Banner
Banner dưới menu

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ KHÁNG NHÂN (ANA)

(Cập nhật: 23/8/2018)

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm.

 

 

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ KHÁNG NHÂN (ANA)

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau:  Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm.

II. CHUẨN BỊ

          1. Cán bộ thực hiện:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện xét nghiệm: máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/ Germany.

Hóa chất xét nghiệm gồm bộ xét nghiệm phát hiện ANA. Bộ xét nghiệm phát hiện ANA như sau:

 

 

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1+ 2

Giếng trống (để pha loãng mẫu)

Giếng 3+ 4

Phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA (Albumin huyết thanh bò), chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 

 

Các kháng nguyên SS-A (52 và 60 kDa), SS-B, RNP-70, Sm, RNP/Sm, Scl-70, centromere B và Jo-1 (đã được tinh sạch) phủ sẵn trong các vi giếng

Mã hóa sản phẩm:      ANAScreen

 

- Ngoài ra còn dung dịch hê thống như:

+ Wash (1x20mL):  Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng.

Dụng cụ khác: + Máy Vortex; Pipet 10 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 - Bảo quản bệnh phẩm Huyết thanh và huyết tương: Mẫu ổn định trong ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng. Chỉ đông lạnh một lần

 Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm Anti-ANA ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  1. Giá trị tham chiếu: 

Bình thường: Âm tính: Index < 1,0

Nghi ngờ: Index 1,0 – 1,2

Dương tính: Index > 1,2

Các phạm vi tham chiếu giới hạn bệnh lư và giới hạn b́nh thường ở trên đối với kháng thể có trong các mẫu bệnh phẩm chỉ có giá trị khuyến cáo. Mỗi pḥng xét nghiệm nên tự thiết lập các phạm vi riêng dựa theo ISO 15189 hoặc các hướng dẫn khác được áp dụng trong pḥng thí nghiệm.

  1. Ý nghĩa lâm sàng:

- Các bệnh về mô liên kết (CTD) là một nhóm các bệnh tự miễn, đặc trưng bởi sự xuất hiện các kháng thể kháng nhân (ANA) trong máu của bệnh nhân. ANA là một lớp tự kháng thể đặc hiệu, có khả năng gắn và phá hủy cấu trúc nhất định bên trong nhân các tế bào. Các kháng thể này liên quan tới cơ chế bệnh sinh, đồng thời đóng vai trò cơ sở trong chẩn đoán và điều trị CTD. ANA được phân thành 2 nhóm chính:

- Tự kháng thể kháng DNA và histone.

- Tự kháng thể kháng các kháng nguyên có khả năng chiết xuất từ nhân (ENA): Sm, ribonucleoproteins (RNP), SSA/Ro, SSB/La, Scl-70, Jo-1 và PM1.

- Tự kháng thể kháng DNA và histone bao gồm các kháng thể kháng DNA sợi đơn và DNA sợi đôi (ssDNA và dsDNA). Sự gia tăng đáng kể nồng độ kháng thể kháng dsDNA có giá trị xác nhận trong chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Kháng thể kháng histone là chỉ điểm cho lupus do thuốc. Các kháng thể kháng dsDNA, histone, protein có trọng lượng phân tử 70kD của phức hợp U1-snRNP (RNP70) và Sm có liên quan mật thiết tới bệnh SLE.

- Xét nghiệm được dùng cho mục đích hỗ trợ chẩn đoán. Chẩn đoán lâm sàng xác định không nên chỉ dựa vào kết quả của một xét nghiệm đơn lẻ, mà nên được quyết định bởi bác sĩ sau khi có tất cả các kết quả thăm khám lâm sàng và xét nghiệm liên quan đến toàn bộ t́nh trạng của bệnh nhân. Ngoài ra, phác đồ điều trị nên được áp dụng riêng cho từng bệnh nhân cụ thể.

 V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Không quan sát thấy hiện tượng nhiễu khi sử dụng mẫu huyết thanh hoặc huyết tương vỡ hồng cầu (Hemoglobin ở nồng độ lên tới 1000 mg/dL) hoặc mẫu nhiễm mỡ (Triglyceride ở nồng độ lên tới 3 g/dL ) hoặc chứa Bilirubin ở nồng độ lên tới 40 mg/dL. Đồng thời, cũng không quan sát thấy hiện tượng nhiễu khi sử dụng các mẫu bệnh phẩm chứa chất chống đông máu (Citrate, EDTA, Heparine). Tuy nhiên, vì lý do thực tiễn, khuyến cáo tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc tăng Lipid.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG CHUỖI KÉP (DsDNA)

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau:  Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên- kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay) 

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện xét nghiệm: Máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/ Germany.

 Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

 Bộ xét nghiệm phát hiện dsDNA như sau:

 

 

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1 + 2

Giếng trống và không phủ (để pha loãng mẫu)

 

Giếng 3 + 4

Được phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

 

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

 

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

 

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

 

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 

 

 

DNA sợi kép tái tổ hợp (dsDNA, người) phủ sẵn trong các vi giếng

Mã sản phẩm trên mã vạch:   dsDNA Screen

 

           
 

- Ngoài ra còn dung dịch hê thống như:

+ Wash (1x20mL):  Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản Natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

Dụng cụ khác: + Máy Vortex; Pipet 10 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bảo quản bệnh phẩm Huyết thanh và huyết tương: Mẫu ổn định trong 8 giờ ở 15‑25°C, 1 ngày ở 2‑8°C, 28 ngày ở ‑20°C. Chỉ đông lạnh một lần

 Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm Anti- dsDNA ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Bình thường Anti- dsDNA < 25 U/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Bệnh tự miễn là do có sự hình thành các kháng thể tự miễn kháng lại các thành phần mô cơ quan bao gồm nhân tế bào, bào tương, màng tế bào… gây tổn thương các cơ quan theo các cơ chế khác nhau. Bệnh tự miễn chia làm 2 nhóm chính: bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống. Sự lưu hành các kháng thể tự miễn trong bệnh lý tự miễn là rất đa dạng và phức tạp về cả cấu trúc, nguồn gốc, vai trò trong sinh bệnh học của bệnh tự miễn. Các kháng thể tự miễn hay gặp: ANA, dsDNA, ssDNA, ScL-70, Ro/SSA, La/SSB, ANCA, kháng thể kháng phospholipid… Việc tìm hiểu về sự lưu hành và vai trò của các kháng thể tự miễn trong cơ chế bệnh sinh bệnh tự miễn từ đó tìm hiểu giá trị chẩn đoán và tiên lượng của các kháng thể này là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu trong chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng.

Các tự kháng thể kháng dsDNA có tính đặc hiệu và được dùng trong chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE), nồng độ các tự kháng thể tăng lên trong quá tŕnh tiến triển của bệnh. Các hướng dẫn ACR trong sàng lọc, điều trị và quản lư viêm thận do lupus được công bố gần đây khuyến cáo sử dụng xét nghiệm kháng thể kháng dsDNA để theo dơi viêm thận do lupus, định kỳ hàng tháng đối với những bệnh nhân mang thai bị viêm tiểu cầu thận mới điều trị, định kỳ 3 tháng đối với những bệnh nhân viêm thận tiến triển mới điều trị hoặc bệnh nhân mang thai đă từng có tiền sử viêm thận, và định kỳ sáu tháng đối với những bệnh nhân từng/chưa từng bị viêm thận tiến triển trước đó, hoặc đang viêm thận.

Những bệnh nhân mắc bệnh SLE không có kháng thể kháng dsDNA thường sản sinh kháng thể kháng ssDNA. Cũng tương tự, kháng thể kháng Sm đặc hiệu cao cho SLE nhưng chỉ xuất hiện trong 10% - 30% các trường hợp bệnh SLE.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Không quan sát thấy hiện tượng nhiễu khi sử dụng mẫu huyết thanh hoặc huyết tương vỡ hồng cầu (Hemoglobin ở nồng độ lên tới 1000 mg/dL) hoặc mẫu nhiễm mỡ (Triglyceride ở nồng độ lên tới 3 g/dL ) hoặc chứa Bilirubin ở nồng độ lên tới 40 mg/dL. Đồng thời, cũng không quan sát thấy hiện tượng nhiễu khi sử dụng các mẫu bệnh phẩm chứa chất chống đông máu (Citrate, EDTA, Heparine). Tuy nhiên, vì lý do thực tiễn, khuyến cáo tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc tăng Lipid.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG PHOSPHOLIPID IgG

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên- kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay). 

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện xét nghiệm: máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/ Germany.

 Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

 Bộ xét nghiệm định lượng kháng thể kháng phospholipid IgG như sau:

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1 + 2

 Giếng trống (để pha loãng mẫu)

Giếng 3 + 4

 Phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

 Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA (Albumin huyết thanh bò), chất tẩy, chất bảo quản Natri azide 0,09% và

 

Giếng 6

 ProClin 300 0,05%.

 Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người, gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

 Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

 Cơ chất TMB, trong, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 Hỗn hợp cardiolipin, phosphatidyl serin, phosphatidyl inositol, phosphatidic acid và beta-2-Glycoprotein I ở người có độ tinh sạch cao được gắn sẵn trong các vi giếng.

 Sản phẩm được mã hóa:   PL Screen IgG

 

- Ngoài ra còn dung dịch hệ thống như:

+ Wash (1x20mL):  Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản Natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

- Dụng cụ khác: Máy Vortex; Pipet 10 μL; Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL;  Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bệnh phẩm có thể được lưu ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng.

 Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng Anti- Phospholipid IgG hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Thanh thử Alegria Test Strips với công nghệ SMC được sử dụng với thiết bị chẩn đoán Alegria. Để có thông tin chi tiết về quy trình vận hành thiết bị, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị.

Bóc miếng dán phủ các giếng trống từ 1 đến 4 trên thanh thử Alegria Test Strips. Không bóc phần dán phủ có in mã vạch, phủ các giếng từ 5 đến 8.

(2) Hút 10 μL mẫu không pha loãng vào đáy giếng 1.

(4) Đặt thanh thử vào khay SysTray.

(5) Đặt các khay SysTray vào đúng vị trí trên thiết bị Alegria và bắt đầu chạy. Tất cả các bước sau đó sẽ được thực hiện tự động. Xét nghiệm chạy hoàn tất khi thiết bị bắt đầu in kết quả.

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Bình thường: Anti- Phospholipid IgG: < 10 GPL- U/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Bệnh tự miễn là do có sự hình thành các kháng thể tự miễn kháng lại các thành phần mô cơ quan bao gồm nhân tế bào, bào tương, màng tế bào… gây tổn thương các cơ quan theo các cơ chế khác nhau. Bệnh tự miễn chia làm 2 nhóm chính: bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống. Sự lưu hành các kháng thể tự miễn trong bệnh lý tự miễn là rất đa dạng và phức tạp về cả cấu trúc, nguồn gốc, vai trò trong sinh bệnh học của bệnh tự miễn. Các kháng thể tự miễn hay gặp: ANA, dsDNA, ssDNA, ScL-70, Ro/SSA, La/SSB, ANCA, kháng thể kháng phospholipid… Việc tìm hiểu về sự lưu hành và vai trò của các kháng thể tự miễn trong cơ chế bệnh sinh bệnh tự miễn từ đó tìm hiểu giá trị chẩn đoán và tiên lượng của các kháng thể này là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu trong chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng.

Hội chứng kháng phospholipid (APS, hội chứng Hughes) là một bệnh tự miễn hệ thống gây ra tình trạng huyết khối, sảy thai liên tiếp và thai chết lưu. Các triệu chứng lâm sàng đi kèm với sự xuất hiện các tự kháng thể đặc hiệu có khả năng phát hiện được trong máu bệnh nhân bị APS. Các tự kháng thể này gắn với phospholipid như cardiolipin hoặc với các protein gắn phospholipid như beta-2-glycoprotein I.

Triệu chứng lâm sàng của APS không đủ đặc hiệu để đưa ra chẩn đoán xác định. Do đó, kết quả xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Ủy ban khoa học và chuẩn hóa của hiệp hội quốc tế huyết khối và cầm máu định nghĩa về các tiêu chí lâm sàng và những thông số xét nghiệm mang tính chẩn đoán trong “Tiêu chí Sapporo về việc phân loại hội chứng kháng phospholipid”, xuất bản năm 1999. Tài liệu này đã được chỉnh sửa và tái bản năm 2006 và 2012. Các thông số xét nghiệm bao gồm:

+ Phát hiện chất kháng đông lupus (LA) trong huyết tương tăng gấp hai lần trong vòng 12 tuần

+ Tăng hiệu giá kháng thể kháng cardiolipin (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa để phát hiện kháng thể kháng cardiolipin phụ thuộc beta-2-glycoprotein.

+ Tăng hiệu giá kháng thể kháng beta-2-glycoprotein I (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa.

APS được chẩn đoán xác định khi đảm bảo đáp ứng ít nhất một tiêu chí lâm sàng và một tiêu chí xét nghiệm.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng bệnh phẩm máu toàn phần thu thập bằng các kỹ thuật được phê duyệt, tránh gây vỡ hồng cầu.

Mẫu huyết thanh dùng cho xét nghiệm phải trong và không bị vỡ hồng cầu. Tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc mẫu nhiễm mỡ, tuy nhiên, các mẫu này không gây nhiễu xét nghiệm.

Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông mẫu huyết thanh hoặc huyết tương do có thể làm giảm hoạt tính của kháng thể.

Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm với mẫu huyết thanh đã bị bất hoạt bởi nhiệt.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG PHOSPHOLIPID IgM

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên- kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay) 

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện xét nghiệm: Máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/ Germany.

 Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

 Bộ xét nghiệm định lượng kháng thể kháng phospholipid IgM như sau:

 

 

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1 + 2

Giếng trống và không phủ (để pha loãng mẫu)

Giếng 3 + 4

Được phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 

 

Hỗn hợp cardiolipin, phosphatidyl serine, phosphatidyl inositol, phosphatidic acid và beta-2-Glycoprotein I ở người có độ tinh sạch cao được phủ sẵn trong các vi giếng.

Mã sản phẩm trên mã vạch:  PL Screen IgM

         
 

- Ngoài ra còn dung dịch hê thống như:

+ Wash (1x20mL):  Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản Natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

Dụng cụ khác: + Máy vortex; Pipet 10 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bệnh phẩm có thể được lưu ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng.

 Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng Anti- Phospholipid IgM hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Thanh thử Alegria Test Strips với công nghệ SMC được sử dụng với thiết bị chẩn đoán Alegria. Để có thông tin chi tiết về quy trình vận hành thiết bị, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị.

(1) Bóc miếng dán phủ các giếng trống từ 1 đến 4 trên thanh thử Alegria Test Strips. Không bóc phần dán phủ có in mã vạch, phủ các giếng từ 5 đến 8.

(2) Hút 10 μL mẫu không pha loãng vào đáy giếng 1.

(4) Đặt thanh thử vào khay SysTray.

(5) Đặt các khay SysTray vào đúng vị trí trên thiết bị Alegria và bắt đầu chạy. Tất cả các bước sau đó sẽ được thực hiện tự động. Xét nghiệm chạy hoàn tất khi thiết bị bắt đầu in kết quả.

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Bình thường: Anti- Phospholipid IgM: < 10 MPL-U/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Bệnh tự miễn là do có sự hình thành các kháng thể tự miễn kháng lại các thành phần mô cơ quan bao gồm nhân tế bào, bào tương, màng tế bào… gây tổn thương các cơ quan theo các cơ chế khác nhau. Bệnh tự miễn chia làm 2 nhóm chính: bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống. Sự lưu hành các kháng thể tự miễn trong bệnh lý tự miễn là rất đa dạng và phức tạp về cả cấu trúc, nguồn gốc, vai trò trong sinh bệnh học của bệnh tự miễn. Các kháng thể tự miễn hay gặp: ANA, dsDNA, ssDNA, ScL-70, Ro/SSA, La/SSB, ANCA, kháng thể kháng phospholipid… Việc tìm hiểu về sự lưu hành và vai trò của các kháng thể tự miễn trong cơ chế bệnh sinh bệnh tự miễn từ đó tìm hiểu giá trị chẩn đoán và tiên lượng của các kháng thể này là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu trong chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng.

Hội chứng kháng phospholipid (APS, hội chứng Hughes) là một bệnh tự miễn hệ thống gây ra tình trạng huyết khối, sảy thai liên tiếp và thai chết lưu. Các triệu chứng lâm sàng đi kèm với sự xuất hiện các tự kháng thể đặc hiệu có khả năng phát hiện được trong máu bệnh nhân bị APS. Các tự kháng thể này gắn với phospholipid như cardiolipin hoặc với các protein gắn phospholipid như beta-2-glycoprotein I.

Triệu chứng lâm sàng của APS không đủ đặc hiệu để đưa ra chẩn đoán xác định. Do đó, kết quả xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Ủy ban khoa học và chuẩn hóa của hiệp hội quốc tế huyết khối và cầm máu định nghĩa về các tiêu chí lâm sàng và những thông số xét nghiệm mang tính chẩn đoán trong “Tiêu chí Sapporo về việc phân loại hội chứng kháng phospholipid”, xuất bản năm 1999. Tài liệu này đã được chỉnh sửa và tái bản năm 2006 và 2012.

Các thông số xét nghiệm bao gồm:

+ Phát hiện chất kháng đông lupus (LA) trong huyết tương tăng gấp hai lần trong vòng 12 tuần

+ Tăng hiệu giá kháng thể kháng cardiolipin (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa để phát hiện kháng thể kháng cardiolipin phụ thuộc beta-2-glycoprotein.

+ Tăng hiệu giá kháng thể kháng beta-2-glycoprotein I (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa.

APS được chẩn đoán xác định khi đảm bảo đáp ứng ít nhất một tiêu chí lâm sàng và một tiêu chí xét nghiệm.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng bệnh phẩm máu toàn phần thu thập bằng các kỹ thuật được phê duyệt, tránh gây vỡ hồng cầu.

Mẫu huyết thanh dùng cho xét nghiệm phải trong và không bị vỡ hồng cầu. Tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc mẫu nhiễm mỡ, tuy nhiên, các mẫu này không gây nhiễu xét nghiệm.

Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông mẫu huyết thanh hoặc huyết tương do có thể làm giảm hoạt tính của kháng thể.

Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm với mẫu huyết thanh đã bị bất hoạt bởi nhiệt.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG CARDIOLIPIN IgG 

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên- kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay) 

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện xét nghiệm: Máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/ Germany.

 Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

 Bộ xét nghiệm định lượng Anti- Cardiolipin  IgG như sau:

 

 

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1 + 2

Giếng trống và không phủ (để pha loãng mẫu)

Giếng 3 + 4

Được phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 

 

Cardiolipin độ tinh sạch cao phủ sẵn trong các vi giếng bão hòa với beta-2-glycoprotein I.

Mã sản phẩm trên mã vạch: Cardiolipin IgG

         
 

- Ngoài ra còn dung dịch hê thống như:

+ Wash (1x20mL):  Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

- Dụng cụ khác: + Máy vortex; Pipet 10 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bệnh phẩm có thể được lưu ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng.

 Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng Anti- cardiolipin IgG hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Thanh thử Alegria Test Strips với công nghệ SMC được sử dụng với thiết bị chẩn đoán Alegria. Để có thông tin chi tiết về quy trình vận hành thiết bị, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị.

(1) Bóc miếng dán phủ các giếng trống từ 1 đến 4 trên thanh thử Alegria Test Strips. Không bóc phần dán phủ có in mã vạch, phủ các giếng từ 5 đến 8.

(2) Hút 10 μL mẫu không pha loãng vào đáy giếng 1.

(4) Đặt thanh thử vào khay SysTray.

(5) Đặt các khay SysTray vào đúng vị trí trên thiết bị Alegria và bắt đầu chạy. Tất cả các bước sau đó sẽ được thực hiện tự động. Xét nghiệm chạy hoàn tất khi thiết bị bắt đầu in kết quả.

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Bình thường: Anti- Cardiolipin IgG : < 10 GPL-U/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Hội chứng kháng phospholipid (APS, hội chứng Hughes) là một bệnh tự miễn hệ thống gây ra tình trạng huyết khối, sảy thai liên tiếp và thai chết lưu. Các triệu chứng lâm sàng đi kèm với sự xuất hiện các tự kháng thể đặc hiệu có khả năng phát hiện được trong máu bệnh nhân bị APS. Các tự kháng thể này gắn với phospholipid như cardiolipin hoặc phospholipid gắn protein như beta-2-glycoprotein I.

Hội chứng kháng phospholipid (APS, hội chứng Hughes) là một bệnh tự miễn hệ thống gây ra tình trạng huyết khối, sảy thai liên tiếp và thai chết lưu. Các triệu chứng lâm sàng đi kèm với sự xuất hiện các tự kháng thể đặc hiệu có khả năng phát hiện được trong máu bệnh nhân bị APS. Các tự kháng thể này gắn với phospholipid như cardiolipin hoặc với các protein gắn phospholipid như beta-2-glycoprotein I.

Triệu chứng lâm sàng của APS không đủ đặc hiệu để đưa ra chẩn đoán xác định. Do đó, kết quả xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Ủy ban khoa học và chuẩn hóa của hiệp hội quốc tế huyết khối và cầm máu định nghĩa về các tiêu chí lâm sàng và những thông số xét nghiệm mang tính chẩn đoán trong “Tiêu chí Sapporo về việc phân loại hội chứng kháng phospholipid”, xuất bản năm 1999. Tài liệu này đã được chỉnh sửa và tái bản năm 2006 và 2012.

Các thông số xét nghiệm bao gồm:

(1) Phát hiện chất kháng đông lupus (LA) trong huyết tương tăng gấp hai lần trong vòng 12 tuần

(2) Tăng hiệu giá kháng thể kháng cardiolipin (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa để phát hiện kháng thể kháng cardiolipin phụ thuộc beta-2-glycoprotein.

(3) Tăng hiệu giá kháng thể kháng beta-2-glycoprotein I (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa.

APS được chẩn đoán xác định khi đảm bảo đáp ứng ít nhất một tiêu chí lâm sàng và một tiêu chí xét nghiệm.

Sự xuất hiện của kháng thể kháng cardiolipin ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể liên quan đến việc giảm tiểu cầu và huyết khối tiến triển. Trong sản khoa, chúng có thể gây ra thai chết lưu hoặc hỏng thai liên tiếp. Hơn thế nữa, kháng thể anti-cardiolipin còn được phát hiện trong các bệnh về thần kinh như thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, động kinh hoặc múa giật.

Tự kháng thể kháng cardiolipin là những globulin miễn dịch lớp IgG, IgM, hoặc IgA. Việc xác định kháng thể IgM là một chỉ điểm có giá trị trong chẩn đoán giai đoạn mới mắc bệnh tự miễn, trong khi kháng thể IgG xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Việc xác định kháng thể IgA dường như có tầm quan trọng lớn hơn trên cộng đồng người ở vùng African-Caribbean.

Định lượng kháng thể kháng cardiolipin, đặc biệt là IgG, cho thấy độ đặc hiệu cao trong theo dõi điều trị APS thứ phát liên quan đến SLE.

Các dấu hiệu lâm sàng định hướng xác định kháng thể kháng cardiolipin là: SLE, huyết khối, giảm tiểu cầu, thiếu máu não cục bộ, múa giật, động kinh, hỏng thai liên tiếp, thai chết lưu.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng bệnh phẩm máu toàn phần thu thập bằng các kỹ thuật được phê duyệt, tránh gây vỡ hồng cầu.

Mẫu huyết thanh dùng cho xét nghiệm phải trong và không bị vỡ hồng cầu. Tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc mẫu nhiễm mỡ, tuy nhiên, các mẫu này không gây nhiễu xét nghiệm.

Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông mẫu huyết thanh hoặc huyết tương do có thể làm giảm hoạt tính của kháng thể.

Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm với mẫu huyết thanh đã bị bất hoạt bởi nhiệt.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG CARDIOLIPIN IgM

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên- kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay) 

II. CHUẨN BỊ

Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

  1. 2. Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/Germany.

 Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

 Bộ xét nghiệm định lượng Anti- cardiolipin IgM như sau:

 

 

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1 + 2

Giếng trống và không phủ (để pha loãng mẫu)

Giếng 3 + 4

Được phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 

 

Cardiolipin độ tinh sạch cao phủ sẵn trong các vi giếng bão hòa với beta-2-glycoprotein I.

Mã sản phẩm trên mã vạch:      Cardiolipin IgM

         
 

- Ngoài ra còn dung dịch hê thống như:

+ Wash (1x20mL):  Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

Dụng cụ khác: + Máy vortex; Pipet 10 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bệnh phẩm có thể được lưu ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng.

 Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng Anti- cardiolipin IgM hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Thanh thử Alegria Test Strips với công nghệ SMC được sử dụng với thiết bị chẩn đoán Alegria. Để có thông tin chi tiết về quy trình vận hành thiết bị, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị.

(1) Bóc miếng dán phủ các giếng trống từ 1 đến 4 trên thanh thử Alegria Test Strips. Không bóc phần dán phủ có in mã vạch, phủ các giếng từ 5 đến 8.

(2) Hút 10 μL mẫu không pha loãng vào đáy giếng 1.

(3) Đặt thanh thử vào khay SysTray.

(4) Đặt các khay SysTray vào đúng vị trí trên thiết bị Alegria và bắt đầu chạy. Tất cả các bước sau đó sẽ được thực hiện tự động. Xét nghiệm chạy hoàn tất khi thiết bị bắt đầu in kết quả.

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Bình thường: Anti- Cardiolipin IgM : < 7 MPL-U/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Hội chứng kháng phospholipid (APS, hội chứng Hughes) là một bệnh tự miễn hệ thống gây ra tình trạng huyết khối, sảy thai liên tiếp và thai chết lưu. Các triệu chứng lâm sàng đi kèm với sự xuất hiện các tự kháng thể đặc hiệu có khả năng phát hiện được trong máu bệnh nhân bị APS. Các tự kháng thể này gắn với Phospholipid như Cardiolipin hoặc với các Protein gắn Phospholipid như beta-2-Glycoprotein I.

Triệu chứng lâm sàng của APS không đủ đặc hiệu để đưa ra chẩn đoán xác định. Do đó, kết quả xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Ủy ban khoa học và chuẩn hóa của hiệp hội quốc tế huyết khối và cầm máu định nghĩa về các tiêu chí lâm sàng và những thông số xét nghiệm mang tính chẩn đoán trong “Tiêu chí Sapporo về việc phân loại hội chứng kháng Phospholipid”, xuất bản năm 1999. Tài liệu này đã được chỉnh sửa và tái bản năm 2006 và 2012.

Các thông số xét nghiệm bao gồm:

(1) Phát hiện chất kháng đông lupus (LA) trong huyết tương tăng gấp hai lần trong vòng 12 tuần

(2) Tăng hiệu giá kháng thể kháng cardiolipin (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa để phát hiện kháng thể kháng cardiolipin phụ thuộc beta-2-glycoprotein.

(3) Tăng hiệu giá kháng thể kháng beta-2-glycoprotein I (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa.

APS được chẩn đoán xác định khi đảm bảo đáp ứng ít nhất một tiêu chí lâm sàng và một tiêu chí xét nghiệm.

Sự xuất hiện của kháng thể kháng cardiolipin ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể liên quan đến việc giảm tiểu cầu và huyết khối tiến triển. Trong sản khoa, chúng có thể gây ra thai chết lưu hoặc hỏng thai liên tiếp. Hơn thế nữa, kháng thể anti-cardiolipin còn được phát hiện trong các bệnh về thần kinh như thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, động kinh hoặc múa giật.

Tự kháng thể kháng Cardiolipin là những globulin miễn dịch lớp IgG, IgM, hoặc IgA. Việc xác định kháng thể IgM là một chỉ điểm có giá trị trong chẩn đoán giai đoạn mới mắc bệnh tự miễn, trong khi kháng thể IgG xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Việc xác định kháng thể IgA dường như có tầm quan trọng lớn hơn trên cộng đồng người ở vùng African-Caribbean.

Định lượng kháng thể kháng Cardiolipin, đặc biệt là IgG, cho thấy độ đặc hiệu cao trong theo dõi điều trị APS thứ phát liên quan đến SLE.

Các dấu hiệu lâm sàng định hướng xác định kháng thể kháng Cardiolipin là: SLE, huyết khối, giảm tiểu cầu, thiếu máu não cục bộ, múa giật, động kinh, hỏng thai liên tiếp, thai chết lưu.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng bệnh phẩm máu toàn phần thu thập bằng các kỹ thuật được phê duyệt, tránh gây vỡ hồng cầu.

Mẫu huyết thanh dùng cho xét nghiệm phải trong và không bị vỡ hồng cầu. Tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc mẫu nhiễm mỡ, tuy nhiên, các mẫu này không gây nhiễu xét nghiệm.

Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông mẫu huyết thanh hoặc huyết tương do có thể làm giảm hoạt tính của kháng thể.

Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm với mẫu huyết thanh đã bị bất hoạt bởi nhiệt.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG BETA2-GLYCOPROTEIN IgG

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên- kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay) 

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/ Germany.

 Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

 Bộ xét nghiệm định lượng Anti- Beta2 - Glycoprotein IgG như sau:

 

 

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1 + 2

Giếng trống và không phủ (để pha loãng mẫu)

Giếng 3 + 4

Được phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 

 

Beta-2-glycoprotein có độ tinh sạch cao được phủ sẵn trong các vi giếng.

Mã sản phẩm trên mã vạch:      b2-GPI IgG

         
 

- Ngoài ra còn dung dịch hê thống như:

+ Wash (1x20mL):  Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

Dụng cụ khác:

+ Máy vortex; Pipet 10 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bệnh phẩm có thể được lưu ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng.

 Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng Anti- beta2 glycoprotein IgG hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Thanh thử Alegria Test Strips với công nghệ SMC được sử dụng với thiết bị chẩn đoán Alegria. Để có thông tin chi tiết về quy trình vận hành thiết bị, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị.

(1) Bóc miếng dán phủ các giếng trống từ 1 đến 4 trên thanh thử Alegria Test Strips. Không bóc phần dán phủ có in mã vạch, phủ các giếng từ 5 đến 8.

(2) Hút 10 μL mẫu không pha loãng vào đáy giếng 1.

(3) Đặt thanh thử vào khay SysTray.

(4) Đặt các khay SysTray vào đúng vị trí trên thiết bị Alegria và bắt đầu chạy. Tất cả các bước sau đó sẽ được thực hiện tự động. Xét nghiệm chạy hoàn tất khi thiết bị bắt đầu in kết quả.

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  1. Giá trị tham chiếu:  Anti-Glycoprotein IgG

             Bình thường:       < 5 U/mL

               Ranh giới:              5-8 U/mL

               Cao:                     ≥ 8 U/mL

  1. Ý nghĩa lâm sàng:

Hội chứng kháng Phospholipid (APS, hội chứng Hughes) là một bệnh tự miễn hệ thống gây ra tình trạng huyết khối, sảy thai liên tiếp và thai chết lưu. Các triệu chứng lâm sàng đi kèm với sự xuất hiện các tự kháng thể đặc hiệu có khả năng phát hiện được trong máu bệnh nhân bị APS. Các tự kháng thể này gắn với Phospholipid như Cardiolipin hoặc với các Protein gắn Phospholipid như beta-2-Glycoprotein I.

Triệu chứng lâm sàng của APS không đủ đặc hiệu để đưa ra chẩn đoán xác định. Do đó, kết quả xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Ủy ban khoa học và chuẩn hóa của hiệp hội quốc tế huyết khối và cầm máu định nghĩa về các tiêu chí lâm sàng và những thông số xét nghiệm mang tính chẩn đoán trong “Tiêu chí Sapporo về việc phân loại hội chứng kháng Phospholipid”, xuất bản năm 1999. Tài liệu này đã được chỉnh sửa và tái bản năm 2006 và 2012.

Các thông số xét nghiệm bao gồm:

(1) Phát hiện chất kháng đông lupus (LA) trong huyết tương tăng gấp hai lần trong vòng 12 tuần

(2) Tăng hiệu giá kháng thể kháng Cardiolipin (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa để phát hiện kháng thể kháng Cardiolipin phụ thuộc beta-2-Glycoprotein.

(3) Tăng hiệu giá kháng thể kháng beta-2-Glycoprotein I (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa.

APS được chẩn đoán xác định khi đảm bảo đáp ứng ít nhất một tiêu chí lâm sàng và một tiêu chí xét nghiệm.

Sự xuất hiện của kháng thể kháng cardiolipin ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể liên quan đến việc giảm tiểu cầu và huyết khối tiến triển. Trong sản khoa, chúng có thể gây ra thai chết lưu hoặc hỏng thai liên tiếp. Hơn thế nữa, kháng thể anti-cardiolipin còn được phát hiện trong các bệnh về thần kinh như thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, động kinh hoặc múa giật.

Tự kháng thể kháng cardiolipin là những globulin miễn dịch lớp IgG, IgM, hoặc IgA. Việc xác định kháng thể IgM là một chỉ điểm có giá trị trong chẩn đoán giai đoạn mới mắc bệnh tự miễn, trong khi kháng thể IgG xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Việc xác định kháng thể IgA dường như có tầm quan trọng lớn hơn trên cộng đồng người ở vùng African-Caribbean.

Định lượng kháng thể kháng Cardiolipin, đặc biệt là IgG, cho thấy độ đặc hiệu cao trong theo dõi điều trị APS thứ phát liên quan đến SLE.

Các dấu hiệu lâm sàng định hướng xác định kháng thể kháng Cardiolipin là: SLE, huyết khối, giảm tiểu cầu, thiếu máu não cục bộ, múa giật, động kinh, hỏng thai liên tiếp, thai chết lưu.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng bệnh phẩm máu toàn phần thu thập bằng các kỹ thuật được phê duyệt, tránh gây vỡ hồng cầu.

Mẫu huyết thanh dùng cho xét nghiệm phải trong và không bị vỡ hồng cầu. Tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc mẫu nhiễm mỡ, tuy nhiên, các mẫu này không gây nhiễu xét nghiệm.

Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông mẫu huyết thanh hoặc huyết tương do có thể làm giảm hoạt tính của kháng thể.

Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm với mẫu huyết thanh đã bị bất hoạt bởi nhiệt.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG BETA 2-GLYCOPROTEIN IgM

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên- kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá tŕnh thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay) 

II. CHUẨN BỊ

Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

  1. 2. Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/ Germany.

 Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

 Bộ xét nghiệm định lượng Anti- Beta2 - Glycoprotein IgM như sau:

 

 

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1 + 2

Giếng trống và không phủ (để pha loãng mẫu)

Giếng 3 + 4

Được phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 

 

Beta-2-glycoprotein có độ tinh sạch cao được phủ sẵn trong các vi giếng.

Mã sản phẩm trên mã vạch:     b2-GPI IgM

         
 

- Ngoài ra còn dung dịch hê thống như:

+ Wash (1x20mL):  Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

Dụng cụ khác: + Máy vortex; Pipet 10 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bệnh phẩm có thể được lưu ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng.

 Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng Anti- beta2 glycoprotein IgM hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Thanh thử Alegria Test Strips với công nghệ SMC được sử dụng với thiết bị chẩn đoán Alegria. Để có thông tin chi tiết về quy trình vận hành thiết bị, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị.

(1) Bóc miếng dán phủ các giếng trống từ 1 đến 4 trên thanh thử Alegria Test Strips. Không bóc phần dán phủ có in mã vạch, phủ các giếng từ 5 đến 8.

(2) Hút 10 μL mẫu không pha loãng vào đáy giếng 1.

(3) Đặt thanh thử vào khay SysTray.

(4) Đặt các khay SysTray vào đúng vị trí trên thiết bị Alegria và bắt đầu chạy. Tất cả các bước sau đó sẽ được thực hiện tự động. Xét nghiệm chạy hoàn tất khi thiết bị bắt đầu in kết quả.

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  1. Giá trị tham chiếu:  Anti-Glycoprotein IgM

             Bình thường:       < 5 U/mL

               Ranh giới:              5-8 U/mL

               Cao:                     ≥ 8 U/mL

  1. Ý nghĩa lâm sàng:

Hội chứng kháng phospholipid (APS, hội chứng Hughes) là một bệnh tự miễn hệ thống gây ra tình trạng huyết khối, sảy thai liên tiếp và thai chết lưu. Các triệu chứng lâm sàng đi kèm với sự xuất hiện các tự kháng thể đặc hiệu có khả năng phát hiện được trong máu bệnh nhân bị APS. Các tự kháng thể này gắn với phospholipid như cardiolipin hoặc với các protein gắn phospholipid như beta-2-glycoprotein I.

Triệu chứng lâm sàng của APS không đủ đặc hiệu để đưa ra chẩn đoán xác định. Do đó, kết quả xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Ủy ban khoa học và chuẩn hóa của hiệp hội quốc tế huyết khối và cầm máu định nghĩa về các tiêu chí lâm sàng và những thông số xét nghiệm mang tính chẩn đoán trong “Tiêu chí Sapporo về việc phân loại hội chứng kháng phospholipid”, xuất bản năm 1999. Tài liệu này đã được chỉnh sửa và tái bản năm 2006 và 2012.Các thông số xét nghiệm bao gồm:

(1) Phát hiện chất kháng đông lupus (LA) trong huyết tương tăng gấp hai lần trong vòng 12 tuần

(2) Tăng hiệu giá kháng thể kháng cardiolipin (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa để phát hiện kháng thể kháng cardiolipin phụ thuộc beta-2-glycoprotein.

(3) Tăng hiệu giá kháng thể kháng beta-2-glycoprotein I (IgG và/hoặc IgM). Cần xác định hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm cách nhau ít nhất 12 tuần, sử dụng xét nghiệm ELISA đã được chuẩn hóa.

APS được chẩn đoán xác định khi đảm bảo đáp ứng ít nhất một tiêu chí lâm sàng và một tiêu chí xét nghiệm.

Sự xuất hiện của kháng thể kháng cardiolipin ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể liên quan đến việc giảm tiểu cầu và huyết khối tiến triển. Trong sản khoa, chúng có thể gây ra thai chết lưu hoặc hỏng thai liên tiếp. Hơn thế nữa, kháng thể anti-cardiolipin còn được phát hiện trong các bệnh về thần kinh như thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, động kinh hoặc múa giật.

Tự kháng thể kháng cardiolipin là những globulin miễn dịch lớp IgG, IgM, hoặc IgA. Việc xác định kháng thể IgM là một chỉ điểm có giá trị trong chẩn đoán giai đoạn mới mắc bệnh tự miễn, trong khi kháng thể IgG xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Việc xác định kháng thể IgA dường như có tầm quan trọng lớn hơn trên cộng đồng người ở vùng African-Caribbean.

Định lượng kháng thể kháng cardiolipin, đặc biệt là IgG, cho thấy độ đặc hiệu cao trong theo dõi điều trị APS thứ phát liên quan đến SLE.

Các dấu hiệu lâm sàng định hướng xác định kháng thể kháng cardiolipin là: SLE, huyết khối, giảm tiểu cầu, thiếu máu não cục bộ, múa giật, động kinh, hỏng thai liên tiếp, thai chết lưu.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng bệnh phẩm máu toàn phần thu thập bằng các kỹ thuật được phê duyệt, tránh gây vỡ hồng cầu.

Mẫu huyết thanh dùng cho xét nghiệm phải trong và không bị vỡ hồng cầu. Tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc mẫu nhiễm mỡ, tuy nhiên, các mẫu này không gây nhiễu xét nghiệm.

Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông mẫu huyết thanh hoặc huyết tương do có thể làm giảm hoạt tính của kháng thể.

Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm với mẫu huyết thanh đã bị bất hoạt bởi nhiệt.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG TY LẠP THỂ (AMA-M2)

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: 

Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay) 

II. CHUẨN BỊ

Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

  1. 2. Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/Germany.

 Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

 Bộ xét nghiệm định lượng AMA-M2 như sau:

 

 

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1 + 2

Giếng trống và không phủ (để pha loãng mẫu)

Giếng 3 + 4

Được phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 

 

Kháng nguyên dưới type M2 trong ty thể (PDC-E2, BCOADC-E2, OGDC-E2) có độ tinh sạch cao được phủ sẵn trong các vi giếng.

Mã sản phẩm trên mã vạch: AMA-M2

         

- Ngoài ra còn dung dịch hệ thống như:

+ Wash (1x20mL): Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

Dụng cụ khác: + Máy vortex; Pipet 10 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bệnh phẩm có thể được lưu ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng.

 Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng AMA-M2 hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Thanh thử Alegria Test Strips với công nghệ SMC được sử dụng với thiết bị chẩn đoán Alegria. Để có thông tin chi tiết về quy trình vận hành thiết bị, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị.

(1) Bóc miếng dán phủ các giếng trống từ 1 đến 4 trên thanh thử Alegria Test Strips. Không bóc phần dán phủ có in mã vạch, phủ các giếng từ 5 đến 8.

(2) Hút 10 μL mẫu không pha loãng vào đáy giếng 1.

(3) Đặt thanh thử vào khay SysTray.

(4) Đặt các khay SysTray vào đúng vị trí trên thiết bị Alegria và bắt đầu chạy. Tất cả các bước sau đó sẽ được thực hiện tự động. Xét nghiệm chạy hoàn tất khi thiết bị bắt đầu in kết quả.

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Bình thường:  AMA-M2:  < 10 IU/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Kháng thể kháng ty thể (AMA) là một nhóm các tự kháng thể không đồng nhất, chống lại các protein khác nhau ở màng trong và màng ngoài ti thể. Các kháng thể đặc hiệu kháng ty thể đã được mô tả trong bệnh xơ gan mật nguyên phát (PBC) như các dưới type M2, M4, M8 và M9. Những dưới type AMA khác liên quan đến các bệnh như bệnh về collagen (AMA-M5), lupus ban đỏ do thuốc và viêm gan (AMA-M3A và AMA-M6).

Các kháng thể đặc hiệu kháng ti thể không đồng nhất thuộc dưới type M2 trực tiếp kháng ba protein liên quan của phức hợp alpha-keto acid dehydrogenase nằm trong màng ti thể. Các epitop chủ yếu đã được công nhận nằm trên tiểu đơn vị E2 và protein X của phức hợp pyruvate dehydrogenase (PDC). Thêm vào đó, tự kháng thể kháng AMA-M2 còn nhận diện được các tiểu đơn vị (E1a và E1b) của phức hợp PDC và tiểu đơn vị E2 của một số phức hợp đa enzyme khác như phức hợp 2-oxo-glutarat dehydrogenase (OGDC) và phức hợp 2-oxo acid dehydrogenase mạch nhánh (BCOADC).

Sử dụng một lớp tế bào HEp2 trong miễn dịch huỳnh quang  gián tiếp phát hiện tự kháng thể kháng AMA-M2 có đặc điểm: đốm mịn ở tế bào chất, hình ảnh huỳnh quang ngưng tụ quanh nhân. Để chẩn đoán phân biệt xơ gan mật nguyên phát, việc xác định AMA-M2 được khuyến cáo bởi độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Ở những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn khác, việc xác định kháng thể kháng AMA cho phép sàng lọc sớm sự xuất hiện các kháng thể dưới type M2 và M9 có mối liên hệ với sự tiến triển và/hoặc liên quan đến PBC.

Nhóm dưới type AMA giúp phân loại về tính miễn dịch và tiên lượng bệnh xơ gan mật. Thời điểm đầu của các trường hợp PBC có triệu chứng thường chỉ hiện diện kháng thể dưới type AMA-M2 (đôi khi kết hợp với AMA-M9), trong khi các trường hợp tiến triển và các hội chứng phối hợp với viêm gan cấp mạn tính (CAH) đều thấy sự xuất hiện các kháng thể dưới type AMA-M2, -M4 và -M8.

 V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng bệnh phẩm máu toàn phần thu thập bằng các kỹ thuật được phê duyệt, tránh gây vỡ hồng cầu.

Mẫu huyết thanh dùng cho xét nghiệm phải trong và không bị vỡ hồng cầu. Tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc mẫu nhiễm mỡ, tuy nhiên, các mẫu này không gây nhiễu xét nghiệm.

Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông mẫu huyết thanh hoặc huyết tương do có thể làm giảm hoạt tính của kháng thể.

Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm với mẫu huyết thanh đã bị bất hoạt bởi nhiệt.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG TIỂU VI THỂ GAN THẬN TYPE 1 (LKM1)

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: 

Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay) 

II. CHUẨN BỊ

Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

  1. 2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/ Germany.

 - Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bộ xét nghiệm định lượng LKM1 như sau:

 

Dải Alegria Test Strips được cấu thành từ 8 giếng với các thành phần:

Giếng 1 + 2

Giếng trống và không phủ (để pha loãng mẫu)

Giếng 3 + 4

Được phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

Các vi giếng được phủ sẵn C1q người có độ tinh khiết cao.

Mã sản xuất trên mã vạch :

LKM-1

       

- Ngoài ra còn dung dịch hệ thống như:

+ Wash (1x20mL): Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

Dụng cụ khác:

+ Máy vortex; Pipet 10 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 - Bệnh phẩm có thể được lưu ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng.

 - Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng LKM1hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Thanh thử Alegria Test Strips với công nghệ SMC được sử dụng với thiết bị chẩn đoán Alegria. Để có thông tin chi tiết về quy trình vận hành thiết bị, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị.

(1) Bóc miếng dán phủ các giếng trống từ 1 đến 4 trên thanh thử Alegria Test Strips. Không bóc phần dán phủ có in mã vạch, phủ các giếng từ 5 đến 8.

(2) Hút 10 μL mẫu không pha loãng vào đáy giếng 1.

(3) Đặt thanh thử vào khay SysTray.

(4) Đặt các khay SysTray vào đúng vị trí trên thiết bị Alegria và bắt đầu chạy. Tất cả các bước sau đó sẽ được thực hiện tự động. Xét nghiệm chạy hoàn tất khi thiết bị bắt đầu in kết quả.

- Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường:  LKM1:  <10 U/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Việc phát hiện các tự kháng thể đóng vai trò then chốt trong chẩn đoán các rối loạn ở gan, như viêm gan tự miễn (AIH), xơ gan mật nguyên phát (PBC), và các biến chứng của viêm xơ chai đường mật ở người lớn và trẻ em. Các kháng thể kháng cơ trơn (ASMA), kháng thể kháng nhân (ANA) và kháng thể kháng microsome gan-thận (anti-LKM -1) xác định AIH type 1 và 2 và cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn tiềm tàng của viêm gan tự miễn sau ghép gan. Các kháng thể kháng ty thể (AMA) là biểu hiện của PBC. ANA, ASMA, kháng thể kháng LKM1 và AMA nên được xác định ở tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bệnh gan tự miễn.Sự theo dõi các tự kháng thể có thể hữu ích trong trường hợp AIH mà có sự biến mất hoặc giảm mạnh ANA, ASMA và kháng thể kháng LKM1 có thể là một chỉ số cho thấy đáp ứng với điều trị bằng ức chế miễn dịch. Viêm gan tự miễn (AIH) là bệnh viêm gan chủ yếu ảnh hưởng tới giới nữ, đặc trưng bởi viêm gan gian thùy, tăng nồng độ enzyme transaminase, sự có mặt của các tự kháng thể trong huyết thanh và sự gia tăng nồng độ của IgG. AIH đáp ứng với điều trị ức chế miễn dịch, do đó cần đưa ra phác đồ điều trị sớm ngay khi chẩn đoán ra.

Bệnh viêm gan tự miễn (AIH) type 1 ảnh hưởng chủ yếu ở người trưởng thành, trong khi đó AIH type 2 có 80% trường hợp là gặp trên trẻ em. Phản ứng huyết thanh dương tính với ANA và/ hoặc ASMA xác định AIH type 1, dương tính với kháng thể kháng microsome gan thận type 1 (LKM-1) và/ hoặc kháng thể kháng tế bào chất của gan type 1 (anti-LC1) xác định AIH type 2. Bệnh nhân bị AIH type 2 có kháng thể kháng LC1 có đặc điểm mô bệnh học nặng hơn so với các trường hợp không có kháng thể kháng LC1. Các kháng thể kháng LKM-1 gắn với cytochrome P450 IID6 (CYP2D6); enzyme formiminotransferase cyclodeaminase (FTCD) là phân tử đích của các kháng thể kháng LC1.

Tự kháng thể kháng kháng nguyên gan hòa tan (SLA) và kháng nguyên gan-tụy (LP), cùng gắn với phân tử ức chế UGA tRNA liên kết với Protein kháng nguyên (tRNP(Ser)Sec). Chúng cũng được gọi là tự kháng thể kháng SLA/LP và được dùng như là những marker đặc hiệu cho type 3 của trường hợp AIH trầm trọng nhưng kết quả huyết thanh học âm tính đối với các tự kháng thể AIH thông thường. Những điểm tương đồng về mặt lâm sàng giữa các bệnh nhân AIH type 1 (dương tính với ANA hoặc ASMA) và bệnh nhân AIH chỉ dương tính với anti-SLA với khoảng 30% huyết thanh dương tính trùng lặp giữa anti-SLA và ASMA và/ hoặc ANA, cho thấy rằng kháng thể kháng SLA là một marker quan trọng bổ sung cho chẩn đoán AIH type 1, hơn là marker của AIH type 3 đơn thuần. Sự xuất hiện của kháng thể kháng SLA trên những bệnh nhân mắc AIH nặng chỉ điểm xu hướng tái phát sau khi ngưng sử dụng corticosteroid so với những trường hợp tương tự nhưng âm tính với kháng thể kháng SLA.

Xơ gan mật nguyên phát (PBC) được xác định bởi các kháng thể kháng ty thể (AMA-M2) phản ứng với các enzyme của phức hợp pyruvate dehydrogenase tiểu đơn vị E2 và ANA đặc hiệu bệnh chủ yếu là phản ứng với kháng nguyên lõi nhân gp210 và kháng nguyên khối nhân sp100. Chúng đặc biệt quan trọng trong PBC có AMA-M2 âm tính.

Viêm xơ hóa đường mật thể hiện ở ít nhất hai thể, thể đầu tiên là xơ hóa đường mật nguyên phát (PSC) chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới trưởng thành trong đó chỉ có phản ứng duy nhất (không đặc hiệu) là một kháng thể kháng bào tương quanh nhân bạch cầu trung tính không điển hình (p-ANCA) và thể thứ hai là bệnh phát triển từ thời thơ ấu được gọi là bệnh xơ hóa đường mật tự miễn (ASC) với những đặc điểm huyết thanh học gần giống với AIH type 1.

Nhiễm virus viêm gan C (HCV) có một số mối liên hệ quan trọng với bệnh viêm gan tự miễn. Những bệnh nhân có phản ứng huyết thanh dương tính với kháng thể kháng microsome gan-thận type 1 (LKM-1) thường bị nhiễm HCV (9). Kháng thể LC1 đầu tiên được miêu tả kết hợp với kháng thể kháng LKM-1 hoặc miêu tả riêng biệt trong bệnh nhân AIH type 2. (17) Kháng thể kháng LC1 cũng đã được tìm thấy ở 14% bệnh nhân bị viêm gan C có kháng thể kháng LKM-1 dương tính.

Viêm gan tự miễn không rõ nguồn gốc được đặc trưng bởi hình ảnh lâm sàng mà không thể phân biệt được với bệnh viêm gan tự miễn. ANA, ASMA và kháng thể kháng LKM-1 cho kết quả âm tính khi bệnh bắt đầu khởi phát và có thể xuất hiện muộn hơn trong quá trình tiến triển bệnh. Kháng thể kháng SLA có thể dương tính trong 12-30% trường hợp bệnh nhân viêm gan chưa rõ nguyên nhân. Bệnh này thường đáp ứng với liệu pháp dùng steroid. Protein loại 1 mang tính kháng nguyên được tái tổ hợp với độ tinh sạch cao của microsomes gan-thận (LKM-1) được gắn vào các giếng.

 V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng bệnh phẩm máu toàn phần thu thập bằng các kỹ thuật được phê duyệt, tránh gây vỡ hồng cầu.

Mẫu huyết thanh dùng cho xét nghiệm phải trong và không bị vỡ hồng cầu. Tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc mẫu nhiễm mỡ, tuy nhiên, các mẫu này không gây nhiễu xét nghiệm.

Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông mẫu huyết thanh hoặc huyết tương do có thể làm giảm hoạt tính của kháng thể.

Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm với mẫu huyết thanh đã bị bất hoạt bởi nhiệt.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG GBM (GBM Ab)

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm dựa trên phản ứng miễn dịch gắn enzyme gián tiếp theo các bước sau: 

Các kháng thể có mặt trong mẫu dương tính gắn với kháng nguyên phủ trên bề mặt của hai giếng phản ứng, hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Sau khi ủ, bước rửa đầu tiên sẽ loại bỏ các phân tử không gắn và gắn không đặc hiệu. Tiếp đó, chất cộng hợp enzyme được bổ sung sẽ gắn với phức hợp kháng nguyên - kháng thể đã được cố định. Sau khi ủ, bước rửa thứ hai sẽ loại bỏ chất cộng hợp không gắn. Cơ chất enzyme tiếp tục được thêm vào giếng, quá trình thủy phân và tạo màu diễn ra trong thời gian ủ. Cường độ màu xanh dương tạo ra tỉ lệ thuận với nồng độ của phức hợp kháng nguyên-kháng thể và có thể đo bằng phương pháp quang học ở bước sóng 650 nm trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch ELISA (Enzymelinked immunosorbant assay) 

II. CHUẨN BỊ

  1. Cán bộ thực hiện:

01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện xét nghiệm: Máy xét nghiệm miễn dịch Alegria- hãng ORGENTEC/ Germany.

 - Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bộ xét nghiệm định lượng Anti – GBM Ab như sau:

Thanh thử Alegria gồm 8 giếng chứa các thành phần sau:

Giếng 1 + 2

Giếng trống (để pha loãng mẫu)

Giếng 3 + 4

Phủ kháng nguyên (giếng phản ứng)

Giếng 5

Mẫu chứng, màu vàng, chứa kháng thể đặc hiệu, PBS, albumin huyết thanh bò (BSA), chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 6

Chất cộng hợp enzyme, màu đỏ nhạt, chứa kháng thể kháng IgG người gắn HRP; PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản ProClin 300 0,05%.

Giếng 7

Dung dịch pha loãng mẫu, màu vàng, chứa PBS, BSA, chất tẩy, chất bảo quản natri azide 0,09% và ProClin 300 0,05%.

Giếng 8

Cơ chất TMB, trong suốt, chứa 3,3’, 5,5’- Tetramethylbenzidin

 

 

 

GBM có độ tinh sạch cao được phủ sẵn trong các vi giếng.

Mã hóa sản phẩm: GBM

       

- Ngoài ra còn dung dịch hệ thống như:

+ Wash (1x20mL): Dung dịch rửa, chứa TRIS, detergent, chất bảo quản natri azide 0,09% (50x)

+ System fluid (1x2,5mL): Dung dịch hệ thống chứa acid (1000x).

- Bộ xét nghiệm cần được bảo quản trong bóng tối ở điều kiện 2-8°C. Không để hóa chất tiếp xúc với nhiệt, mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Bảo quản thanh thử Alegria (đậy kín và khô ráo) trong túi có khóa được cung cấp. Dung dịch Wash Buffer và System Fluid sau khi pha loãng ổn định trong tối thiểu 30 ngày khi được bảo quản ở 2-8°C.

Dụng cụ khác:

+ Máy vortex; Pipet 20 μL;

+ Ống đong thể tích 1000 mL và 2500 mL

+ Nước cất hoặc nước khử ion

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Bệnh phẩm có thể được lưu ở 2-8°C trong vòng 5 ngày hoặc -20°C trong vòng 6 tháng.

- Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng Anti- GBM hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Thanh thử Alegria Test Strips với công nghệ SMC được sử dụng với thiết bị chẩn đoán Alegria. Để có thông tin chi tiết về quy trình vận hành thiết bị, tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị.

(1) Bóc miếng dán phủ các giếng trống từ 1 đến 4 trên thanh thử Alegria Test Strips. Không bóc phần dán phủ có in mã vạch, phủ các giếng từ 5 đến 8.

(2) Hút 10 μL mẫu không pha loãng vào đáy giếng 1.

(3) Đặt thanh thử vào khay SysTray.

(4) Đặt các khay SysTray vào đúng vị trí trên thiết bị Alegria và bắt đầu chạy. Tất cả các bước sau đó sẽ được thực hiện tự động. Xét nghiệm chạy hoàn tất khi thiết bị bắt đầu in kết quả.

- Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: Anti-GBM Ab < 20 U/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Xét nghiệm ELISA Anti-GBM được dùng để định lượng các tự kháng thể lớp IgG kháng màng nền cầu thận (GBM) trong huyết thanh hoặc huyết tương người.

Hội chứng Goodpasture là một rối loạn tự miễn ở thận. Năm 1919, Ernest Goodpasture (nhà bệnh học người Mỹ) đã lần đầu tiên mô tả sự xuất hiện đồng thời của bệnh xuất huyết phổi gây tử vong cùng với viêm cầu thận lan tỏa ở một người đàn ông trẻ. Hiện nay, hội chứng này được xem như một rối loạn tự miễn bao gồm viêm cầu thận, xuất huyết phổi và sự hình thành kháng thể kháng màng nền cầu thận.

Tỷ lệ mắc hội chứng Goodpasture trong khoảng 0,5 đến 1 trường hợp trên một triệu dân mỗi năm. Phần lớn bệnh nhân mắc hội chứng này ở thập kỷ 3 và thập kỷ 7. Hội chứng Goodpasture là một trường hợp khẩn cấp trong y khoa với tỷ lệ tử vong 75% đến 90% do suy thận và suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời.

Theo mô học, hội chứng này đặc trưng bởi sự lắng đọng liên tục immunoglobulin dọc theo màng nền cầu thận (GBM), có thể được chứng minh bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trên mẫu sinh thiết thận. Hiện nay, việc xác định các tự kháng thể (lưu hành trong tuần hoàn) kháng đầu C của chuỗi alpha-3 của collagen tuýp IV được coi là tiêu chuẩn chẩn đoán. Màng nền hình thành hàng rào giải phẫu tại các vị trí biểu mô gặp mô liên kết. Collagen tuýp IV (chỉ thấy trong GBM) tạo thành đệm, trong đó các phân tử bổ sung (ví dụ như Laminin, Entactin) được tích hợp. Ba trong sáu chuỗi alpha (polypeptide có trên 1.650 amino acid) tạo thành một cấu trúc xoắn ba và đặc trưng cho các tiểu đơn vị của collagen tuýp IV. Tất cả các đầu tận C của các chuỗi alpha tạo thành một vùng hình cầu, có thể được hòa tan và tách khỏi cấu trúc xoắn ba bằng cách xử lý với collagenase vi khuẩn.

Phản ứng của các tự kháng thể anti-GBM (đặc hiệu với hội chứng Goodpasture) kháng vùng NC1 (29 kDa) của chuỗi alpha-3 của collagen tuýp IV (GBM). Hiện nay, khi kháng nguyên đích đã được mô tả hoàn toàn, ba yếu tố bao gồm viêm cầu thận, xuất huyết phổi và sự xuất hiện của kháng thể kháng chuỗi alpha-3 của collagen tuýp IV (GBM) là những yếu tố cần thiết để chẩn đoán hội chứng Goodpasture. Hệ thống xét nghiệm ELISA sử dụng kháng nguyên tinh khiết tương ứng thể hiện độ nhạy 98% và độ đặc hiệu 99%.

 V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng bệnh phẩm máu toàn phần thu thập bằng các kỹ thuật được phê duyệt, tránh gây vỡ hồng cầu.

Mẫu huyết thanh dùng cho xét nghiệm phải trong và không bị vỡ hồng cầu. Tránh sử dụng các mẫu vỡ hồng cầu hoặc mẫu nhiễm mỡ, tuy nhiên, các mẫu này không gây nhiễu xét nghiệm.

Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông mẫu huyết thanh hoặc huyết tương do có thể làm giảm hoạt tính của kháng thể.

Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm với mẫu huyết thanh đã bị bất hoạt bởi nhiệt.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ANTI-CCP

I. NGUYÊN LÝ 

Anti-CCP được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Anti-CCP có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng Anti-CCP đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng Anti-CCP đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ Anti-CCP có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601, máy miễn dịch Alegria

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti-CCP, chất chuẩn Anti-CCP, chất kiểm tra chất lượng Anti-CCP.

3. Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm. Không sử dụng các thuốc có Biotin ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rơ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin, EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 3 ngày ở 2–8°C, 1 tháng ở -20°C.

- Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Anti-CCP. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-CCP.

- Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-CCP đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-Người thực hiện phân tích mẫu nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích hoặc chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích nếu hệ thống mạng bị ngắt.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả trên mạng nội bộ Bệnh viện và in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ 

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: < 17 U/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- Anti CCP (Anti cyclic citrullinated peptides) là kháng thể kháng Peptid vòng chứa cid min Citrulline. Sự hiện diện của kháng này có thể giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp nhiều năm trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện.

- Anti-CCP tăng bệnh lý trong: Trong Viêm khớp dạng thấp, Anti-CCP tăng sớm nên có thể giúp cho chẩn đoán sớm viêm khớp dạng thấp.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 25 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin <0.5 g/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dL.

+ RF < 1500 IU/mL

+ Biotin <30 ng/mL trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).


 

ĐỊNH LƯỢNG IgA (IMMUNOGLOBULIN A)

I. NGUYÊN LÝ

IgA được xác định bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

  • Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa: Olympus AU 640, AU 680, máy Architect plus Ci8200, máy BNProSpec.
  • Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IgA, chất chuẩn IgA, kiểm tra chất lượng IgA.

3. Người bệnh: Người bệnh cần giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, tên bác sỹ chỉ định.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:
  • Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin, Na2-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.
  • Sau khi lấy máu và/ hoặc tiếp nhận mẫu, lấy thông tin người bệnh trên hệ thống phần mềm, in dán barcode vào ống mẫu bệnh phẩm rồi đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.
  • Bệnh phẩm ổn định: 8 tháng ở 15-25°C đến (-15)- (-25)°C.Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm IgA, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IgA đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nạp bệnh phẩm vào máy phân tích hoặc chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích nếu hệ thống mạng bị ngắt.

Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in trả phiếu kết quả trên phần mềm để trả cho bệnh nhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: 70 - 400 mg/dL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- IgA máu tăng trong:

+ Nhiễm trùng (ở trẻ sơ sinh, đường hô hấp, đường tiêu hóa )

+ Xơ gan, sốt thấp khớp

+ U tủy IgA, bệnh tự miễn.

- IgA máu giảm trong:

+ Thiếu hoặc không có γ-globulin huyết,

+ Leucemia lympho bào,

+ Tiền sản giật.


ĐỊNH LƯỢNG IgE (Immunoglobuline E)

I. NGUYÊN LÝ

IgE là một globulin miễn dịch có vai trò quan trọng trong miễn dịch với ký sinh trùng như giun sán …Ngoài ra nó còn có vai trò trong các quá trình dị ứng của cơ thể như phản vệ và một số bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng …nồng độ IgE thường liên quan tới mức độ tương tác với các dị nguyên và độ nặng của các triệu chứng dị ứng. Đo nồng độ của IgE hỗ trợ trong chẩn đoán các bệnh dị ứng. 

IgE  được  định  lượng  bằng  phương  pháp  miễn  dịch  sandwich  sử  dụng  công nghệ  hóa  phát  quang  hay  điện  hóa  phát  quang.  IgE có trong  mẫu  thử  đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng IgE đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng  IgE  đánh  dấu  ruthenium  (chất  có  khả  năng  phát  quang)  tạo  thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ IgE có trong mẫu thử.

Ngoài ra, IgE còn được định lượng theo nguyên lý miễn dịch đo độ đục trên hệ thống xét nghiệm miễn dịch đo độ đục. Hạt Polystyrene được bao với kháng thể IgE người tạo kết tủa khi trộn với mẫu chứa IgE. Phức hợp này này phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu. Mức độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một mẫu chuẩn đã biết nồng độ

II. CHUN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm Cobas e601- hãng Roche, Architect plus Ci8200- hãng Abbort, BN ProSpec- hãng Siemens.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IgE, chất chuẩn IgE, chất kiểm tra chất lượng IgE.

Hóa chất chạy trên hệ thống máy miễn dịch đo độ đục BN PrpSpec: Thuốc thử N Latex IgE mono: hỗn dịch của hạt polystyrene bao bởi kháng thể đơn dòng ( chuột)  ( 0.03 g/L) kháng lại IgE. Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh, chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na-heparin, K3-EDTA , và sodium citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu hoặc tiếp nhận mẫu, đem ly tâm 4000 vòng/phút trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2–8°C, 6 tháng ở -20°C. Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

2. Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm IgE. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IgE. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IgE đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích hoặc chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích nếu hệ thống mạng bị ngắt.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in duyệt,trả phiếu kết quả xét nghiệm trên phần mềm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: < 100 IU/L

Nhóm tuổi

IgE (IU/mL)

Trẻ sơ sinh

< 1.5

Trẻ dưới 1 tuổi

< 15

Trẻ em ( 1-5 tuổi)

< 60

Trẻ em ( 6-9 tuổi)

< 90

Trẻ em ( 10-15 tuổi)

< 200

Người lớn

< 100

 

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- IgE  tăng  trong:  Các  trạng  thái  dị  ứng,  hen  phế  quản,  viêm  mũi  dị  ứng,  eczema, Nhiễm ký sinh trùng, nấm phổi.

-  IgE máu giảm trong: Ung thư giai đoạn cuối không điều trị, Chứng mất điều hòa giãn mao mạch

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ  

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm.  Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 37 mg/dL.

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.1 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglycerid < 2200 mg/dl.

+  Biotin  <100  ng/ml.  Trường  hợp  người  bệnh  sử  dụng  Biotin  với  liều  >  5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+  Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ IgE tới 50000 IU/mL.

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).


 

ĐỊNH LƯỢNG IgG (IMMUNOGLOBULIN G)

  1. NGUYÊN LÝ

IgG được xác định bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

  1.  CHUẨN BỊ
  1. Người thực hiện: 01 Bác sĩ hoặc Cán bộ đại học và 1 kỹ thuật viên hóa sinh
  2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm như Olympus AU 640, AU 680.

- Hóa chất: Hóa chất  xét  nghiệm IgG,  chất chuẩn IgG,  kiểm tra chất lượng IgG.

3. Người bệnh: Người bệnh cần giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, tên bác sỹ chỉ định.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy bệnh phẩm và xử trí mẫu bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin, Na-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu và/ hoặc tiếp nhận mẫu, in dán barcode trên mẫu bệnh phẩm đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định: 8 tuần ở 2-8°C, 4 tháng ở 15-25°C , 8 tháng ở (-15)- (-25)°C. Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt  nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

  1. Tiến hành kỹ thuật:

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm IgG, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IgG đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập nạp bệnh phẩm vào máy phân tích hoặc chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích nếu hệ thống mạng bị ngắt.

Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in trả phiếu  kết quả trên phần mềm để trả cho bệnh nhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: 700 – 1600 mg/dL.

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- IgG máu tăng trong: Nhiễm trùng, Xơ gan, U tủy IgG, sarcoidosis, Bệnh tự miễn, sốt thấp khớp.

- IgG máu giảm trong: Thiếu hoặc không có γ-globulin huyết, Leucemia lympho bào, Tiền sản giật.


ĐỊNH LƯỢNG IgM (IMMUNOGLOBULIN M)

I. NGUYÊN LÝ

IgM trong huyết thanh/huyết tương người được định lượng bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

  1. CHUẨN BỊ
  1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, Beckman Couler AU680, máy Architect plus Ci8200, máy BN ProSpec

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IgM, chất chuẩn IgM, kiểm tra chất lượng IgM.

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, tên bác sỹ chỉ định.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin, Na2-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu và/hoặc tiếp nhận, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định: 4 tháng ở 2- 8°C, 2 tháng ở 15- 25°C, 6 tháng ở (-15)- (-25)°C. Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm IgM, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IgM đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó lưu, trả kết quả xét nghiệm trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường:

- Người lớn: 40 - 230 mg/dL.

- Trẻ em: 20- 200 mg/dL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- IgM máu tăng trong:

+ Nhiễm trùng cấp

+ Bệnh macrohlobulin huyết Waldestrom, Sốt rét, Lymphosarcom,

+ Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng,

+ Nhiễm virus Rubella ở trẻ sơ sinh.

- IgM máu giảm trong:

+ Thiếu hoặc không có γ-globulin huyết

+ Leucemia lympho bào

+ Tiền sản giật.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IgG1

I. NGUYÊN LÝ

Kháng thể IgG người bao gồm 4 dưới lớp IgG1, IgG2, IgG3, IgG4. Sự khác nhau giữa các dưới lớp được thể hiện ở chức năng sinh học khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi nồng độ bất thường của các IgG dưới lớp liên quan tới các giai đoạn bệnh lý khác nhau. Nồng độ IgG1 thấp thường do sự thiếu hụt kháng thể nói chung hơn là sự thiếu hụt một dưới lớp cụ thể. Nồng độ IgG1 thấp đo được ở hội chứng thận hư đặc biệt ở viêm thận thay đổi nhỏ.

Protein chứa trong dịch cơ thể tạo ra phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với kháng thể đặc hiệu. Phức hợp này này phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu. Mức độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một mẫu chuẩn đã biết nồng độ.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

- Phương tiện:

+ Máy có thể phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens;

+ Máy ly tâm;

+ Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm;

+ Pipep các loại; Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm.

  • Hóa chất

+ Thuốc thử N AS IgG1: huyết thanh động vật dạng lỏng và được sản xuất bởi miễn dịch của cừu với dưới lớp IgG người đã được làm tinh khiết. Nồng độ của kháng thể hoạt động < 60 g/L.

+ Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là hai tuần.

+ Trong quá trình lưu trữ, hóa chất có thể bị kết tủa hoặc bị đục mà không phải do nhiễm khuẩn và không ảnh hưởng đến chất lượng. Trong trường hợp này cần được ly tâm ( 10 phút ở 1500 x g) hoặc lọc ở màng lọc kích thước 0.45 μm

  • Các dụng cụ tiêu hao khác

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lấy máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

- Thực hiện trên mẫu máu: huyết thanh, huyết tương, sử dụng ống có chứa chất chống đông heparin hoặc EDTA. 

- Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt, hoặc bảo quản 2-8ºC không quá 8 ngày hoặc1 tháng khi được làm đông dưới -20ºC. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:100 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu trên 405 trẻ em khỏe mạnh ở Bắc Mỹ và châu Âu, và 279 người trưởng thành khỏe mạnh từ Châu Âu

 

Nhóm tuổi

IgG1 (g/L)

≤1 tuổi

1.51 - 7.92

> 1 to ≤ 3 years

2.65 - 9.38

> 3 to ≤ 6 years

3.62 - 12.28

> 6 to ≤ 12 years

3.77 - 11.31

> 12 to ≤ 18 years

3.62 - 10.27

> 18 years

4.05 - 10.11

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ  

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: Tán huyết hoặc mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IgG2

I. NGUYÊN LÝ  

Kháng thể IgG người bao gồm 4 dưới lớp IgG1, IgG2, IgG3, IgG4. Sự khác nhau giữa các dưới lớp được thể hiện ở chức năng sinh học khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi nồng độ bất thường của các IgG dưới lớp liên quan tới các giai đoạn bệnh lý khác nhau. Nồng độ IgG2 thấp do sự tái phát của nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút là một gợi ý của sự bất thường của đáp ứng miễn dịch. Nồng độ IgG2 thấp được thấy ở bệnh nhân nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên và trong phế quản phổi. Nồng độ IgG1, và IgG2 thấp được đo ở hội chứng thận hư. Sự thay đổi của nồng độ dưới lớp IgG cũng thấy ở bệnh nhân với bệnh tự miễn, bệnh thần kinh và HIV.

Protein chứa trong dịch cơ thể tạo ra phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với kháng thể đặc hiệu. Phức hợp này này phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu. Mức độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một mẫu chuẩn đã biết nồng độ.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy có thể phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N AS IgG2: huyết thanh động vật dạng lỏng và được sản xuất bởi miễn dịch của cừu với dưới lớp IgG người đã được làm tinh khiết. Nồng độ của kháng thể hoạt động < 60 g/L.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là hai tuần.

Trong quá trình lưu trữ, hóa chất có thể bị kết tủa hoặc bị đục mà không phải do nhiễm khuẩn và không ảnh hưởng đến chất lượng. Trong trường hợp này cần được ly tâm (10 phút ở 1500 x g) hoặc lọc ở màng lọc kích thước 0.45 μm

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

- Thực hiện trên mẫu máu: Huyết thanh, huyết tương, sử dụng ống chứa chất chống đông Li- heparin hoặc EDTA. 

- Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt, hoặc bảo quản 2-8 độ C không quá 8 ngày hoặc1 tháng khi được làm đông dưới -20 độ C. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:20 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN  ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu trên 405 trẻ em khỏe mạnh ở Bắc Mỹ và châu Âu, và 279 người trưởng thành khỏe mạnh từ Châu Âu

Nhóm tuổi

IgG2 (g/L)

≤1 tuổi

0.26 - 1.36

> 1 to ≤ 3 years

0.28 - 2.16

> 3 to ≤ 6 years

0.57 - 2.90

> 6 to ≤ 12 years

0.68 - 3.88

> 12 to ≤ 18 years

0.81 - 4.72

> 18 years

1.69 - 7.86

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ  

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: Tán huyết hoặc mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IgG3

I. NGUYÊN LÝ  

Kháng thể IgG người bao gồm 4 dưới lớp IgG1, IgG2, IgG3, IgG4. Sự khác nhau giữa các dưới lớp được thể hiện ở chức năng sinh học khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi nồng độ bất thường của các IgG dưới lớp liên quan tới các giai đoạn bệnh lý khác nhau. Trong khi nồng độ của các IgG dưới lớp có thể có khoảng thay đổi sinh lý lớn, tuy nhiên tỉ lệ của các dưới lớp trong tổng số IgG thường khoảng 60-75% cho IgG1, 15-25% cho IgG2, <10% cho IgG3 và IgG4. Sự giảm của các IgG dưới lớp thường thấy ở bệnh nhân tái phát nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới. Sự giảm mạnh của IgG dưới lớp cho thấy sự suy giảm đề kháng miễn dịch.

Hạt Polystyrene được bao với kháng thể IgG3 người tạo kết tủa khi trộn với mẫu chứa IgG3. Phức hợp này này phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu. Mức độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một mẫu chuẩn đã biết nồng độ.

II. CHUẨN BỊ  

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy có thể phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Latex IgG3: Hỗn dịch của hạt polystyrene bao bởi kháng thể đặc biệt ( cừu < 1 g/L) kháng lại IgG3.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là hai tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh:

Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: huyết thanh, huyết tương, sử dụng ống chưa chất chống đông Li- heparin hoặc EDTA. 

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm ( 10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt, hoặc bảo quản 2-8 độ C không quá 8 ngày hoặc1 tháng khi được làm đông dưới -20 độ C. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:2000 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu trên 405 trẻ em khỏe mạnh ở Bắc Mỹ và châu Âu, và 279 người trưởng thành khỏe mạnh từ Châu Âu

Nhóm tuổi

IgG3 (g/L)

≤1 tuổi

0.093 – 0.920

> 1 to ≤ 3 years

0.087 – 0.864

> 3 to ≤ 6 years

0.129 – 0.789

> 6 to ≤ 12 years

0.158 – 0.890

> 12 to ≤ 18 years

0.138 – 1.058

> 18 years

0.11 – 0.85

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ  

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: tán huyết hoặc mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.

 


 

 QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IgG4

I. NGUYÊN LÝ  

Kháng thể IgG người bao gồm 4 dưới lớp IgG1, IgG2, IgG3, IgG4. Sự khác nhau giữa các dưới lớp được thể hiện ở chức năng sinh học khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi nồng độ bất thường của các IgG dưới lớp liên quan tới các giai đoạn bệnh lý khác nhau. Trong khi nồng độ của các IgG dưới lớp có thể có khoảng thay đổi sinh lý lớn, tuy nhiên tỉ lệ của các dưới lớp trong tổng số IgG thường khoảng 60-75% cho IgG1, 15-25% cho IgG2, <10% cho IgG3 và IgG4. Sự giảm của các IgG dưới lớp thường thấy ở bệnh nhân tái phát nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới. Sự giảm mạnh của IgG dưới lớp cho thấy sự suy giảm đề kháng miễn dịch.

Hạt Polystyrene được bao với kháng thể IgG4 người tạo kết tủa khi trộn với mẫu chứa IgG4. Phức hợp này này phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu. Mức độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một mẫu chuẩn đã biết nồng độ.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy có thể phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Latex IgG4: hỗn dịch của hạt polystyrene bao bởi kháng thể đặc biệt (cừu < 1 g/L) kháng lại IgG4.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là hai tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh:

Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: huyết thanh, huyết tương, sử dụng ống chứ chất chống đông Li- heparin hoặc EDTA. 

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt, hoặc bảo quản 2-8ºC không quá 8 ngày hoặc1 tháng khi được làm đông dưới -20ºC. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:2000 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu trên 405 trẻ em khỏe mạnh ở Bắc Mỹ và châu Âu, và 279 người trưởng thành khỏe mạnh từ Châu Âu

Nhóm tuổi

IgG4 (g/L)

≤1 tuổi

0.004 – 0.464

> 1 to ≤ 3 years

0.009 – 0.742

> 3 to ≤ 6 years

0.013 – 1.446

> 6 to ≤ 12 years

0.012 – 1.699

> 12 to ≤ 18 years

0.049 – 1.985

> 18 years

0.03 – 2.01

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ  

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: Tán huyết hoặc mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IL-6 (Interleukin 6)

I. NGUYÊN LÝ

Interleukin 6 (IL-6) có nguồn gốc từ một số tổ chức: do các tế bào T và đại thực bào sản xuất để kích thích phản ứng miễn dịch; IL-6 được tổ chức cơ tiết ra và có thể tăng lên đáp ứng với sự co cơ. Ngoài ra, IL-6 có nguồn gốc từ các nguyên bào xương để kích thích tế bào hủy xương hình thành và từ các mạch máu cũng sản xuất IL-6 như một yếu tố tiền viêm cytokine. IL-6 có chức năng như một tiền viêm (các phản ứng giai đoạn cấp tính) và chống viêm cytokine, đóng một vai trò trong chống nhiễm trùng. Cơ chế hoạt động của IL-6 như là một cytokine chống viêm trung gian thông qua tác dụng ức chế  trên TNF-alpha và IL-1, kích hoạt của IL-1RA và IL-10.

Theo  nguyên  lý  miễn  dịch kiểu  Sandwich. Phương pháp điện hóa phát quang (ECLIA). Tổng thời gian của phản ứng 18 phút.

Thời gian ủ đầu tiên: Mẫu bệnh phẩm được ủ với kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng  IL-6 đã được đánh dấu biotin.

Thời gian ủ thứ hai: Sau khi thêm kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng IL-6 được đánh dấu phức hợp ruthenium và các vi  hạt  phủ  streptavidin, kháng thể tạo thành phức hợp bắt cặp với kháng nguyên của  mẫu.

Hỗn hợp phản ứng được chuyển  tới buồng đo, ở đó  các vi  hạt đối từ được bắt giữ trên bề mặt của điện cực. Những thành phần không gắn kết sẽ bị  thải ra ngoài buồng đo bởi dung dịch ProCell/ProCell M. Một dòng điện một chiều cho vào điện cực sẽ tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch  đại  quang tử.

Kết quả được tính toán dựa vào đường cong chuẩn thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ chất cần định lượng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IL-6, chất chuẩn IL-6, chất kiểm tra chất lượng IL-6. Bảo quản hóa chất ở nhiệt độ 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, độ ổn định trên máy phân tích trong 8 tuần. Ngoài ra còn có các loại dung dịch phản ứng, dung dịch rửa hệ thống,...

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ  hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 5 giờ ở 2 - 8°C, 3 tháng ở nhiệt độ (-20°C).

 - Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

- Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

 2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IL-6. Tần suất chuẩn: thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử với hộp thuốc thử mới (nghĩa là không quá 24 giờ từ khi hộp thuốc thử được đăng ký trên máy phân tích). Thực hiện chuẩn lại khi: ▪ sau 1 tháng (28 ngày) nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô ▪ sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó) ▪ khi cần thiết: ví dụ: khi kết quả mẫu chứng nằm ngoài thang

Kiểm tra chất lượng xét nghiệm IL-6: Chạy các mẫu QC với nồng độ khác nhau tối thiểu là một lần cho mỗi 24 giờ khi xét nghiệm vẫn đang sử dụng, một lần với mỗi hộp thuốc thử và sau mỗi lần chuẩn. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IL-6  đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo kết quả xét nghiệm, trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: IL-6 < 7 pg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- Nồng độ IL‑6 tăng gặp trong trường hợp các phản ứng viêm cấp do chấn thương, tổn thương, căng thẳng, nhiễm trùng, chết não, hình thành khối u và những tình trạng khác, biến chứng phát sinh do phẫu thuật hoặc chỉ dẫn những chấn thương hoặc biến chứng chưa được phát hiện.

- Xét nghiệm IL‑6 trong huyết thanh hay huyết tương của bệnh nhân ở ICU (phòng săn sóc đặc biệt) giúp đánh giá mức độ trầm trọng của SIRS (hội chứng viêm toàn thân), nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng và tiên lượng bệnh cảnh các bệnh nhân này.

- Nồng độ IL‑6 tăng cũng có thể là một thông số báo động sớm nhiễm trùng huyết sơ sinh,  trong viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp dạng thấp

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

- Huyết thanh vàng: Bilirubin < 680 µmol/L.

- Huyết thanh đục: Triglycerid < 1500 mg/dl.

- Tán huyết: Có thể ảnh hưởng đến kết quả tùy vào mức độ tán huyết của mẫu.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IL-8 (Interleukin 8)

I. NGUYÊN LÝ

IL-8 là một chemokine - một trong những chất trung gian quan trọng của phản ứng viêm được tiết ra bởi một số loại tế bào. Nó có vai trò hấp dẫn hóa học với tế bào và cũng là một yếu tố tạo mạch mạnh. IL-8 thường được chỉ định xét nghiệm trong một số bệnh như: Bệnh vảy nến, Xơ hóa phổi, Bệnh màng phổi, Viêm khớp dạng thấp… Interleukin-8 được định lượng dựa trên nguyên lý miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Immulite

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IL-8, chất chuẩn IL-8, chất kiểm tra chất lượng IL-8. Bảo quản hóa chất ở nhiệt độ 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, độ ổn định trên máy phân tích trong 8 tuần. Ngoài ra còn có các loại dung dịch phản ứng, dung dịch rửa hệ thống,...

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là EDTA. Máu không vỡ  hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

- Bệnh phẩm ổn định 2 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở nhiệt độ (-20°C). Tránh ánh sáng mặt trời.

 - Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

 2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IL-8. Tần suất chuẩn: Thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử với hộp thuốc thử mới (nghĩa là không quá 24 giờ từ khi hộp thuốc thử được đăng ký trên máy phân tích). Thực hiện chuẩn lại khi: ▪ sau 1 tháng (28 ngày) nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô ▪ sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó) ▪ khi cần thiết: ví dụ: khi kết quả mẫu chứng nằm ngoài thang.

Kiểm tra chất lượng xét nghiệm IL-8: Chạy các mẫu QC với nồng độ khác nhau tối thiểu là một lần cho mỗi 24 giờ khi xét nghiệm vẫn đang sử dụng, một lần với mỗi hộp thuốc thử và sau mỗi lần chuẩn. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IL-8 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo kết quả xét nghiệm, trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: IL-8  <62 pg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng: IL-8  tăng trong một số quá trình viêm như: Nhiễm trùng huyết, Bệnh vảy nến, Viêm khớp dạng thấp…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

- Huyết thanh vàng: Bilirubin < 200 mg/L .

- Huyết thanh đục: Triglycerid < 2000 mg/dl.

- Tán huyết: Có thể ảnh hưởng đến kết quả tùy vào mức độ tán huyết của mẫu.

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm.

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IL-10 ( Interleukin 10)

I. NGUYÊN LÝ

IL-10 là một cytokine có tác dụng trong hóa miễn dịch và viêm. IL-10 thường được chỉ định xét nghiệm trong một số bệnh như: Nhiễm trùng huyết, Bệnh vảy nến, Viêm khớp dạng thấp…

Interleukin-10 được định lượng dựa trên nguyên lý miễn dịch enzyme sử dụng công nghệ hóa phát quang.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ /cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Immulite.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IL-10, chất chuẩn IL-10, chất kiểm tra chất lượng IL-10. Bảo quản hóa chất ở nhiệt độ 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, độ ổn định trên máy phân tích trong 8 tuần. Ngoài ra còn có các loại dung dịch phản ứng, dung dịch rửa hệ thống,...

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:

Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin. Máu không vỡ  hồng cầu.

Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

Bệnh phẩm ổn định 6 giờ ở 2 - 8°C, 3 tháng ở nhiệt độ (-20°C).

 Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

  1. Tiến hành kỹ thuật:

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IL-10. Tần suất chuẩn: thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử với hộp thuốc thử mới (nghĩa là không quá 24 giờ từ khi hộp thuốc thử được đăng ký trên máy phân tích). Thực hiện chuẩn lại khi: ▪ sau 1 tháng (28 ngày) nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô ▪ sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó) ▪ khi cần thiết: ví dụ: khi kết quả mẫu chứng nằm ngoài thang.

Kiểm tra chất lượng xét nghiệm IL-10: Chạy các mẫu QC với nồng độ khác nhau tối thiểu là một lần cho mỗi 24 giờ khi xét nghiệm vẫn đang sử dụng, một lần với mỗi hộp thuốc thử và sau mỗi lần chuẩn. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IL-10 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích. Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm. Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo kết quả xét nghiệm, trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: IL-10  < 9.1 pg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng: IL-10  tăng trong một số quá trình viêm như: Nhiễm trùng huyết, Bệnh vảy nến, Viêm khớp dạng thấp…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

- Huyết thanh vàng: Bilirubin < 200 mg/L .

- Huyết thanh đục: Triglycerid < 2000 mg/dl.

- Tán huyết: Có thể ảnh hưởng đến kết quả tùy vào mức độ tán huyết của mẫu.

- Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ Interleukin-10 tới 103.3 pg/mL

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm.

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG C-Peptid

I. NGUYÊN LÝ

C-peptid được định lượng bằng phương pháp miễn dịch theo kiểu ‘‘sanwich’’, sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. Tổng thời gian của phản ứng là 18 phút.

- Lần ủ đầu tiên: Gồm 20µL mẫu bệnh phẩm (huyết thanh,  huyết tương), 1 kháng thể đơn dòng đặc hiệu với C-Peptid đã được gắn với biotin và 1 kháng thể đơn dòng đặc hiệu với C-Peptid được gắn với phức hợp ruthenium để tạo thành phức hợp kiểu sanwich+ Lần ủ thứ hai: Sau khi cho thêm các vi hạt được bao phủ bởi streptavidin, phức hợp sẽ bám vào phase rắn qua phản ứng của biotin và streptavidin

- Phức hợp phản ứng được đưa vào buồng đo. Tại đây các vi hạt được giữ lại bằng từ tính trên bề mặt điện cực. Những chất thừa được rửa đi bằng procell. Dùng một dòng điện (2 voltage) tác động vào điện cực nhằm kích thích phát quang và cường độ tín hiệu ánh sáng phát ra có thể đo được bằng bộ phận nhân quang.

- Kết quả được tính toán dựa vào đường cong chuẩn thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ C-Peptid tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 1 bác sĩ/cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh, miễn dịch và 01 KTV.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy phân tích Cobas e 601.

- Hóa chất:

+ Thuốc thử 1 (M)- nắp trong, có chứa vi hạt phủ Streptavidin.

+ Thuốc thử 2 (R1)- nắp màu ghi, có Anti- C-Peptid -Ab~biotin, Monoclonal anti- C-Peptid antibody (chuột) 1mg/L; phosphate buffer 50mmol/L.

+ Thuốc thử 3 (R2)- nắp màu đen, có Anti- C-Peptid- Ab~ Ru(bpy), Monoclonal anti- C - Peptid antibody (chuột), ruthenium complex 0.4 mg/L;

+ Bảo quản thuốc thử chưa mở nắp ở nhiệt độ 2 - 8°C, ổn định đến thời hạn ghi trên hộp. Thuốc  thử sau khi mở  nắp bảo quản được 12 tuần ở  2- 8°C. Nếu để trên máy (không tắt máy) có thể để được 4 tuần.

+ Procell; Clean cell

+ Dung dịch chuẩn

+ Quality control (QC): gồm 2 mức: level 1 và 2

3. Người bệnh: Cần giải thích cho bệnh nhân và người nhà về mục đích và ý nghĩa của XN. BN cần nhịn ăn 10 giờ tính đến thời điểm lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  1. Lấy bệnh phẩm và xử trí bệnh phẩm:

Phân tích trên mẫu máu, nước tiểu, có thể dùng: Huyết thanh hoặc huyết tương: chất chống đông Li- heparin, K3- EDTA.

Lấy máu tĩnh mạch đúng quy trình lấy mẫu.

Sau khi lấy mẫu hoặc nhận mẫu từ khoa lâm sàng, phòng khám, bộ  phận nhận và xử lý mẫu tiến hành lấy thông tin bệnh nhân trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode trên ống mẫu bệnh  nhân.

Sau đó, ly tâm 4000 vòng trong 5 phút

Mẫu nước tiểu: cần lấy mẫu nước tiểu 24h

Tính ổn định của mẫu huyết thanh, huyết tương và nước tiểu 24h có thể ổn định 4h ở 15- 25°C; 24h ở  2 - 8°C; 30 ngày ở nhiệt độ (-20°C)

  1. Tiến hành kỹ thuật:

Máy XN, hóa chất thuốc thử sẵn sàng sử dụng.

Dựng đường chuẩn. Thực hiện và phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.

Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2 h.

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm.

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và máy sẽ tự động phân tích.

Sau khi có kết quả, xem xét và đánh giá kết quả xét nghiệm, lưu, trả kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện, in và trả kết quả cho bệnh nhân đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường, C- Peptid: 0,37 – 1,47 nmol/L

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- C- Peptid tăng trong: Insulinoma, khối u tế bào đảo tụy, ghép tụy, suy thận.

- C- Peptid giảm trong: Đái tháo đường typ I, sau cắt tụy.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi: Bilirubin > 855 µmol/L (>50mg/dL); Hemoglobin > 0.186mmol/L (>0.3 g/dL), Triglycerid > 2000 mg/dL; Biotin > 246 nmol/L (>60 ng/mL); Yếu tố dạng thấp > 1200 IU/mL

- Xử trí: Bệnh nhân cần nhịn ăn 10h tính đến thời điểm lấy máu để phân tích.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CRP

I. NGUYÊN LÝ

CRP (C-Reactive Protein) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục.

II. CHUẨN BỊ

 1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU 640, Beckman Coulter AU 680, máy ArchitectplusCi8200- hãng Abbortt, máy BN Prospec- hãng Siemens, máy ly tâm

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng CRP của các hãng :

Thuốc thử hãng Beckman Coulter: Glycine buffer, anti-CRP latex. Trước sử dụng, trộn R1 vào R2, lắc đều cho tan hết bột đông khô, tránh tạo bọt, để ổn định 5- 10 phút, rồi cho vào máy phân tích, thời gian ổn định trên máy là 3 tháng.

Chất chuẩn CRP: CRP latex calibrator normal set

  1. Người bệnh: Người bệnh được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu.
  2. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu,…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy bệnh phẩm và xử trí bệnh phẩm:

Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin,Na-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

Bệnh phẩm ổn định: 11 ngày ở 15- 25°C, 2 tháng ở 2- 8°C, 3 năm ở (-15) - (-25)°C.

Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

  1. Tiến hành kỹ thuật:

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm CRP, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CRP đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích

Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường:  CRP < 5 mg/L.

2. Ý nghĩa lâm sàng: CRP máu tăng trong:

Viêm tụy cấp, viêm ruột thừa

Bỏng, sau phẫu thuật

Thấp khớp dạng thấp, lao tiến triển

Nhồi máu cơ tim.

Tình trạng nhiễm khuẩn.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG p2PSA

I. NGUYÊN LÝ

p2PSA là xét nghiệm miễn dịch enzyme 2 vị trí gắn (kiểu “Sandwich”). Mẫu bệnh phẩm được thêm vào giếng phản ứng cùng với chất cộng hợp kháng thể (đơn dòng, chuột) kháng [-2]PSA – alkaline phosphatase, các hạt thuận từ phủ kháng thể (đơn dòng,  chuột) kháng [-2]proPSA và dung dịch khóa (blocking reagent). [-2]proPSA có trong mẫu bệnh phẩm gắn với kháng thể đơn dòng kháng [-2]proPSA đã được cố định trên pha rắn, cùng lúc đó, chất cộng hợp kháng thể đơn dòng kháng PSA – alkaline phosphatase phản ứng với các vị trí kháng nguyên khác trên phân tử [-2]proPSA. Sau khi ủ trong giếng phản ứng, các chất gắn với pha rắn sẽ được giữ lại trong từ trường, các thành phần không gắn sẽ bị rửa trôi. Tiếp đó, chất nền quang hóa Lumi-Phos 530 được thêm vào giếng phản ứng và ánh sáng tạo ra bởi phản ứng được đo bằng bộ phận đo quang (luminometer). Cường độ ánh sáng tạo ra tỷ lệ thuận với nồng độ [-2]proPSA có trong mẫu phản ứng. Lượng chất cần phân tích trong mẫu được xác định dựa trên đường cong chuẩn đa điểm đã được lưu trong máy.

II. CHUẨN BỊ

 1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch DxI800- Beckman Coulter

- Hóa chất: Thuốc thử định lượng p2PSA bao gồm:

+ R1a: Các hạt thuận từ (phủ streptavidin) được phủ kháng thể (đơn dòng, chuột) kháng [-2]proPSA, muối đệm TRIS, chất hoạt động bề mặt, Albumin huyết thanh bò (BSA), < 0,1% Natri azide, và 0,1% ProClin 300.

+ R1b: Dung dịch khóa (Blocking reagent): citrat, chất hoạt động bề mặt, albumin huyết thanh bò, alkaline phosphatase, protein (chuột, dê, bò), < 0,1% sodium azide, 0,1% ProClin 300.

+ R1c: Chất cộng hợp alkaline phosphatase (bò)- kháng thể (đơn dòng, chuột) kháng PSA, dung dịch muối đệm phosphate, chất hoạt động bề mặt, albumin huyết thanh bò, protein của chuột, < 0,1% Natri azide; 0,25% ProClin 300.

- Bảo quản thẳng đứng, ổn định cho tới khi hết hạn sử dụng ghi trên nhãn  ở (2- 10ºC). Sau khi mở, thuốc thử ổn định trong 28 ngày khi bảo quản ở 2- 10ºC. Lớp nhựa đàn hồi gắn trên hộp thuốc thử bị bong ra hoặc giá trị kiểm chứng nằm ngoài dải là dấu hiệu cho thấy có thể thuốc thử đã bị hỏng, cần loại bỏ hộp thuốc thử nếu hộp bị hỏng (ví dụ: lớp nhựa đàn hồi bị bong).

          3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu.

          4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu,…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh (không sử dụng huyết tương) và bảo quản lạnh trong vòng 3 giờ sau khi lấy máu.

- Mẫu huyết thanh ổn định trong vòng 24 giờ ở 2- 8ºC; 5 tháng ở -20ºC hoặc lạnh hơn. Nếu lưu giữ trong khoảng thời gian dài hơn 5 tháng, mẫu bệnh phẩm cần được làm đông lạnh ở -70ºC.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm p2PSA, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm p2PSA đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích

Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: 

Tất cả các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 50 - 84 có giá trị PSA huyết thanh từ 2-10 ng/mL (sử dụng hiệu chuẩn Hybritech) và thăm khám trực tràng bằng ngón tay (DRE) cho thấy không có dấu hiệu nghi ngờ ung thư. Những đối tượng này đại diện cho “vùng xám chẩn đoán”, trong đó PSA được xác định ở đối tượng nam giới có nguy cơ cao (tỷ lệ ung thư là 25% ở đàn ông trên 50 tuổi) nhưng độ đặc hiệu lâm sàng có thể được cải thiện. Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt (của khoảng 25%) được so sánh giữa hai dải giá trị PSA, từ 2-4 ng/mL và 4-10 ng/mL.

Bảng: PSA, fPSA, [-2]proPSA, %fPSA và chỉ số phi Beckman Coulter

Giá trị mong đợi bởi chẩn đoán (Hiệu chuẩn PSA và PSA tự do theo Hybritech)

 

 

Lành tính

Ung thư

Toàn phần

PSA (ng/mL)

Hiệu chuẩn Hybritech

Trung vị

Trung bình ± SD

Dải giá trị

5,09

5,29 ± 1,95

1,99 - 10,04

5,28

5,35 ± 1,87

2,02 - 9,68

5,15

5,31 ± 1,91

1,99 - 10,04

fPSA (ng/mL)

Hiệu chuẩn Hybritech

Trung vị

Trung bình ± SD

Dải giá trị

0,98

1,04 ± 0,51

0,26 - 4,34

0,80

0,92 ± 0,55

0,18 - 3,91

0,90

0,99 ± 0,53

0,18 - 4,34

[-2]proPSA

(pg/mL)

Trung vị

Trung bình ± SD

Dải giá trị

12,44

13,84 ± 6,79

2,86 - 43,54

13,41

16,08 ± 10,30

3,98 - 90,78

12,94

14,85 ± 8,61

2,86 - 90,78

%fPSA

Trung vị

Trung bình ± SD

Dải giá trị

19,38

20,33 ± 7,94

3,51 - 53,22

16,15

17,51 ± 8,05

5,37 - 51,07

17,80

19,06 ± 8,11

3,51 - 53,22

phi

Trung vị

Trung bình ± SD

Dải giá trị

29,42

31,81 ± 13,25

13,67 - 94,44

37,63

43,69 ± 26,64

14,03 - 325,80

32,59

37,14 ± 21,20

13,67 - 325,80

  1. Ý nghĩa lâm sàng:

Trong huyết thanh, PSA tồn tại ban đầu ở cả hai đồng dạng: dạng tự do “không tạo phức” (fPSA) hoặc dạng “phức hợp” (cPSA) gắn với chất ức chế protease huyết thanh alpha 1- antichymotrypsin. Thông thường, 70 – 90% PSA trong huyết thanh là cPSA, còn lại là fPSA, %fPSA (tỷ lệ fPSA so với PSA) trong huyết thanh được chứng minh là nâng cao đáng kể việc phân biệt ung thư tuyến tiền liệt với các bệnh tuyến tiền liệt lành tính khác, đặc biệt ở những bệnh nhân có nồng độ PSA nằm trong khoảng 4 – 10 ng/mL. Giá trị %fPSA càng cao thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt càng thấp, trong khi giá trị %fPSA < 10% đồng nghĩa với nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Các dạng tồn tại khác của fPSA là ProPSA và BPSA cho thấy mối liên hệ với bệnh lớn hơn so với PSA, fPSA hay cPSA riêng lẻ. Các dạng cắt ngắn của proPSA trong các mô ung thư thuộc vùng ngoại vi tăng cao hơn so với trong các mô BPH (phì đại lành tính tuyến tiền liệt). ProPSA tăng trong các mô ung thư của tuyến tiền liệt, trong khi BPSA tăng trong các mô thuộc vùng chuyển tiếp các nốt BPH (nốt tăng sản) và tăng cao hơn so với nồng độ của nó ở các mô vùng ngoại vi. ProPSA tìm thấy ở dạng gốc chứa một đoạn pro peptide dẫn đường (pro leader peptide) gồm 7 acid amin ([-7]proPSA), tương tự như các dạng pro peptide dẫn đường cắt ngắn khác. Các dạng cắt ngắn của proPSA chủ yếu gồm ProPSA gắn với một đoạn pro peptide dẫn đường gồm 5 acid amin ([-5]proPSA), 4 acid amin ([-4]proPSA) hoặc 2 acid amin ([-2]proPSA). [-2]proPSA là pro peptide đáng chú ý nhất vì đây là dạng chủ yếu được tìm thấy khi chiết xuất khối u và thể hiện màu nhuộm miễn dịch trong khối u tuyến tiền liệt cao hơn so với mô lành tính. Ngoài ra, trong chẩn đoán in vitro, [-2]proPSA cũng là dạng ổn định nhất trong số 5 dạng proPSA đã được xác định.

Chỉ số phi Beckman Coulter được tính toán dựa trên nồng độ của PSA, fPSA, và [-2]proPSA (kết quả được thực hiện trên cùng một mẫu bệnh phẩm), được thiết kế để tối ưu hóa độ nhạy và độ đặc hiệu lâm sàng, hỗ trợ trong việc xác định nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả chỉ số phi Beckman Coulter nên được đánh giá trong toàn cảnh lâm sàng của bệnh nhân, bao gồm: triệu chứng, lịch sử bệnh, dữ liệu từ các xét nghiệm bổ sung và các thông tin phù hợp khác.

Chỉ số phi Beckman Coulter không phải là bằng chứng tuyệt đối cho thấy sự hiện diện hay vắng mặt của ung thư tiền liệt tuyến. Nồng độ PSA tăng, chỉ số phi Beckman Coulter tăng hay %fPSA giảm trong cả huyết thanh của bệnh nhân mắc các bệnh lành tính lẫn bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, nồng độ PSA thấp, chỉ số phi Beckman Coulter giảm hay %fPSA tăng chưa thể chắc chắn bệnh nhân không mắc ung thư. Các giá trị PSA, fPSA và p2PSA trong huyết thanh nên được sử dụng kết hợp với các thông tin sẵn có từ đánh giá lâm sàng của bệnh nhân và các phương pháp chẩn đoán khác như thăm khám trực tràng bằng ngón tay (DRE). Một số trường hợp mới mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ không thể xác định được bằng xét nghiệm PSA; điều này cũng tương tự đối với thăm khám trực tràng bằng ngón tay (DRE). Sinh thiết tuyến tiền liệt là phương pháp chuẩn được sử dụng để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

  1. Đối với những mẫu bệnh phẩm có nồng độ protein toàn phần tăng cao (> 80 g/L), potein toàn phần có thể trở thành yếu tố gây nhiễu. Do đó, cần thận trọng khi đánh giá kết quả ở những bệnh nhân có nồng độ protein toàn phần tăng cao.
  2. Việc sử dụng thường xuyên các thuốc ức chế 5 α-reductase làm giảm nồng độ PSA, fPSA và [-2]proPSA trong huyết thanh bệnh nhân. Những thuốc khác được dùng để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng có thể ảnh hưởng tới nồng độ PSA. Do đó, cần thận trọng khi đánh giá kết quả ở những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc này.

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SẮT CHƯA BÃO HÒA HUYẾT THANH (UIBC)

I. NGUYÊN LÝ

Sắt chưa bão hòa huyết thanh (UIBC: Unsaturated Iron-Binding Capacity) là lượng sắt còn có khả năng gắn tiếp lên Transferin Tf ( khả năng gắn sắt tiềm tàng của Transferin. UIBC được định lượng trực tiếp với FerroZine. PTPƯ như sau:

                              Đệm kiềm

Fe(II) + transferrin                   transferrin‑Fe(III) + Fe(II)(dư)

Fe(II) (dư) + 3 FerroZine               Fe(II)‑(FerroZine)3

Cường độ màu tỷ lệ thuận với nồng độ sắt dư không gắn kết và tỷ lệ nghịch với khả năng liên kết sắt không bão hòa. Nó được xác định bằng cách đo sự gia tăng của độ hấp thu bằng phương pháp đo quang.

II. CHUẨN BỊ

          1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện xét nghiệm: hệ thống xét nghiệm Beckman Coulter AU640, AU680, Architect ci8200, Cobas c601.

 - Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất UIBC ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

Chất chuẩn, nước cất.

Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Mẫu có thể ổn định 4 ngày ở nhiệt độ 15-20°C và 7 ngày ở nhiệt độ 2- 8°C.

Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm UIBC ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường sắt chưa bão hòa huyết thanh (UIBC) ở:

- Nữ: 24.2‑70.1 µmol/L (135‑392 µg/dL)

- Nam: 22.3‑61.7 µmol/L (125‑345 µg/dL)

Nồng độ sắt huyết thanh/huyết tương phụ thuộc vào chế độ ăn và thay đổi theo nhịp ngày đêm.

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- Sắt huyết thanh: Thể hiện nồng độ sắt trong máu

  • Transferrin: Là protein được gan sản xuất có chức năng gắn và vận chuyển sắt
  • TIBC (Total Iron Binding Capacity): Khả năng sắt gắn toàn phần, thể hiện tất cả các protein trong máu có khả năng gắn với sắt, gồm cả transferrin. Vì transferrin là một protein gắn sắt chủ yếu nên xét nghiệm TIBC là một phép đo gián tiếp của transferrin, Cơ thể sản xuất transferrin trong mối quan hệ với nhu cầu sắt. Khi dự trữ sắt thấp, mức độ transferrin tăng và ngược lại. Ở người khỏe mạnh, khoảng một phần ba của các vị trí gắn trên phân tử transferrin được sử dụng để vận chuyển sắt.
  • UIBC (Unsaturated Ion Binding Capacity): Khả năng gắn sắt không bão hòa, thể hiện khả năng dự  phòng (reserve capacity) của transferrin, là phần transferrin còn chưa được bão hòa với sắt. UIBC = TIBC – sắt huyết thanh. UIBC cũng phản ánh mức độ transferrin.
  • TSAT (Transferrin Saturation): Độ bão hòa transferrin % là một phép tính được thực hiện trên kết quả của sắt huyết thanh và TIBC hoặc UIBC. TSAT % = (sắt huyết thanh x 100)/ TIBC. Độ bão hòa transferrin thể hiện tỷ lệ % transferrin được bão hòa với sắt.
  • Ferritin huyết thanh: Thể hiện lượng sắt được dự trữ trong cơ thể; Ferritin là một protein dự trữ sắt chính trong tế bào
  • TfR (Transferrin Receptor): Thụ thể transferrin là các protein vận chuyển transferrin, gồm TfR1 và TfR2, có bản chất là các glycoprotein xuyên màng, có vai trò vận chuyển sắt vào tế bào và được điều hòa bởi nồng độ sắt trong tế bào, có thể tăng ở những người thiếu hụt sắt. TfR có thể được sử dụng để phát hiện để phát hiện thiếu máu do thiếu sắt và phân biệt nó thiếu máu do các bệnh mạn tính hoặc do việm.
  • Những xét nghiệm về sắt thường được chỉ định cùng nhau và kết quả mỗi  xét nghiệm có thể giúp người thầy thuốc xác định nguyên nhân của tình trạng thiếu sắt hoặc quá tải sắt.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỘ BÃO HÒA TRANSFERIN

I. NGUYÊN LÝ

Độ bão hòa Transferin (TfS) là tỉ lệ % các vị trí Tf đã được gắn với sắt (bình thường: 15-45%). TfS được tính theo công thức:

                     Sắt HT (μmol/L) x 100

TfS (%) =                                

                           TIBC (μmol/L)

Trong đó:

TIBC (Total Iron Binding Capacity- Khả năng gắn sắt toàn phần): Là tổng lượng sắt có thể gắn tối đa trên Tf.

TIBC = UIBC + sắt HT.

UIBC và TIBC sơ bộ đánh giá bilan sắt của cơ thể từ sớm, khi chưa có thiếu máu.

II. CHUẨN BỊ

  1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.
  2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện xét nghiệm: Hệ thống xét nghiệm Beckman Coulter AU640, AU680, Architect ci8200, Cobas c601.

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất định lượng sắt, UIBC ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

Chất chuẩn, nước cất.

Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Mẫu có thể ổn định 4 ngày ở nhiệt độ 15-20°C và 7 ngày ở nhiệt độ 2- 8°C.

Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm sắt, UIBC ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

Sau khi định lượng được nồng độ sắt huyết thanh và sắt chưa bão hòa huyết thanh, tiến hành tính toán độ bão hòa Transferin TfS (%) (theo công thức đã cài đặt sẵn trên máy xét nghiệm.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: Độ bão hòa transferrin TfS (%) ở người khỏe mạnh bình thường là 20 – 50%, ở trẻ em là > 16%.

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- TfS giảm thường gặp trong thiếu sắt, trong TM của bệnh mãn tính (viêm, khối u…)

 - TfS giảm đơn độc không phải là dấu hiệu chỉ điểm cho thiếu sắt đơn thuần.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH

I. NGUYÊN LÝ

Đường máu mao mạch được đo trên máy đo đường huyết sử dụng nguyên lý enzym so màu:

II. CHUẨN BỊ

  1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên/điều dưỡng.
  2. Phương tiện, hóa chất:
  • Máy thử đường máu, que thử đường máu, kim chích máu, bút chích máu, bảng theo dõi đường máu.
  • Kiểm tra que thử đường máu (hạn dùng, thời gian sử dụng kể từ khi mở hộp que thử), kiểm tra máy thử (tình trạng máy, pin). Chất kiểm tra chất lượng.
  • Hộp đựng bông cồn 70º , bông khô.
  • Hộp đựng que thử, kim chích máu đã sử dụng.

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, kiểm tra họ tên NB, số giường, giờ chỉ định thử đường máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu,…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Bước 1: Lắp kim vào bút chích máu, chỉnh độ sâu tùy thuộc vào độ dày của da người bệnh.

2. Bước 2: Lấy que thử ra khỏi hộp (đậy nắp hộp lại ngay).

3. Bước 3: Đưa que thử vào máy để máy tự khởi động hoặc và bật máy thử đường máu, đối chiếu code hiện trên máy có trùng với code của que thử không (nếu không trùng phải chỉnh lại cho đúng).

4. Bước 4: Điều dưỡng cầm tay người bệnh vuốt nhẹ dồn máu từ gốc ngón tay lên đầu ngón tay (một trong bốn ngón, ngón 2, 3, 4, 5), đưa đầu bút chích máu vào mép ngoài cạnh đầu ngón và bấm bút chích máu, nặn nhẹ để lấy đủ giọt máu (tùy theo từng loại máy mà lấy ít hay nhiều máu).

5. Bước 5: Thấm máu vào giấy thử rồi cắm vào máy, hoặc để cạnh để que thử hút máu (tùy từng loại máy lấy máu ở ngoài hay loại mao dẫn).

6. Bước 6: Lau sạch máu trên tay người bệnh bằng bông khô.

7. Bước 7: Đợi máy hiện kết quả (từ 5- 45 giây), đọc kết quả, thông báo kết quả cho NB, dặn dò NB những điều cần thiết (như ăn ngay nếu đường máu thấp…).

8. Bước 8: Bỏ ngay kim và que thử đã sử dụng vào hộp đựng rác thải y tế phù hợp.

9. Bước 9: Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

10. Bước 10: Ghi phiếu điều dưỡng - Ngày, giờ đo đường máu - Ghi kết quả vào sổ theo dõi đường máu hoặc phiếu theo dõi- chăm sóc.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Mục tiêu của kết quả đường máu mao mạch (ĐMMM) còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2015 ĐMMM trước ăn từ 4,4 - 7,2 mmol/L và ĐMMM sau ăn 2 giờ < 10 mmol/L là đạt mục tiêu.

- Đối với phụ nữ mang thai có chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì mục tiêu đường máu đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ hơn:

+ Trước ăn: < 5,3 mmol/L.

+ Sau ăn 1h: < 7,8 mmol/L.

+ Sau ăn 2h: < 6,7 mmol/L.

- Báo bác sĩ và kịp thời xử trí khi kết quả đường máu bất thường quá cao (HI) hoặc quá thấp (LO).

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

Lưu ý: Một số lỗi có thể gặp như sau:

- Ngón tay bị ướt (do cồn, nước) làm loãng và không tạo được giọt máu dẫn đến làm sai kết quả đường máu.

- Không chỉnh code máy cho phù hợp với que thử.

- Que thử bị ẩm hoặc hết hạn sử dụng.

- Lấy máu, giọt máu không đủ dẫn đến hỏng que thử hoặc cho kết quả không chính xác.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ERYTHROPOIETIN (EPO)

I. NGUYÊN LÝ

Erythropoietin (EPO) trong huyết thanh và huyết tương người được định lượng theo nguyên lý miễn dịch enzyme 2 vị trí gắn (kiểu “sandwich”). Mẫu  bệnh phẩm được thêm vào giếng phản ứng cùng với các hạt thuận từ có phủ kháng thể đơn dòng chuột kháng EPO, thuốc thử blocking và phức hợp alkaline phosphatase. Sau khi ủ trong giếng phản ứng, các thành phần gắn với pha rắn sẽ được giữ lại trong điện trường, trong khi đó các thành phần không gắn sẽ bị rửa trôi. Tiếp đó, chất nền quang hóa, Lummi-Phos*530, được thêm vào giếng phản ứng và ánh sáng phát ra trong phản ứng được đo bằng bộ phận đo quang. Cường độ ánh sáng tỷ lệ thuận với nồng độ của EPO trong mẫu bệnh phẩm. Lượng các chất cần phân tích có trong mẫu bệnh phẩm được xác định dựa trên đường cong hiệu chuẩn đa điểm đã chuẩn hóa được lưu trong máy.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch DXI-800- Beckman Coulter- Mỹ.

- Hóa chất: Hộp thuốc thử Access EPO (50 xét nghiệm x 2 hộp), chất chuẩn EPO, huyết thanh kiểm tra chất lượng QC 3 mức. Hoá chất đã sẵn sàng để sử dụng.

Bảo quản hóa chất theo phương thẳng đứng ở 2- 10°C, ổn định cho tới hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc 28 ngày trên máy

Khi lớp nhựa đàn hồi gắn trên hộp hoá chất bị bong ra hoặc giá trị kiểm chuẩn ra ngoài dải, hóa chất có thể đã bị hỏng. Nếu hộp hoá chất bị hỏng (ví du: lớp nhựa đàn hồi bị bong ra), bỏ hộp hoá chất đó đi.

Tất cả các kháng huyết thanh đều là đa dòng trừ khi được ghi rơ.

R1a

Các hạt thuận từ có phủ phức hợp kháng thể IgG dê kháng chuột:: kháng thể đơn dòng chuột kháng EPO người tái tổ hợp, BSA,  0.1% sodium azide, và 0.17% ProClin*** 300.

R1b

Phức hợp kháng thể gà kháng EPO chuột tái tổ hợp-alkaline phosphatase (bò), BSA, 0.1% sodium azide và 0.17% ProClin 300.

R1c

Đệm muối TRIS có chứa BSA, các protein (gà, bò, chuột), <0.1% sodium azide và 0.17% ProClin 300.

-  Các dung dịch rửa hệ thống như: UniCel DxI Wash Buffer II (Đệm rửa UniCel DxI II), …

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, tốt nhất lấy mẫu máu vào buổi sáng khi người bệnh nhịn ăn sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rơ chỉ định xét nghiệm, bác sĩ chỉ định, ngày giờ chỉ định, lấy mẫu, nhận mẫu.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin. Máu không vỡ hồng cầu.

- Sau khi lấy máu và/ hoặc tiếp nhận mẫu, lấy thông tin bệnh nhân trên phần mềm, in dán barcode,rồi đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

Bảo quản các bệnh phẩm đậy nắp ở nhiệt độ phòng (15-30°C) trong vòng 8 tiếng. Nếu không tiến hành xét nghiệm trong vòng 8 tiếng, bảo quản bệnh phẩm ở 2-8°C.

Nếu không tiến hành xét nghiệm trong vòng 48 tiếng, hoặc khi vận chuyển bệnh phẩm, bảo quản bệnh phẩm ở -20°C hoặc lạnh hơn.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm EPO. Máy đã được nạp thuốc thử bằng cách lắc đảo ngược nhẹ nhàng hộp hoá chất mới vài lần trước khi đưa vào máy xét nghiệm. Không lắc đảo các hộp mở nắp hay bị thủng.

- Tiến hành hiệu chuẩn với xét nghiệm EPO. Đường cong hiệu chuẩn vẫn còn hiệu lực bắt buộc phải có đối với tất cả các xét nghiệm Đối với xét nghiệm Access EPO, cần phải hiệu chuẩn sau mỗi 28 ngày Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm EPO đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: 3.7 - 31.5 mIU/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Xét nghiệm định lượng Erythropoietin (EPO) là một xét nghiệm miễn dịch quang hóa sử dụng hạt thuận từ nhằm định lượng nồng độ erythropoietin trong huyết thanh và huyết tương người. Xét nghiệm này giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh thiếu máu và bệnh đa hồng cầu hay thừa hồng cầu (polycythemias). Erythropoietin tái tổ hợp được sử dụng như một liệu pháp làm tăng lượng tế bào hồng cầu, do đó có thể sử dụng xét nghiệm erythropoietin nhằm hỗ trợ việc tiên lượng và giám sát đáp ứng điều trị bằng erythropoietin đối với các bệnh thiếu máu.

- Erythropoietin tăng trong:

+ Thiếu máu tán huyết

+ Bệnh đa hồng cầu thứ phát

+ Hội chứng loạn sinh tủy, có thai, ...

- Erythropoietin giảm trong:

+ Bệnh thận giai đoạn cuối (suy thận mạn)

+ Bệnh đa hồng cầu nguyên phát

+ Bệnh thiếu máu do các bệnh mạn tính

+ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS

+ Viêm khớp dạng thấp,…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

- Đảm bảo tuân thủ các bước theo đúng quy trình. Sự không tuân thủ sẽ có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai số.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 65 mg/dL hay 1112 μmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.0 g/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dL.

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG GH (GROWTH HORMONE)

I. NGUYÊN LÝ

Sự tăng trưởng được kích thích và kiểm soát bởi hoạt động đồng hóa và gây phân bào của nội tiết tố tăng trưởng (GH) và các yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGFs).

Về mặt sinh lý, hGH thường có tác động đồng hóa (như tăng hấp thu glucose, tổng hợp protein, phân giải lipid) và chức năng chính của nó là kích thích sự kéo dài xương ở người chưa trưởng thành bởi các quá trình sinh hóa sau:

(1) Vùng dưới đồi tiết GHRH (nội tiết tố giải phóng nội tiết tố tăng trưởng)

(2) GHRH kích thích tuyến yên tiết hGH

(3) hGH được chuyển qua máu đến gan và các mô khác

(4) Gan và mô đáp ứng hGH bằng cách tổng hợp IGF‑1, một yếu tố tăng trưởng giống insulin

(5) IGF‑1 kích thích tế bào ở trung tâm tăng trưởng của xương dẫn đến sự tăng trưởng chiều dài

Cấu trúc phân tử của nội tiết tố tăng trưởng Nội tiết tố tăng trưởng ở người (hGH) tồn tại ở hai dạng phân tử khác nhau với phân tử lượng 20 kDa và 22 kDa. Trên 90 % hGH tuần hoàn là đồng phân 22 kDa, bao gồm 191 acid amin. Đồng phân 20 kDa được tiết ra đồng thời với hGH 22 kDa, và là sản phẩm ghép của gen hGH tuyến yên, thiếu acid amin từ vị trí 32‑46. Chúng chiếm khoảng 10 % lượng hGH toàn phần tuần hoàn. Hoạt tính sinh học của cả hai dạng có thể so sánh được.

Nguyên lý xét nghiệm: Nguyên lý miễn dịch bắt cặp được tiến hành trên hệ thống miễn dịch điện hóa phát quang hoặc hóa phát quang.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện xét nghiệm: Hệ thống xét nghiệm DXI 800- Beckman Coulter Cobas e601-Roche, Architect ci8200-Abbortt.

- Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất GH ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

+ Chất chuẩn, nước cất.

+ Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 - Bảo quản bệnh phẩm huyết thanh và huyết tương: Mẫu ổn định trong 8 giờ ở 15‑25°C, 1 ngày ở 2‑8°C, 28 ngày ở ‑20°C. Chỉ đông lạnh một lần

 - Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm GH ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Bình thường

Trẻ sơ  sinh: < 5 – 40 ng/mL

Trẻ em: < 0 – 20 ng/mL

Người lớn: Nam < 5 ng/mL

                   Nữ < 10 ng/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Cần phải cẩn trọng trong biện luận lâm sàng mức nội tiết tố tăng trưởng, vì chúng có thể thay đổi trong ngày, theo giới, phụ thuộc tuổi và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài (tập thể dục, căng thẳng, hạ đường huyết,…).

Thừa nội tiết tố tăng trưởng: Sự thừa nội tiết tố tăng trưởng kết hợp tiêu biểu với bệnh khổng lồ và bệnh to cực. Bệnh khổng lồ là một dạng tăng trưởng tuyến tính cao bất thường do hoạt động quá mức của hGH và IGF‑1 trong khi sụn tiếp hợp tăng trưởng đầu xương mở ra trong thời thơ ấu dẫn đến sự phát triển chiều cao. Bệnh to cực cũng là một dạng rối loạn tăng hGH và IGF‑1 xảy ra sau khi sụn tiếp hợp tăng trưởng đóng lại ở tuổi trưởng thành. Bệnh thường gây ra do u tuyến tế bào somatotrope tiết hGH của thùy trước tuyến yên.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh to cực từ các dấu hiệu tinh tế, như phát triển quá mức bên ngoài và thô hóa nét mặt, đến các biểu hiện đáng kể về chuyển hóa, tim mạch và hô hấp, dẫn đến tăng tình trạng bệnh và tử vong.

Thiếu nội tiết tố tăng trưởng (GHD): Thiếu nội tiết tố tăng trưởng ở trẻ em làm chậm sự tăng trưởng chiều dọc so với tuổi xương trong khi thiếu nội tiết tố tăng trưởng nghiêmtrọng ở người lớn đi kèm với giảm lực cơ và khối lượng xương, nhạy cảm insulin, béo bụng và tăng yếu tố nguy cơ cho tim mạch (nghĩa làbất thường lipid, xơ vữa động mạch).

Thiếu nội tiết tố tăng trưởng tiến triển ở người lớn làm giảm sự nhạy cảm tế bào thận, xương và ruột đối với nội tiết tố tuyến cận giáp (PTH) dẫn tới kháng PTH nhẹ và tăng lượng PTH trong huyết thanh. Tùy theo sự giảm nhạy cảm ở cơ quan đích, đáp ứng với PTH có thể bị chậm lại.

Xét nghiệm kích thích hoặc ức chế trong chẩn đoán rối loạn nội tiết tố tăng trưởng

Chẩn đoán thiếu hoặc thừa nội tiết tố tăng trưởng ở người (hGH) dựa  vào tiêu chuẩn lâm sàng-phát triển thể chất và hình ảnh cộng hưởngtừ hạt nhân NMR của tuyến yên. Kết quả được khẳng định lại bằng cách xác định nồng độ hGH trong huyết thanh thông qua xét nghiệm kích thích hoặc ức chế (nghĩa là kết hợp arginine và nội tiết tố giải phóng hGH (GHRH), clonidine hay insulin).Để đánh giá đúng phải đo mức nền hGH và mức hGH sau xét nghiệmkích thích hoặc ức chế. Mức ngưỡng để chẩn đoán thiếu hGH thay đổitùy thuộc vào loại xét nghiệm kích thích và bị ảnh hưởng bởi chỉ số khối cơ thể (BMI).

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

- Đảm bảo tuân thủ các bước theo đúng quy trình. Sự không tuân thủ sẽ có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai số.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 65 mg/dL hay 1112 μmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.0 g/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dL.

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng.

 

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HOMOCYSTEIN

I. NGUYÊN LÝ

- Homocystein (Hcy) là một acid amin chứa gốc sulfua được hình thành trong quá trình chuyển đổi methionin thành cystein. Methionin là một acid amin cần thiết, cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải lấy từ nguồn thức ăn. Methionin và Hcy tích lũy lại  trong cơ thể dẫn đến nồng độ Hcy trong máu và nước tiểu tăng cao. Bệnh nhân đái Hcy có thể có nguy cơ biến dạng xương, bệnh lý ở mắt, chậm phát triển tinh thần, gan thoái hóa mỡ, có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch, vữa xơ động mạch và dễ bị các bệnh tim mạch.

- Hcy trong huyết tương được định lượng bằng phương pháp động học enzym.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

   - Máy móc: Hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, AU680, máy BN ProSpec.

   - Thuốc thử bao gồm: S-Adenosylmethionine (SAM), NADH, TCEP, Glutamate dehydrogenase, 2- Oxoglutarate, SAH hydrolase, Adenosine deaminase, Hcy methyltransferase (hãng Beckman Coulter,hãng Siemens)                                                    

Bảo quản tránh tiếp xúc với ánh sáng, đậy nắp ngay sau khi sử dụng, ở 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng, máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác

+ Chất chuẩn Homosytein 5 mức.

+ Control: 2 mức

3. Người bệnh: Được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng EDTA, Li-Heparin.

- Sau khi lấy mẫu và/ hoặc tiếp nhận mẫu, lấy thông tin người bệnh trên phần mềm, in dán barcodeBệnh phẩm được ly tâm 4000v/5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở nhiệt độ phòng (25°C) trong vòng 4 ngày, ở 0- 8°C trong vòng vài tuần, ở -20°C được hơn 1 năm. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 4 mức. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu kết quả vào hệ thống mạng Bệnh viện, in phiếu kết quả xét  nghiệm và trả kết quả.

- Tuyến tính: có thể đo nồng độ Hcy lên tới 50 μmol/L.

- Hóa chất phải được đậy nắp và bảo quản ở 2- 8°C.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường Homosytein/Huyết thanh/Huyết tương:

- Sơ sinh: 3 - 6 μmol/L

- Trẻ em: 5 - 8 μmol/L

- Người lớn: + Nam: 6- 15 μmol/L

                     +  Nữ: 3- 12 μmol/L

- Người già trên 60 tuổi: 15- 20 μmol/L

2. Ý nghĩa lâm sàng: Homosystein huyết tương tăng trong:

- Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Tình trạng đái Hcy bẩm sinh

- Hút thuốc lá

- Thiếu hụt các vitamin B6, B12, acid folic.                                 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ 

- Kết quả định lượng Hcy trong huyết tương có thể bị sai số nếu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, triglycerid cao > 1000mg/dL, bilirubin > 40 mg/dL. Xử trí: không phân tích những mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, mẫu đục hoặc vàng sậm phải pha loãng bệnh phẩm trước khi phân tích.

- Các thuốc gây tăng nồng độ Hcy: Methrotrexate, Carbamazepine, Phenytoin.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG INHIBIN A

I. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm Inhibin A là xét nghiệm miễn dịch enzyme 2 bước liên tục  “sandwich”. Mẫu xét nghiệm được thêm vào giếng phản ứng và được ủ cùng với phức hợp hạt thuận từ- kháng thể đơn dòng kháng inhibin A. Mẫu và các thuốc thử dư thừa sẽ được loại bỏ bằng cách rửa. Tiếp đó, phức hợp kháng thể đơn dòng kháng inhibin A-alkaline phosphatase được thêm vào hỗn hợp phản ứng nhằm phát hiện inhibin A gắn với các hạt thuận từ trong suốt quá trình ủ trước đó. Sau khi ủ trong giếng phản ứng, các thành phần gắn với pha rắn sẽ được giữ lại trong điện trường, trong khi đó các thành phần không gắn sẽ bị rửa trôi. Tiếp đó, chất nền quang hóa, Lummi-Phos*530, được thêm vào giếng phản ứng và ánh sáng phát ra trong phản ứng được đo bằng bộ phận đo quang. Cường độ ánh sáng tỷ lệ thuận với nồng độ của inhibin A trong mẫu. Lượng các chất cần phân tích có trong mẫu bệnh phẩm được xác định dựa trên đường cong hiệu chuẩn đa điểm đã chuẩn hóa được lưu trong máy.

II. CHUẨN BỊ  

1. Người thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

   - Máy móc: hệ thống máy miễn dịch DxI800- Beckman Coulter

   - Thuốc thử bao gồm:

R1a:

Các hạt thuận từ có phủ kháng thể đơn dòng chuột kháng inhibin A, BSA, chất nền đệm TRIS, <0.1% sodium azide và 0.1% ProClin*** 300.

R1b:

Phức hợp kháng thể đơn dòng chuột kháng inhibin A-alkaline phosphatase (bò), BSA, chất nền đệm phosphate, <0.1% sodium azide, và 0.25% ProClin 300.

R1c:

Muối đệm TRIS, BSA, protein (bò, chuột), <0.1% sodium azide và 0.25% ProClin 300.

R1d:

Đệm phosphate, chất oxy hóa.

R1e:

Đệm TRIS, chất tẩy rửa, <0.1% sodium azide, và 0.1% ProClin 300.

 
  • Bảo quản tránh tiếp xúc với ánh sáng, đậy nắp ngay sau khi sử dụng, ở 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng, máy phân tích. Sau lần dung đầu tiên, thuốc thử ổn định ở 2-8oC trong vòng 28 ngày.
  • Khi lớp nhựa đàn hồi gắn trên hộp hoá chất bị bong ra hoặc giá trị kiểm chuẩn ra ngoài dải, hóa chất có thể đã bị hỏng.
  • Nếu hộp hoá chất bị hỏng (ví du: lớp nhựa đàn hồi bị bong ra), bỏ hộp hoá chất đó đi.

Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash Buffer

Chất chuẩn Inhibin A: 6 mức; thành phần bao gồm:

S0

Chất nền đệm BSA, < 0.1% sodium azide, và 0.5% ProClin***300. Chứa 0.0 pg/mL inhibin A.

S1, S2, S3, S4, S5

Inhibin A người tái tổ hợp với các nồng độ xấp xỉ 10, 50, 100, 500, 1000 và 1500 pg/mL (theo thứ tự) trong chất nền đệm BSA, < 0.1% sodium azide, 0.5% ProClin 300.

Thẻ  hiệu chuẩn

1

 

 Huyết thanh kiểm tra chất lượng Inhibin A

3. Người bệnh: Được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng EDTA, Li-Heparin.

- Sau khi lấy mẫu và/ hoặc tiếp nhận mẫu, lấy thông tin người bệnh trên phần mềm, in dán barcode. Bệnh phẩm được ly tâm 4000 vòng/ 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Lưu ý:

+ Luôn đậy nắp bệnh phẩm. Trong vòng 2 tiếng sau khi ly tâm, hút 500 μL dịch (huyết thanh hoặc huyết tương) sang một ống khác để bảo quản. Đậy nắp ngay.

+ Bảo quản các bệnh phẩm đậy nắp ở nhiệt độ phòng (15-30°C) không quá 8 giờ.

+ Nếu không tiến hành xét nghiệm trong vòng 8 giờ, phải bảo quản bệnh phẩm ở 2-8°C.

+ Nếu không tiến hành xét nghiệm trong vòng 48 giờ, hoặc khi vận chuyển mẫu, phải làm đông ở -20ºC hoặc lạnh hơn. Chỉ rã đông một lần duy nhất.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Đường cong hiệu chuẩn vẫn còn hiệu lực bắt buộc phải có đối với tất cả các xét nghiệm. Đối với xét nghiệm Inhibin A, cần phải hiệu chuẩn sau mỗi 28 ngày. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu kết quả vào hệ thống mạng Bệnh viện, in phiếu kết quả xét  nghiệm và trả kết quả.

- Tuyến tính: có thể đo nồng độ Inhibin A: pg/mL.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường Inhibin A/Huyết thanh /Huyết tương:

Nam: < 1,0 -2,0 pg/mL

Nữ sau mãn kinh: < 1,0-2,1 pg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Inhibin là hormone có bản chất heterodimeric protein (protein được cấu tạo bởi hai thành phần khác biệt) được tiết bởi các tế bào nang trứng ở nữ giới và các tế bào Sertoli của tinh hoàn ở nam giới. Inhibin ức chế chọn lọc sự bài tiết hormone kích thích nang tuyến yên (Follicle Stimulating Hormone- FSH) và cũng có hoạt động cận tiết khu trú trong các tuyến sinh dục. Dạng hoạt động hoàn toàn của các phân tử inhibin  có trọng lượng phân tử xấp xỉ 32 kD và có cấu tạo gồm 2 chuỗi riêng biệt (α và β), được liên kết với nhau bởi cầu nối disulfide. Các dạng có trọng lượng phân tử lớn hơn cùng với các dạng tiền thân của tiểu đơn vị α cũng xuất hiện trong dịch nang và huyết thanh. Ngoài ra, các dạng tiểu đơn vị α tự do (không liên kết với tiểu đơn vị β và thiếu hoạt tính sinh học của inhibin) cũng có mặt. Inhibin A được cấu tạo bởi một tiểu đơn vị α và một tiểu đơn vị βA. Việc đo inhibin A vô cùng hữu ích trong các nghiên cứu về chức năng sinh lý sinh sản ở người. Một vài báo cáo đã chỉ ra rằng phép đo inhibin A là một dấu ấn nội tiết nhằm kiểm soát chức năng buồng trứng.

Nồng độ Inhibin A trong máu được chỉ định kèm trong bộ (Triple test) tầm soát huyết thanh mẹ, bao gồm alpha-fetoprotein (AFP), gonadotropin màng đệm người (hCG), một loại estrogen (gọi là estriol không liên hợp, hay uE3) và hormone Inhibin A. Các xét nghiệm này thường được thực hiện giữa tuần 15 và 20 thai kỳ. Nồng độ các chất này – cùng với tuổi của mẹ và các yếu tố khác – sẽ giúp bác sĩ đánh giá khả năng bị một số vấn đề hoặc dị tật bẩm sinh của em bé, bao gồm:

- Hội chứng Down (có ba nhiễm sắc thể 21): Hội chứng Down là một bệnh lý di truyền gây suy giảm sự phát triển về tâm thần và xã hội suốt đời, cũng như nhiều vấn đề về thể chất khác nhau.

- Hội chứng Edward (có ba nhiễm sắc thể 18): Hội chứng Edward là một bệnh lý di truyền gây rachậm phát triển trí tuệ trầm trọng cùng với rối loạn hình thành nhiều cơ quan trong cơ thể. Trẻ mắc hội chứng này thường chết lúc dưới 1 tuổi.

- Đốt sống chẻ đôi: Đối sống chẻ đôi là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi mô bao quanh tủy sống đang phát triển của em bé không đóng lại đúng cách. Đốt sống chẻ đôi có thể dẫn đến nhiều khiếm khuyết về thể chất và tâm thần ở trẻ.

- Thai vô sọ: Thai vô sọ là tình trạng não phát triển không đầy đủ và có hộp sọ không hoàn chỉnh. Một em bé bị thai vô sọ có thể chết lưu hoặc chỉ sống được vài giờ tới vài ngày sau sinh.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Không sử dụng mẫu vỡ hồng cầu, thực hiện đúng quy trình từ chối mẫu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG RƯỢU TRONG MÁU

I. NGUYÊN LÝ

Nồng độ rượu (cồn,Ethanol) trong máu được định lượng theo phương pháp động học enzym. PTPƯ:

Ethanol + NAD+       ADH         Acetaldehyde + NADH + H+

Độ hấp thụ mật độ quang của NADH tỷ lệ thuận với nồng độ cồn trong mẫu bệnh phẩm, được đo ở bước sóng 340 nm.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: máy xét nghiệm sinh hóa Olympus AU640, AU680, máy Architectplus Ci8200.

- Hóa chất:

+ Hóa chất xét nghiệm Ethanol: NAD+ (Nicotinamine adenine dinucleotide phosphate); ADH (Alcohol dehydrogenase); TRIS Buffer

+ Chất chuẩn Ethanol, chất kiểm tra chất lượng Ethanol. Bảo quản hóa chất ở 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng, 8 tuần khi để trên máy phân tích.

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm;

- Với người bị tai nạn giao thông nghi do uống rượu cần thông báo với người nhà bệnh nhân. Nếu xét nghiệm này được sử dụng để cung cấp một bằng chứng pháp lý sau này, khi lấy mẫu bệnh phẩm cần có người chứng kiến.

- Không nhất thiết yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm: Mẫu phiếu yêu cầu xét nghiệm theo đúng mẫu quy định; có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định. Phải ghi rõ ngày giờ lấy mẫu bệnh phẩm, sử dụng thuốc (nếu có)

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Lấy 3 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chông đông là Li-Heparin hoặc EDTA. Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn và có nút đảm bảo chặt, kín.

- Máu cần chuyển tới khoa Hóa sinh trong vòng 30 phút. Nếu ở xa phòng xét nghiệm, sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm, bảo quản ở 0°C và chuyển ngay về phòng xét nghiệm.

- Lưu ý: không sử dụng chất sát khuẩn có cồn để lấy máu. Dung dịch sát khuẩn vị trí lấy máu: Povidone-iodin

- Tính ổn định mẫu: Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở 2- 8°C trong vòng 2 tuần, ở -20°C được 12 tháng. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Bệnh phẩm được ly tâm 4000 vòng/5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết týõng đựng trong ống effpendorf, đậy kín nắp. Chỉ lấy đủ bệnh phẩm cho 1 lần phân tích, cần phân tích ngay trong vòng 5 phút. Nếu phải phân tích lại nên lấy mẫu bệnh phẩm khác ở ống gốc.

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

- Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm.

- Lưu mẫu máu, huyết thanh hoặc huyết tương sau khi định lượng nồng độ cồn ở 2-8°C trong 2 tuần.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: < 10.9  mmol/L   

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Tăng nồng độ rượu (cồn) trong máu:

- Nguyên nhân chính thường gặp là uống rượu và ngộ độc rượu cấp.

- Nồng độ Ethanol từ 10.9- 21.7 mmol/L (50- 100 mg/dL): Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén.

- Ethanol > 21.7 mmol/L (> 100 mg/dL): Biểu hiện ức chế thần kinh trung ương.

- Ethanol > 86.8 mmol/L (> 400mg/dL): Có thể gây nguy hại đến tính mạng.                                   

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

 

           Nguyên nhân

Sai sót

       Xử trí

Bệnh phẩm có nồng độ Bilirubin máu tăng > 66 mg/dL, huyết tán: hemoglobin > 0.2 g/dL, huyết thanh đục tăng triglycerid máu > 500 mg/dL, acid lactic > 30 mmol/L

Kết quả sai lệch

Cần pha loãng bệnh phẩm

Đang sử dụng thuốc: kháng histamin, barbiturat, opiat, thuốc an thần, diazepam.

Kết quả nồng độ cồn trong máu có thể bị tăng lên

 

Nồng độ cồn ngoài dải  đo (> 65 mmol/L)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PARACETAMOL TRONG MÁU

I. NGUYÊN LÝ

Paracetamol là một loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài quá mức sẽ dẫn đến nhiễm độc gan và độc tính trên thận. Quá liều Paracetamol có thể dẫn đến tổn thương gan nặng và có thể dẫn đến suy gan và tử vong nếu không được điều trị. Chẩn đoán sớm quá liều paracetamol là rất quan trọng, khi bắt đầu điều trị trong vòng 16 giờ sau khi uống làm giảm nguy cơ tổn thương gan và giảm tỷ lệ tử vong.

Nguyên lý: Paracetamol trong mẫu được thủy phân bởi aryl acylamidase để tạo ra p-aminophenol và axit axetic. P-aminophenol hình thành phản ứng đặc biệt với o-cresol và amoniac đồng sunfat, để tạo thành indophenol. Sự thay đổi độ hấp thụ tỷ lệ thuận với nồng độ paracetamol trong mẫu và được đo ở bước song 600nm. Xét nghiệm đặc hiệu cho hợp chất gốc và không phát hiện các chất chuyển hóa paracetamol.

Phản ứng như sau: 

Paracetamol    Aryl Acylamidase  Paracetamol p-Aminophenol  +  Acetic Acid   

 

p-Aminophenol + o-Cresol+ Ammoniacal Copper Sulphate              Indophenol (blue)       

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Máy móc: Hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckman Coulter AU680

- Thuốc thử bao gồm: R1 Bufer (3x20mL); R1 Lyo (3); R2 (3x20mL); thành phần gồm: o-Cresol 0.48%; Aryl Acylamidase ≥ 0.48 U/mL; Buffer pH 8.6; Sodium carbonate < 4.8%; Ammonium chloride < 0.48%; Copper Sulphate < 0.048%

 - Hóa chất chuẩn: Paracetamol Calibrator (3x3mL): Paracetamol (4-acetamidophenol) 2.0 mmol/L; Buffer pH 10.6; Hóa chất được bảo quản ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, 14 ngày khi để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash solution,…

Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

Chuẩn bị thuốc thử R1: Hòa tan lượng hóa chất đông khô chứa trong một lọ R1 Lyo (nắp trắng) hoàn toàn bằng cách thêm khoảng 10 ml dung dịch đệm R1 Bufer, sau đó hoàn nguyên trở lại vào cùng một chai đệm R1 chứa 10 ml thuốc thử còn lại. Trộn nhẹ nhàng bằng cách đảo ngược và đặt lên thiết bị. R2: Thuốc thử đã sẵn sàng để sử dụng và có thể được đặt trực tiếp trên thiết bị.

          3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

          4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng ống không chống đông hoặc ống có chất chống đông bằng Li- Heparin

Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở 2- 8°C trong vòng 14 ngày, ở -20°C được 45 ngày. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chất chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Cần chuẩn lai sau 7 ngày hoặc khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Hàng ngày, chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét  nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  1. Giá trị tham chiếu: Bình thường nồng độ paracetamol huyết thanh/huyết tương cho phép là: 66 - 199 µmol/L (10 - 30 mg/L).
  2. Ý nghĩa lâm sàng:

Nồng độ paracetamol trong huyết thanh hoặc huyết tương phụ thuộc vào khoảng thời gian sau khi uống: Nồng độ trong huyết thanh > 993 µmol/L (> 150 mg /L), > 497 µmo /L (> 75 mg / L) và > 265 µmol / L (> 40 mg / L) ở 4 giờ, 8 giờ và 12 giờ sau uống/ tiêm Paracetamol tương ứng, đã được báo cáo là độc hại.Đối với mục đích chẩn đoán, kết quả nên luôn luôn được đánh giá kết hợp với tiền sử của bệnh nhân, khám lâm sàng và các kết quả khác.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ:

Không sử dụng mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, đục do tăng lipid. Các mẫu này là nguyên nhân dẫn đến kết quả XN bị sai lệch.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG (Cu) TRONG MÁU

  1. NGUYÊN LÝ

Phương pháp: phương pháp so màu, đo điểm cuối, đường phản ứng đi lên,  Dibromo-PAESA.Bước sóng : 580 nm; Nhiệt độ: 37oC: Tại pH 4.5, nguyên tử đồng được giải phóng ra từ các protein mang và hình thành lên phức hợp Chelate với 4-(3,5-Dibromo-2-pyridylazo)-N-ethyl-N-sulfopropylaniline. Việc tăng khả năng hấp thụ ánh sáng của phức hợp thì tương ứng với nồng độ của tất cả lượng đồng có trong mẫu bệnh phẩm.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckman Coulter AU680

 - Thuốc thử sẵn sàng sử dụng,  hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

Điều kiện bảo quản: hóa chất ổn định ở (2-22ºC): tránh ánh sáng, đóng nắp hóa chất ngay sau khi sử dụng. Tránh nhiễm chéo: không sử dụng thuốc thử nếu có đục

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash solution,…

  1. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.
  2. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng ống không chống đông hoặc ống có chất chống đông bằng Li- Heparin

Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở 2- 8°C trong vòng 14 ngày, ở -20°C được 45 ngày. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chất chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Cần chuẩn lai sau 7 ngày hoặc khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Hàng ngày, chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét  nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

Độ tuyến tính: lên tới 500 μg/dL (78.65 μmol/L). Độ nhạy: giới hạn thấp để phát hiện 3 μg/dL.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  1. Giá trị tham chiếu:

          1.1 Nồng độ Cu trong huyết thanh: Nồng độ Cu trong huyết thanh người khỏe mạnh bình thường thay đổi theo độ tuổi: khi sinh thấp, tăng dần và sau đó giảm nhẹ về mức tương đối ổn định:

Trẻ em:          < 4 tháng     : 8,9-46 µg/dL  hay 1,4-7,2µmol/L

4-6 tháng        : 25-108 µg/dL  hay 4-17 µmol/L

7-12 tháng     : 51-133 µg/dL hay 8-21 µmol/L

1-5 tuổi          : 83-152 µg/dL hay 13-24 µmol/L

6-9 tuổi          : 83-133 µg/dL hay 13-21 µmol/L

10-13 tuổi      : 83-121 µg/dL hay 13-19 µmol/L

14-19 tuổi      : Nam: 64-114 µg/dL  hay 10-18 µmol/L

                                                   Nữ: 70-159 µg/dL hay 11-25 µmol/L

Người trưởng thành                : Nam: 70-140 µg/dL hay 11-22 µmol/L

  Nữ: 76-152 µg/dL hay 12-24 µmol/L

1.2. Nồng độ Cu nước tiểu/24 h: Mức độ Cu nước tiểu người khỏe mạnh là 10-60 µg/24 h.

1.3. Nồng độ ceruloplasmin huyết thanh: Ceruloplasmin huyết thanh người khỏe mạnh là:

≤ 5 ngày tuổi               : 5-40 mg/dL hay 0,05-0,4 g/L.

≥ 1 tuổi                         : 20-60 mg/dL hay 0,2-0,6 g/L.

Người trưởng thành    :15-60 mg/dL

  1. Ý nghĩa lâm sàng:

Đồng là một kim loại vi lượng cần thiết cho cơ thể để gắn vào enzyme. Các enzyme  này có vai trò trong điều tiết sự chuyển hóa sắt, hình thành các mô liên kết, sản sinh năng lượng ở mức độ tế bào, sản xuất melanin (sắc tố tạo màu da) và chức năng của hệ thần kinh. Đồng có trong nhiều loại thực phẩm như các loại hạt, sô cô la, nấm, sò, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây sấy khô và gan. Uống nước có thể có đồng khi nó chảy qua ống đồng. Thông thường, cơ thể hấp thụ đồng từ thức ăn ở ruột, đồng được gắn với protein trở thành dạng không độc và vận chuyển đến gan. Gan lưu trữ một số đồng và phần lớn còn lại được gắn với một protein khác là apoceruloplasmin để tạo thành enzyme ceruloplasmin. Khoảng 95% của đồng trong máu được gắn vào ceruloplasmin và phần còn lại được gắn với cácprotein khác như albumin. Chỉ một lượng nhỏ Cu trong máu ở dạng tự do. Đồng tham gia duy trì chức năng bình thường của nhiều enzyme như cytochrome c oxidasetrong phức hợp IV trong chuỗi vận chuyển điện tử trong ty thể, ceruloplasmin, Cu/Zn superoxide dismutase và các amine oxidase. Các enzyme này xúc tác cho quá trình phosphoryl oxy hóa, vận chuyển sắt, chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do và tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh. Gan đào thải đồng dư thừa theo đường mật, xuống ruột để được đào thải theo đường phân và một phần được bài tiết theo đường nước tiểu. Hai bệnh di truyền liên quan đến rối loạn chuyển hóa Cu được nghiên cứu rộng rãi nhất ở người là bệnh Wilson và bệnh Menkes’:

Chỉ định xét nghiệm Cu và Ceruloplasmin

- Một hoặc nhiều xét nghiệm đồng được chỉ định cùng với ceruloplasmin khi một người nào đó có dấu hiệu và triệu chứng bị nghi có thể là do bệnh Wilson, quá tải đồng hoặc ngộ độc đồng. Những dấu hiệu và triệu chứng quá tải đồng có thể bao gồm:

+ Thiếu máu                            + Buồn nôn, đau bụng

+ Vàng da                                + Mệt mỏi

+ Thay đổi hành vi                 + Bồn chồn (tremors)

+ Khó đi bộ và/ hoặc nuốt     + Loạn trương lực cơ (dystonia)

- Các xét nghiệm đồng cũng có thể được chỉ định khi một người có dấu hiệu và triệu chứng có thể là do sự thiếu hụt đồng, chẳng hạn như:

+ Có một số bất thường thấp của bạch cầu trung tính, một loại tế bào máu trắng (bạch cầu)

+ Loãng xương

+ Thiếu máu

+ Ít gặp hơn, các triệu chứng thần kinh và làm chậm tăng trưởng ở trẻ em

- Các xét nghiệm đồng còn có thể được chỉ định định kỳ để theo dõi diễn biến của bệnh hoặc hiệu quả điều trị.

- Sinh thiết gan để định lượng đồng trong gan có thể được chỉ định để đánh giá thêm dự trữ đồng khi kết quả về đồng và ceruloplasmin không bình thường hoặc không rõ ràng.

- Xét nghiệm đồng phải được đánh giá trong bệnh cảnh nhất định và thường phải được so sánh với mức độ ceruloplasmin.

 * Bệnh Wilson:

Wilson là bệnh gây ra do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể thường của chuyển hóa đồng được đặc trưng bởi sự lắng đọng quá nhiều đồng trong các mô, chủ yếu là ở gan và não. Bệnh Wilson thường gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng.

Trong bệnh Wilson, đồng huyết thanh có thể giảm hoặc bình thường, đồng tự do huyết thanh tăng, ceruloplasmin giảm hoặc bình thường, đồng nước tiểu/ 24 h tăng rất cao, trong khi đồng trong gan có thể tăng (> 250 µg/g trọng lượng gan khô) hoặc bình thường, tùy thuộc vào vị trí sinh thiết.

Khi được điều trị bệnh Wilson với các thuốc tạo phức với đồng (chelators) để làm giảm lượng đồng quá tải trong gan, lượng đồng đào thải trong nước tiểu 24 giờ của người đó có thể cao cho đến khi dự trữ đồng trong cơ thể giảm, mức độ đồng huyết thanh và đồng nước tiểu 24 giờ dần trở về bình thường.Khi được điều trị một bệnh liên quan đến thiếu hụt đồng bằng việc cung cấp đồng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, nếu mức độ đồng huyết thanh tăngdần lên có nghĩa là bệnh nhân có đáp ứng với điều trị.

* Ngộ độc đồng:

Trong ngộ độc đồng, đồng huyết thanh thường tăng, đồng tự do trong huyết thanh tăng, ceruloplasmin tăng, đồng trong nước tiểu tăng, trong khi đồng trong gan có thể tăng hoặc bình thường.

* Bệnh Menkes:

Hội chứng tóc dị thường Menkes (Menkes kinky hair syndrome), còn gọi là bệnh Menkes, là một bệnh của sự vận chuyển đồng, là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự thiếu hụt đồng. Hội chứng này bị gây nên bởi các đột biến trên gen ATP7A nằm trên nhiễm sắc thể X. Bệnh được truyền từ một gen lặn đột biến liên kết với nhiễm sắc thể X của cha mẹ sang con. Điều này có nghĩa rằng chỉ các bé gái bị kế thừa hai bản sao của gen đột biến mới bị bệnh. Vì nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X nên họ có thể mang gen nếu các đột biến có mặt trên nhiễm sắc thể X. Các đột biến này dẫn đến sự phân phối đồng trong cơ thể không đồng đều, làm cho đồng có thể tích tụ trong các mô ruột và thận, dẫn đến sự thiếu hụt đồng trong các cơ quan khác như não. Các triệu chứng của hội chứng này thường phát triển ở giai đoạn sơ sinh và nhiều trẻ em chết ở độ tuổi trẻ. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm tóc thưa, màu đỏ hoe, dễ gẫy, chậm phát triển, suy giảm hệ thần kinh, yếu cơ và co giật. Tỷ lệ mắc hội chứng này là khoảng 1/ 100.000 trẻ sơ sinh.

Trong bệnh Menkes, tất cả các thông số về chuyển hóa đồng đều giảm: đồng huyết thanh thường giảm, đồng tự do trong huyết thanh giảm, ceruloplasmin giảm, đồng trong nước tiểu giảm và đồng trong gan cũng giảm.

* Thiếu hụt đồng: tất cả các thông số về chuyển hóa đồng cũng đều giảm: đồng huyết thanh thường giảm, đồng tự do trong huyết thanh giảm, ceruloplasmin giảm, đồng trong nước tiểu giảm và đồng trong gan cũng giảm.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Không sử dụng mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, đục do tăng lipid. Các mẫu này là nguyên nhân dẫn đến kết quả XN bị sai lệch.

- Các thuốc như carbamazepin và phenobarbital có thể làm tăng lượng đồng trong máu.

- Nồng độ đồng huyết thanh cũng có thể tăng trong viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis), trong một số ung thư và giảm khi hấp thu kém, chẳng hạn như trong bệnh xơ hệ thống (cystic fibrosis); tăng ở những người bị viêm hoặc nhiễm khuẩn, trong thời kỳ thai nghén, khi sử dụng estrogen hoặc thuốc tránh thai.

- Một chế độ ăn uống bình thường có thể đáp ứng yêu cầu về đồng của cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung đồng thường không cần thiết.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KẼM (Zn)

I. NGUYÊN LÝ

Phương pháp:  So màu, Đo điểm cuối, Phản ứng động học tăng, Br-PAPS; Bước sóng:         560 n; Nhiệt độ: 25°C/37°C. Kẽm tạo thành một phức hợp chelate màu đỏ với 2-(5-Bromo-2- pyridylazo)-5-(N-propyl-N-sulfo-propylamino)-phenol. Nồng độ của kẽm trong mẫu tỷ lệ thuận với độ hấp thụ đo được

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Máy móc: Hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckman Coulter AU680, Architect Ci8200

 - Thuốc thử bao gồm:  Hóa chất chuẩn: Hóa chất được bảo quản ở 18- 22°C  đến khi hết hạn sử dụng, 14 ngày khi để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

+ Wash solution,…

+ Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Có thể sử dụng ống không chống đông hoặc ống có chất chống đông bằng Li- Heparin

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

 - Bảo quản huyết thanh/huyết tương ở 2- 8°C trong vòng 14 ngày, ở -20°C được 45 ngày. Rã đông 1 lần. Để bệnh phẩm, chất chuẩn, QC ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Cần chuẩn lai sau 7 ngày hoặc khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Hàng ngày, chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả th́ phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét  nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

Tuyến tính: 0 - 400 µg/dL (61.2 µmol/L).

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

          1. Giá trị tham chiếu: Bình thường nồng độ kẽm/huyết thanh hay huyết tương thay đổi theo lứa tuổi:

          < 4 tháng          : 10 – 21 µmol/L

4 – 12 tháng     : 10 – 20 µmol/L

1 – 5 tuổi          : 10 – 18 µmol/L

6 – 9 tuổi          : 12 – 16 µmol/L

10 – 13 tuổi      : Nam: 12 -15 µmol/L

 Nữ: 12 – 18 µmol/L

14 – 19 tuổi      : Nam: 10 -18 µmol/L

 Nữ: 9 – 15 µmol/L

Người lớn         : 7 – 23 µmol/L

- Nồng độ kẽm/nước tiểu: 300 - 800 mg/24h

 

Huyết tương/Huyết thanh:

µg/dl

µmol/L

< 4 tháng

65 – 137

10 – 21

4 – 12 tháng

65 – 130

10 – 20

1 – 5 tuổi

65 – 118

10 – 18

6 – 9 tuổi

78 - 105

12 – 16

10 – 13 tuổi

Nam

78 – 98

12 – 15

 

Nữ

78 – 118

12 – 18

14 – 19 tuổi

Nam

65 – 118

10 – 18

 

Nữ

59 – 98

9 – 15

Người lớn

46 – 150

7 – 23

 

Huyết tương/Huyết thanh:

µg/dl

µmol/L

< 4 tháng

65 – 137

10 – 21

4 – 12 tháng

65 – 130

10 – 20

1 – 5 tuổi

65 – 118

10 – 18

6 – 9 tuổi

78 - 105

12 – 16

10 – 13 tuổi

Nam

78 – 98

12 – 15

 

Nữ

78 – 118

12 – 18

14 – 19 tuổi

Nam

65 – 118

10 – 18

 

Nữ

59 – 98

9 – 15

Người lớn

46 – 150

7 – 23

 

Huyết tương/Huyết thanh:

µg/dl

µmol/L

< 4 tháng

65 – 137

10 – 21

4 – 12 tháng

65 – 130

10 – 20

1 – 5 tuổi

65 – 118

10 – 18

6 – 9 tuổi

78 - 105

12 – 16

10 – 13 tuổi

Nam

78 – 98

12 – 15

 

Nữ

78 – 118

12 – 18

14 – 19 tuổi

Nam

65 – 118

10 – 18

 

Nữ

59 – 98

9 – 15

Người lớn

46 – 150

7 – 23

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

 

Không sử dụng mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, đục do tăng lipid. Các mẫu này là nguyên nhân dẫn đến kết quả XN bị sai lệch.

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG  ION CL- DỊCH NÃO TỦY

I. NGUYÊN LÝ

Ion Cl- trong dịch não tủy được định lượng theo phương pháp điện cực chọn lọc gián tiếp.

  1. CHUẨN BỊ
  1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ hoặc 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh
  2. Phương tiện, hóa chất

- Máy móc: Hệ thống máy hóa sinh OLYMPUS AU640, AU680, Architectpus Ci8200

- Thuốc thử: Sẵn sàng sử dụng ISE Diluent, ISE Internal Standard

Bảo quản ở 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng, 8 tuần khi để trên máy phân tích, các loại dung dịch hệ thống khác: ISE Cleaning,…

- Điện cực các loại; Chất chuẩn ISE

- Control: 2 mức

  1. Người bệnh: Người bệnh được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm và được hướng dẫn lấy nước tiểu đúng kỹ thuật.
  2. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có), thể tích nước tiểu 24h,…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

Dịch não tủy: Được lấy đúng kỹ thuật, cho vào ống sạch vô khuẩn, không có chất chống đông.

Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20-25°C) và lắc đều trước khi tiến hành kỹ thuật.

2. Tiến hành kỹ thuật:

Máy XN, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc lô thuốc thử. Chạy control 2 mức: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu  đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích, đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: Cl- trong dịch não tủy: 120- 130 mmol/L.

  1. Ý nghĩa lâm sàng:

Clorua (Cl-) trong dịch não tủy giảm nhiều trong viêm màng não do lao kèm theo sự  thay đổi của protein và glucose trong  dịch não tủy. Ngoài ra Clorua (Cl-) trong dịch não tủy còn có thể giảm trong viêm màng não, u não.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Lưu ý: Không thực hiện xét nghiệm với những mẫu dịch não tủy bị chạm ven sẽ cho kết quả không chính xác.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CHUỖI NHẸ KAPPA (MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Các hạt polystyrene được bao bởi kháng thể FLC người loại kappa được kết tủa khi trộn với mẫu bệnh phẩm có chứa FLC kappa. Các hạt kết tủa này phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu. Mức độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một mẫu chuẩn đã biết nồng độ.

Xét nghiệm Ig chuỗi nhẹ FLC giúp hỗ trợ việc chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh đa u tủy, macroglobulin huyết Waldenström’s, bệnh thoái hóa tinh bột amyloidosis, bệnh lắng đọng chuỗi nhẹ, và ung thư tế bào lympho.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Latex FLC kappa: chứa hỗn dịch các hạt polystyrene được bao với kháng thể đơn dòng ( sản xuất từ chuột) đối với FLC kappa người.

Hóa chất nên được lắc kỹ trước khi sử dụng lần đầu

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: Huyết thanh, huyết tương heparin hoặc EDTA. 

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt, hoặc bảo quản 2-8ºC không quá 5 ngày hoặc được làm đông dưới -20ºC. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:100 với N Diluent cho N latex FLC kappa và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu cho mẫu huyết tương và huyết thanh được thu thập trên 369 người khỏe mạnh:

 

Bách phân vị 2.5-97.5 (huyết thanh và huyết tương)

FLC kappa

6.7 to 22.4 mg/L

Tỉ lệ κ/λ trung vị là 0.86 (0.31-1.56)

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: tán huyết hoặc mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

- Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CHUỐI NHẸ KAPPA (NƯỚC TIỂU)

I. NGUYÊN LÝ

Các hạt polystyrene được bao bởi kháng thể FLC người loại kappa được kết tủa khi trộn với mẫu bệnh phẩm có chứa FLC kappa. Các hạt kết tủa này phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu. Mức độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một mẫu chuẩn đã biết nồng độ.

Xét nghiệm Ig chuỗi nhẹ FLC giúp hỗ trợ việc chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh đa u tủy, macroglobulin huyết Waldenström’s, bệnh thoái hóa dạng tinh bột amyloid, bệnh lắng đọng chuỗi nhẹ, và ung thư tế bào lympho.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Latex FLC kappa: chứa hỗn dịch các hạt polystyrene được bao với kháng thể đơn dòng ( sản xuất từ chuột) đối với FLC kappa người.

Hóa chất nên được lắc kỹ trước khi sử dụng lần đầu

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

 Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

 Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu nước tiểu

Mẫu nước tiểu có thể được lưu trữ trong 2 ngày ở 2-8°C. Không nên dùng mẫu nước tiểu đã lưu trữ đông.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:100 với N Diluent cho N latex FLC kappa và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

 

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu cho mẫu huyết tương và huyết thanh được thu thập trên 182 người khỏe mạnh:

 

Bách phân vị thứ 95 (nước tiểu)

FLC kappa

25.8 mg/L

 

95% khoảng trung tâm của tỉ lệ κ/λ nằm trong khoảng tham khảo từ 1.4-6.2 (bách phân vị 2.5-97.5)

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: mẫu bị đục do nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Xử trí: Mẫu có các hạt nhỏ cần được làm trong bằng ly tâm trước khi làm xét nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CHUỖI NHẸ LAMBDA (MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Các hạt polystyrene được bao bởi kháng thể FLC người loại lambda được kết tủa khi trộn với mẫu bệnh phẩm có chứa FLC lambda. Các hạt kết tủa này phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu. Mức độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một mẫu chuẩn đã biết nồng độ.

Xét nghiệm Ig chuỗi nhẹ FLC giúp hỗ trợ việc chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh đa u tủy, macroglobulin huyết Waldenström’s, bệnh thoái hóa tinh bột amyloidosis, bệnh lắng đọng chuỗi nhẹ, và ung thư tế bào lympho.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Latex FLC lamda: chứa hỗn dịch các hạt polystyrene được bao với kháng thể đơn dòng ( sản xuất từ chuột) đối với FLC lambda người.

Hóa chất nên được lắc kỹ trước khi sử dụng lần đầu

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: huyết thanh, huyết tương heparin hoặc EDTA. 

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt, hoặc bảo quản 2-8ºC không quá 5 ngày hoặc được làm đông dưới -20ºC. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:20 với N Diluent cho N latex FLC lambda và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu cho mẫu huyết tương và huyết thanh được thu thập trên 369 người khỏe mạnh:

 

Bách phân vị 2.5-97.5 (huyết thanh và huyết tương)

FLC lambda

8.3 to 27.0 mg/L

 

Tỉ lệ κ/λ trung vị là 0.86 (0.31-1.56)

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: tán huyết hoặc mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

- Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CHUỐI NHẸ LAMBDA (NƯỚC TIỂU)

I. NGUYÊN LÝ

Các hạt polystyrene được bao bởi kháng thể FLC người loại lambda được kết tủa khi trộn với mẫu bệnh phẩm có chứa FLC lambda. Các hạt kết tủa này phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu. Mức độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một mẫu chuẩn đã biết nồng độ.

Xét nghiệm Ig chuỗi nhẹ FLC giúp hỗ trợ việc chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh đa u tủy, macroglobulin huyết Waldenström’s, bệnh thoái hóa dạng tinh bột amyloid, bệnh lắng đọng chuỗi nhẹ, và ung thư tế bào lympho.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Latex FLC lambda: chứa hỗn dịch các hạt polystyrene được bao với kháng thể đơn dòng ( sản xuất từ chuột) đối với FLC lambda người.

Hóa chất nên được lắc kỹ trước khi sử dụng lần đầu

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

  Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lấy máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu nước tiểu

Mẫu nước tiểu có thể được lưu trữ trong 2 ngày ở 2-8°C. Không nên dùng mẫu nước tiểu đã lưu trữ đông.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:20 với N Diluent cho N latex FLC lambda và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

 

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu cho mẫu huyết tương và huyết thanh được thu thập trên 182 người khỏe mạnh:

 

Bách phân vị thứ 95 (nước tiểu)

FLC lambda

11.3 mg/L

 

95% khoảng trung tâm của tỉ lệ κ/λ nằm trong khoảng tham khảo từ 1.4-6.2 (bách phân vị 2.5-97.5)

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: mẫu bị đục do nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Xử trí: Mẫu có các hạt nhỏ cần được làm trong bằng ly tâm trước khi làm xét nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG α2-MACROGLOBULIN

I. NGUYÊN LÝ

Protein chứa trong dịch cơ thể người hình thành phức thể miễn nhiễm trong phản ứng hóa miễn dịch với kháng thể đặc hiệu. Các phức hợp này phân tán  chùm ánh sáng chiếu xuyên qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỉ lệ thuận với nồng độ của protein tương ứng trong mẫu. Kết quả được đánh giá bằng cách so sánh với chuẩn đã biết nồng độ.

α2-macroglobulin là một chất ức chế protease có tác động đặc biệt đến enzyme tiêu hóa. Nó vận chuyển hormone và enzyme, thể hiện các chức năng kích thích và ức chế trong việc phát triển hệ thống bạch huyết và ức chế các thành phần của bổ thể và hệ thống đông máu. Nồng độ thay đổi trong suốt cuộc đời và khác nhau ở mỗi giới. Với tình trạng tăng tiêu hủy fibrin, sau cuộc phẫu thuật lớn, các bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết và suy gan nặng có mức α2-macroglobulin thường thấp. Bệnh nhân bị viêm tụy cấp có nồng độ thấp trong huyết thanh thể hiện mối tương quan với độ nặng của bệnh. Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có nồng độ α2-macroglobulin thấp có tiên lượng tốt với thời gian sống > 1 năm. Xét nghiệm α2-macroglobulin là một xét nghiệm chẩn đoán phân biệt quan trọng của hội chứng viêm thận. Ở đây, sự tăng tỉ lệ α2-macroglobulin/albumin là một biểu hiện của huyết niệu thận. Ở những bệnh nhân xơ hóa gan và đái tháo đường, mức α2-macroglobulin tăng.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

- Hóa chất chính bao gồm: N Antiserum to Human α2-Macroglobulin là huyết thanh động vật được sản xuất bằng sự tạo miễn dịch của thỏ với α2-macroglobulin người độ tinh khiết cao. Nồng độ của kháng thể hoạt động là < 26 g/L. Chất bảo quản: Sodium azide < 1 g/L

Bảo quản và độ ổn định:

Chưa mở hộp: Ổn định 2–8 °C cho đến ngày hết hạn ghi trên hộp thuốc

Đã mở hộp thuốc: 4 tuần nếu được lưu trữ ở 2–8 °C, được đậy nắp cẩn thận ngay sau khi sử dụng và không bị nhiễm (eg., vi sinh vật)

- Hóa chất yêu cầu nhưng không được cung cấp trong hộp thuốc

N Protein Standard SL

N/T Protein Controls SL/L, M và H

N/T Protein Control LC

N Reaction Buffer

N Diluent

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: mẫu huyết thanh hoặc huyết tương heparin

Mẫu huyết thanh phải được đông lại hoàn toàn và, sau khi ly tâm, không được chứa hạt  nào hoặc dấu vết của fibrin. Mẫu máu nhiễm mỡ bị đục sau khi rã đông cần phải được làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại tốc độ 15,000 x g) trước khi thực hiện xét nghiệm

Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định trong vòng 21 ngày ở nhiệt độ 2-8°C;  nếu bảo quản lâu hơn ở nhiệt độ (-20°C) hoặc thấp hơn nữa. Mẫu huyết thanh chỉ được làm đông một lần.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu huyết thanh và huyết tương được pha loãng tự động 1:20 với N Diluent. Mẫu pha loãng cần được đo trong vòng 4 giờ. Nếu kết quả thu được nằm ngoài khoảng đo, cần chạy lại mẫu với độ pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Đánh giá được thực hiện tự động theo g/L đối với huyết thanh hoặc huyết tương.

Khoảng tham chiếu sau đây áp dụng cho mẫu huyết thanh và huyết tương từ người lớn khỏe mạnh: α2-macroglobulin: 1.3 đến 3.0 g/L

Nồng độ α2-macroglobulin trong nước tiểu của người khỏe mạnh thấp hơn giới hạn phát hiện của xét nghiệm này.

Tuy nhiên, mỗi phòng xét nghiệm nên thiết lập khoảng tham chiếu riêng vì giá trị có thể khác nhau theo từng nhóm dân số.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, nồng độ bilirubin > 0.6 g/L, hemoglobin tự do >  10 g/L, triglycerid máu 5.7 g/L

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

Đối với các mẫu có chứa các hạt cần được ly tâm làm trong trước khi thực hiện xét nghiệm. Không sử dụng các mẫu máu nhiễm mỡ và mậu bị đục mà không thể làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại 15,000 x g).

Kết quả xét nghiệm luôn cần được giải thích kết hợp cùng với tiền sử bệnh lý, biểu hiện lâm sàng và các ghi nhận khác. Do ảnh hưởng bởi chất nền, các mẫu khảo sát liên phòng xét nghiệm và các mẫu kiểm chuẩn có thể cho kết quả khác so với phương pháp khác. Do đó, cần đánh giá kết quả trong mối tương quan với giá trị mục tiêu cụ thể của từng phương pháp.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BETA-TRACE PROTEIN (MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Các hạt polystyrene bọc kháng thể với BTP ở người sẽ kết tập lại khi trộn với các mẫu có chứa BTP. Những kết tập này làm phân tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ của ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của BTP trong mẫu. Kết quả được đánh giá bằng cách so sánh với một chuẩn có nồng độ đã biết trước.

Xét nghiệm định lượng BTP giúp đánh giá chức năng thận còn lại, một chất chỉ điểm quan trọng trong tiên lượng bệnh nhân cần phải có liệu pháp điều trị thay thế thận (như chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc). Đã có công thức xây dựng được công thức ước tính chức năng thận còn lại (RRF) từ nồng độ BTP trong huyết thanh mà không cần thu thập nước tiểu.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Latex BTP: các hạt polystyrene bọc kháng thể của thỏ với BTP ở người,dạng đông khô Azide natri < 1 g/L.

Bổ sung N Latex BTP: globulin miễn dịch của thỏ trong dung dịch chất đệm Azide natri < 1 g/L.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi hoàn nguyên bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 7 ngày.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh (không dùng chất chống đông), mẫu huyết tương có heparin và EDTA

Mẫu huyết thanh phải đông hoàn toàn và phải không được chứa bất kỳ loại hạt hoặc dấu vết nào của fibrin sau khi quay ly tâm. Các mẫu có mỡ máu, hoặc mẫu đông lạnh, chuyển sang đục sau khi rã đông, phải được làm trong bằng cách quay ly tâm (10 phút ở mức khoảng 15000 × g) trước khi xét nghiệm.

Các mẫu huyết thanh và huyết tương được pha loãng tự động theo tỉ lệ 1:100 bằng chất pha loãng N (REF OUMT) bởi các Hệ thống BN. Sau đó, phải sử dụng mẫu pha loãng trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha. Pha loãng tuần tự UY tiêu chuẩn protein N được thiết bị chuẩn bị tự động bằng cách sử dụng chất pha loãng N. Sử dụng pha loãng chuẩn trong vòng ba giờ.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Lưu ý: Một số mẫu có thể mang lại các tín hiệu đo vượt quá phạm vi của đường cong tham chiếu. Trong trường hợp này, nếu cần phải định lượng thêm, lặp lại quá trình xác định bằng cách sử dụng tỉ lệ pha loãng cao hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Các khoảng tham chiếu đối với các mẫu huyết thanh (n = 328) được xác định từ một quần thể người lớn có bề ngoài khỏe mạnh. Các khoảng này được tính toán không có tham số và thể hiện phạm vi 95 % dưới của quần thể đó.

 

≤ Phân vị thứ 95. (Trung vị)

BTP trong huyết thanh

≤ 0,70 (0,50) mg/L

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, mẫu còn dấu vết fibrin sau khi ly tâm, mẫu có mỡ máu, mẫu đông lạnh sau khi rã đông có vẩn đục.

- Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Các mẫu huyết thanh phải đông hoàn toàn và phải không được chứa bất kỳ loại hạt hoặc dấu vết nào của fibrin sau khi quay ly tâm.

+ Mẫu đông lạnh, chuyển sang đục sau khi rã đông, phải được làm trong bằng cách quay ly tâm (10 phút ở mức khoảng 15 000 × g) trước khi xét nghiệm. Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BETA-TRACE PROTEIN (NƯỚC TIỂU)

I. NGUYÊN LÝ

Các hạt polystyrene bọc kháng thể với Beta-Trace Protein (BTP) ở người sẽ kết tập lại khi trộn với các mẫu có chứa BTP. Những kết tập này làm phân tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ của ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của BTP trong mẫu. Kết quả được đánh giá bằng cách so sánh với một chuẩn có nồng độ đã biết trước.

Xét nghiệm định lượng BTP giúp đánh giá chức năng thận còn lại, một chất chỉ điểm quan trọng trong tiên lượng bệnh nhân cần phải có liệu pháp điều trị thay thế thận (như chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc). Quan sát thấy nồng độ BTP trong nước tiểu tăng lên trong tổn thương ống thận.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Latex BTP: các hạt polystyrene bọc kháng thể của thỏ với BTP ở người,dạng đông khô Azide natri < 1 g/L.

Bổ sung N Latex BTP: globulin miễn dịch của thỏ trong dung dịch chất đệm Azide natri < 1 g/L.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi hoàn nguyên bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 7 ngày.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu nước tiểu

Mẫu nước tiểu phải được quay li tâm (khoảng 10 phút/ 15 000 × g) trước khi sử dụng

Cần pha loãng trước theo cách thủ công theo tỉ lệ 1:5 bằng chất pha loãng mẫu N (REF 10873460) . Trong trường hợp thể tích mẫu thấp, phải thực hiện pha loãng cuối cùng theo cách thủ công theo tỉ lệ 1:20 bằng NaCl đẳng trương hoặc chất pha loãng N.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha. Pha loãng tuần tự UY tiêu chuẩn protein N được thiết bị chuẩn bị tự động bằng cách sử dụng chất pha loãng N. Sử dụng pha loãng chuẩn trong vòng ba giờ.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Lưu ý: Một số mẫu có thể mang lại các tín hiệu đo vượt quá phạm vi của đường cong tham chiếu. Trong trường hợp này, nếu cần phải định lượng thêm, lặp lại quá trình xác định bằng cách sử dụng tỉ lệ pha loãng cao hơn

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Các khoảng tham chiếu đối với các mẫu huyết thanh (n = 328) được xác định từ một quần thể người lớn có bề ngoài khỏe mạnh. Các khoảng này được tính toán không có tham số và thể hiện phạm vi 95 % dưới của quần thể đó.

 

≤ Phân vị thứ 95. (Trung vị)

BTP trong nước tiểu

≤ 3,75 (1,11) mg/L

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Độ đục của mẫu nước tiểu

- Xử trí: mẫu nước tiểu phải được quay li tâm (khoảng 10 phút/ 15 000 × g) trước khi sử dụng.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG NGAL (MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Xét nghiệm NGAL có giá trị trong chẩn đoán sớm tổn thương thận cấp tính. Một số trường hợp như tổn thương thận cấp sau mổ bắc cầu tim phổi, bệnh nhân cấp cứu, đợt cấp ở những bệnh nhân thận mạn tính, bệnh nhân ghép thận.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử NGAL 3 x 2.3 ml: hỗn dịch của các hạt siêu nhỏ polystyrene được bao với kháng thể đối với NGAL đơn dòng từ chuột

Hóa chất đệm 7 x 5ml: dung dịch đệm chứa protein nguồn gốc từ chuột và chất bảo quản.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu huyết tương

Mẫu được xử lý xong cần được đóng nắp. 

Không sử dụng mẫu bị tán huyết, mỡ máu.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu bệnh phẩm được tiến hành phân tích trong vòng 24 giờ, nếu lâu hơn cần được bảo quản đông đá ở -70 độ C. 

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm.

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Nồng độ NGAL trên đối tượng người khỏe mạnh

Loại mẫu

Dân số

Số lượng

Giá trị NGAL trung vị (ng/mL)

Khoảng NGAL  (ng/mL)

EDTA huyết tương

Tổng

200

52

<25 - 102

Nữ

100

53

<25 - 111

Nam

100

52

26 - 95

Heparin huyết tương

Tổng

200

53

<25 - 99

Nữ

100

52

<25 - 113

Nam

100

54

26 - 97

 

Giá trị nồng độ NGAL có thể tăng lên trong trường hợp không liên quan đến bệnh lý về thận như nhiễm khuẩn, hoặc các bệnh viêm và một số trường hợp ung thư biểu mô. Nồng độ NGAL nên tăng cao trên 250 ng/mL để được chỉ định là có bệnh lý về thận trong đó có tổn thương thận cấp tính.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: tán huyết hoặc mỡ máu

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG NGAL (NƯỚC TIỂU)

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Xét nghiệm NGAL có giá trị trong chẩn đoán sớm tổn thương thận cấp tính. Một số trường hợp như tổn thương thận cấp sau mổ bắc cầu tim phổi, bệnh nhân cấp cứu, đợt cấp ở những bệnh nhân thận mạn tính, bệnh nhân ghép thận.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử NGAL 3 x 2.3 ml: hỗn dịch của các hạt siêu nhỏ polystyrene được bao với kháng thể đối với NGAL đơn dòng từ chuột

Hóa chất đệm 7 x 5ml: dung dịch đệm chứa protein nguồn gốc từ chuột và chất bảo quản.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu nước tiểu

Mẫu nước tiểu nên được ly tâm

Mẫu được xử lý xong cần được đóng nắp. 

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu bệnh phẩm phải được tiến hành phân tích trong vòng 24 giờ, nếu lâu hơn cần được bảo quản đông đá ở -70 độ C. 

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Nồng độ NGAL trên đối tượng người khỏe mạnh

Loại mẫu

Dân số

Số lượng

Giá trị NGAL trung vị (ng/mL)

Khoảng NGAL (ng/mL)

Nước tiểu

Tổng

200

< 25

<25 - 330

Nữ

100

32

<25 - 397

Nam

100

< 25

<25- 102

 

Đối với mẫu nước tiểu, nồng độ NGAL thấp hơn đáng kể ở bệnh nhân nam so với bệnh nhân nữ.

Giá trị nồng độ NGAL có thể tăng lên trong trường hợp không liên quan đến bệnh lý về thận như nhiễm khuẩn, hoặc các bệnh viêm và một số trường hợp ung thư biểu mô. Nồng độ NGAL nên tăng cao trên 250 ng/mL để được chỉ định là có bệnh lý về thận trong đó có tổn thương thận cấp tính.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: Tán huyết hoặc mỡ máu

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG APO A-I (MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Xét nghiệm Apo A-I giúp đánh giá nguy cơ bệnh nhân bị xơ vữa động mạch và có giá trị tiên lượng lớn hơn nếu chỉ dùng giá trị HDL và LDL cholesterol để quyết định. Tỉ số Apo B/Apo A-I là một thông số rất hiệu quả để đánh giá nguy cơ bị xơ vữa động mạch: tỉ số này càng lớn thì nguy cơ càng cao.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy có thể phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Antiserum to Human Apolipoprotein A-I: được sản xuất bởi sự tạo miễn dịch của thỏ đối với Apo A-I người đã được làm tinh khiết. Nồng độ của kháng thể hoạt động < 1.2 g/L. Chất bảo quản sodium azide < 1 g/L

Hóa chất có thể bị tạo tủa hoặc bị đục mà không phải do nhiễm khuẩn. Trường hợp này nên được lọc với kích thước lỗ lọc 0.45 μm trước khi dùng.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: huyết thanh, huyết tương heparin.

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm ( 10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt, hoặc bảo quản 2-8 độ C không quá 7 ngày hoặc được giữ đông dưới -20 độ C. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:20 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu cho mẫu huyết tương và huyết thanh được thu thập trên 369 người khỏe mạnh:

Protein

Đối tượng

Bách phân vị  2.5-97.5

Apo A-I

Nữ

1.25–2.15 g/L

Nam

1.10–2.05 g/L

Apo B/ Apo A-I

Nữ

0.30–0.90

Nam

0.35–1.00

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: tán huyết hoặc mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông.

- Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG Lp(a) (MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Lp(a) bao gồm 2 thành phần LDL với apolipoprotein B-100 là protein thành phần chính được liên kết cộng hóa trị với glycoprotein, apolipoprotein(a) [Apo(a)]. Nồng độ Lp(a) trong máu phụ thuộc vào yếu tố về gen, khoảng biến thiên trong 1 nhóm dân số là khá lớn. Sự tăng nồng độ Lp(a) là nguy cơ cho bệnh mạch vành .  Xác định nồng độ Lp(a) có thể hữu ích để quản lý hướng dẫn các cá nhân có lịch sử gia đình mắc bệnh mạch vành hoặc đang mang bệnh.

Hạt Polystyrene được bao với kháng thể đặc biệt với Lp(a) người được kết tụ khi trộn lẫn với mẫu có chứa Lp(a). Những kết tủa này phản chiếu ánh sáng được chiếu qua mẫu. Cường độ của ánh sáng phản xạ tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được đánh giá bằng việc so sánh với nồng độ của chất chuẩn đã biết.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Hóa chất N Latex Lp(a) 3 x 2 ml

Thành phần: N Latex Lp(a) chứa các hạt polystyrene được làm khô lạnh và được bao bởi khagns thể kháng mảnh Lp(a)-γ-globulin người được sản xuất từ thỏ (62.5 mg/L).

Chuẩn bị hóa chất: hòa trộn thành phần khô trong ống với 2 ml nước cất và để 30 phút trước khi sử dụng. Lắc kỹ để hòa trộn đều trước khi dùng.

Hóa chất yêu cầu nhưng không được cung cấp

Chất chuẩn N Lp(a) Standard SY, REF OQCV

Chất kiểm chuẩn N Lp(a) Control SY, REF OQCW

Chất pha loãng N Diluent, REF OUMT

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

- Thực hiện trên mẫu máu: mẫu huyết thanh và mẫu huyết tương heparin

- Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định trong vòng 21 ngày ở nhiệt độ 2-8°C;  nếu bảo quản lâu hơn ở nhiệt độ (-20°C) hoặc thấp hơn nữa. Mẫu huyết thanh chỉ được làm đông một lần.

Mẫu huyết thanh phải được làm đông hoàn toàn và sau khi ly tâm phải không được chứa bất kì hạt nào hoặc dấu tích của fibrin.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

- Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau

- Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Lp(a). Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Lp(a). Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Lp(a) đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham khảo trên một số chủng tộc như sau ( đơn vị g/L)

 

Dân số

Số lượng

5-95%

Da trắng

628

< 0.02 - 0.72

African-American

142

0.04 -1.09

Tây Ban Nha- Bồ Đào Nha (Hispanic)

39

0.02 - 0.53

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, hemoglobin tự do > 10 g/L, bilirubin > 600 mg/L, triglycerid máu > 11.6 g/L.

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

Mẫu nhiều lipid hoặc mẫu đông lạnh sau khi được rã đông sẽ bị đục, phải được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15 000 x g) trước khi xét nghiệm.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ADNase B ( MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Đo nồng độ kháng theer ADNase B cung cấp bằng chứng cho thấy sự đã hoặc đang nhiễm cầu khuẩn ( sốt thấp khớp, bệnh ban đỏ, sưng amidan, viêm thận tiểu cầu, và một số bệnh khác). Kháng thể kháng Dnase B bắt đầu muộn hơn kháng thể kháng streptolysin O, nhưng có thể phát hiện được ở nhiều bệnh nhân hơn. Ở bệnh nhiễm khuẩn da liễu, ít khi thấy sự tăng nồng độ kháng streptolysin nhưng có thể thấy sự tăng lên của ADNase B.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N ADNase B: chứa các hạt polystyrene  làm khô lạnh được bao với kháng thể kháng streptococcal B từ thỏ (0.8 mL/L). Thuốc thử cần pha với 2 mL nước cất để tạo hỗn dịch và có thể sử dụng sau 15 phút. Lắc kỹ trước khi dùng lần đầu.

Chất chuẩn N ADNase B ( người) chứa hỗn hợp của huyết thanh người.

Chất control N ADNase B control serum ( người) là hỗn hợp của huyết thanh người.

Hóa chất phụ N ADNase B chứa dung dịch ADNase B cầu khuẩn đã được ổn định với sự thêm của huyết thanh thỏ.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: Huyết thanh

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g)

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng mẫu mới hoặc mẫu được đông lạnh

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:5 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Nồng độ ADNase B phụ thuộc vào độ tuổi, khu vực địa lý và tần suất nhiễm cầu khuẩn ở địa phương. Thông thường, mức giới hạn trên cho khoảng tham chiếu là 200U/mL. Trong một khảo sát ở đối tượng người châu Âu gồm 198 người hiến máu, giá trị lên tới 480 U/mL (bách phân vị 95th ).

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả:

+ Mẫu mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

+  Yếu tố dạng thấp (rheumatoid factors) ( tới 1500 IU/mL) nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

- Xử trí:

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm ( 10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.

+ Mẫu có yếu tố dạng thấp cao cần được thực hiện xét nghiệm ADNase B bằng phương pháp khác. 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG C3c ( MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Nồng độ C3 giảm có thể thấy ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) giai đoạn hoạt động, bệnh huyết thanh. Trong trường hợp của bệnh lupus, nồng độ của nhân tố bổ thể trong huyết thanh cho biết trạng thái hoạt động của bệnh. Giảm nồng độ C3 cũng thấy ở bệnh viêm cầu thận cấp và bệnh tan máu tự miễn. Bổ thể C3 hoạt động như một protein ở giai đoạn cấp vì vậy nồng độ tăng lên ở tình trạng viêm.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Antiserum to Human C3: được sản xuất bởi sự tạo miễn dịch của thỏ đối với nhân tố bổ thể C3c người. Nồng độ của kháng thể dạng hoạt động <6.4 g/L

Hóa chất có thể bị tạo tủa hoặc bị đục mà không phải do nhiễm khuẩn. Trường hợp này nên được lọc với kích thước lỗ lọc 0.45 μm trước khi dùng.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: huyết thanh, huyết tương heparin hoặc EDTA.

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm ( 10 phút ở 15,000 x g)

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:20 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu áp dụng cho mẫu huyết thanh và huyết tương từ đối tượng khỏe mạnh:

C3/C3c: 0.9-1.8 g/L

Mẫu mới lấy thường sẽ có giá trị C3 thấp hơn. Khoảng tham chiếu của C3 phụ thuộc vào thời gian và điều kiện bảo quản.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả:

+ Mẫu tán huyết, mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

+ Thời gian lưu trữ mẫu: mức độ các mảnh C3c thay đổi tùy thuộc vào thời gian mẫu lưu trữ. Ở mẫu mới lấy, giá trị C3 có thể thấp hơn tới 30% so với mẫu đã được lưu trữ. 

- Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.

+ Kết quả của các mẫu đã được lưu trữ cần được phân tích dựa trên khoảng tham chiếu trong cùng điều kiện và thời gian lưu trữ.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG α1 – ACID GLYCOPROTEIN TRONG MÁU

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

α1-acid glycoprotein là một protein của giai đoạn cấp, tăng lên trong nhiễm khuẩn , quá tŕnh viêm măn tính và cấp tính (như bệnh Crohn’s). Bệnh nhân bị trấn thương, bị bỏng, hoặc bị ung bướu sẽ có nồng độ α1-acid glycoprotein tăng. Bệnh nhân bị suy thận mạn cũng có nồng độ tăng cao, không phân biệt có lọc máu hay không. Nồng độ giảm ở bệnh nhân viêm gan mạn tính.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Antiserum to Human α1-acid glycoprotein: được sản xuất bởi sự tạo miễn dịch của thỏ đối với α1-acid glycoprotein người. Nồng độ của kháng thể dạng hoạt động <4.8 g/L

Hóa chất có thể bị tạo tủa hoặc bị đục mà không phải do nhiễm khuẩn. Trường hợp này nên được lọc với kích thước lỗ lọc 0.45 μm trước khi dùng.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: huyết thanh hoặc huyết tương heparin

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:20 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu áp dụng cho mẫu huyết thanh và huyết tương từ đối tượng khỏe mạnh: α1-acid glycoprotein: 0.5-1.2 g/L

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả:

+ Mẫu tán huyết, mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

- Xử trí:

+ Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

+ Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG serum amyloid a (SAA)

I. NGUYÊN LÝ

Các hạt polystyrene được phủ kháng thể đặc hiệu kháng SAA người sẽ ngưng kết khi được trộn lẫn với mẫu có chứa SAA. Các hạt ngưng kết này làm phân tán chùm ánh sáng chiếu xuyên qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỉ lệ thuận với nồng độ của protein tương ứng trong mẫu. Kết quả được xác định bằng cách so sánh với một chuẩn đã biết nồng độ.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

- Hóa chất chính N SAA: Chứa các hạt polystyrene được phủ với kháng thể đặc hiệu (cừu) kháng SAA người. Đóng gói: Dạng đông khô, 3 x → 2 mL.

SAA Standard SY (người): Hỗn hợp đông khô của huyết thanh người với lượng cao SAA. Đóng gói: Dạng đông khô, 3 x → 0.5 mL.

N SAA Control SY (người): Hỗn hợp đông khô của huyết thanh người với lượng cao SAA. Đóng gói: Dạng đông khô, 4x → 0.5 mL.

Hóa chất phụ N SAA Supplementary Reagent: Dung dịch đệm glycine NaCl chứa pyrrolidone và chất tẩy như là chất phụ gia. Đóng gói: 3 x 1.3 mL.

- Chất bảo quản:

+ Dung dịch hoàn nguyên của hóa chất chính N SAA Reagent: Gentamicin 6.25 mg/L, Amphotericin 0.625 mg/L

+ Dung dịch hoàn nguyên của N SAA Standard SY, hoàn nguyên của N SAA Control SY (người) và hóa chất phụ N SAA Supplementary Reagent: Sodium azide < 1 g/L

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: huyết thanh và huyết tương heparin.

Mẫu càng mới càng tốt (lưu tại nhiệt độ 2-8°C không quá 7 ngày) hoặc mẫu được trữ đông. Mẫu có thể được lưu dưới −25°C đến 3 tháng nếu mẫu được trữ đông trong vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu và cần tránh chu trình kết đông- xả đông.

Mẫu huyết thanh phải được đông lại hoàn toàn và, sau khi ly tâm, không được chứa hạt  nào hoặc dấu vết của fibrin. Mẫu máu nhiễm mỡ bị đục sau khi rã đông cần phải được làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại tốc độ 15,000 x g) trước khi thực hiện xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm SAA. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm SAA. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm SAA đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu được pha loãng tự động 1:400 với N Diluent. Mẫu pha loãng cần được đo trong vòng 2 giờ. Nếu kết quả thu được nằm ngoài khoảng đo, cần chạy lại mẫu với độ pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  1. Giá trị tham chiếu:

Đánh giá được thực hiện tự động theo mg/ L hoặc trên một đơn vị được người sử dụng lựa chọn trên hệ thống BN ProSpec- hãng Siemens.

Đối với nhóm dân số có mức CRP huyết thanh bình thường (bách phân vị thứ 95 = 5.0 mg/L, n = 483), bách phân vị thứ 95 N Latex SAA là  6.4 mg/L.

Tuy nhiên, mỗi phòng xét nghiệm nên thiết lập khoảng tham chiếu riêng vì giá trị có thể khác nhau theo từng nhóm dân số.

  1. Ý nghĩa lâm sàng:

SAA (Serum Amyloid A) là một protein giai đoạn cấp tính trong đáp ứng viêm, nhiễm trùng cũng như các quá trình không viêm nhiễm, thể hiện sự gia tăng mạnh nồng độ trong máu trong vòng vài giờ. Sự gia tăng này có thể lên đến 1000 lần nồng độ ban đầu. SAA kết hợp với lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) và có thể làm thay đổi sự trao đổi chất của chúng trong suốt quá trình viêm. Một điều đặc biệt quan trọng của SAA là sản phẩm thoái hóa của chính nó có thể tích tụ tại nhiều cơ quan khác nhau như các vi sợi Amyloid A (AA), gây nên biến chứng nghiêm trọng trong các bệnh viêm mạn tính. Giống như Protein phản ứng C (CRP), xác định SAA rất hữu ích trong chẩn đoán các quá trình viêm, đánh giá hoạt động của chúng cũng như theo dõi các quá trình này và cách điều trị. Tuy nhiên, xét nghiệm SAA cho nhiều kết luận hơn so với CRP ở những bệnh nhân nhiễm virut, phản ứng thải bỏ với ghép thận (đặc biệt đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch) cũng như ở bệnh nhân xơ nang điều trị với corticoids. Trong trường hợp bệnh nhân viêm khớp, SAA được ghi nhận là có mối tương quan mật thiết với hoạt động của căn bệnh này. Xác định đồng thời hai chỉ số CRP và SAA có thể làm tăng độ nhạy cho chẩn đoán. Đối với bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa dạng tinh bột, tình trạng bệnh có thể được cải thiện bởi liệu pháp giúp đưa mức SAA trở về giá trị bình thường.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, triglycerides > 20 g/L, biliruibn > 0.6 g/L và hemoglobin tự do > 10 g/L

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.Không sử dụng các mẫu máu nhiễm mỡ và đục mà không thể làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại 15,000 x g).


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG Hemopexin

I. NGUYÊN LÝ

Hemopexin trong các dịch cơ thể phản ứng hóa miễn dịch với kháng thể đặc hiệu tạo thành phức thể miễn nhiễm. Các phức này phân tán chùm ánh sáng chiếu xuyên qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỉ lệ thuận với nồng độ của Hemopexin trong mẫu. Kết quả được đánh giá bằng cách so sánh với chuẩn đã biết nồng độ.

Hemopexin đóng vai trò tương tự như haptoglobin trong việc gắn kết với thành phần heme của hemoglobin, thành phần này được phóng thích trong quá trình phân hủy hồng cầu. Trong những trường hợp tán huyết nghiêm trọng, sau khi phá hủy haptoglobin, quá trình này dẫn đến giảm mức hemopexin trong huyết thanh và huyết tương. Tương phản với haptoglobin, hemopexin không phải là protein giai đoạn cấp tính.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử chính N Antiserim to Human Hemopepxin là huyết thanh động vật và được sản xuất bằng sự tạo miễn dịch trên thỏ với hemopexin người có độ tinh khiết cao. Nồng độ của kháng thể hoạt động là  < 3.5 g/L

Chất bảo quản: Sodium Azide < 1 g/L. Đóng gói: 1 x 2 mL

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: mẫu huyết thanh và huyết tương heparin.

Mẫu càng mới càng tốt (lưu tại nhiệt độ 2-8°C không quá 7 ngày) hoặc mẫu được trữ đông. Mẫu huyết thanh và huyết tương có thể được lưu dưới −20°C đến 3 tháng nếu mẫu được trữ đông trong vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu và cần tránh chu trình kết đông- xả đông

Mẫu huyết thanh phải được đông lại hoàn toàn và, sau khi ly tâm, không được chứa hạt  nào hoặc dấu vết của fibrin. Mẫu máu nhiễm mỡ hoặc mẫu đông lạnh bị đục sau khi rã đông cần phải được làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại tốc độ 15,000 x g) trước khi thực hiện xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Hemopexin. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Hemopexin. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Hemopexin đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2 giờ

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Đánh giá được thực hiện tự động theo g / L hoặc trên một đơn vị được người sử dụng lựa chọn trên hệ thống BN ProSpec- hãng Siemens.

Giá trị tham chiếu: Hemopexin: 0.5 - 1.15 g/L

Tuy nhiên, mỗi phòng xét nghiệm nên thiết lập khoảng tham chiếu riêng vì giá trị có thể khác nhau theo từng nhóm dân số.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, triglyceride > 2.4 g/L, biliruibn > 0.6 g/L và hemoglobin tự do > 10 g/L

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm. Không sử dụng các mẫu máu nhiễm mỡ và đục mà không thể làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại 15,000 x g).


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ALBUMIN TRONG DỊCH NÃO TỦY

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Nồng độ Albumin dịch não tủy cho biết sự nguyên vẹn của màng ngăn não tủy và máu. Tỉ lệ albumin trong dịch não tủy và trong huyết thanh cho phép chẩn đoán sự bất thường của màng ngăn này và đánh giá sự tổng hợp tại chỗ của các protein khác trong hệ thống thần kinh trung ương.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Antiserum to Human Albumin: là huyết thanh động vật và được sản xuất bởi miễn dịch của thỏ với albumin người đã được làm tinh khiết. Nồng độ của kháng thể hoạt động < 3.6 g/L

Hóa chất có thể bị tạo tủa hoặc bị đục mà không phải do nhiễm khuẩn. Trường hợp này nên được lọc với kích thước lỗ lọc 0.45 μm trước khi dùng.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên dịch não tủy. Mẫu dịch não tủy cần được li tâm trước khi làm xét nghiệm

Không sử dụng mẫu dịch não tủy đã được trữ đông

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:5 với quy trình xét nghiệm riêng và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu nồng độ albumin cho mẫu dịch não tủy: lên đến 350 mg/L

Khoảng giá trị tham chiếu có thể thay đổi ở các nhóm dân số khác nhau.  

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: độ đục hoặc các hạt nhỏ trong mẫu bệnh phẩm

- Xử trí: mẫu dịch não tủy cần được ly tâm làm trong trước khi đưa vào làm xét nghiệm.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IgA (DỊCH NÃO TỦY)

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Xác định lượng globulin miễn dịch có thể cung cấp thông tin quan trọng về trạng thái miễn dịch thuộc thể dịch. Nồng độ globulin miễn dịch huyết thanh giảm xảy ra ở tình trạng suy giảm miễn dịch tiên phát cũng như tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát, chẳng hạn ở khối u ác tính giai đoạn cuối, bạch cầu lympho, đa tủy và bệnh Waldenstrom. Phản ứng miễn dịch cục bộ với hệ thần kinh trung ương dẫn đến mức globulin miễn dịch tăng cao trong dịch não tủy.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử kháng huyết thanh N kháng IgA người (chuỗi α) 1 x 5 mL hoặc 1 x 2 mL:  huyết thanh động vật lỏng và được sản sinh bằng cách tiêm chủng thỏ với globulin miễn dịch IgA của người có độ tinh khiết cao.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu dịch não tủy

Mẫu dịch não tủy cần phải được ly tâm trước khi xét nghiệm.

Không sử dụng mẫu dịch não tủy đã được trữ đông.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha. Pha loãng tuần tự UY tiêu chuẩn protein N được thiết bị chuẩn bị tự động bằng cách sử dụng chất pha loãng N. Sử dụng pha loãng chuẩn trong vòng bốn giờ.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu pha loãng phải được tiến hành phân tích trong vòng 4 giờ

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Lưu ý: Nếu giá trị đọc được trong quy trình xét nghiệm IgA thông thường (pha loãng mẫu theo tỷ lệ 1:20) nằm dưới phạm vi đo, mẫu có thể được xét nghiệm lại từ quy trình xét nghiệm nồng độ thấp tương ứng theo yêu cầu mới.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Tham khảo giá trị tham chiếu IgA trong mẫu huyết thanh, huyết tương ở người khỏe mạnh từ 0.7- 4.0 g/L

Chưa có giá trị tham chiếu IgA trên mẫu dịch não tủy theo thông tin nhà sản xuất.

Phạm vi tham chiếu nhi khoa cho IgA phụ thuộc vào tuổi và có thể thay đổi trên phạm vi rộng.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: giá trị đọc được xét nghiệm IgA thông thường có thể nằm trên hoặc dưới phạm vi đo. 

- Xử trí: pha loãng nồng độ cao hoặc thấp hơn và tiến hành xét nghiệm lại.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IgG (DỊCH NÃO TỦY)

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Xác định lượng globulin miễn dịch có thể cung cấp thông tin quan trọng về trạng thái miễn dịch thuộc thể dịch. Nồng độ globulin miễn dịch huyết thanh giảm xảy ra ở tình trạng suy giảm miễn dịch tiên phát cũng như tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát, chẳng hạn ở khối u ác tính giai đoạn cuối, bạch cầu lympho, đa tủy và bệnh Waldenstrom. Phản ứng miễn dịch cục bộ với hệ thần kinh trung ương dẫn đến mức globulin miễn dịch tăng cao, đặc biệt là IgG, trong dịch não tủy.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử kháng huyết thanh N kháng IgG người (chuỗi γ) 1 x 5 mL hoặc 1 x 2 mL:  huyết thanh động vật lỏng và được sản sinh bằng cách tiêm chủng thỏ với globulin miễn dịch IgG của người có độ tinh khiết cao.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu dịch não tủy

Mẫu dịch não tủy cần phải được ly tâm trước khi xét nghiệm.

Không sử dụng mẫu dịch não tủy đã được trữ đông.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha. Pha loãng tuần tự UY tiêu chuẩn protein N được thiết bị chuẩn bị tự động bằng cách sử dụng chất pha loãng N. Sử dụng pha loãng chuẩn trong vòng bốn giờ.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu pha loãng phải được tiến hành phân tích trong vòng 4 giờ

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Tham khảo giá trị tham chiếu IgG trong mẫu dịch não tủy: < 34 mg/L

Phạm vi tham chiếu nhi khoa cho IgG phụ thuộc vào tuổi và có thể thay đổi trên phạm vi rộng.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: giá trị đọc được xét nghiệm IgA thông thường có thể nằm trên hoặc dưới phạm vi đo. 

- Xử trí: pha loãng nồng độ cao hoặc thấp hơn và tiến hành xét nghiệm lại.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IgM [DỊCH NÃO TỦY]

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Xác định lượng globulin miễn dịch có thể cung cấp thông tin quan trọng về trạng thái miễn dịch thuộc thể dịch. Nồng độ globulin miễn dịch huyết thanh giảm xảy ra ở tình trạng suy giảm miễn dịch tiên phát cũng như tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát, chẳng hạn ở khối u ác tính giai đoạn cuối, bạch cầu lympho, đa tủy và bệnh Waldenstrom. Phản ứng miễn dịch cục bộ với hệ thần kinh trung ương dẫn đến mức globulin miễn dịch tăng cao trong dịch não tủy.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử kháng huyết thanh N kháng IgM người (chuỗi μ) 1 x 5 mL hoặc 1 x 2 mL: huyết thanh động vật lỏng và được sản sinh bằng cách tiêm chủng thỏ với globulin miễn dịch IgM của người có độ tinh khiết cao.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

 

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu dịch não tủy

Mẫu dịch não tủy cần phải được ly tâm trước khi xét nghiệm.

Không sử dụng mẫu dịch não tủy đã được trữ đông.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha. Pha loãng tuần tự UY tiêu chuẩn protein N được thiết bị chuẩn bị tự động bằng cách sử dụng chất pha loãng N. Sử dụng pha loãng chuẩn trong vòng bốn giờ.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu pha loãng phải được tiến hành phân tích trong vòng 4 giờ

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

 

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Tham khảo giá trị tham chiếu IgM trong mẫu huyết thanh, huyết tương ở người khỏe mạnh từ 0.4- 2.3g/L

Chưa có giá trị tham chiếu IgM trên mẫu dịch não tủy theo thông tin nhà sản xuất.

Phạm vi tham chiếu nhi khoa cho IgA phụ thuộc vào tuổi và có thể thay đổi trên phạm vi rộng.

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Giá trị đọc được xét nghiệm IgA thông thường có thể nằm trên hoặc dưới phạm vi đo. 

- Xử trí: Pha loãng nồng độ cao hoặc thấp hơn và tiến hành xét nghiệm lại.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HUMAN c1- INHIBITOR

I. NGUYÊN LÝ

Là 1 phản ứng hóa miễn dịch, protein chứa trong huyết tương người hoặc huyết thanh tạo ra một phức hợp miễn dịch với kháng thể đặc biệt. Phức hợp này sẽ phản xạ ánh sáng xuyên qua mẫu, cường độ của ảnh sáng phản xạ tỉ lệ với nồng độ của protein cần đo trong mẫu. Kết quả được so sánh với một chất chuẩn đã biết nồng độ.

C1 Inhibitor là một chất điều hòa quan trọng trong quá trình hoạt hóa bổ thể, nó ức chế hoạt động của enzyme serine proteases C1s and C1r4.  Định lượng C1 inhibitor hỗ trợ trong việc chẩn đoán bệnh phù mạch do di truyền ( tăng tính thấm mạch máu dẫn tới sưng mô) và một dạng phù mạch liên quan tới bệnh u lympho. Thiếu hụt  C1 Inhibitor xảy ra với các bệnh về hệ thống tế bào B, có thể liên quan tới mức độ C1 Inhibitor giảm  như bệnh bạch cầu lympho mạn, hoặc đa u tủy

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

- Thuốc thử chính: N Antiserum to Human C1-Inhibitor. Đóng gói: 1 x 2 mL. Thành phần: huyết thanh động vật dưới dạng lỏng và được sản xuất bằng việc tạo miễn ở thỏ với C1 Inhibitor người đã được làm tinh khiết. Nồng độ của kháng thể hoạt động là < 3 g/L

- Hóa chất được yêu cầu nhưng không được cung cấp:

Chất chuẩn N Protein Standard PY (human)

Chất kiểm chuẩn N/T Protein Control PY (human)

Chất đệm N Reaction Buffer

Chất pha loãng N Diluent

N Supplementary Reagent/Precipitation

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: huyết tương xitrat và huyết thanh người

Mẫu càng mới càng tốt (lưu tại nhiệt độ 2 đến 8 °C không quá 7 ngày) hoặc mẫu được trữ đông. Mẫu huyết thanh và huyết tương có thể được lưu dưới −20 °C đến 3 tháng nếu mẫu được trữ đông trong vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu và cần tránh chu trình kết đông-xả đông

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm C1 Inhibitor. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm C1 Inhibitor. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm C1 Inhibitor đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu được pha loãng tự động 1:5 bằng N Diluent và cần được đo trong vòng 4 giờ.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu:

Mẫu huyết tương Citrat: 0.18 - 0.32 g/L

Mẫu huyết thanh: 0.21 - 0.39 g/L.

Phòng xét nghiệm nên tự quyết định khoảng tham chiếu riêng phù hợp với nhóm dân cư của địa phương.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, mẫu mỡ máu hoặc bị đục do chứa các hạt nhỏ

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm. Không sử dụng các mẫu máu nhiễm mỡ và đục mà không thể làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại 15,000xg).

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG RETNOL BINDING PROTEIN TRONG MÁU

I. NGUYÊN LÝ

Retinol Binding Protein (RbP) được tổng hợp tại gan và là một protein vận chuyển cho retinol (vitamin A). Nồng độ RbP trong huyết thanh và huyết tương phản ánh khả năng tổng hợp của gan và giảm mạnh trong trường hợp dinh dưỡng kém và các điều kiện khác. Do chu kỳ bán rã ngắn (12 giờ), RbP có thể thích hợp cho theo dõi tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa.

Protein trong các dịch cơ thể phản ứng hóa miễn dịch với kháng thể đặc hiệu tạo thành phức thể miễn nhiễm. Các phức này phân tán chùm ánh sáng chiếu xuyên qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỉ lệ thuận với nồng độ của protein tương ứng trong mẫu. Kết quả được đánh giá bằng cách so sánh với chuẩn đã biết nồng độ.

II. CHUẨN  BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Hóa chất chính N Antiserum to Human RbP là huyết thanh động vật được sản xuất bởi sự tạo miễn dịch thỏ với RbP người độ tinh khiết cao. Nồng độ kháng thể hoạt động < 0.5 g/L

Chất bảo quản: sodium azide < 1 g/L

Đóng gói: Hóa chất sẵn sàng cho sử dụng, 1 x 2 mL

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: mẫu huyết thanh và huyết tương heparin

Mẫu thích hợp là mẫu huyết thanh và huyết tương heparin, mẫu càng mới càng tốt (lưu tại nhiệt độ 2 đến 8 °C không quá 7 ngày) hoặc mẫu được trữ đông. Mẫu có thể được lưu dưới −20 °C đến 3 tháng, nếu mẫu được trữ đông trong  vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu và cần tránh chu trình kết đông-xả đông.

Mẫu huyết thanh phải được đông lại hoàn toàn và, sau khi ly tâm, không được chứa hạt nào hoặc dấu vết của fibrin. Mẫu máu nhiễm mỡ bị đục sau khi rã đông cần phải được làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại tốc độ 15,000 x g) trước khi thực hiện xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm RbP. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm RbP. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm RbP đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

2.2. Phân tích mẫu:

- Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu được pha loãng tự động 1:5 với N Diluent. Mẫu pha loãng cần được đo trong vòng 4 giờ. Nếu kết quả thu được nằm ngoài khoảng đo, cần chạy lại mẫu với độ pha loãng cao hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Đánh giá được thực hiện tự động theo g /L hoặc trong một đơn vị được người sử dụng lựa chọn trên hệ thống BN ProSpec- hãng Siemens.

Khoảng tham chiếu áp dụng cho mẫu huyết thanh và huyết tương người khỏe mạnh: RbP: 0.03 - 0.06 g/L

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán triglycerides >  4.6 g/L, biliruibn > 0.6 g/L và hemoglobin tự do >10 g/L. Albumin huyết thanh bò trong mẫu (ví dụ mẫu kiểm chuẩn) có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm. Không sử dụng các mẫu máu nhiễm mỡ và đục mà không thể làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại 15,000 x g).


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CARBOHYDRATE DEFICIENT TRANSFERRIN (CDT)

I. NGUYÊN LÝ

CDT trong mẫu cạnh tranh với hạt polystryrene được phủ CDT để liên kết với kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng CDT người, các kháng thể này cũng được liên kết với hạt polystyrene.  Với sự hiện diện của CDT trong mẫu, các hạt polystyrene không có hoặc ít ngưng kết. Ngược lại, nếu mẫu không có CDT, sẽ có sự ngưng kết các hạt polystyrene. CDT càng cao, thì tín hiệu ánh sáng phát xạ càng thấp. Kết quả được xác định bằng cách so sánh chuẩn đã biết nồng độ.

Việc xác định CDT đóng góp quan trọng vào việc nhận diện bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, theo dõi sự thay đổi trong tiêu thụ và ngừng sử dụng rượu. Nhiều nghiên cứu cho thấy CDT là một trong những dấu ấn đặc hiệu cho tiêu thụ rượu cao trong khoảng thời gian dài.

Các bệnh không do rượu có thể làm tăng CDT bao gồm viêm gan mạn hoạt động, xơ gan mật nguyên phát, suy gan và hội chứng hiếm gặp CDG (carbohydrate- deficient glycoprotein).

Việc tính toán %CDT từ CDT và transferrin cho phép giảm thiểu ảnh hưởng của mức chuyển vị, tình trạng sắt, và giới hạn từ thấp đến trung bình của chức năng gan trên kết quả CDT. Có thể nâng cao độ đúng chẩn đoán bằng cách kết hợp CDT và γGT (γ-glutamyltransferase)

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

- Thuốc thử chính N CDT Reagent 1: Hỗn dịch của hạt polystyrene được phủ bởi carbohydratedeficient transferrin (< 0.017 g/L). Đóng gói: 3 x 0.9 mL

- Thuốc thử chính N CDT Reagent 2: Hỗn dịch của hạt polystyrene được phủ với kháng thể kháng CDT đơn dòng (chuột) (< 9 mg/L). Đóng gói: 3 x 0.9 mL

- Thuốc thử phụ N CDT Supplementary Reagent: Dung dịch muối đệm phosphate với polyethylene glycol sorbitan monolaurate (5 g/L) và EDTA (< 0.2 mol/L). Đóng gói: 3 x 2 mL

- Chất hiệu chuẩn N CDT Standard SL: Huyết thanh người ổn định và carbohydrate-deficient transferrin. Nồng độ của CDT đã được hiệu chuẩn với CDT tinh khiết tham chiếu. Đóng gói: 3 x 1 mL

- Chất kiểm chuẩn N CDT Control SL/1 và N CDT Control SL/2:Mỗi loại bao gồm nền huyết thanh người ổn định và carbohydrate-deficient transferrin. Nồng độ của CDT được hiệu chuẩn với N CDT Standard SL tham chiếu. Đóng gói: 3 x 1 mL

- Chất bảo quản:

+ N CDT Reagent 1 và N CDT Reagent 2: Gentamicin 6.25 mg/L, Amphotericin 0.625 mg/L

+ N CDT Supplementary Reagent, N CDT Standard SL, N CDT Control SL/1 and N CDT Contro SL/2: sodium azide < 1 g/L

Chuẩn bị thuốc thử

Thuốc thử, chất hiệu chuẩn, chất kiểm chuẩn sẵn sàng cho sử dụng và không cần chuẩn bị. Lắc đều trước lần sử dụng đầu tiên

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

   - Ống nghiệm;

   - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

   - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh

Mẫu bệnh phẩm thích hợp là mẫu, mẫu càng mới càng tốt (lưu tại nhiệt độ 2 đến 8 °C không quá 7 ngày) hoặc mẫu được trữ đông. Mẫu có thể được lưu tại nhiệt độ −20 °C đến 3 tháng nếu mẫu được trữ đông trong  vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu và cần tránh chu trình kết đông-xả đông.

Mẫu huyết thanh phải được đông lại hoàn toàn và, sau khi ly tâm, không được chứa hạt nào hoặc dấu vết của fibrin. Mẫu máu nhiễm mỡ hoặc mẫu bị đục sau khi rã đông cần phải được làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại tốc độ 15,000 x g) trước khi thực hiện xét nghiệm

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm CDT. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm CDT. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm CDT đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu được pha loãng tự động 1:5 bằng N Diluent và cần được đo trong vòng 4 giờ. Việc lựa chọn độ pha loãng khác 1:5 là không được phép.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu: Ở người khỏe mạnh và không sử dụng rượu,  CDT trong huyết tương:  28.1 – 76.0 mg/L CDT. %CDT: 1.19 – 2.47%.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, nồng độ triglycerides > 16.2 g/L, biliruibn > 0.6 g/L và hemoglobin tự do > 10 g/L, và RF > 3,390 IU/Ml

Đối với mẫu chứa kháng thể heterophilic có thể phản ứng miễn dịch và cho kết quả cao hoặc thấp hơn giá trị thực tế. Xét nghiệm này đã được thiết kế nhằm tối thiểu sự ảnh hưởng từ kháng thể heterophilic. Tuy nhiên, sự loại bỏ tất cả ảnh hưởng này trên tất cả các mẫu bệnh nhân là không được đảm bảo.

Đánh giá chẩn đoán của giá trị% CDT được thành lập với N Latex CDT bị hạn chế đối với các mẫu với nồng độ transferrin rất thấp (<1.2 g/L transferrin).

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

Đối với các mẫu có chứa các hạt cần được ly tâm làm trong trước khi thực hiện xét nghiệm. Không sử dụng các mẫu máu nhiễm mỡ và đục mà không thể làm trong bằng cách ly tâm (10 phút tại 15,000 x g).


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG APO A-II( MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Xét nghiệm Apo A-II được đo để có được thông tin của tỉ lệ HDL2 and HDL3 từ tỉ lệ Apo A-I và Apo A-II. Sự giảm nồng độ của Apo A-II có thể tìm thấy ở bệnh Tangier, một bệnh thiếu hụt Apo A-I hiếm gặp, ở bệnh nhân hút thuốc lá nhiều và suy giảm chức năng gan. Tăng Apo A-II có thể có ở người uống rượu nhiều. 

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Apolipoprotein A-II: được sản xuất bởi sự tạo miễn dịch của thỏ đối với Apo A-II người đã được làm tinh khiết.

Hóa chất phụ N Supplementary Reagent A: chứa 5-chloro-2-methyl-4-isothiazole-3-one: 6mg/L và 2-methyl-4-isothiazole-3-one: 2mg/L

Hóa chất có thể bị tạo tủa hoặc bị đục mà không phải do nhiễm khuẩn. Trường hợp này nên được lọc với kích thước lỗ lọc 0.45 μm trước khi dùng.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: huyết thanh, huyết tương heparin.

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt, hoặc bảo quản 2-8 độ C không quá 7 ngày hoặc được giữ đông dưới -20 độ C. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:20 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu cho mẫu huyết tương và huyết thanh được thu thập trên 369 người khỏe mạnh:

Protein

Trung vị

Bách phân vị 2.5-97.5

Apo A-II

0.35 g/L

0.26 - 0.51 g/L

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: tán huyết hoặc mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

- Xử trí:

Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG APO E( MÁU)

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Apo E có trọng lượng phân tử 34000 dalton và được tổng hợp ở gan. Khoảng 10-20% của tổng số protein trong lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) chứa Apo E. Tăng nồng độ Apo E cho thấy sự tăng của sản phẩm giáng hóa tạo chứng xơ vữa động mạch của Chylomicron và VLDL. Cùng với xét nghiệm Apo B, xét nghiệm Apo E có thể là một thông số để tầm soát bệnh tăng lipoprotein huyết tuýp III (hyperlipoproteinaemias) .

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Antiserum to Human Apolipoprotein E: được sản xuất bởi sự tạo miễn dịch của thỏ đối với Apo E người đã được làm tinh khiết.

Hóa chất phụ N Supplementary Reagent A: chứa 5-chloro-2-methyl-4-isothiazole-3-one: 6mg/L và 2-methyl-4-isothiazole-3-one: 2mg/L

Hóa chất có thể bị tạo tủa hoặc bị đục mà không phải do nhiễm khuẩn. Trường hợp này nên được lọc với kích thước lỗ lọc 0.45 μm trước khi dùng.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: Huyết thanh, huyết tương heparin.

Mẫu huyết thanh cần được làm đông hoàn toàn và sau khi li tâm không được chứa bất kỳ hạt nhỏ nào hoặc dấu tích của fibrin. Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g).

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: Dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  Ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt, hoặc bảo quản 2-8 độ C không quá 7 ngày hoặc được giữ đông dưới -20 độ C. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:20 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu cho mẫu huyết tương và huyết thanh được thu thập trên 369 người khỏe mạnh:

Protein

Trung vị

Bách phân vị 2.5-97.5

Apo E

0.035 g/L

0.023 - 0.063 g/L

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: tán huyết hoặc mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

- Xử trí:

Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG FIBRONECTIN TRONG MÁU

I. NGUYÊN LÝ

Các protein có trong dịch cơ thể người tạo thành các phức hợp miễn dịch trong phản ứng hóa miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu. Những phức hợp này phát tán một chùm ánh sáng đi qua mẫu. Cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ thuận với nồng độ của protein có liên quan trong mẫu. Đánh giá kết quả bằng cách so sánh với một mẫu chuẩn có nồng độ đã biết.

Nồng độ Fibronectin huyết tương giảm trong các trường hợp như sốc, nhiễm khuẩn nặng như nhiễm trùng máu, xơ gan, thiếu dinh dưỡng, bỏng, hội chứng đông máu rải tác nội mạch (DIC), viêm tụy cấp, trấn thương và phẫu thuật nghiêm trọng. Nồng độ giảm của fibronectin có vai trò như một chỉ số về sự nghiêm trọng, ngược lại nếu nồng độ tăng lên được xem là một dấu hiệu của sự tiến triển tốt. Nồng độ fibronectin trong huyết tương cũng được dùng để theo dõi tình trạng dinh dưỡng. Tăng nồng độ fibronectin ở phụ nữ mang thai cho thấy nguy cơ của tiền sản giật. Nồng độ fibronectin trong dịch cổ trướng được dùng để phân biệt giữa cổ chướng ác tính và lành tính.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

Máy phân tích: BN ProSpec- hãng Siemens

Máy ly tâm

Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm

Pipep các loại

Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm

2.2. Hóa chất:

Thuốc thử N Antiserum to Human Fibronectin: được sản xuất bởi sự tạo miễn dịch của thỏ đối với fibronectin  người.

Hóa chất có thể bị tạo tủa hoặc bị đục mà không phải do nhiễm khuẩn. Trường hợp này nên được lọc với kích thước lỗ lọc 0.45 μm trước khi dùng.

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Độ ổn định sau khi mở, bảo quản 2-8°C trong lọ đóng kín là 4 tuần.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác:

Ống nghiệm;

Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh: Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

Thực hiện trên mẫu máu: cả huyết tương xitrat và EDTA

Mẫu mỡ máu hoặc bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g)

Dung dịch citrat pha loãng huyết tương citrat trung bình 17%. Huyết tương heparin không thích hợp dùng cho xét nghiệm fibronectin.

2. Tiến hành kỹ thuật:

2.1. Chuẩn bị máy phân tích:

Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nha.

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu:

Mẫu máu có thể sử dụng càng sớm càng tốt. 

Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

Mẫu sẽ tự động được pha loãng 1:20 với N Diluent và phải được dùng trong vòng 4 giờ.

Nếu kết quả ngoài khoảng, xét nghiệm lặp lại với mẫu được pha loãng cao hơn hoặc thấp hơn.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khoảng tham chiếu cho mẫu huyết tương xitrat từ đối tượng khỏe mạnh:

Protein

Bách phân vị 2.5-97.5

Fibronectin

0.25 – 0.4 g/L

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: Mẫu mỡ máu, mẫu bị đục sau khi rã đông

- Xử trí: Mẫu bị đục sau khi rã đông cần được làm trong bằng ly tâm (10 phút ở 15,000 x g). Mẫu chứa mỡ máu hoặc bị đục mà không làm trong được bằng ly tâm cần được loại bỏ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HE4 (Human Epydidymal protein 4)

I. NGUYÊN LÝ

HE4 là protein mào tinh người, nó là glycoprotein có trọng lượng phân tử 11 kD. Nồng độ HE4 tăng cao trong máu người bệnh ung thư buồng trứng. HE4 được định lượng bằng  phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang. HE4 có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng HE4 đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng HE4 đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp  miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ  HE4 có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas e601, Architectplus Ci8200

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm HE4, chất chuẩn HE4, chất kiểm tra chất lượng HE4.

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm. Không sử dụng các thuốc có chứa Biotin ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông. Trên hệ thống Cobas, có thể sử dụng ống chống đông Li-Heparin hoặc EDTA

- Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa, thực hiện tiếp nhận mẫu, in dán barcode trên ống mẫu và đem ly tâm 4000 vòng/ 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết  tương.

- Bệnh phẩm ổn định 5giờ ở 15 - 25°C, 48giờ ở 2-8°C, 3 tháng ở -20°C.

Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt  nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm HE4. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm HE4. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm HE4 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu, nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó duyệt trả kết quả trên phần mềm vào hệ thống mạng Bệnh viện, in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  1. Giá trị tham chiếu: Bình thường, ở phụ nữ HE4 có giá trị như sau:

< 40 tuổi        : < 60.5 pmol/L

40 – 49 tuổi   : < 76.2 pmol/L

50 – 59 tuổi   : < 74.3 pmol/L

60 - 69 tuổi    : < 82.9 pmol/L

> 70 tuổi        : < 104 pmol/L

2. Ý nghĩa lâm sàng: HE4 tăng trong ung thư buồng trứng và tăng sớm hơn CA-125. HE4 cũng được sử dụng để theo dõi điều trị và là chỉ thị sớm và quan trọng trong sự tái phát của bệnh.Ngoài ra còn sử dụng giá trị HE4 và CA-125 định lượng được để tinh PI (Chỉ số tiên đoán) và ROM  (Xác suất tiên đoán) để phân tầng nguy cơ cho người bệnh.

Tính PI theo công thức:

Tiền mãn kinh: PI = -12.0 + 2.38*LN[HE4] + 0.0626*LN[CA125]

Sau mãn kinh: PI = -8.09 + 1.04*LN[HE4] + 0.732*LN[CA125]

trong đó, LN = Logarithm tự nhiên. Không sử dụng LOG = Log10.

Tính ROM  theo công thức:

ROMA (%) = exp(PI) / [1 + exp(PI)] * 100

trong đó, exp(PI) = ePI

Lưu ý: Các công thức này được sử dụng để tính toán giá trị ROM với xét nghiệm Elecsys HE4 từ 28.8-3847 pmol/L và với xét nghiệm Elecsys CA-125 II từ 6.42-5000 U/mL.

Dựa trên giá trị ROM, phân tầng nguy cơ cho người bệnh như sau:

- Phụ nữ tiền mãn kinh:

Giá trị ROM  ≥ 11.4 % = nguy cơ cao ung thư buồng trứng

Giá trị ROM  < 11.4 % = nguy cơ thấp ung thư biểu mô buồng trứng

- Phụ nữ sau mãn kinh

Giá trị ROM  ≥ 29.9 % = nguy cơ cao ung thư buồng trứng

Giá trị ROM  < 29.9 % = nguy cơ thấp ung thư biểu mô buồng trứng

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm: Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 66 mg/dL hay 1130 µmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 1.0 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2000 mg/dl.

+ Biotin  <50  ng/ml. trường  hợp người bệnh sử dụng Biotin  với  liều  >  5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ sFlt-1 tới 40 000 pmol/L.

+ RF <1500 IU/mL

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm.


 

ĐỊNH LƯỢNG ProGRP (Pro-Gastrin-Releasing-Peptide)

I. NGUYÊN LÝ

GRP (Gastrin-Releasing-Peptide) được sản xuất thường xuyên bởi tế bào ung thư biểu mô phổi tế bào nhỏ (SCLC). Nhưng do GRP rất dễ bị phân hủy, nên xét nghiệm định lượng ProGRP (31-98) trong huyết thanh (ProGRP (31-98) một vùng có tận cùng là carboxyl chung cho 3 loại ProGRP biến thể ở người) là dấu ấn (marker) đáng tin cậy ở người bệnh SCLC.

Xét nghiệm ProGRP là xét nghiệm miễn dịch hai bước sử dụng phép phân tích miễn  dịch hóa phát quang CMI (Chemiluminescent Microparticle ImmunoAssay) hoặc điện hóa phát quang

II. CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện:  01 bác sĩ/cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

2.1. Phương tiện:

- Máy Architect plus Ci8200, máy Cobas e601

- Ống nghiệm (EDTA, lithium heparin ) dây garô, bơm tiêm 5mL.

2.2. Hóa chất :

Bộ Thuốc Thử, 100 Test  ARCHITECT ProGRP hoặc ProGRP Cobas

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy  máu để làm xét nghiệm. Không sử dụng các thuốc có chứa Biotin ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống chống đông Li-Heparin hoặc EDTA.

- Sau khi lấy máu hoặc nhận mẫu từ các khoa, thực hiện tiếp nhận mẫu, in dán barcode trên ống mẫu và đem ly tâm 4000 vòng/ 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết  tương.

- Mẫu ổn định trong 8 giờ ở nhiệt độ từ 15-30°C, 24giờ ở 2- 8°C. (≤  -15°C) trong 7 ngày, bảo quản ở ≤  -70°C (trong 12 tháng).

Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật:

- Tiến hành hiệu chuẩn nếu cần xử lý mẫu huyết tương: Mẫu huyết tương không yêu cầu nạp ưu tiên, và không được để trên máy > 3 giờ.

Chuẩn bị mẫu chuẩn và mẫu kiểm tra chất lượng.

-  Kiểm tra mẫu chuẩn (Calibrator) và mẫu kiểm tra chất lượng (Control) không đông lạnh trước khi sử dụng. Lắc trộn chai đựng mẫu chuẩn và mẫu kiểm tra chất lượng ProGRP  nhẹ nhàng trước khi sử dụng.

- Thực hiện phân tích mẫu bệnh nhân theo protocol máy phân tích..

Quy trình pha loãng mẫu

Mẫu với nồng độ ProGRP > 5000 pg/mL sẽ được đánh dấu (flag). “> 5000” và có thể  pha loãng. Máy sẽ thực hiện pha loãng theo tỉ lệ 1:10 cho mẫu theo lệnh của người thực hiện, tự động tính toán nồng độ của mẫu và báo cáo kết quả.

- Giới hạn đo của máy:  Nồng độ ProGRP từ 3 - 5000 pg/mL

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Bình thường: Nồng độ ProGRP huyết tương là < 65 pg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng: 

Xét nghiệm ProGRP được dùng kết hợp với các phương pháp lâm sàng khác để hỗ trợ chẩn đoán phân biệt ung thư phổi, theo dõi và điều trị  người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ.

Nồng độ của ProGRP cao trong ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư  hạch (carcinoids),  ung  thư  phổi  tế  bào  lớn  chưa  biệt  hóa  với  thần  kinh  nội  tiết,  ung  thư tuyến giáp thể tủy, hay các ung thư ác tính thần kinh nội tiết khác (neuroendocrine malignancies).

ProGRP hữu ích trong chẩn đoán phân biệt khối u phổi như ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. ProGRP là chỉ điểm có độ nhạy cao nhất cho ung thư biểu mô phổi tế bào nhỏ (SCLC) so sánh với các bệnh lành tính của phổi.

Định lượng nồng độ ProGRP là rất tốt cho việc theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện sự tái phát bệnh ung thư phổi.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Những mẫu máu sau đây có thể cho ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

- Với mẫu huyết thanh, nồng độ ProGRP có thể bị biến chất do enzym phân giải protein nội sinh (endogenous proteases) được tạo ra trong quá trình đông máu. ProGRP bền vững trong mẫu huyết tương hơn là huyết thanh, do đó không sử dụng mẫu huyết thanh để đo ProGRP. Mẫu có fibrin, hồng cầu hay các vật thể lạ khác hay mẫu đã được bảo quản đông lạnh và rã đông cần phải chuyển qua ống ly tâm và ly tâm ít nhất ở ≥ 10000 RCF (Relative Centrifugal Force) trong 10 phút trước khi xét nghiệm. Sau đó hút phần dịch trong sang cúp đựng mẫu để chạy xét nghiệm.

-  Các mẫu xét nghiệm đã ly tâm có màng lipid ở trên cùng phải được hút vào cup chứa mẫu. Cần phải cẩn thận chỉ chuyển phần dịch trong không được lẫn lipid.

- Không được sử dụng các mẫu bị bất hoạt do nhiệt, hỗn hợp, bị tán huyết (> 500 mg/dL), có thể thấy nhiễm khuẩn, mẫu lấy từ tử thi hay các dịch cơ thể khác.

 - Mẫu nên được xét nghiệm ngay sau đó để tránh ProGRP bị biến chất trong mẫu.


 

Tài liệu tham khảo:

  1. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh – Bộ Y tế – 2014
  2. Reagent guide Alegria- ORGENTEC Diagnostika GmbH – Germany
  3. Reagent guide AU seri Beckman Coulter – America
  4. Reagent guide Architect -Abbortt – America
  5. Reagent guide BN Prospec – Siemens

 

 

(Lượt đọc: 9882)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ