Banner
Banner dưới menu

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (16)

(Cập nhật: 28/11/2017)

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (16)

XVI.240. CHÍCH ÁP-XE LỢI Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kĩ thuật mở, dẫn lưu mủ từ ổ áp xe khu trú ở lợi.

- Áp-xe lợi là tổn thương nhiễm trùng đã hình thành mủ có thể do viêm lợi, hoặc các nguyên nhân khác….

II. CHỈ ĐỊNH

Áp - xe lợi

II .CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khay khám gồm: gương, gắp, thám trâm.

- Bơm tiêm

- Dụng cụ chích áp-xe

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát trùng Betadine, nước muối sinh lý….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Vô cảm: Tùy từng trường hợp có thể thấm tê hoặc tiêm tê tại chỗ.

- Mở áp-xe và dẫn lưu mủ:

+ Xác định điểm mở dẫn lưu mủ.

+ Mở áp-xe: dùng dụng cụ thích hợp mở thông vào ổ áp-xe.

+ Ép nhẹ để dẫn lưu mủ.

+ Làm sạch với nước muối sinh lý hoặc dung dịch ôxy già 3 thể tích

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sau quá trình điều trị:

Nhiễm trùng lan rộng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.241. ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI Ở TRẺ EM (DO MẢNG BÁM)

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm lợi ở trẻ em có nhiều thể bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài này giới thiệu kỹ thuật điều trị viêm lợi ở trẻ em do mảng bám.

Điều trị viêm lợi trẻ em do mảng bám là kĩ thuật điều trị viêm lợi và loại bỏ các yếu tố kích thích của vi khuẩn ở mảng bám răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm lợi trẻ em do mảng bám.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khay khám gồm: gương, gắp, thám trâm.

- Bộ dụng cụ lấy cao răng.

- Bộ dụng cụ làm sạch mảng bám....

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Bông, gạc vô khuẩn.

- Thuốc tê.

- Dung dịch oxy già 3 thể tích….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

IV- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm: Tê thấm nếu cần.

- Lấy cao răng nếu có bằng dụng cụ thích hợp.

- Làm sạch mảng bám răng.

- Làm nhẵn mặt răng bằng dụng cụ thích hợp.

- Lau rửa vùng lợi viêm bằng dung dịch ôxy già 3 thể tích .

- Hướng dẫn người bệnh hoặc người giám hộ cách giữ vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám răng.

V- THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau điều trị:

Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.242. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY LỒI CẦU XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG CHỈ THÉP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương bằng phẫu thuật và sử dụng chỉ thép.

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy lồi cầu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Chỉ thép cho kết hợp lồi cầu

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng lồi cầu và khớp thái dương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng thiết kế các đường rạch da. Tùy trường hợp, có thể sử dụng một hoặc phối hợp các đường rạch sau:

+ Đường trước nắp tai.

+ Đường đứng dọc sau cành cao kéo dài đến sau góc hàm.

- Rạch da và bộc lộ ổ gãy của lồi cầu:

+ Rạch da theo đường vẽ thiết kế.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ ổ gãy.

- Kiểm soát làm sạch ổ gãy: Lấy bỏ những mảnh vỡ nhỏ lồi cầu.

- Cố định hai hàm, sử dụng một trong các biện pháp dưới đây:

+ Cung Tiguestedt.

+ Nút chỉ thép ivy.

+ Vít neo chặn.

- Kết hợp lồi cầu bằng chỉ thép

- Cầm máu.

- Đặt dẫn lưu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.243. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY LỒI CẦU XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG NẸP VÍT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương bằng phẫu thuật và sử dụng nẹp vít.

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy lồi cầu

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít cho kết hợp lồi cầu

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng lồi cầu và khớp thái dương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng thiết kế các đường rạch da. Tùy trường hợp, có thể sử dụng một hoặc phối hợp các đường rạch sau:

+ Đường trước nắp tai.

+ Đường đứng dọc sau cành cao kéo dài đến sau góc hàm.

- Rạch da và bộc lộ ổ gãy của lồi cầu:

+ Rạch da theo đường vẽ thiết kế.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ ổ gãy.

- Kiểm soát làm sạch ổ gãy: Lấy bỏ những mảnh vỡ nhỏ lồi cầu.

- Cố định hai hàm, sử dụng một trong các biện pháp dưới đây:

+ Cung Tiguestedt.

+ Nút chỉ thép ivy.

+ Vít neo chặn.

- Kết hợp lồi cầu bằng nepk vít

- Cầm máu.

- Đặt dẫn lưu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.244. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY LỒI CẦU XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG NẸP VÍT TỰ TIÊU

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương bằng phẫu thuật và sử dụng nẹp vít tự tiêu.

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy lồi cầu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít tự tiêu cho kết hợp lồi cầu

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng lồi cầu và khớp thái dương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng thiết kế các đường rạch da. Tùy trường hợp, có thể sử dụng một hoặc phối hợp các đường rạch sau:

+ Đường trước nắp tai.

+ Đường đứng dọc sau cành cao kéo dài đến sau góc hàm.

- Rạch da và bộc lộ ổ gãy của lồi cầu:

+ Rạch da theo đường vẽ thiết kế.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ ổ gãy.

- Kiểm soát làm sạch ổ gãy: Lấy bỏ những mảnh vỡ nhỏ lồi cầu.

- Cố định hai hàm, sử dụng một trong các biện pháp dưới đây:

+ Cung Tiguestedt.

+ Nút chỉ thép ivy.

+ Vít neo chặn.

- Kết hợp lồi cầu bằng nẹp vít tự tiêu

- Cầm máu.

- Đặt dẫn lưu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.245. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY LỒI CẦU XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG VẬT LIỆU THAY THẾ

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương bằng phẫu thuật và sử dụng vật liệu thay thế.

- Vật liệu thay thế là lồi cầu xương hàm dưới bằng hợp kim, gốm….

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy nát lồi cầu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Lồi cầu nhân tạo

- Vít.

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng lồi cầu và khớp thái dương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng thiết kế các đường rạch da. Tùy trường hợp, có thể sử dụng một hoặc phối hợp các đường rạch sau:

+ Đường trước nắp tai.

+ Đường đứng dọc sau cành cao kéo dài đến sau góc hàm.

- Rạch da và bộc lộ ổ gãy của lồi cầu:

+ Rạch da theo đường vẽ thiết kế.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ ổ gãy.

- Kiểm soát làm sạch ổ gãy.

+ Lấy bỏ những mảnh vỡ nhỏ lồi cầu.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tạo hình đầu xương gãy.

- Cố định hai hàm, sử dụng một trong các biện pháp dưới đây:

+ Cung Tiguestedt.

+ Nút chỉ thép ivy.

+ Vít neo chặn.

- Đặt và cố định lồi cầu nhân tạo:

+ Đặt lồi cầu nhân tạo vào ổ khớp

+ Cố định bằng vít, ít nhất phải cố định được hai vít.

- Cầm máu.

- Đặt dẫn lưu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.246. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY LỒI CẦU XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG GHÉP XƯƠNG SỤN TỰ THÂN

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương bằng ghép

xương sụn tự thân

- Xương ghép là sụn sườn của bệnh nhân

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy nát lồi cầu

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít cho kết hợp lồi cầu

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng lồi cầu và khớp thái dương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng thiết kế các đường rạch da. Tùy trường hợp, có thể sử dụng một hoặc phối hợp các đường rạch sau:

+ Đường trước nắp tai.

+ Đường đứng dọc sau cành cao kéo dài đến sau góc hàm.

- Rạch da và bộc lộ ổ gãy của lồi cầu:

+ Rạch da theo đường vẽ thiết kế.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ ổ gãy.

- Kiểm soát làm sạch ổ gãy.

+ Lấy bỏ những mảnh vỡ nhỏ lồi cầu.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tạo hình đầu xương gãy.

- Cố định hai hàm, sử dụng một trong các biện pháp dưới đây:

+ Cung Tiguestedt.

+ Nút chỉ thép ivy.

+ Vít neo chặn.

- Lấy xương ghép:

+ Xương ghép phù hợp nhất với lồi cầu là xương sườn

+ Lấy một phần xương và sụn sườn, phần sụn sườn khoảng 2 mm,

- Ghép xương.

+ Đặt phần xương ghép vào ổ gãy đã chuẩn bị

+ Tạo hình xương ghép sao cho phần sụn sườn nằm đúng ổ chảo khớp thái dương hàm

- Kiểm tra độ khít sát xương ghép

- Cố định xương gãy bằng nẹp vít

- Cầm máu

- Đặt dẫn lưu

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.247. PHẪU THUẬT GÃY LEFORT I BẰNG CHỈ THÉP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy xương hàm trên lefort I do chấn thương bằng phẫu thuật sử dụng chỉ thép

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương hảm trên lefort I

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm…

2.2. Thuốc và vật liệu

- Chỉ thép treo xương hàm trên.

- Kim, chỉ khâu các loại…

3. Người bệnh

Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng gãy xương hàm dưới.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên da

- Rạch da đuôi cung mày

- Kiểm soát ổ gãy:

+ Lấy bỏ các mảnh vụn xương gãy và dị vật.

+ Bơm rửa ổ gãy bằng nước muối sinh lý.

- Nắn chỉnh và cố định:

+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.

+ Treo xương hàm trên vào mấu ngoài ổ mắt

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.248. PHẪU THUẬT GÃY LEFORT I BẰNG NẸP VÍT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy xương hàm trên lefort I do chấn thương bằng phẫu thuật sử dụng chỉ thép

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương hảm trên lefort I

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm…

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít cho kết hợp xương hàm trên.

- Kim, chỉ khâu các loại…

3. Người bệnh

Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng gãy xương hàm trên.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên niêm mạc

- Rạch niêm mạc ngách tiền đình hàm trên cách ranh giới lợi niêm 5mm

- Bóc tách bộc lộ ổ gãy

- Kiểm soát ổ gãy:

+ Lấy bỏ các mảnh vụn xương gãy và dị vật.

+ Bơm rửa ổ gãy bằng nước muối sinh lý.

- Nắn chỉnh và cố định:

+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.

+kết hợp xương hàm trên bằng nẹp vít

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.249. PHẪU THUẬT GÃY LEFORT I BẰNG NẸP VÍT TỰ TIÊU

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy xương hàm trên lefort I do chấn thương bằng phẫu thuật sử dụng nẹp vít tự tiêu

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương hảm trên lefort I

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm…

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít tự tiêu cho kết hợp xương hàm trên.

- Kim, chỉ khâu các loại…

3. Người bệnh

Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng gãy xương hàm trên.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên niêm mạc

- Rạch niêm mạc ngách tiền đình hàm trên cách ranh giới lợi niêm 5mm

- Bóc tách bộc lộ ổ gãy

- Kiểm soát ổ gãy:

+ Lấy bỏ các mảnh vụn xương gãy và dị vật.

+ Bơm rửa ổ gãy bằng nước muối sinh lý.

- Nắn chỉnh và cố định:

+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.

+ Kết hợp xương hàm trên bằng nẹp vít tự tiêu

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.250. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY LEFORT II BẰNG CHỈ THÉP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy xương hàm trên lefort II do chấn thương bằng phẫu thuật sử dụng chỉ thép.

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương hảm trên lefort II

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm…

2.2. Thuốc và vật liệu

- Chỉ thép treo xương hàm trên.

- Kim, chỉ khâu các loại…

3. Người bệnh

Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng gãy xương hàm dưới.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên da.

- Rạch da theo đường vẽ thiết kế

- Rạch niêm mạc ngách tiền đình trên để treo Adam.

- Nắn chỉnh và cố định:

+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.

+ Treo xương hàm trên vào mấu ngoài ổ mắt

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.251. PHẪU THUẬT GÃY LEFORT II BẰNG NẸP VÍT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy xương hàm trên lefort II do chấn thương bằng phẫu thuật sử dụng nẹp vít

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương hảm trên lefort II

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm…

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít cho kết hợp xương hàm trên.

- Kim, chỉ khâu các loại…

3. Người bệnh

Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng gãy xương hàm dưới.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên niêm mạc

- Đường rạch ngách tiền đình hàm trên cách ranh giới lợi dính khoảng 3 mm

- Nắn chỉnh và cố định:

+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.

+ Kết hợp xương hàm trên bằng nẹp vít

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.252. PHẪU THUẬT GÃY LEFORT II BẰNG NẸP VÍT TỰ TIÊU

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy xương hàm trên lefort II do chấn thương bằng phẫu thuật sử dụng nẹp vít tự tiêu

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương hảm trên lefort II

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm…

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít tự tiêu cho kết hợp xương hàm trên.

- Kim, chỉ khâu các loại…

3. Người bệnh

Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng gãy xương hàm dưới.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên niêm mạc

- Đường rạch ngách tiền đình hàm trên cách ranh giới lợi dính khoảng 3 mm.

- Nắn chỉnh và cố định:

+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.

+ Kết hợp xương hàm trên bằng nẹp vít tự tiêu

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.253. PHẪU THUẬT GÃY LEFORT III BẰNG CHỈ THÉP.

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy xương hàm trên theo Lefort III do chấn thương bằng phẫu thuật sử dụng chỉ thép để kết hợp và treo xương hàm trên.

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương hàm trên theo Lefort III.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Chỉ thép cho treo xương hàm trên

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng gãy xương hàm trên.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên da. Tùy trường hợp có thể chọn đường rạch sau:

+ Đường đuôi cung mày

+ Đường trên cung tiếp

+ Đường coronal.

- Rạch da và bộc lộ ổ gãy.

+ Rạch da theo đường vẽ thiết kế.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ các ổ gãy.

- Kiểm soát ổ gãy:

+ Lấy bỏ các mảnh vụn xương gãy và dị vật.

+ Bơm rửa ổ gãy bằng nước muối sinh lý.

- Nắn chỉnh và cố định:

+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.

+ Kết hợp xương bằng chỉ thép và treo xương hàm trên vào mấu ngoài ổ mắt

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.254. PHẪU THUẬT GÃY LEFORT III BẰNG NẸP VÍT.

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy xương hàm trên theo Lefort III do chấn thương bằng phẫu thuật sử dụng nẹp vít cố định.

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương hàm trên theo Lefort III.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Bộ nẹp, vít.

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng gãy xương hàm trên.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên da. Tùy trường hợp có thể chọn đường rạch sau:

+ Đường đuôi cung mày

+ Đường trên cung tiếp

+ Đường coronal.

- Rạch da và bộc lộ ổ gãy.

+ Rạch da theo đường vẽ thiết kế.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ các ổ gãy.

- Kiểm soát ổ gãy:

+ Lấy bỏ các mảnh vụn xương gãy và dị vật.

+ Bơm rửa ổ gãy bằng nước muối sinh lý.

- Nắn chỉnh và cố định:

+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.

+ Kết hợp xương bằng nẹp vít.

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.255. PHẪU THUẬT GÃY LEFORT III BẰNG NẸP VÍT TỰ TIÊU.

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị gãy xương hàm trên theo Lefort III do chấn thương bằng phẫu thuật sử dụng nẹp vít tự tiêu cố định.

II. CHỈ ĐỊNH

Gãy xương hàm trên theo Lefort III.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Bộ nẹp, vít tự tiêu

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng gãy xương hàm trên.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên da. Tùy trường hợp có thể chọn đường rạch sau:

+ Đường đuôi cung mày

+ Đường trên cung tiếp

+ Đường coronal.

- Rạch da và bộc lộ ổ gãy.

+ Rạch da theo đường vẽ thiết kế.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ các ổ gãy.

- Kiểm soát ổ gãy:

+ Lấy bỏ các mảnh vụn xương gãy và dị vật.

+ Bơm rửa ổ gãy bằng nước muối sinh lý.

- Nắn chỉnh và cố định:

+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.

+ Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.

+ Kết hợp xương bằng nẹp vít tự tiêu.

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết

XVI.256. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CAN SAI XƯƠNG HÀM TRÊN

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị bằng phẫu thuật xương hàm trên (XHT) đã liền nhưng không đúng vị trí giải phẫu.

- Nguyên nhân do người bệnh chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đạt yêu cầu.

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp can sai XHT làm sai khớp cắn ảnh hưởng tới chức năng và thẩm mỹ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

- Bộ dụng cụ mở xương

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít cho xương hàm trên

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng lồi cầu và khớp thái dương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Thiết kế đường khoan cắt xương trên mẫu

+ Lấy dấu hai hàm

+ Đổ mẫu hai hàm bằng thạch cao cứng

+ Đánh giá mức độ sai khớp cắn và tương quan hai hàm trên mẫu

+ Xác định các đường cưa cắt mẫu

+ Tiến hành cưa cắt mẫu

+ Chắp các mẫu đã cắt mẫu ở vị trí khớp cắn đúng

+ Làm máng hướng dẫn phẫu thuật theo mẫu ở vị trí khớp cắn đúng

- Dùng bút chuyên dụng thiết kế các đường rạch niêm mạc ngách tiền đình hàm trên

- Rạch niêm mạc và bộc lộ ổ gãy

+ Rạch niêm mạc theo đường vẽ thiết kế.

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ ổ gãy.

- Phá can sai và nắn chỉnh theo thiết kế trên mẫu

- Dùng dụng cụ chuyên dụng cắt tách rời XHT theo đường thiết kế trên mẫu

- Dịch chuyển các phần xương hàm trên sao cho đưa được khớp cắn về vị trí khớp cắn đúng theo máng hướng dẫn

- Cố định hai hàm theo máng hướng dẫn

- Mài chỉnh các mặt xương cắt sao cho tiếp xúc tốt

- Đặt nẹp và cố định nẹp:

- Cầm máu.

- Đặt dẫn lưu nếu cần.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.257. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CAN SAI XƯƠNG HÀM DƯỚI

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị bằng phẫu thuật gãy xương hàm dưới (XHD) đã liền nhưng không đúng vị trí giải phẫu

- Nguyên nhân do người bệnh chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đạt yêu cầu

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp can sai XHD làm sai khớp cắn ảnh hưởng tới chức năng và thẩm mỹ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

- Bộ dụng cụ mở xương

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít cho xương hàm dưới

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng XHD.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.3 Các bước thực hiện

- Thiết kế đường khoan cắt xương trên mẫu

+ Lấy dấu hai hàm

+ Đổ mẫu hai hàm bằng thạch cao cứng

+ Đánh giá mức độ sai khớp cắn và tương quan hai hàm trên mẫu

+ Xác định các đường cưa cắt mẫu

+ Tiến hành cưa cắt mẫu

+ Chắp các mẫu đã cắt mẫu ở vị trí khớp cắn đúng

+ Làm máng hướng dẫn phẫu thuật theo mẫu ở vị trí khớp cắn đúng

- Dùng bút chuyên dụng thiết kế các đường rạch trên da hoặc niêm mạc ngách tiền đình hàm dưới

- Rạch niêm mạc và bộc lộ ổ gãy

+Đường rạch trong miệng: Rạch niêm mạc cách lợi dính 2mm.

+ Đường rạch ngoài da: Rạch da dưới hàm song song và cách bờ nền XHD 2 cm

+ Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc bộc lộ ổ gãy.

- Phá can sai và nắn chỉnh theo thiết kế trên mẫu

- Cố định hai hàm theo máng hướng dẫn

- Mài chỉnh các mặt xương cắt sao cho tiếp xúc tốt

- Đặt nẹp và cố định nẹp

- Cầm máu.

- Đặt dẫn lưu

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.258. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CAN SAI XƯƠNG GÕ MÁ

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị bằng phẫu thuật gãy xương gò má đã liền nhưng không đúng vị trí giải phẫu làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ

- Nguyên nhân do người bệnh chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đạt yêu cầu

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp can sai xương gò má làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chấn thương Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm….

- Bộ dụng cụ mở xương

2.2. Thuốc và vật liệu

- Nẹp vít cho xương hàm trên

- Kim, chỉ khâu các loại….

3. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng lồi cầu và khớp thái dương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3.5 Các bước thực hiện

- Dùng bút chuyên dụng thiết kế các đường rạch niêm mạc ngách tiền đình hàm trên

- Rạch niêm da, niêm mạc, có thể rạch các đường rạch sau:

+ Đuôi Cung mày để vào mấu ngoài ổ mắt

+ Đường mi trên vào mấu ngoài ổ mắt

+ Đường dưới mi dưới để kết hợp bờ dưới ổ mắt

+ Đường qua ngách tiền đình hàm trên để vào trụ gò má

+ Đường rạch coronal

- Phá can sai và nắn chỉnh xương

+ Dùng dụng cụ chuyên dụng tách rới các đầu xương đã liền

+ Dịch chuyển các phần xương gò má về đúng vị trí giải phẫu

- Đặt nẹp và cố định nẹp

- Cầm máu.

- Đặt dẫn lưu

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ.

XVI.259. PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH XƯƠNG HÀM TRÊN 1 BÊN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị các rối loạn khớp cắn và biến dạng xương hàm trên một bên bằng phẫu thuật mở xương

II. CHỈ ĐỊNH

- Biến dạng xương hàm trên 1 bên do chấn thương.

- Biến dạng xương hàm trên 1 bên do một số nguyên nhân khác.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật chỉnh hình Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ phẫu thuật mở xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Bộ nẹp, vít.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng biến dạng xương hàm trên

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm

-Gây mê nội khí quản.

- Gây tê tại chỗ.

3.3. Sửa soạn máng phẫu thuật.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Chuyển mẫu vào giá khớp.

- Thiết kế máng phẫu thuật trên mẫu.

- Làm máng phẫu thuật: Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.4 Đặt phương tiện cố định.

- Đặt các nút Ivy ở các vị trí thích hợp: trường hợp cố định bằng nút Ivy.

- Đặt các vít neo chặn ở các vị trí thích hợp: trường hợp cố định bằng vít neo chặn.

3.5 Phẫu thuật mở xương.

- Rạch niêm mạc màng xương vùng tiền đình miệng từ mặt xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên bên phẫu thuật qua đường giữa, cách ranh giới lợi - niêm 5mm.

- Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc niêm mạc màng xương, bộc lộ xương vùng phẫu thuật.

- Dùng cưa, khoan và các dụng cụ thích hợp cắt xương hàm trên theo đường Lefort I, và chẻ dọc toàn bộ phần dưới xương hàm trên theo hướng trước sau.

- Dùng các dụng cụ thích hợp để chỉnh sửa diện cắt.

3.6 Nắn chỉnh và cố định hàm.

- Đặt máng phẫu thuật vào 2 hàm

- Đưa cung răng hàm trên về vị trí khớp cắn đúng theo máng phẫu thuật.

- Cố định hai hàm theo máng.

- Kết hợp xương bằng nẹp vít.

- Cầm máu.

- Đặt dẫn lưu

- Khâu phục hồi phần mềm theo các lớp giải phẫu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

(Lượt đọc: 4375)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ