Banner
Banner dưới menu

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (15)

(Cập nhật: 28/11/2017)

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (15)

XVI.220. CẤY LẠI RĂNG BẬT KHỎI Ổ RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Cấy lại răng là kỹ thuật đặt lại răng đã bị bật khỏi ổ răng về vị trí ban đầu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng bật khỏi ổ răng do chấn thương.

- Răng đã ra khỏi ổ răng do nhổ nhầm răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất xương ổ răng quá nhiều.

- Răng bị bật khỏi ổ răng quá 6 giờ.

- Răng bật khỏi ổ răng có tổn thương vùng chân răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Xử trí răng đã bị bật khỏi ổ răng

- Rửa sạch răng bằng nước muối sinh lí.

- Kiểm tra và đánh giá tình trạng dây chằng quanh răng và xương răng.

- Đặt răng vào môi trường dinh dưỡng hoặc nước muối sinh lí.

3.2 Kiểm soát huyệt ổ răng

- Bơm rửa và làm sạch huyệt ổ răng

- Đánh giá và kiểm soát tình trạng huyệt ổ răng.

3.3 Cấy răng trở lại vị trí ban đầu

- Dùng dụng cụ thích hợp lấy răng bị bật nhổ ra khỏi dung dịch nuôi dưỡng và đặt vào huyệt ổ răng theo giải phẫu ban đầu.

- Kiểm tra khớp cắn, đảm bảo răng không chạm mặt phẳng cắn.

- Cố định răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Răng lung lay: Cố định lại.

- Sang chấn khớp cắn: Chỉnh sửa khớp cắn.

- Nhiễm trùng: Điều trị kháng sinh.

XVI.221. ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH THÂN RĂNG CẤP

I. ĐẠI CƯƠNG

Các trường hợp răng khôn có thân răng không được bộc lộ và bị bao phủ bởi vạt quanh thân răng, là nguyên nhân gây ra các đợt viêm cấp.

Điều trị viêm quanh thân răng cấp nhằm làm giảm mức độ viêm cấp của tổ chức quanh răng bằng biện pháp dẫn lưu mủ kết hợp với điều trị kháng sinh, chống viêm toàn thân.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm quanh thân răng cấp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

- Thuốc tê.

- Dung dịch bơm rửa.

- Bông gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Bơm rửa bằng nước ấm để loại bỏ cặn, mảnh vụn thức ăn và dịch rỉ viêm.

- Dùng cây lấy cao răng nâng nhẹ vạt tách ra khỏi răng, dùng gạc sát khuẩn lau bên trong túi nếp niêm mạc lấy đi cặn bên dưới túi nếp niêm mạc.

- Bơm rửa lại túi nếp niêm mạc bằng nước ấm.

- Trường hợp trong túi nếp niêm mạc có mủ, rạch phần nếp niêm mạc trùm theo chiều trước sau để dẫn lưu.

- Dùng kháng sinh toàn thân.

- Sau khi các triệu chứng cấp đã thuyên giảm, tùy từng trường hợp có thể nhổ răng hoặc cắt nếp niêm mạc trùm.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu.

XVI.222. TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG GLASS IONOMER CEMENT QUANG TRÙNG HỢP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm bằng GIC.

- GIC (Glass Ionomer cement) là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men, đồng thời có khả năng phóng thích Fluor vì vậy có tác dụng dự phòng sâu răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với GIC.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu trám bít hố rãnh GIC….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Đặt dung dịch Coditioner vào hố rãnh trong 10 giây.

+ Rửa sạch và làm khô.

- Đặt vật liệu trám bít GIC vào hố rãnh:

+ Đặt GIC vào một phía của hố rãnh, miết nhẹ với lực vừa đủ để GIC tràn đầy hố rãnh.

+ Tạo hình bề mặt theo hình thể giải phẫu răng.

- Chiếu đèn 20 giây.

- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

- Phủ dầu cách ly lên bề mặt trám bít.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

XVI.223. TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG COMPOSITE HÓA TRÙNG HỢP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm.

- Composite là vật liệu được sử dụng trong nha khoa phục hồi, có ưu điểm bám dính tốt vào men răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với Composite.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn Composite….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Composite và vật liệu kèm theo….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Etching men răng bằng axit phosphoric 37% từ 10 đến 20 giây

+ Rửa sạch.

- Cách ly và làm khô.

3.2. Trám bít hố rãnh

- Đặt vật liệu trám bít Composite vào hố rãnh:

+ Đặt Composite vào một đầu của hố rãnh với 1 lực vừa đủ để Composite tràn đầy hố rãnh.

+ Chỉnh sửa bề mặt trám bít.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

XVI.224. TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG COMPOSITE QUANG TRÙNG HỢP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm.

- Composite là vật liệu được sử dụng trong nha khoa phục hồi, có ưu điểm bám dính tốt vào men răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với Composite.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn Composite….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Composite và vật liệu kèm theo….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Etching men răng bằng axit phosphoric 37% từ 10 đến 20 giây

+ Rửa sạch.

- Cách ly và làm khô.

3.2. Trám bít hố rãnh

- Đặt vật liệu trám bít Composite vào hố rãnh:

+ Đặt Composite vào một đầu của hố rãnh với 1 lực vừa đủ để Composite tràn đầy hố rãnh.

+ Chỉnh sửa bề mặt trám bít.

+ Chiếu đèn quang trùng hợp trong 20-30 giây.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

XVI.225. TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG NHỰA SEALANT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm.

- Nhựa Sealant thường được sử dụng là vật liệu hóa trùng hợp....

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Dị ứng với nhựa trám bít.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn ….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu trám bít hố rãnh hóa trùng hợp….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Etching men răng bằng axit phosphoric 37% từ 10 đến 20 giây

+ Rửa sạch.

- Cách ly và làm khô.

3.2. Trám bít hố rãnh

- Đặt vật liệu trám bít Sealant vào hố rãnh:

+ Đặt Sealant vào một đầu của hố rãnh với 1 lực vừa đủ để Sealant tràn đầy hố rãnh.

+ Chỉnh sửa bề mặt trám bít.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

XVI.226. TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG GLASS IONOMER CEMENT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm.

- GIC (Glass Ionomer cement) là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men, đồng thời có khả năng phóng thích Fluor vì vậy có tác dụng dự phòng sâu răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với GIC.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu trám bít hố rãnh GIC….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Đặt dung dịch Coditioner vào hố rãnh trong 10 giây.

+ Rửa sạch và làm khô.

- Đặt vật liệu trám bít GIC vào hố rãnh:

+ Đặt GIC vào một phía của hố rãnh, miết nhẹ với lực vừa đủ để GIC tràn đầy hố rãnh.

+ Tạo hình bề mặt theo hình thể giải phẫu răng.

+ Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

+ Phủ dầu cách ly lên bề mặt trám bít.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

XVI.227. HÀN RĂNG KHÔNG SANG CHẤN VỚI GLASS IONOMER CEMENT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị phục hồi tổn thương mô cứng thân răng bằng GIC với dụng cụ cầm tay.

- GIC (Glass Ionomer cement) là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men ngà, vì vậy có khả năng tiết kiệm tối đa mô cứng của răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng sâu ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có chỉ định nhổ.

- Người bệnh dị ứng với GIC.

- Tổn thương sâu sát tủy.

- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt .

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế hoặc bàn cho người bệnh nằm.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ dụng cụ hàn GIC.

- Bộ cây nạo ngà.

- Bộ cây vạt men….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- GIC và vật liệu kèm theo.

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Làm sạch bề mặt răng.

+ Dùng cây vạt men thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ xoang sâu

+ Dùng cây nạo ngà thích hợp lấy mô ngà bệnh lý và hoại tử

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý

+ Làm khô xoang hàn.

+ Đặt dung dịch conditioner vào xoang hàn trong 10 giây

+ Rửa sạch và làm khô xoang hàn.

- Hàn phục hồi

+ Dùng dụng cụ đưa GIC lấp đầy xoang hàn.

+ Phủ dầu cách ly, đàn nhẹ và sửa bề mặt khối phục hồi trước khi vật liệu đông cứng.

- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

- Phủ dầu cách ly lên bề mặt khối phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1.Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy theo quy trình chụp tủy.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy : Điều trị tủy.

XVI.228. PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG VỚI THUỐC BÔI BỀ MẶT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị dự phòng sâu răng bằng Fluor độ tập trung cao sử dụng tại chỗ do thầy thuốc thực hiện.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu răng sớm.

- Người bệnh có nguy cơ sâu răng cao.

- Sâu răng lan nhanh.

- Nhạy cảm ngà.

- Trẻ em ở khu vực thiếu Fluor cung cấp theo đường toàn thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có tình trạng nhiễm fluor răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ dụng cụ làm sạch mặt răng.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Tăm bông.

- Vécni Fluor có nồng độ Fluor cao.

3. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ .

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Làm sạch bề mặt răng:

- Lấy cao răng bằng dụng cụ thích hợp (nếu có).

- Làm sạch răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng

- Làm khô răng.

3.2. Đặt Fluor

- Cách ly và cô lập răng.

- Dùng tăm bông có Vécni Fluor phủ một lớp mỏng Fluor lên bề mặt răng.

- Hướng dẫn người bệnh không ăn nhai, không đánh răng trong thời gian 2 giờ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến.

XVI.229. PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG VỚI MÁNG GEL FLUOR

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị dự phòng sâu răng bằng fluor có độ tập trung cao do thầy thuốc thực hiện.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu răng sớm.

- Người bệnh có nguy cơ sâu răng cao.

- Sâu răng lan nhanh.

- Nhạy cảm ngà.

- Trẻ em ở khu vực thiếu Fluor cung cấp theo đường toàn thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có tình trạng nhiễm fluor.

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

- Người bệnh có rối loạn tâm thần.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ máng đặt gel fluor làm sẵn.

- Bộ dụng cụ làm sạch mặt răng.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Gel Fluor có độ tập trung cao….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ .

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Làm sạch bề mặt răng:

- Lấy cao răng bằng dụng cụ thích hợp (nếu có).

- Làm sạch răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

3.2. Đặt Fluor lên răng:

- Thử và chọn máng phù hợp với cung răng.

- Đặt Gel Fluor có độ tập trung cao vào máng đã chọn với mức độ phù hợp.

- Làm khô mặt răng.

- Đặt máng có Gel Fluor lên các cung răng và ép nhẹ để thuốc dàn đều trên mặt răng.

- Lấy bỏ Gel Fluor thừa.

- Giữ máng trong thời gian khoảng 5 phút.

- Lấy máng ra khỏi hàm răng.

- Để Gel Fluor đọng lại trên bề mặt răng và hướng dẫn người bệnh không nuốt nước bọt, không súc miệng trong khoảng thời gian 30 phút.

- Lấy hết Gel Fluor trên bề mặt răng.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo

Lặp lại các bước điều trị trên trong thời gian 5-7 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 lần.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Ngộ độc Fluor: Ngừng điều trị gel fluor và điều trị ngộ độc.

XVI.230. ĐIỀU TRỊ RĂNG SỮA VIÊM TỦY CÓ HỒI PHỤC.

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị bảo tồn tủy răng trong các trường hợp viêm tủy nhẹ có khả năng hồi phục bằng cách loại bỏ các yếu tố bệnh nguyên gây kích thích tủy. II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy nhẹ do sâu có khả năng hồi phục.

- Răng viêm tủy nhẹ do chấn thương có khả năng hồi phục

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy có hở tủy do sâu răng.

- Răng có mô tủy canxi hóa

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng Hàm Mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn

- Vật liệu chụp tủy : Canxi hydroxit, hoặc vật liệu chụp tủy khác….

- Vật liệu hàn phục hồi….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng tổn thương răng.

V. CÁC BƯỚC KỸ THUẬT

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn

+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ các thành bên và đáy lỗ sâu.

+ Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ mô ngà bệnh lý và hoại tử.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô.

- Đặt vật liệu chụp tủy:

+ Đặt canxi hydroxit hoặc vật liệu chụp tủy khác phủ kín đáy xoang hàn.

+ Dùng viên bông nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt hydroxit canxi

- Hàn phục hồi xoang hàn:

+ Hàn phục hồi bằng GIC hoặc vật liệu phục hồi khác.

+ Tạo hình khối phục hồi theo bề mặt giải phẫu răng.

+ Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Điều trị tủy.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy : Điều trị tủy.

XVI.231. LẤY TỦY BUỒNG RĂNG SỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật lấy bỏ phần tủy răng bị nhiễm trùng hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng ở buồng tủy và bảo tồn phần tủy ở chân răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Hở tủy do sâu răng mà không có các dấu hiệu viêm tủy.

- Hở tủy do thầy thuốc gây ra trong quá trình sửa soạn xoang hàn điều trị sâu ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có biểu hiện viêm tủy không hồi phục, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống.

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1.Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ lấy tủy buồng….

2.2.Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu hàn phục hồi.…

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định hình thái tủy răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.

3.3 Cách ly răng

Sử dụng đam cao su (Rubber dam) cách ly và cô lập răng điều trị.

3.4. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở tủy.

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở rộng hết trần buồng tủy.

3.5. Lấy tủy buồng

- Dùng cây nạo ngà sắc cắt lấy bỏ toàn bộ phần tủy buồng.

- Rửa khoang buồng tủy bằng nước muối sinh lý.

- Cầm máu.

3.6. Bảo vệ tủy chân

- Đặt bông tẩm Formocresol vào khoang buồng tủy, sát miệng ống tủy trong khoảng thời gian 5 phút.

- Hàn phủ sàn buồng tủy, che kín mặt cắt tủy chân răng bằng vật liệu MTA hoặc vật liệu thích hợp.

3.7. Phục hồi thân răng

Hàn kín khoang buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp..

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương tủy chân: Điều trị tủy toàn bộ

2. Sau điều trị

- Viêm tủy không hồi phục: Điều trị tủy toàn bộ.

- Tủy hoại tủy: Điều trị tủy toàn bộ.

- Viêm quanh cuống răng: Điều trị viêm quanh cuống răng.

XVI.232. ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG SỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị nội nha răng sữa để bảo tồn răng trong các trường hợp có bệnh lý tủy răng, giữ răng đến tuổi thay.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa viêm tủy.

- Răng sữa có tủy hoại tử

- Răng sữa viêm quanh cuống

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có chỉ định nhổ

- Răng sữa viêm tủy có hồi phục.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị tủy

- Bộ cách ly cô lập răng….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị tủy răng sữa….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá lại tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Vô cảm.

- Sát khuẩn.

- Nếu tủy răng còn sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ.

- Gây mê nếu cần.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đam cao su (Rubber dam) để cách ly, cô lập răng.

3.3. Mở tủy:

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng trần buồng tủy

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy tủy buồng và tủy chân bằng trâm gai

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy bằng dụng cụ thích hợp

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy

+ Sử dụng file thích hợp để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Làm sạch hệ thống ống tủy bằng bơm rửa với dung dịch nước muối sinh lý hoặc oxy già 3 thể tích…

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Làm khô hệ thống ống tủy với bông và côn giấy.

- Đưa paste vào các ống tủy cho đến hết chiều dài ống tủy bằng lentulo.

- Dùng bông lau khô phần paste thừa trên miệng ống tủy.

3.6. Hàn phục hồi

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn buồng tủy: Hàn phục hồi sàn tủy bằng MTA hoặc canxi hydroxit hoặc GIC…

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín thành ống tủy bằng MTA hoặc canxi hydroxit …

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: Lấy dụng cụ gãy và điều trị tiếp…

2. Sau điều trị

Viêm quanh cuống răng: Điều trị viêm quanh cuống.

XVI.233. ĐIỀU TRỊ ĐÓNG CUỐNG RĂNG BẰNG CANXI HYDROXIT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị đóng kín cuống răng bằng Canxi hydroxit ở các răng chưa hoàn thiện có bệnh lý tủy răng, tạo điều kiện cho điều trị nội nha thành công.

- Các răng chưa đóng cuống là các răng vĩnh viễn mới mọc, còn đang trong thời kỳ hình thành và hoàn thiện chân răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy ở thời kỳ chưa đóng cuống.

- Răng có tủy hoại tử ở thời kỳ chưa đóng cuống

- Răng viêm quanh cuống ở thời kỳ chưa đóng cuống

- Tổn thương tủy do chấn thương ở thời kỳ răng chưa đóng cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ điều trị tủy….

2.2 Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa.

- Canxi Hydroxit.

- Vật liệu hàn phục hồi….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng cuống răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá lại tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Các bước tiến hành

Lần 1:

3.1. Sát khuẩn

3.2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng.

3.3. Cách ly răng

Dùng đam cao su (rubber dam) cách ly, cô lập răng.

3.4. Mở tủy:

- Dùng mũi khoan thích hợp mở tủy.

- Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng trần buồng tủy.

3.5. Sửa soạn ống tủy

- Dùng trâm gai lấy tủy buồng và tủy chân.

- Tìm miệng các ống tủy và xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy

+ Sử dụng file thích hợp để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Làm sạch hệ thống ống tủy bằng bơm rửa với dung dịch nước muối sinh lý hoặc oxy già 3 thể tích…

3.6. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Làm khô hệ thống ống tủy với bông và côn giấy.

- Đưa canxi hydroxit vào các ống tủy cho đến hết chiều dài ống tủy bằng

lentulo.

- Lấy canxi hydroxit thừa trên miệng ống tủy.

- Hàn tạm

3.7. Kiểm tra vùng cuống trên Xquanguang.

3.8. Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng.

Lần 2: Khám lại sau 03 tháng

- Chụp phim Xquanguang, đánh giá tình trạng đóng cuống.

- Nếu cuống đã được đóng:

+ Lấy hết canxi hydroxit trong ống tủy.

+ Hàn kín ống tủy và phục hồi thân răng theo quy trình điều trị tủy răng đã đóng cuống.

- Nếu cuống răng chưa đóng:

Tùy từng trường hợp, có thể theo dõi thêm hoặc thực hiện lại quy trình đóng cuống.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn buồng tủy: Hàn phục hồi sàn tủy bằng MTA hoặc canxi hydroxit hoặc GIC…

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín thành ống tủy bằng MTA hoặc canxi hydroxit…

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: Lấy dụng cụ gãy và điều trị tiếp…

2. Sau điều trị

Viêm quanh cuống răng: Điều trị viêm quanh cuống.

XVI.234. ĐIỀU TRỊ ĐÓNG CUỐNG RĂNG BẰNG MTA

I. ĐỊNH NGHĨA

- Là kỹ thuật điều trị đóng kín cuống răng ở các răng chưa đóng cuống có bệnh lý tủy răng bằng MTA.

- MTA ( Mineral trioxide aggregate ) là một hợp chất có khả năng đông cứng trong môi trường ẩm, độ tương hợp sinh học cao, cản quang.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy ở thời kỳ chưa đóng cuống.

- Răng có tủy hoại tử ở thời kỳ chưa đóng cuống

- Răng viêm quanh cuống ở thời kỳ chưa đóng cuống

- Tổn thương tủy do chấn thương ở thời kỳ răng chưa đóng cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ điều trị tủy

- Bộ dụng cụ đưa chất hàn….

2.2 Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa.

- MTA.

- Vật liệu hàn phục hồi….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng cuống răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá lại tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Các bước tiến hành

3.1. Sát khuẩn

3.2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng nếu cần.

3.3. Cách ly răng

Dùng đam cao su ( rubber dam) cách ly, cô lập răng.

3.4. Mở tủy:

- Dùng mũi khoan thích hợp mở tủy.

- Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng trần buồng tủy.

3.5. Sửa soạn ống tủy

- Dùng trâm gai lấy tủy buồng và tủy chân.

- Tìm miệng các ống tủy và xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy

+ Sử dụng file thích hợp để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Làm sạch hệ thống ống tủy bằng bơm rửa với dung dịch nước muối sinh lý hoặc oxy già 3 thể tích…

3.6. Đặt vật liệu đóng cuống

- Làm khô hệ thống ống tủy với bông và côn giấy.

- Dùng dụng cụ thích hợp đưa MTA đến vùng chóp răng, tiếp tục lèn MTA cho đến khi đạt độ dày 3-4mm ở phía cuống răng.

- Đặt bông ẩm vào hệ thống ổng tủy bên trên.

- Hàn tạm.

3.7. Kiểm tra vùng cuống trên Xquanguang.

3.8. Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng.

- Hàn kín hệ thống ống tủy theo quy trình điều trị nội nha.

- Phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn buồng tủy: Hàn phục hồi sàn tủy bằng MTA

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín thành ống tủy bằng MTA

2. Sau điều trị

- Viêm quanh cuống răng: Điều trị viêm quanh cuống.

XVI.235. ĐIỀU TRỊ RĂNG SỮA SÂU NGÀ PHỤC HỒI BẰNG AMALGAM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị phục hồi tổn thương mô cứng thân răng sữa do sâu bằng Amalgam.

- Amalgam là vật liệu được sử dụng trong nha khoa phục hồi, có tính chịu lực cao.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng sữa sâu ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng sữa có bệnh lý viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống….

- Người bệnh dị ứng với một trong các thành phần của amalgam.

- Răng sâu ngà rộng, mất nhiều thành, khó lưu giữ khối phục hồi.

- Sâu răng sữa ở các răng trước.

IV. CHUẨN BỊ.

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng Hàm Mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn amalgam: cây đưa amalgam, cây điêu khắc, đai hàn, chêm gỗ, các mũi đánh bóng, dụng cụ đánh amalgam….

- Bộ dụng cụ trộn amalgam

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Amalgam.

- Vật liệu hàn lót….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn

+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ các thành bên và đáy lỗ sâu.

+ Dùng mũi khoan thích hợp hoặc nạo ngà lấy sạch mô ngà hoại tử.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo xoang hàn theo Black.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô.

- Hàn lót bảo vệ tủy:

+ Sửa soạn vật liệu hàn lót: Trộn xi măng GIC hoặc các vật liệu hàn lót khác.

+ Đưa vật liệu hàn lót đã chuẩn bị phủ lớp mỏng ở đáy xoang hàn để che phủ các ống ngà và bảo vệ tủy răng.

+ Sửa soạn đáy xoang hàn sau khi hàn lót.

- Hàn Amalgam:

+ Đặt từng lớp amalgam vào xoang hàn.

+ Lèn chặt amalgam từng lớp đến khi đầy xoang hàn.

+ Tạo hình khối phục hồi theo bề mặt giải phẫu răng.

+ Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

+ Đánh bóng sau 24h bằng mũi hoàn thiện.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1.Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

- Ê buốt răng: Hàn lại với chất hàn lót.

- Viêm tủy : Điều trị tủy.

XVI.236. ĐIỀU TRỊ RĂNG SỮA SÂU NGÀ PHỤC HỒI BẰNG GLASS IONOMER CEMENT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị phục hồi tổn thương mô cứng của răng sữa do sâu.

- Sâu ngà răng là tổn thương mất mô cứng của răng, chưa gây ra bệnh lý ở tủy.

- GIC (Glass Ionomer cement) là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men ngà, vì vậy có khả năng tiết kiệm tối đa mô cứng của răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng sữa sâu ngà

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với GIC

- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Glass Ionomer Cement….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ xoang sâu.

+ Dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà bệnh lý và hoại tử.

+ Sửa lại các thành của xoang hàn để dễ làm sạch và đặt vật liệu.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô xoang hàn.

+ Đặt dung dịch Coditioner vào xoang hàn trong 10 giây.

+ Rửa sạch và làm khô xoang hàn.

- Hàn phục hồi

+ Dùng dụng cụ đưa GIC lấp đầy xoang hàn.

+ Đàn nhẹ và sửa bề mặt khối phục hồi trước khi vật liệu đông cứng.

- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

- Phủ dầu cách ly lên bề mặt khối phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy: Điều trị tủy.

XVI.237. PHỤC HỒI THÂN RĂNG SỮA BẰNG CHỤP THÉP

I. ĐỊNH NGHĨA

Là kỹ thuật phục hồi thân răng hàm sữa bị tổn thương mất nhiều mô cứng, đảm bảo chức năng ăn nhai và giữ khoảng cho tới thời kỳ thay răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương mất nhiều mô cứng thân răng.

- Răng có nguy cơ vỡ thân răng sau điều trị nội nha.

- Răng có nguy cơ bong khối phục hồi sau điều trị hàn phục hồi thân răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện và dụng cụ

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khay khám gồm: gương, gắp, thám trâm.

- Bộ dụng cụ gắn chụp.

- Chụp thép làm sẵn.

- Bông, gạc vô khuẩn….

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Vật liệu gắn chụp.

- Thuốc tê….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Kiểm tra khớp cắn.

3.2. Sửa soạn thân răng gắn chụp.

- Mài sửa soạn mặt nhai theo hình thể giải phẫu.

- Mài sửa soạn các mặt bên.

3.3. Chọn và thử chụp: có 2 cách

- Thử trực tiếp trên răng.

- Thử trên mẫu hàm thạch cao của người bệnh.

- Sửa chụp: Dùng kìm thích hợp uốn bờ và thành chụp cho phù hợp với thân răng đã sửa soạn.

- Làm nhẵn và đánh bóng.

3.4. Gắn chụp:

- Sát khuẩn bề mặt thân răng.

- Sát khuẩn chụp.

- Làm khô bề mặt thân răng và chụp.

- Gắn chụp vào thân răng đã sửa soạn bằng vật liệu gắn chụp.

3.5. Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong điều trị

Sang thương lợi: Điều trị sang thương.

2. Sau điều trị

Viêm lợi: Điều trị viêm lợi và hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

XVI.238. NHỔ RĂNG SỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị nhổ bỏ răng sữa, tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng thời kỳ sinh lý và vị trí trên cung hàm.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa đến tuổi thay.

- Răng sữa gây cản trở sự mọc răng vĩnh viễn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: gương, gắp….

- Bộ dụng cụ nhổ răng sữa….

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Bông, gạc vô khuẩn….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng sữa và mầm răng vĩnh viễn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần nhổ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm: Tùy từng trường hợp có thể thấm tê hoặc tiêm tê tại chỗ.

- Nhổ răng:

+ Tách lợi.

+ Dùng kìm thích hợp lấy răng ra khỏi ổ răng.

+ Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Cắn gạc cầm máu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi làm thủ thuật

- Chảy máu: Cầm máu

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.239. NHỔ CHÂN RĂNG SỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật lấy bỏ chân răng sữa ra khỏi huyệt ổ răng, loại bỏ ổ nhiễm khuẩn trong khoang miệng và tạo khoảng cho răng vĩnh viễn mọc.

II. CHỈ ĐỊNH

- Còn chân răng sữa ở thời kỳ mọc răng vĩnh viễn tương ứng.

- Còn chân răng sữa khi đã mọc răng vĩnh viễn tương ứng.

- Chân răng sữa là nguyên nhân gây viêm nhiễm tại chỗ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ nhổ chân răng sữa….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Bông, gạc vô khuẩn….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và chân răng cần nhổ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm; Tùy trường hợp có thể thấm tê hoặc tiêm tê tại chỗ.

- Nhổ chân răng sữa:

+ Tách lợi.

+ Dùng kìm hoặc bẩy thích hợp lấy chân răng ra khỏi ổ răng.

+ Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Cắn gạc cầm máu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: Điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi làm thủ thuật

Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

(Lượt đọc: 11034)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ