ dụng cụ hàn Composite.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê

- Chỉ co lợi

- Composite.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Gây tê.

- Cách ly cô lập răng.

- Sửa soạn răng:

+ Đặt chỉ co lợi.

+ Dùng mũi khoan thích hợp lấy đi một phần mô cứng từ 0,5 tới 1mm mặt ngoài của răng.

+ Tạo vát rìa men.

- Tạo bám dính:

+ Xoi mòn (etching) men và ngà răng bằng acid phosphoric 37%, trong 10 đến 20 giây.

+ Rửa sạch bằng nước muối sinh lý.

+ Thổi khô.

+ Phủ keo dán (bonding) trên bề mặt men ngà răng đã sửa soạn, chiếu đèn 20 giây.

- Tạo Veneer Composite:

+ Dùng que hàn chống dính lấy composite opaque đặt lên bề mặt men ngà đã tạo bám dính. Chiếu đèn từ 20 đến 40 giây.

+ Đặt composite ngà răng có màu sắc phù hợp, chiếu đèn từ 20 đến 40 giây.

+ Đặt composite men răng có màu sắc phù hợp, chiếu đèn từ 20 đến 40 giây.

- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

- Hoàn thiện veneer:

+ Lấy chỉ co lợi.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo hình bề mặt veneer.

+ Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn bề mặt veneer.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị:

- Ê buốt răng: tùy từng trường hợp mà có thể gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.

- Sang thương lợi bờ: điều trị tại chỗ.

2. Sau quá trình điều trị:

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

XVI.79. TẨY TRẮNG RĂNG TỦY SỐNG CÓ SỬ DỤNG ĐÈN PLASMA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật dùng các chất oxy hóa được kích hoạt bởi ánh sáng đèn Plasma khử các chất mầu nhiễm trên răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng nhiễm màu ngoại sinh.

- Răng nhiễm màu nội sinh.

- Tẩy trắng răng theo yêu cầu thẩm mỹ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

- Răng bị nhạy cảm ngà.

- Trẻ em dưới 18 tuổi.

- Phụ nữ có thai.

- Người bệnh có nhiễm trùng cấp trong khoang miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm

- Bộ so mầu răng

- Đèn plasma

- Bộ cách ly nước bọt

2.2. Thuốc và vật liệu

- Bộ kit tẩy trắng răng

- Thuốc chống ê buốt răng

3. Người bệnh

Được giải thích về phương pháp điều trị

4. Hồ sơ bệnh án.

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch răng hai hàm

- Xác định mầu răng bằng bảng so mầu

- Đeo kính bảo vệ mắt cho người bệnh

- Cách ly cô lập răng và bảo vệ niêm mạc:

+ Đặt lớp vật liệu bảo vệ lợi (Opaldam).

+ Thoa chất cách ly bảo vệ niêm mạc môi, má

- Sửa soạn bề mặt men răng:

+ Đặt thuốc mở men,

+ Chiếu đèn plasma 6-8 phút,

+ Lấy sạch thuốc mở men bằng bông gòn.

- Tẩy trắng răng 2 hàm:

+ Đặt gel tẩy trắng

+ Chiếu đèn plasma vuông góc với mặt răng trong thời gian 8 phút,

+ Lấy bỏ lớp gel tẩy trắng đã chiếu đèn.

+ Lặp lại chu trình đặt gel tẩy trắng và chiếu đèn plasma 3 lần.

- Đánh giá mức độ tẩy trắng:

+ Làm sạch gel tẩy trắng bằng bông ướt.

+ Xác định mầu sắc răng bằng bảng so mầu và so sánh với mầu răng trước điều trị.

- Kết thúc điều trị.

+ Chống ê buốt bằng thoa gel Neutral sodium fluoride 1,1% vào bề mặt các răng đã tẩy trắng.

+ Hướng dẫn người bệnh chăm sóc hàm răng trong tuần lễ tiếp theo: Không sử dụng các chất nhiễm màu như trà cà phê, thuốc lá.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc lợi miệng do gel tẩy trắng: điều trị sang thương.

2. Sau điều trị

Ê buốt răng: Điều trị chống ê buốt.

XVI.80. TẨY TRẮNG RĂNG TỦY SỐNG CÓ SỬ DỤNG ĐÈN LASER

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật dùng các chất oxy hóa được kích hoạt bởi ánh sáng đèn

Laser khử các chất mầu nhiễm trên răng.

II. CHỈ ĐỊNH:

- Răng nhiễm màu ngoại sinh.

- Răng nhiễm màu nội sinh.

- Tẩy trắng răng theo yêu cầu thẩm mỹ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

- Răng bị nhạy cảm ngà.

- Trẻ em dưới 18 tuổi.

- Phụ nữ có thai.

- Người bệnh có nhiễm trùng cấp trong khoang miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm

- Bộ so mầu răng

- Đèn laser

- Bộ cách ly nước bọt

2.2. Thuốc và vật liệu

- Bộ kit tẩy trắng răng

- Thuốc chống ê buốt răng

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch răng hai hàm

- Xác định mầu răng bằng bảng so mầu

- Đeo kính bảo vệ mắt cho người bệnh

- Cách ly cô lập răng và bảo vệ niêm mạc:

+ Đặt lớp vật liệu bảo vệ lợi (Opaldam).

+ Thoa chất cách ly bảo vệ niêm mạc môi, má

- Sửa soạn bề mặt men răng:

+ Đặt thuốc mở men,

+ Chiếu đèn laser 6-8 phút,

+ Lấy sạch thuốc mở men bằng bông gòn.

- Tẩy trắng răng 2 hàm:

+ Đặt gel tẩy trắng

+ Chiếu đèn laser vuông góc với mặt răng trong thời gian 8 phút,

+ Lấy bỏ lớp gel tẩy trắng đã chiếu đèn.

+ Lặp lại chu trình đặt gel tẩy trắng và chiếu đèn laser 3 lần.

- Đánh giá mức độ tẩy trắng:

+ Làm sạch gel tẩy trắng bằng bông ướt.

+ Xác định mầu sắc răng bằng bảng so mầu và so sánh với mầu răng trước điều trị.

- Kết thúc điều trị.

+ Chống ê buốt bằng thoa gel Neutral sodium fluoride 1,1% vào bề mặt các răng đã tẩy trắng.

+ Hướng dẫn người bệnh chăm sóc hàm răng trong tuần lễ tiếp theo: Không sử dụng các chất nhiễm màu như trà cà phê, thuốc lá.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc lợi miệng do gel tẩy trắng: điều trị sang thương.

2. Sau điều trị

Ê buốt răng: Điều trị chống ê buốt.

XVI.81. TẨY TRẮNG RĂNG NỘI TỦY

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật dùng các chất oxy hóa đưa vào buồng tủy của những răng đã được điều trị tủy để khử các chất mầu nhiễm trên răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng đã điều trị tủy

- Nhiễm màu ngoại sinh.

- Nhiễm màu nội sinh.

- Tẩy trắng răng theo yêu cầu thẩm mỹ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

- Trẻ em dưới 18 tuổi.

- Phụ nữ có thai.

- Người bệnh có nhiễm trùng cấp trong khoang miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm

- Bộ so mầu răng

- Bộ cách ly nước bọt

2.2. Thuốc và vật liệu

- Hydrogen peroxide 20-30%

- Thuốc chống ê buốt răng

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án.

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1 Lần hẹn 1

- Làm sạch răng hai hàm

- Xác định mầu răng bằng bảng so mầu

- Cách ly cô lập răng và bảo vệ niêm mạc:

+ Đặt lớp vật liệu bảo vệ lợi (Opaldam).

+ Thoa chất cách ly bảo vệ niêm mạc môi, má

- Sửa soạn xoang đặt thuốc:

+ Mở đường vào buồng tủy, lấy đi toàn bộ chất hàn ở buồng tủy và đi vào tủy chân khoảng 2-3 mm.

+ Hàn 1 lớp GIC ở tủy buồng tương ứng với miệng ống tủy

- Đặt thuốc tẩy trắng

+ Bơm thuốc vào trong buồng tủy

+ Hàn buồng tủy bằng GIC

3.2 Lần hẹn 2 ( Sau lần 1 từ 2-4 ngày)

- Kiểm tra màu răng

- Lặp lại các bước như lần 1 nếu màu răng chưa đạt

- Nếu đạt:

+ Lấy sạch thuốc tẩy trắng

+ Hàn vĩnh viễn buồng tủy

- Kết thúc điều trị.

+ Hướng dẫn người bệnh chăm sóc hàm răng trong tuần lễ tiếp theo: Không sử dụng các chất nhiễm màu như trà cà phê, thuốc lá.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc lợi miệng do gel tẩy trắng: điều trị sang thương.

XVI.82. TẨY TRẮNG RĂNG TỦY SỐNG BẰNG MÁNG THUỐC

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật làm trắng răng có sử dụng máng nhựa và thuốc tẩy trắng.

Phương pháp tẩy trắng răng bằng máng thuốc có ưu điểm:

+ Hiệu quả cao.

+ An toàn.

+ Dễ sử dụng.

+ Chi phí thấp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng nhiễm màu nội sinh

- Răng nhiễm màu ngoại sinh

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có nhạy cảm ngà.

- Răng có bệnh nha chu giai đoạn phát triển.

- Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú.

- Người bệnh dưới 18 tuổi.

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy trắng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ lấy dấu.

2.2 Thuốc

- Thuốc sát khuẩn.

- Chất lấy dấu.

- Thuốc và kem đánh răng chống ê buốt.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch, đánh bóng răng.

- Chụp ảnh, so màu răng.

- Lấy dấu 2 hàm.

- Ép máng tẩy trắng.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng máng và thuốc tẩy trắng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Ê buốt kéo dài: ngừng sử dụng máng thuốc, điều trị chống ê buốt.

XVI.83. ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ BẰNG MÁNG VỚI THUỐC CHỐNG Ê BUỐT.

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là phương pháp điều trị ê buốt răng bằng máng nhựa có sử dụng thuốc chống ê buốt.

- Phương pháp điều trị nhạy cảm ngà bằng máng với thuốc chống ê buốt có ưu điểm:

+ Hiệu quả cao, dễ kiểm soát và theo dõi.

+ An toàn.

+ Dễ sử dụng.

+ Chi phí thấp.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng nhạy cảm ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có bệnh nha chu giai đoạn tiến triển.

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ lấy dấu.

2.2 Thuốc

- Chất lấy dấu.

- Thuốc chống ê buốt.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch, đánh bóng răng.

- Đánh giá mức độ ê buốt răng.

- Lấy dấu 2 hàm.

- Ép máng thuốc.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng máng và thuốc chống ê buốt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Người bệnh dị ứng với thành phần của thuốc: ngừng sử dụng thuốc.

XVI.84. ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ BẰNG THUỐC BÔI (CÁC LOẠI).

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị quá cảm ngà với biểu hiện ê buốt răng bằng thuốc chặn các dẫn truyền thần kinh hoặc che phủ các ống ngà.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng nhạy cảm ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ khám: gương, gắp, thám châm.

- Tay khoan chậm.

- Dụng cụ làm sạch răng.

- Bộ dụng cụ sử dụng thuốc chống nhạy cảm ngà răng.

- Đèn quang trùng hợp….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc chống nhạy cảm.

- Các vật liệu làm sạch răng…..

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn các răng điều trị.

- Đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà.

- Xác định các vị trí cần phủ thuốc điều trị.

- Làm sạch, đánh bóng răng cần điều trị.

- Cách ly cô lập răng.

3.2. Điều trị các răng nhạy cảm ngà

- Phủ thuốc chống ê buốt lên bề mặt các vị trí đã xác định và sửa soạn.

- Chiếu đèn quang trùng hợp 30 giây đối với thuốc cần chiếu đèn.

- Lặp lại 2 bước trên nếu cần.

- Đánh giá lại tình trạng ê buốt răng của người bệnh:

+ Nếu hết ê buốt: kết thúc điều trị.

+ Nếu còn ê buốt nhẹ: theo dõi và hẹn điều trị tiếp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Dị ứng với thành phần của thuốc: ngừng sử dụng thuốc và điều trị chống dị ứng.

XVI.85. CHỤP SỨ KIM LOẠI THƯỜNG GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐỊNH NGHĨA

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng ốc vít trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm,

VI. CHUẨN BI

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương , gắp, thám châm ...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Khay lấy dấu, coping, analog, ...

2.2. Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

+ Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

+ Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.

+ Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (ở lần hẹn thứ 2).

- Áp dụng một trong hai cách dưới đây:

+ Lấy dấu khay hở

+ Lấy dấu khay kín.

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối diện.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm chụp sứ kim loại.

Thực hiện tại labo.

3.4. Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt chụp răng sứ trên Implant.

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

(Lượt đọc: 7163)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thủ tục hành chính Sở Y Tế
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Đại hội đảng
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
    • Bất động sản Việt Nam