Banner
Banner dưới menu

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (11)

(Cập nhật: 28/11/2017)

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (11)

XVI.140. THÊM RĂNG CHO HÀM GIẢ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật thêm răng vào hàm giả tháo lắp do người bệnh mất thêm răng sau khi đã có hàm giả.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất thêm răng ở người bệnh đã có hàm giả tháo lắp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất thêm nhiều răng.

- Mất hết các răng còn lại ở người bệnh có hàm giả tháo lắp từng phần.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.

- Dụng cụ lấy dấu

- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu

- Vật liệu đổ mẫu.

- Giấy thử cắn….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Lấy dấu:

- Lấy dấu hai hàm:

+ Lấy dấu hàm cần thêm răng: Đặt hàm giả trên miệng và lấy dấu.

+ Lấy dấu hàm đối.

- Đổ mẫu.

- So mầu và chọn mầu răng cần thêm.

- Thiết kế nền hàm trên mẫu thạch cao.

3.2. Thêm răng:

Thực hiện tại labo.

3.3. Lắp hàm

- Đặt hàm giả đã thêm răng vào vùng mất răng.

- Kiểm tra khớp cắn răng mới thêm.

- Kiểm tra nền hàm vùng mới mở rộng và chỉnh sửa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

XVI.141. THÊM MÓC CHO HÀM GIẢ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật thêm móc vào hàm tháo lắp do hàm giả gãy móc hoặc mất răng mang móc, cần phải đặt móc sang răng khác

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy móc.

- Mất răng đang mang móc.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng lung lay không đủ vững để mang móc.

- Mất hết răng mang móc.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.

- Dụng cụ lấy dấu

- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu

- Vật liệu đổ mẫu…

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Lấy dấu:

- Lấy dấu hai hàm:

+ Lấy dấu hàm cần thêm móc: Đặt hàm giả trên miệng và lấy dấu.

+ Lấy dấu hàm đối.

- Đổ mẫu.

3.2.Thêm móc:

Thực hiện tại labo.

3.3. Lắp hàm

- Đặt hàm giả đã thêm móc vào miệng người bệnh.

- Kiểm tra móc mới thêm.

- Chỉnh sửa nếu cần thiết.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng do đầu tay móc quá sắc.Điều chỉnh đầu tay móc và điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

XVI.142. ĐỆM HÀM NHỰA THƯỜNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật đệm lại hàm giả tháo lắp khi hàm bị lỏng do sống hàm tiêu

II. CHỈ ĐỊNH

- Hàm giả tháo lắp lỏng do tiêu sống hàm.

- Hàm giả tháo lắp lỏng do biên giới nền hàm không chính xác.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Sống hàm tiêu quá nhiều không còn khả năng lưu giữ hàm giả.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.

- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….

2.2 Vật liệu:

- Nhựa đệm hàm.

- Giấy thử cắn….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và sống hàm vùng mất răng.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1.Chuẩn bị hàm giả cần đệm

- Làm ráp bề mặt phần nền hàm giả tiếp xúc với niêm mạc.

- Làm thấp biên giới nền hàm khoảng 1mm.

- Mài bớt một nửa chiều dày phần nền hàm giả vùng tiếp xúc với niêm mạc môi má, sau đó làm ráp bề mặt.

3.2. Chuẩn bị nhựa đệm hàm

- Trộn nhựa tự cứng và nước nhựa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Khi nhựa trùng hợp ở giai đoạn 2, đặt nhựa lên nền hàm giả ở các phần đã sửa soạn.

3.3.Đặt hàm giả lên miệng người bệnh

- Đặt hàm giả có nhựa đệm vào miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh cắn ở vị trí cắn khít trung tâm.

- Làm các động tác môi má để hàm giả có biên giới nền hàm chính xác.

- Lấy bỏ phần nhựa thừa.

- Lấy hàm giả ra khỏi miệng người bệnh trước khi nhựa cứng sao cho nhựa được trùng hợp ở ngoài miệng.

3.4. Chỉnh sửa và hoàn thiện hàm giả đã đệm.

- Lắp hàm trên miệng.

- Kiểm tra về khớp cắn, độ bám dính, và chỉnh sửa các điểm gây đau.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Bỏng niêm mạc miệng do nhựa trùng hợp trong miệng: Điều trị bỏng niêm mạc.

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

XVI.143. SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU MÚT MÔI

I. ĐẠI CƯƠNG

Mút môi dưới là thói quen bất lợi cho hàm răng, là nguyên nhân gây ra sai khớp cắn như răng cửa trên bị đẩy ra phía ngoài, răng cửa dưới ngả trong, làm tăng độ cắn chùm, cắn chìa, tăng trưởng lực của cơ cằm

- Việc điều trị phải loại bỏ được thói quen xấu và điều chỉnh sai khớp cắn

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có thói quen xấu mút môi gây sai khớp cắn hoặc có nguy cơ gây sai khớp cắn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Người bệnh không hợp tác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ khám

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng: cây ấn band, kìm tháo band,thìa lấy dấu...

- Vật liệu:

+ Vật liệu lấy dấu,

+ Band răng hàm 2 ống có kích thước phù hợp,

+ Khí cụ chặn môi có kích thước phù hợp...

3. Người bệnh

Người bệnh và người nhà Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định

- XQUANG: phim cephalometrics, panorama

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất

+ Lấy dấu, đổ mẫu 2 hàm

+ Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

3.2. Lần hẹn thứ hai: thường sau 1 tuần

+ Chọn band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới phù hợp với kích thước răng trên mẫu hàm thạch cao.

+ Chọn kích thước của dụng cụ chặn môi phù hợp sao cho khí cụ ở phía trước và phía dưới răng cửa dưới là 2mm

+ Thử các band trên miệng người bệnh, đảm bảo band sát khít với răng.

+ Gắn band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

+ Lắp khí cụ chặn môi vào ống band phụ sao cho khí cụ ở phía trước cung răng khoảng 2mm và phía dưới rìa cắn răng cửa dưới khoảng 2mm

+ Cố định khí cụ chặn môi bằng các chun nối giữa band và móc của khí cụ chặn môi.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo: tái khám 1 tháng/1 lần

- Đánh giá tình trạng khí cụ

- Hỏi đánh giá tình trạng thói quen mút môi

- Điều chỉnh khí cụ nếu cần

- Hướng dẫn cách chăm sóc khí cụ bổ xung cho người bệnh và người nhà nếu

cần

3.4. Lần điều trị cuối cùng: thường sau 1-2 năm điều trị

- Đánh giá tình trạng cung răng

- Hỏi xác định trẻ đã ngừng thói quen mút môi

- Tháo khí cụ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng do gãy band hoặc gãy khí cụ: điều trị sang thương và thay band khác

- Viêm quanh răng các răng mang band do lún hoặc gãy band: điều trị viêm quanh răng và thay band

XVI.144. SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU ĐẨY LƯỠI

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đẩy lưỡi là thói quen bất lợi cho hàm răng, là nguyên nhân sai khớp cắn như khớp cắn hở , tăng độ cắn chìa, cản trở mọc răng...

- Việc điều trị phải loại bỏ được thói quen xấu và điều chỉnh sai khớp cắn.

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp có thói quen xấu đẩy lưỡi gây sai khớp cắn hoặc có nguy cơ gây sai khớp cắn.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh không hợp tác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

- Kỹ thuật viên nha khoa.

2. Phương tiện

- Ghế máy răng.

- Bộ khay khám

- Thìa lấy dấu và vật liệu lấy dấu

- Bộ dụng cụ và vật liệu nắn chỉnh răng: cây ấn band, kìm tháo band, band răng hàm lớn hàm trên…

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim sọ nghiêng cephalometry, phim Panorama.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

+ Lấy dấu, đổ mẫu 2 hàm

+ Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên

3.2. Lần hẹn thứ hai:

+ Chọn band răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên phù hợp với kích thước răng trên mẫu hàm thạch cao.

+ Thử các band trên miệng người bệnh, đảm bảo band sát khít với răng.

+ Đặt band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

+ Lấy dấu hàm trên bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

+ Gỡ band và đặt band vào phần lấy dấu hàm trên.

+ Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

+ Gỡ mẫu, vẽ thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn trên phiếu để chuyển đến Labo làm khí cụ.

+ Làm khí cụ tại Labo.

3.3. Lần hẹn thứ 3:

+ Kiểm tra khí cụ trước khi lắp trên người bệnh: kiểm tra các mối hàn

+ Lắp khí cụ trên người bệnh:

● Thử độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.

● Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

● Dùng vật liệu Cement gắn khí cụ.

3.4. Các lần hẹn tiếp theo: tái khám 1 tháng /1 lần

- Đánh giá tình trạng khí cụ

- Hỏi đánh giá tình trạng thói quen đẩy lưỡi

- Điều chỉnh khí cụ nếu cần

- Hướng dẫn cách chăm sóc khí cụ bổ xung cho người bệnh và người nhà nếu cần

3.5. Lần hẹn cuối cùng: thường sau 1-2 năm điều trị

- Đánh giá tình trạng cung răng

- Hỏi xác định trẻ đã ngừng thói quen mút môi

- Tháo khí cụ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng do gãy band hoặc gãy khí cụ: điều trị sang thương và thay band khác hoặc sửa khí cụ bị gãy

- Viêm quanh răng các răng mang band do lún hoặc gãy band: điều trị viêm quanh răng và thay band

XVI.145. SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU MÚT NGÓN TAY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Mút ngón tay là thói quen bất lợi cho hàm răng, là nguyên nhân gây ra khớp cắn hở vùng răng cửa, hẹp hàm trên, khớp cắn chéo phía sau, tăng độ cắn chìa ...

-Việc điều trị phải loại bỏ được thói quen xấu và điều chỉnh sai khớp cắn

II. CHỈ ĐỊNH

-Các trường hợp sai khớp cắn do thói quen xấu mút ngón tay

- Thói quen xấu mút ngón tay có nguy cơ gây rối loạn khớp cắn

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh không hợp tác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng

- Band răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên.

- Bộ dụng cụ và vật liệu Nắn chỉnh răng: Cây ấn band, kìm tháo band...

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim sọ nghiêng cephalometry, phim Panorama.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

+ Lấy dấu 2 hàm,

+ Đổ mẫu thạch cao

+ Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên.

3.2. Lần hẹn thứ hai:

+ Chọn band các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên ở trên mẫu hàm thạch cao.

+ Thử các band trên miệng người bệnh

+ Đặt band vào các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên.

+ Lấy dấu hàm trên bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

+ Gỡ và đặt các band và vào các vị trí tương ứng trên dấu hàm.

+ Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

+ Gỡ mẫu, vẽ thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn và chỉ định làm khí cụ

+ Chuyển đến Labo làm khí cụ.

3.3. Lần hẹn thứ 3:

- Lắp khí cụ trên người bệnh:

+ Thử khí cụ trên miệng người bệnh.

+ Gắn khí cụ trên miệng

- Hướng dẫn người bệnh:

+ Vệ sinh răng miệng

+ Cách thức bảo quản khí cụ trong miệng.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

- Kiểm tra việc ngừng thói quen xấu

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh răng miệng và tình trạng khí cụ để có hướng dẫn phù hợp

3.5. Lần hẹn cuối cùng:

- Tháo khí cụ

- Duy trì điều trị nắn chỉnh răng

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Viêm loét niêm mạc miệng :điều trị viêm loét và hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng. Nếu cần, có thể tháo phức hợp ốc nong nhanh.

- Viêm quanh răng các răng mang band do lún band: điều trị viêm và gắn lại band

- Sang thương niêm mạc miệng do gãy phức hợp ốc nong: điều trị sang thương và làm lại phức hợp.

XVI.146. LẤY LẠI KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị tạo lại khoảng để đưa các răng lệch lạc về đúng vị trí giải phẫu trên cung hàm.

II. CHỈ ĐỊNH

Thiếu khoảng cho các răng mọc đúng vị trí giải phẫu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm quanh răng giai đoạn tiến triển.

- Có tình trạng nhiễm khuẩn cấp trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng….

2.2 Vật liệu

- Bộ mắc cài.

- Dây cung.

- Lò xo tạo khoảng...

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng thiếu khoảng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1 Chuẩn bị cho gắn khí cụ cố định.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ các răng có chỉ định đặt band.

3.2 Đặt gắn các khí cụ cố định.

- Tháo chun tách kẽ.

- Thử và chọn band.

- Gắn band.

- Gắn mắc cài.

3.3 Sắp thẳng răng chuẩn bị cho tạo khoảng.

- Đi các dây cung đàn hồi với các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn.

3.4 Đặt khí cụ tạo khoảng

- Đi dây cung SS 0.016-0.022 hoặc 0.017-0.025

- Đặt lò xo đẩy tại vị trí cần tạo khoảng.

3.5 Các lần điều trị tiếp theo

- Kiểm tra tình trạng các răng cạnh vùng tạo khoảng.

- Đánh giá tình trạng di chuyển răng và khoảng được tạo.

- Duy trì lực đẩy bằng cách điều chỉnh lò xo đẩy cho phù hợp.

3.6. Kết thúc quy trình lấy khoảng.

Khi khoảng đã đủ rộng để đưa các răng lệch lạc về đúng vị trí giải phẫu thì kết thúc giai đoạn tạo khoảng và chuyển sang quy trình điều trị tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

- Lung lay quá mức các răng cạnh vùng tạo khoảng: Điều chỉnh lực đẩy.

XVI.147. NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH ỐC NONG NHANH

I. ĐẠI CƯƠNG

- Nong rộng hàm bằng khí cụ ốc nong nhanh là kỹ thuật sử dụng ốc nong nhanh nong rộng hàm trên trong một khoảng thời gian ngắn hỗ trợ cho điều trị chỉnh nha.

- Khí cụ ốc nong nhanh được gắn trên miệng người bệnh thông qua 2 band răng hàm lớn thứ nhất và 2 band răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên có máng nâng khớp hoặc không. Có thể gắn band răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm sữa trên những người bệnh ở giai đoạn sớm của răng hỗn hợp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Kém phát triển xương hàm trên

- Cắn chéo vùng răng sau 1 hoặc 2 bên do xương

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh không hợp tác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng…

2.2 Vật liệu

- Ốc nong nhanh

- Band.

- Xi măng gắn….

3. Người bệnh

được giải thích trước khi điều trị và trước khi thực hiện kỹ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định .

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

- Lần hẹn thứ nhất:

+ Lấy dấu 2 hàm

+ Đổ mẫu thạch cao cứng 2 hàm

+ Đặt chun tách kẽ các răng hàm

+ Chọn band và ốc nong nhanh

- Lần hẹn thứ 2

+ Thử band trên mẫu hàm thạch cao của người bệnh

+ Thử band trên miệng người bệnh không gắn cement

+ Lấy dấu có band

+ Đặt chun tách kẽ các răng hàm

- Lần hẹn thứ 3:

+ Đánh sạch răng người bệnh

+ Gắn ốc nong nhanh lên miệng người bệnh

+ Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh răng miệng

+ Hướng dẫn người bệnh cách tăng ốc từng ngày hoặc từng tuần theo nhu cầu điều trị cho đến khi đạt kết quả.

- Khe thưa giữa 2 răng cửa giữa hàm trên sẽ xuất hiện cùng với việc xương hàm trên được tách ra.

- Sau khi nong đủ, khí cụ ốc nong nhanh phải được giữ trong miệng ít nhất 3 tháng trước khi tháo bỏ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Trong quá trình gắn khí cụ ốc nong nhanh:

Đau: chỉnh lại hoặc làm lại hàm ốc nong nhanh

- Trong quá trình điều trị

+ Viêm, loét miệng do kém vệ sinh: làm vệ sinh va hướng dẫn người bệnh tự làm vệ sinh, có thể tháo bỏ hàm ốc nong nhanh nếu viêm loét mức độ nặng nhất là hàm có thêm máng nâng khớp.

+ Lún band gây tổn thương túi nha chu và loét tại chỗ do bong chất gắn: làm sạch và gắn lại hàm ốc nong nhanh

XVI.148. NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX

I. ĐẠI CƯƠNG

- Nong rộng hàm là một kỹ thuật trong nắn chỉnh để làm rộng hàm và cung răng.

- Quad Helix là khí cụ được sử dụng để nong rộng hàm trên. Khí cụ này tác

động vào hàm qua 2 band tựa vào răng hàm lớn thứ nhất và cánh tay lực tựa vào các răng hàm nhỏ. Mỗi lần hẹn điều trị, khí cụ được tháo rời khỏi 2 band để điều chỉnh lực và vị trí tác động.

II. CHỈ ĐỊNH

- Hẹp hàm trên 1 bên hoặc 2 bên

- Hẹp hàm trên do khe hở vòm miệng

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh không hợp tác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện:

- Bộ Quad Helix, 2 band cho răng hàm lớn hàm trên

- Các dụng cụ chuyên dụng.

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Làm sạch răng

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

- Lần hẹn thứ nhất:

+ Lấy dấu 2 hàm

+ Đổ mẫu thạch cao cứng 2 hàm

+ Đặt chun tách kẽ các răng hàm

+ Chọn band và Quad Helix phù hợp.

- Lần hẹn thứ hai:

+ Gắn band vào các răng hàm lớn thứ nhất

+ Chỉnh Quad Helix sao cho có lực tác động phù hợp

+ Gài Quad Helix vào 2 band

+ Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh răng miệng

- Các lần điều trị tiếp theo.

+ Đánh giá tình trạng hàm răng và khí cụ.

+ Tháo Quad Helix ra khỏi band

+ Điều chỉnh Quad Helix để có lực tác động phù hợp

+ Đặt Quad Helix trở lại vào các band

- Lần điều trị duy trì

Đánh giá tình trạng hàm răng. Nếu cung răng đã đủ rộng như mong muốn thì cố định hàm bằng cách không tác động lực vào Quad Helix và lưu khí cụ từ 3 – 6 tháng.

- Lần hẹn cuối cùng

+ Dùng các dụng cụ chuyên dụng tháo Quad Helix và các band ra khỏi hàm răng.

+ Làm sạch răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị:

+ Gãy khí cụ gây sang thương niêm mạc miệng: tháo khí cụ và thay thế khí cụ

khác.

+ Viêm lợi các răng hàm lớn thứ nhất do gãy hoặc lún band : tháo band và

thay band khác.

XVI.149. NẮN CHỈNH MẤT CÂN XỨNG HÀM CHIỀU TRƯỚC SAU BẰNG KHÍ CỤ CHỨC NĂNG CỐ ĐỊNH FORSUS

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị người bệnh sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới có sử dụng khí cụ Forsus nhằm tạo lập khớp cắn loại I bằng cách đưa xương hàm dưới ra trước.

- Khí cụ forsus có cấu tạo gồm nhiều phần, bao gồm thanh đẩy lò xo có một đầu tựa vào band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và đầu kia tỳ vào các răng trước hàm dưới để đưa hàm dưới ra trước.

II. CHỈ ĐỊNH

Điều trị sai khớp cắn loại II xương do hàm dưới lùi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh hết thời kỳ tăng trưởng.

- Nhiễm trùng cấp tính vùng miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: kìm luồn dây.

- Các vật liệu nắn chỉnh răng cố định.

- Bộ Forsus.

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

- Người bệnh đã được gắn mắc cài và điều trị hoàn thành giai đoạn làm đều và sắp thẳng hàng các răng.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Chuẩn bị Forsus

- Chọn thanh đẩy:

+ Dùng thước đo có sẵn trong bộ Forsus đo khoảng cách từ mặt xa của ống ở mặt ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm trên tới mặt xa mắc cài gắn trên răng nanh hàm dưới khi người bệnh cắn khít trung tâm.

+ Tiến hành chọn thanh đẩy tương ứng với kích thước đo được.

- Lắp bộ phận lò xo titan của Forsus với chốt kim loại.

3.2. Lắp Forsus trên miệng

- Lắp chốt kim loại vào ống tương ứng ở mặt ngoài band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Lồng thanh đẩy vào lò xo của Forsus.

- Đặt đầu móc thanh đẩy vào dây cung hàm dưới ở vị trí giữa răng nanh và răng hàm nhỏ thứ nhất. Dùng kìm luồn dây (Kìm Weingart) bóp chặt đầu móc để giữ thanh đẩy.

- Lắp Forsus bên còn lại theo các bước tương tự như trên.

- Kiểm tra hoạt động của Forsus khi há ngậm miệng và chỉnh sửa cho phù hợp.

3.3. Điều chỉnh lực đẩy forsus:

- Mỗi lần hẹn điều trị sau 4-6 tuần, điều chỉnh lò xo để tăng lực đẩy của Forsus sao cho xương hàm dưới chuyển dịch từ từ ra phía trước so với xương hàm trên.

- Có thể thay các thanh đẩy với chiều dài lớn hơn nếu cần thiết để người bệnh có được khớp cắn loại I răng nanh.

3.4. Điều trị duy trì:

- Sau khi xương hàm dưới đã được đưa ra trước theo kế hoạch, khớp cắn răng nanh đạt được loại I thì ngừng điều chỉnh Forsus.

- Giữ nguyên Forsus để duy trì tương quan hai hàm trong thời gian từ 6-9 tháng.

3.5. Kết thúc điều trị Forsus:

- Kiểm tra tình trạng tương quan hai hàm.

- Chụp phim Cephalometry.

- Tháo khí cụ Forsus.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng do đứt gãy khí cụ: Thay khí cụ.

- Viêm loét niêm mạc má do vệ sinh răng miệng kém: Điều trị viêm loét và hướng dẫn vệ sinh răng miệng. Trường hợp nặng có thể phải tháo Forsus.

XVI.150. NẮN CHỈNH MẤT CÂN XỨNG HÀM CHIỀU TRƯỚC SAU BẰNG KHÍ CỤ CHỨC NĂNG CỐ ĐỊNH MARA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới có sử dụng khí cụ cố định Mara, tạo lập khớp cắn loại I.

II. CHỈ ĐỊNH

Sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới .

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh ở giai đoạn hết thời kỳ tăng trưởng.

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng cấp các răng đặt band.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng cố định: kìm tháo band, cây ấn band.…

2.2 Vật liệu

- Các vật liệu gắn.

- Chun tách kẽ.

- Bộ khí cụ Mara: các chụp, cánh tay khuỷu, các vòng đệm….

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Người bệnh đã được gắn mắc cài và điều trị hoàn thành giai đoạn làm đều và sắp thẳng các răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang Panorama, phim Cephalometry... đánh giá tình trạng lệch lạc răng và xương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Sửa soạn đặt chụp Mara.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ phía gần, phía xa các răng hàm lớn thứ nhất 2 hàm.

3.2. Lấy dấu, đổ mẫu và thiết kế hàm.

- Lấy bỏ chun tách kẽ.

- Chọn chụp Mara trên mẫu thạch cao.

- Thử chụp Mara trên miệng người bệnh.

- Lấy dấu 2 hàm với chụp:

+ Đặt các chụp Mara vào các răng hàm lớn thứ nhất.

+ Lấy dấu 2 hàm đã đặt chụp.

+ Gỡ thìa lấy dấu và đặt các chụp vào vị trí tương ứng trên dấu.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao siêu cứng.

- Thiết kế hàm trên mẫu bao gồm:

+ Cung TPA nối 2 chụp hàm trên.

+ Cung lưỡi nối 2 chụp hàm dưới.

3.3. Làm hàm với các cung. Thực hiện tại Labo.

3.4. Lắp khí cụ Mara trên miệng.

- Lắp khí cụ trên miệng.

- Gắn các chụp Mara với dây cung lần lượt vào hàm trên và hàm dưới.

- Lắp cánh tay khuỷu Mara vào ống mặt ngoài các chụp hàm trên.

- Dùng chun cố định cánh tay khuỷu với các chụp hàm trên.

- Hướng dẫn người bệnh trượt và đưa hàm dưới ra trước để cắn khít hai hàm.

3.5. Các lần điều trị tiếp theo

Định kỳ sau 4-6 tuần.

- Kiểm tra mức độ đưa ra trước của xương hàm dưới.

- Điều chỉnh lực đẩy của khí cụ Mara.

- Thay chun giữ cánh tay khuỷu với ống chụp hàm trên.

3.6. Điều trị duy trì:

- Ngừng tác động lực và điều trị duy trì khi xương hàm dưới đã được đưa ra trước và có khớp cắn răng nanh loại I.

- Giữ nguyên khí cụ Mara duy trì tương quan hai hàm trong thời gian từ 9-12 tháng.

3.7. Kết thúc điều trị với khí cụ Mara:

- Kết thúc điều trị duy trì và tháo khí cụ khi tương quan 2 hàm đã ổn định.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị:

- Sang thương niêm mạc miệng : Điều trị sang thương và chỉnh sửa khí cụ.

- Viêm loét niêm mạc miệng: Điều trị viêm loét, hướng dẫn vệ sinh răng miệng và chỉnh sửa hoặc tháo khí cụ Mara.

- Rối loạn đau khớp thái dương hàm: Điều trị đau khớp, chỉnh sửa hoặc tháo khí cụ nếu cần.

XVI.151. NẮN CHỈNH RĂNG /HÀM DÙNG LỰC NGOÀI MIỆNG SỬ DỤNG HEADGEAR

I. ĐẠI CƯƠNG

- Headgear là khí cụ sử dụng lực ngoài miệng tác động vào răng và xương hàm trên nhằm tạo ra các thay đổi về răng và xương như mong muốn.

- Cấu tạo Headgear bao gồm: cung Headgear lắp vào ống band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và đai kéo.

II. CHỈ ĐỊNH

- Điều trị khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên ở các người bệnh còn

trong thời kỳ đang tăng trưởng.

- Di xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Tăng cường neo chặn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh không hợp tác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh hình răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng: kìm tháo band, cây ấn band, thước đo lực...

- Vật liệu: bộ Headgear, chun tách kẽ, band có ống cho Headgear…

3. Người bệnh

Được giải thích các vấn đề liên quan tới quy trình điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim toàn cảnh, phim sọ nghiêng

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần hẹn 1:

- Lấy dấu hai hàm, đổ mẫu thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ vùng răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

3.2. Lần hẹn 2:

- Chọn và thử khí cụ:

+ Chọn band loại có ống dành cho Headgear và cung Headgear trên mẫu hàm thạch cao.

+ Chọn đai Headgear tùy theo chỉ định điều trị ( HG kéo cao, HG kéo thấp hoặc HG kết hợp).

+ Thử band trên miệng.

+ Làm sạch răng và band.

- Gắn khí cụ :

+ Cách ly các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên, làm khô răng

+ Gắn band trên miệng người bệnh, dùng cây ấn band điều chỉnh band ở vị trí đúng, cố định band cho đến khi xi măng đông cứng

+ Lấy chất gắn thừa và kiểm tra khớp cắn.

- Lắp Headgear:

+ Lồng cung Headgear vào ống band của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

+ Điều chỉnh cung Headgear cho phù hợp.

- Tác động lực:

Điều chỉnh khớp đai để có lực tác động phù hợp ở mức:

+ Khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên: lực 350-500 gram/bên.

+ Di xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên: lực 100 gram/bên.

+ Tăng cường neo chặn: lực cần phải lớn hơn lực kéo răng trước ra sau.

- Hướng dẫn người bệnh cách tháo lắp khí cụ và thời gian đeo ít nhất 12h/ngày và không được phép đeo khi hoạt động thể thao.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo:

- Thông thường cách nhau từ 4-6 tuần.

- Điều chỉnh khớp đai để duy trì lực tác động ở mức mong muốn:

3.4. Điều trị duy trì:

- Sau khi răng hoặc xương hàm trên đã dịch chuyển đạt được mục đích điều trị thì ngừng điều chỉnh Headgear.

- Giữ nguyên Headgear để duy trì tương quan hai hàm trong thời gian từ 6-9 tháng hoặc lâu hơn tùy trường hợp.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Kiểm tra tình trạng tương quan hai hàm.

- Chụp phim sọ nghiêng.

- Tháo khí cụ Headgear.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng do lún hoặc gãy khí cụ: làm lại và điều trị vết thương.

- Viêm quanh răng các răng mang band: tùy mức độ, có thể dùng thuốc hoặc tháo band, chờ lành thương điều trị tiếp.

- Răng lung lay quá mức do tác động lực mạnh quá : ngừng tác động hoặc tháo khí cụ.

XVI.152. ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT SỬ DỤNG KHÍ CỤ FACE MASK VÀ ỐC NONG NHANH

I. ĐẠI CƯƠNG

Face mask là khí cụ chỉnh hình sử dụng lực ngoài miệng tác động vào xương hàm trên nhằm mục đích kích thích sự tăng trưởng ra trước của xương hàm trên.

II. CHỈ ĐỊNH

Sai khớp cắn loại III do kém phát triển xương hàm trên

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Kém phát triển xương hàm trên mức độ nặng.

- Người bệnh đã hết tăng trưởng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Dụng cụ: kìm tháo band, cây ấn band, thìa lấy dấu, thước đo lực.

- Vật liệu: face mask, chun kéo face mask, chun tách kẽ, chất lấy dấu, xi măng gắn.

- Ốc nong xương hàm trên, band.

3. Người bệnh

Được giải thích các vấn đề liên quan tới quy trình điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim toàn cảnh và phim sọ nghiêng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1 Lần hẹn 1:

- Lấy dấu 2 hàm và đổ mẫu thạch cao cứng

- Đặt chun tách kẽ vùng răng hàm cần đặt band (nếu dùng máng nâng khớp thì không cần đặt band và tách kẽ ).

3.2 Lần hẹn 2 (sau 1 vài ngày):

- Chọn band cho các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hoặc răng hàm sữa thứ 2 trên mẫu thạch cao

- Thử band trên các răng của người bệnh

- Đặt band đã chọn vào các răng tương ứng

- Lấy dấu hàm trên (có band)

- Lấy sáp nâng khớp (nếu cần )

- Lấy band ra khỏi răng và đặt band vào đúng vị trí trên dấu .

- Đổ mẫu thạch cao cứng có band

- Chuyển mẫu tới Labo để chế tạo phức hợp ốc nong nhanh-band hàm trên

- Đặt lại chun tách kẽ và hẹn người bệnh tới lần hẹn tiếp theo.

3.3 Lần hẹn 3:

- Kiểm tra phức hợp ốc nong nhanh- band theo đúng tiêu chuẩn.

- Thử phức hợp ốc nong nhanh- band trên miệng người bệnh và mài chỉnh nếu cần.

- Làm sạch răng và phức hợp ốc nong- band

- Cách ly và làm khô răng.

- Đặt phức hợp với xi măng vào các răng đã chuẩn bị

- Dùng cây ấn band điều chỉnh và kiểm tra khớp cắn

- Hướng dẫn người nhà người bệnh nong ốc nong nhanh.

- Lắp và điều chỉnh face mask.

- Tác động lực:

+ Đặt 2 chun từ móc vị trí mặt ngoài răng nanh 2 bên hàm trên tới móc của thanh ngang của cung facemask.

+ Dùng thước đo lực để điều chỉnh lực kéo chun ở mức 300-500g mỗi bên.

- Hướng dẫn người bệnh cách tháo, lắp facemask và thay chun.

- Hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong lúc đặt facemask

Nếu thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì không có tai biến gì.

2. Sau khi đặt facemask

- Sang thương niêm mạc miệng do lún hoặc gãy phức hợp trong miệng: làm lại và điều trị vết thương

- Viêm quanh răng các răng mang band: tùy mức độ, có thể dùng thuốc hoặc tháo band, chờ lành thương điều trị tiếp.

XVI.153. NẮN CHỈNH RĂNG/HÀM DÙNG LỰC NGOÀI MIỆNG SỬ DỤNG CHIN-CUP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị kiềm chế sự phát triển quá mức của xương hàm dưới sử dụng lực ngoài miệng bằng khí cụ Chin-cup.

- Chin-cup được thiết kế bao gồm chụp cằm, chụp đầu và phần điều chỉnh lực

II. CHỈ ĐỊNH

Sai khớp cắn loại III do quá phát xương hàm dưới, kiểu mặt dài.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh không còn trong độ tuổi tăng trưởng.

- Người bệnh có bệnh lý khớp thái dương hàm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Khí cụ Chin-cup.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng quá phát xương hàm dưới.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Đặt khí cụ Chin - cup trên người bệnh.

- Thử và chọn khí cụ Chin-cup cho phù hợp.

- Đặt phần chụp cằm vào cằm người bệnh.

- Đặt chụp mũ vào đầu người bệnh.

- Đặt phần điều chỉnh lực:

+ Lồng bộ phận điều chỉnh lực vào chụp đầu.

+ Lồng đầu còn lại của bộ phận điều chỉnh lực vào chụp cằm.

- Điều chỉnh lực sao cho để có thể đẩy cằm lên trên và ra sau với lực cho mỗi bên từ 16-24 oz ( 450-680 gr).

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng : cách tháo, đeo, bảo quản chin-cup.Thời gian đeo tối thiểu 14h/ ngày

3.2. Các lần hẹn tiếp theo:

- Thường cách nhau từ 3-6 tháng.

- Kiểm tra và đánh giá kết quả điều trị:

+ Trên lâm sàng.

+ Trên phim Cephalometric. So sánh với phim lần trước (chồng phim).

+ Chụp ảnh và đối chiếu với các lần trước.

- Kiểm tra và điều chỉnh lực.

- Hướng dẫn người bệnh các điểm lưu ý sử dụng Chin-cup.

3.3. Điều trị duy trì:

- Ngừng điều chỉnh lực và chuyển sang điều trị duy trì khi

+ Kết quả điều trị đạt mục tiêu, hoặc

+ Người bệnh hết thời kỳ tăng trưởng.

3.4. Kết thúc điều trị.

Sau thời gian điều trị duy trì, kết thúc giai đoạn điều trị có sử dụng Chin-cup.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Đau khớp thái dương hàm: giảm lực tác động hoặc ngừng đeo khí cụ.

- Viêm, loét da vùng cằm: Tháo khí cụ và điều trị viêm, loét.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm da tiếp xúc tại chỗ đeo chụp cằm: xoa bột tan, dùng miếng lót không gây kích ứng

XVI.154. DUY TRÌ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Duy trì kết quả là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình điều trị nắn chỉnh răng nhằm tránh tái phát, được thực hiện sau khi tháo khí cụ gắn chặt và khí cụ tháo lắp.

Khí cụ duy trì cố định được dán vào mặt trong các răng phía trước do vậy không phụ thuộc vào sự hợp tác của người bệnh trong việc đeo khí cụ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các trường hợp người bệnh trước điều trị có vùng răng phía trước chen chúc, răng xoay nhiều hoặc có khe thưa răng cửa giữa hàm trên.

- Người bệnh không muốn duy trì kết quả bằng khí cụ tháo lắp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không đủ khoảng ở các răng trước hàm trên do răng cửa dưới cắn chạm vào khí cụ duy trì cố định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng: kìm tác dụng hàm, kìm cắt dây, đèn quang trùng hợp…

- Vật liệu: dây thép uốn sẵn hoặc dây xoắn kim loại để uốn, composite lỏng, a xít phosphoric 37%, keo dán…

3. Người bệnh

- Được giải thích các vấn đề liên quan tới quy trình điều trị.

- Người bệnh đã được kết thúc giai đoạn hoàn thiện điều trị nắn chỉnh răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần hẹn 1:

+ Lấy dấu hàm.

+ Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

+ Chọn cung lưu giữ uốn sẵn rồi điều chỉnh trên mẫu thạch cao hoặc uốn từ dây xoắn cho phù hợp với các răng.

3.2. Lần hẹn 2: Gắn khí cụ

- Thử cung lưu giữ trên miệng người bệnh và điều chỉnh cho phù hợp với cung răng trên lâm sàng.

- Làm sạch mặt trong các răng phía trước, cách ly và làm khô.

- Dùng a xít phosphoric 37% xoi mòn men răng, bơm rửa, làm khô răng.

- Bôi keo dán lên bề mặt răng.

- Chiếu đèn quang trùng hợp.

- Cố định cung lưu giữ:

+ Đặt cung lưu giữ vào vị trí mặt trong các răng.

+ Cố định tạm thời cung lưu giữ.

+ Bơm composit lỏng phủ lên cung lưu giữ và bề mặt men răng.

+ Chiếu đèn quang trùng hợp cố định.

- Kiểm tra khớp cắn và các điểm dán composite.

- Mài chỉnh composite cho phù hợp.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh tái khám định kỳ cách nhau 2-3 tháng:

+ Kiểm tra sự ổn định của khí cụ, nếu bong composite thì gắn lại.

+ Kiểm tra tình trạng nha chu. Có thể phải lấy cao răng và hướng dẫn vệ sinh răng miệng nếu cần.

3.4. Kết thúc điều trị duy trì:

- Thông thường giữ khí cụ duy trì từ 1-2 năm hoặc lâu hơn.

- Dùng kìm luồn dây để tháo dây cung.

- Lấy bỏ composite và làm sạch răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng do gãy cung lưu giữ: tháo khí cụ, điều trị hết tổn thương rồi dán lại bằng khí cụ khác.

XVI.155. SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH NANCE LÀM NEO CHẶN TRONG ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Nắn chỉnh răng sử dụng khí cụ cố định Nance là kỹ thuật nắn chỉnh các răng có sử dụng khí cụ Nance làm neo chặn.

Khí cụ Nance gồm 1 cung dây thép có đường kính 0,9mm, cung dây thép phía sau nối với band gắn hai răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và phía trước nối với phần nhựa acrylic áp sát vào niêm mạc vòm miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp nắn chỉnh răng cần neo chặn tối đa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng

- Người bệnh dị ứng với nhựa acrylic.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Các Band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Cây ấn band.

- Kìm tháo band.

- Thìa lấy khuôn.

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Khí cụ Nance.

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim sọ nghiêng cephalometry, Phim Panorama.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần khám thứ nhất chuẩn bị cho đặt band:

Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

3.2. Lần khám thứ hai:

+ Chọn band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên phù hợp với kích thước răng trên mẫu hàm thạch cao.

+ Thử các band trên miệng người bệnh, đảm bảo band sát khít với răng.

+ Đặt band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

+ Lấy dấu hàm trên bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

+ Gỡ band và đặt band vào phần lấy dấu hàm trên.

+ Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

+ Gỡ mẫu, vẽ thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn trên phiếu để chuyển đến Labo làm khí cụ Nance.

3.3. Lần khám thứ 3:

+ Kiểm tra khí cụ Nance trước khi lắp trên người bệnh: kiểm tra chất lượng mối hàn nối giữa cung dây thép và mặt trong band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và phần nhựa acrylic tựa trên niêm mạc vòm miệng phía trước.

+ Lắp khí cụ Nance trên người bệnh:

● Thử độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.

● Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

● Dùng vật liệu xi măng gắn khí cụ Nance.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị: Sang thương niêm mạc vòm miệng do phần nền nhựa ép vào niêm mạc vòm miệng hoặc do đứt gãy khí cụ: thay khí cụ Nance khác và điều trị sang thương niêm mạc miệng.

XVI.156. SỬ DỤNG CUNG NGANG VÒM KHẨU CÁI (TPA) LÀM NEO CHẶN TRONG ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Nắn chỉnh răng sử dụng khí cụ cố định TPA là kỹ thuật nắn chỉnh các răng có sử dụng khí cụ TPA làm neo chặn. Khí cụ TPA hay còn gọi là cung ngang vòm khẩu cái có cấu tạo gồm một cung dây thép có đường kính 0,9mm, nối hai răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và đi ngang qua vòm miệng. Ở giữa vòm miệng cung thép được bẻ tạo thành một lúp có hình omega.

- Có hai loại cung ngang vòm khẩu cái-TPA: cung gắn chặt và cung tháo lắp. Cung tháo lắp được chế tạo sẵn, cung gắn chặt được chế tạo riêng cho từng người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

+ Neo chặn trung bình trong các trường hợp đóng khoảng.

+ Kết hợp với khí cụ Headgear để tạo được neo chặn tối đa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Các Band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Cây ấn band.

- Kìm tháo band.

- Thìa lấy khuôn.

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Cung ngang vòm khẩu cái.

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim cephalometry, Phim Panorama.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần khám thứ nhất chuẩn bị cho đặt band:

Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên .

3.2. Lần khám thứ hai:

- Thử và đặt các band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. Nếu dùng khí cụ TPA tháo lắp thì mặt trong của band phải có rãnh để lắp khí cụ TPA.

- Lấy dấu hàm trên bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

- Gỡ các band và đặt các band vào phần lấy dấu hàm trên.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

- Trường hợp dùng khí cụ TPA gắn chặt:

- Gỡ mẫu, thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn trên phiếu để chuyển Labo làm khí cụ TPA.

- Làm khí cụ TPA tại Labo.

3.3. Lần khám thứ 3:

- Kiểm tra khí cụ TPA trước khi lắp trên người bệnh: Nếu dùng khí cụ TPA gắn chặt, kiểm tra chất lượng mối hàn nối giữa cung dây thép và mặt trong band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và phần lúp phía trước ngang qua vòm miệng. Nếu dùng khí cụ TPA tháo lắp, chọn và thử trên mẫu hàm thạch cao.

- Lắp khí cụ TPA trên người bệnh:

+ Thử độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.

+ Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên .

+ Dùng vật liệu xi măng gắn khí cụ TPA.

3.4. Các lần hẹn tiếp theo: Kiểm tra cung TPA kết hợp với các thủ thuật điều trị nắn chỉnh răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị: Sang thương niêm mạc miệng do đứt gãy khí cụ, hoặc do phần lúp omega ép vào niêm mạc vòm miệng: thay cung TPA khác và điều trị sang thương niêm mạc miệng.

XVI.157. SỬ DỤNG CUNG LƯỠI LÀM NEO CHẶN TRONG ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Cung lưỡi là khí cụ hỗ trợ trong điều trị nắn chỉnh răng dùng làm neo chặn. Cung lưỡi cấu tạo gồm một cung dây thép đường kính 0.9mm nối 2 band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới để cố định hoặc di chuyển các răng theo kế hoạch.

- Có hai loại cung lưỡi: cung gắn chặt với các band và cung tháo lắp. Cung tháo lắp là khí cụ được chế tạo sẵn, cung gắn chặt được chế tạo riêng cho từng người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

- Neo chặn trung bình trong các trường hợp đóng khoảng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Các Band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

- Cây ấn band.

- Kìm tháo band.

- Thìa lấy khuôn

- Cung lưỡi.

- Các vật liệu thông thường trong nắn chỉnh răng.

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Các phim Panorama và Cephalometry.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Lấy dấu hai hàm

- Đỗ mẫu thạch cao cứng.

- Đặt chun tách khe phía gần, phía xa các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

- Hẹn người bệnh đến điều trị tiếp sau một vài ngày.

3.2. Lần hẹn thứ hai:

- Lấy các chun tách khe ra khỏi cung răng.

- Đặt các band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

- Lấy dấu hàm bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

- Gỡ các band và đặt các band vào vị trí tương ứng trên dấu hàm.

- Đặt lại chun tách khe các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

- Gỡ mẫu.

- Thiết kế cung lưỡi trên mẫu thạch cao và ghi phiếu hướng dẫn chuyển đến

Labo để làm cung lưỡi loại gắn chặt.

- Nếu dùng cung lưỡi có sẵn thì các band phải có ống ở mặt trong để lắp cung lưỡi và phải chọn kích thước phù hợp với cung răng của người bệnh.

3.3. Lần hẹn thứ 3:

- Lấy bỏ chun tách khe.

- Thử cung lưỡi:

+ Đặt cung lưỡi vào các vị trí tương ứng trên cung răng.

+ Kiểm tra độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.

+ Chỉnh sửa cung lưỡi nếu cần.

- Lắp cung lưỡi:

+ Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

+ Dùng vật liệu xi măng đặt vào mặt trong các band.

+ Gắn cung lưỡi cố định vào hàm răng.

+ Lấy bỏ chất gắn thừa.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

- Kiểm tra cung lưỡi kết hợp với các thủ thuật điều trị nắn chỉnh răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị: Sang thương niêm mạc miệng do đứt gãy khí cụ:

thay cung lưỡi khác và điều trị sang thương niêm mạc miệng.

XVI.158. NẮN CHỈNH RĂNG SỬ DỤNG NEO CHẶN BẰNG MICROIMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật dịch chuyển các răng có sử dụng Microimplant để làm neo chặn.

- Microimplant được chế tạo từ hợp kim Titan, đường kính 1.2mm – 2.0mm và chiều dài 6mm, 8mm và 10mm.

- Có hai hệ thống: hệ thống tự bắt vít và hệ thống cần có khoan định hướng. Trong bài này chỉ đề cập đến hệ thống tự bắt vít.

II. CHỈ ĐỊNH

Trong các trường hợp cần có neo chặn tuyệt đối:

+ Đóng khoảng răng.

+ Làm lún răng.

+ Làm trồi răng.

+ Xoay răng

+ Điều chỉnh trục của răng

+ Các trường hợp dịch chuyển răng khác

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang có nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh viêm quanh răng.

- Người bệnh có các bệnh về máu.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ đặt Microimplant:

- Bơm, kim tiêm gây tê.

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Panorama, phim tại chỗ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện

1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ: gây tê dưới niêm mạc vùng đặt Microimplant với liều lượng ¼ ống thuốc tê.

2. Đặt Microimplant

- Xác định vị trí đặt Microimplant trên phim Xquanguang Panorama và phim tại chỗ.

- Xác định vị trí đặt Microimplant trên miệng.

- Sát khuẩn vùng đặt Microimplant.

- Dùng tuốc nơ vít phù hợp lấy Microimplant .

- Đặt Microimplant vào vị trí đã định tạo một góc 90 độ với niêm mạc nếu đặt thẳng góc, hoặc 30-60 độ nếu đặt chếch.

- Xoay tuốc nơ vít theo chiều kim đồng hồ để đưa Microimplant vào sâu trong xương hàm cho hết chiều dài làm việc.

3. Kiểm tra:

- Chụp phim Xquanguang tại chỗ để kiểm tra vị trí và liên quan với các chân răng lân cận.

4. Đặt lực tác động:

- Sử dụng Microimplant làm neo chặn để dịch chuyển các răng theo kế hoạch điều trị.

- Điều chỉnh lực theo các lần hẹn điều trị định kỳ.

5. Kết thúc điều trị :

- Tháo Microimplant khi đạt được mục tiêu điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi đặt Microimplant

- Gãy Microimplant: lấy ra và đặt lại.

- Sang chấn chân răng lân cận:

+Tháo ra và đặt lại.

+ Theo dõi và có thể điều trị tủy..

2. Sau khi đặt Microimplant

- Nhiễm trùng tại chỗ: Lấy ra, xử trí nhiễm trùng và đặt lại.

XVI.159. NẮN CHỈNH RĂNG XOAY SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị răng xoay trục trở lại đúng trục giải phẫu bằng khí cụ cố định trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng xoay trục.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng bị dính khớp (ankylosis).

- Có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Dây cung 0.012 NiTi; 0.014 NiTi, dây cung 0.018; 0.016x0.022; 0.017x0.025 SS các loại….

- Lò xo đẩy, chun đơn, chun chuỗi, dây thép buộc….

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalomatric.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sửa soạn cho gắn mắc cài

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ các răng hàm lớn có chỉ định đặt band.

3.2 Gắn band và mắc cài.

- Gắn band.

- Gắn mắc cài cho các răng trên cung hàm: Thực hiện quy trình gắn mắc cài.

- Trường hợp răng xoay thiếu khoảng thì chờ khi đã tạo đủ khoảng thì gắn mắc cài cho răng xoay.

- Đặt dây cung phù hợp.

- Cố định dây cung bằng chun tại chỗ hoặc dây thép.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo: Thường cách nhau 4-6 tuần.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng xoay.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng mô quanh răng của răng xoay và mức độ lung lay răng.

- Thay dây cung cho phù hợp.

- Điều chỉnh lực xoay cho phù hợp.

3.4. Điều trị duy trì:

- Khi răng xoay đã được điều chỉnh về đúng trục giải phẫu thì cố định bằng dây cung kích thước lớn trong thời gian 3-6 tháng.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Tháo dây cung.

- Tháo mắc cài.

- Tháo band.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc lợi do lún band: Tháo band và gắn lại.

- Lung lay răng xoay quá mức: Điều chỉnh lại lực xoay.

- Sang thương niêm mạc má do dây cung: Điều trị sang thương và điều chỉnh dây cung.

2. Sau điều trị

Răng xoay chết tủy: Điều trị tủy.

(Lượt đọc: 4801)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ