Banner
Banner dưới menu

Phần II. Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu

(Cập nhật: 26/11/2017)

Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu

QUY TRÌNH 149

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MICROALBUMIN NIỆU

 

I.     NGUYÊN LÝ

Microalbumin trong nước tiểu (MAU) được định lượng theo nguyên lý miễn dịch do độ đục.

II.  CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 01 KTV xét nghiệm Hóa sinh.

2.   Phương tiện, hóa chất:

-  Máy phân tích sinh hóa tự động Olympus AU640, Beckman Coulter AU680.

-  Hóa chất: Kháng thể albumin. Hóa chất được bảo quản ở 2- 8°C cho đến khi hết hạn sử dụng: theo ngày ghi trên hộp.

3.   Người bệnh:

- Người bệnh được giải thích và tư vấn về xét nghiệm

- Người bệnh được hướng dẫn cách lấy mẫu nước tiểu đúng quy trình.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III.TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm:

-  Mẫu bệnh phẩm là nước tiểu.

 - Người bệnh tự lấy mẫu nước tiểu đúng hướng dẫn. Nếu bệnh nhân hôn mê thì lấy mẫu nước tiểu qua sonde.

2.    Tiến hành kỹ thuật:

- Chuẩn bị hóa chất: Hóa chất, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng xét nghiệm MAU.

- Tiến hành kỹ thuật:

-  Cài đặt chương trình, các thông số kỹ thuật xét nghiệm MAU theo protocol của máy.

-  Tiến hành chuẩn MAU.

-  Kiểm tra chất lượng xét nghiệm MAU. Nếu kết quả kiểm tra chất lượng đạt (không vi phạm luật kiểm tra chất lượng): tiến hành thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân; nếu kết quả vi phạm vào luật kiểm tra chất lượng: chuẩn lại máy và kiểm tra chất lượng lại.

-  Phân tích mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân theo protocol của máy. Nếu kết quả vượt quá ngưỡng tuyến tính của máy: hòa loãng nước tiểu và tiến hành phân tích lại trên mẫu hòa loãng, kết quả nhân với độ hòa loãng.

-  Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được lưu vào phần mềm quản lý dữ liệu, in phiếu trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân.

III.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường: Microalbumin < 20 mg/L

IV.   MỘT SỐ SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1.    Trước phân tích:

- Nước tiểu của bệnh nhân phải lấy đúng kỹ thuật, không lẫn máu.

- Trên dụng cụ đựng bệnh phẩm phải ghi đầy đủ thông tin của bệnh nhân (tên, tuổi, địa chỉ, khoa/phòng, số giường...). Các thông tin này phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm. Nếu không đúng: hủy và lấy lại mẫu.

2.    Trong phân tích:

Mấu bệnh phẩm của bệnh nhân chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra chất lượng không vi phạm các luật của quy trình kiểm tra chất lượng; nếu không, phải tiến hành chuẩn và kiểm tra lại, đạt mới thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân; nếu không đạt: tiến hành kiểm tra lại cá thông số kỹ thuật của máy,  sửa chữa hoặc thay mới các chi tiết nếu cần. Sau đó chuẩn và kiểm tra chất lượng lại cho đạt.

3.    Sau phân tích:

Phân tích kết quả thu được với chẩn đoán lâm sàng, với kết quả các xét nghiệm khác của chính bệnh nhân đó; nếu không phù hợp, tiến hành kiểm  tra lại: thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, kết quả kiểm tra chất lượng máy, phân tích lại mẫu bệnh phẩm đó.

 

QUY TRÌNH 150

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU

 

I.     NGUYÊN LÝ

Tổng phân tích nước tiểu được bán định lượng bằng thanh giấy sử dụng kỹ  thuật đo phản quang.

II.  CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: Kỹ thuật viên xét nghiệm Hóa sinh.

2.   Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện: Máy phân tích sinh hóa nước tiểu bán tự động Clinteck 500, Clinteck status.

-  Hóa chất: Thanh thử nước tiểu 10 thông số. Hóa chất được bảo quản ở 25- 30°C.

3.    Người bệnh:

- Người bệnh được giải thích và tư vấn về việc làm xét nghiệm nước tiểu

- Người bệnh được hướng dẫn cách lấy nước tiểu đúng tiêu chuẩn.

- Nước tiểu (tốt nhất lấy vào buổi sáng), trừ mẫu nước tiểu 24 giờ được bảo quản bằng acid HCl hoặc bảo quản ở 2 - 8°C.

4.    Phiếu xét nghiệm: Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng.

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1.   Lấy bệnh phẩm:

Lấy mẫu nước tiểu buổi sáng: Là phương pháp áp dụng thông thường nhất vì thuận tiện, đơn giản, tỷ lệ chính xác cao. Vì nước tiểu được cô đặc sau một đêm ngủ, các thành phần bất thường bệnh lý, kể cả vi khuẩn niệu sẽ có tỷ lệ cao nên dễ phát hiện.

+ Cách tiến hành: Sáng sớm, bệnh nhân vệ sinh bộ phận sinh dục-tiết niệu trước khi lấy nước tiểu. Đi tiểu phần đầu bãi bỏ đi, rồi hứng vào ống nghiệm 5-10mL nước tiểu.

2.   Tiến hành kỹ thuật:

-  Nhúng ướt toàn bộ thanh thử vào nước tiểu.

-  Đặt thanh thử vào khay đựng test.

-  Nhấn nút Start. Máy sẽ tự phân tích và in kết quả.

-  Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu

-  In phiếu kết quả và trả kết quả cho khoa lâm sàng, cho bệnh nhân.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.  Tỉ trọng:

Bình thường tỷ trọng nước tiểu vào khoảng 1.015 - 1.025. Tỷ trọng tăng trong bệnh đái tháo đường, giảm trong bệnh đái tháo nhạt. Tỷ trọng thấp kéo dài cũng thường gặp trong suy thận.

2.    pH:

-  Bình thường từ 5 - 6.

-  pH axit: ĐTĐ không kiểm soát, mất nước, đói lả.

-  pH kiềm: nhiễm khuẩn tiết niệu

3.    Các chất cetonic:

-  Bình thường không có các chất cetonic trong nước tiểu. Khi chúng xuất hiện thì có thể bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có biến chứng toan ceto, bệnh nhân nhịn đói lâu ngày, nôn mửa kéo dài, trong một  vài trường hợp  nhộ độc.

4.    Máu:

-  Bình thường không có hồng cầu trong nước tiểu.

-  Dương tính và hồng cầu còn nguyên: Sỏi thận, lao thận, ung thư thận, viêm thận.

-  Dương tính và hồng cầu đã vỡ: tan máu như sốt rét, vàng da do tan máu, ngộ độc photpho …

5.    Bilirubin (sắc tố mật)

-  Bình thường Bilirubin không có mặt trong nước tiểu.

-  Dương tính: có tổn thương của gan hoặc đường dẫn mật.

6.    Urobilinogen

-  Bình thường có ít trong nước tiểu.

-  Tăng: bệnh gan hoặc tan huyết.

-  Nếu tắc mật hoàn toàn thì không có Urobilinogen trong nýớc tiểu.

7.    Protein niệu:

- Bình thường nước tiểu có chứa 1 lượng nhỏ Protein không đủ tạo ra phản ứng dương tính trên giấy thử.

-  Dương tính: bệnh nhân , nhiễm trùng tiết niệu, THA, ngộ độc thai nghén, suy tim xung huyết.

8.   Đường niệu:

-  Bình thường không có Glucose trong nước tiểu

-  Dương tính: ĐTĐ, Stress, Viêm tụy cấp, Cushing, sau gây mê, …

9.    Nitrit:

-  Bình thường không có trong nước tiểu

-  Dương tính: nhiễm trùng tiết niệu

10.   Bạch cầu:

- Bình thường không có trong nước tiểu

-  Dương tính: nhiễm trùng bàng quang hay thận.

V.  NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1.   Trước phân tích:

- Nước tiểu của bệnh nhân phải lấy đúng kỹ thuật, không lẫn máu mủ.

- Trên dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin của bệnh nhân (tên, tuổi, địa chỉ, khoa/phòng, số giường …). Các thông tin này phải khớp với các thông tin chỉ định trên phiếu xét nghiệm. Nếu không đúng: hủy và lấy lại mẫu.

2.   Trong phân tích:

Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra chất lượng không vi phạm các luật của quy trình kiểm tra chất lượng; nếu không, phải tiến hành chuẩn và kiểm tra chất lượng lại, đạt mới thực hiện xét  nghiệm cho bệnh nhân; nếu không đạt: tiến hành kiểm tra lại các thông số kỹ thuật của máy, sửa chữa hoặc thay mới các chi tiết nếu cần. Sau đó chuẩn và kiểm tra chất lượng lại cho đạt.

3.    Sau phân tích:

Phân tích kết quả thu được với chẩn đoán lâm sàng, với kết quả các xét nghiệm khác của chính bệnh nhân đó; nếu không phù hợp, tiến hành kiểm  tra lại: thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, phân tích lại mẫu bệnh phẩm đó.

 

QUY TRÌNH 151

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM SOI CẶN NƯỚC TIỂU

 

I.     NGUYÊN TẮC

Trong nước tiểu có những thành phần hữu hình được tạo thành trong quá trình chuyển hóa hay bệnh lý và được đào thải qua thận ra nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, các loại trụ hình, tinh thể. Khi để lắng cặn nước tiểu, những thành phần đó tập trung lại, có thể phát hiện bằng cách soi tươi cặn lắng nước tiểu dưới kính hiển vi.

II.  CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: Nhân viên xét nghiệm khoa Hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Pipett man, lam kính, kính hiển vi.

3.    Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy nước tiểu để xét nghiệm và được hướng dẫn lấy nước tiểu đúng quy cách, tốt nhất lấy nước tiểu vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy.

4.    Phiếu xét nghiệm: Cần ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân: tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán bệnh nhân và ghi rõ chỉ định  xét nghiệm.

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm:

-  Người bệnh được hướng dẫn lấy nước tiểu giữa dòng vào buổi sáng hoặc bất kỳ trong ngày cho vào ống nghiệm xét nghiệm nước tiểu.

2.    Tiến hành kỹ thuật:

-  Nước tiểu để lắng cặn sau 1 giờ sau khi lấy (không ly tâm, vì dễ làm hình ảnh tế bào và trụ hình trong nước tiểu).

-  Đổ phần nước tiểu trong ở phía trên, lắc nhẹ phần cặn còn lại, lấy 1 giọt cặn nước tiểu để trên lam kính sạch. Soi tươi trực tiếp qua kính hiển vi với vật kính 10X.

-  Phân biệt được các loại cặn: tế bào, trụ hình, tinh thể.

-  Xác định đúng mức độ của tế bào bệnh lý có trong mẫu nước tiểu.

-  Ghi kết quả: đặc biệt chú ý những tế bào bệnh lý quan trọng, mức độ. Nếu soi cặn nước tiểu, không thấy rõ có hình ảnh của các loại cặn thì ghi: soi cặn nước tiểu không có gì đặc biệt. Kết quả soi cặn được lưu trữ trong phần mềm quản lý dữ liệu bệnh viện.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.    Bình thường:

- Bình thường, trong nước tiểu không có hoặc có rất ít hồng cầu, bạch cầu niệu (0- 2 hồng cầu/vi trường; 0- 3 bạch cầu/vi trường), một vài tế bào dẹt  do tế bào niêm mạc niệu quản thoái hoá, đôi khi có một vài tinh trùng (nếu ở nam giới).

2.    Bệnh lý:

- Đái ra hồng cầu:

Hình ảnh: Tế bào hồng cầu có hình đĩa tròn, kích thước nhỏ có màu xanh. Có thể thấy tế bào hồng cầu nguyên vẹn (8μm) hoặc teo nhỏ (5- 6μm) hoặc trương to (9- 10 μm).

+ Đái ra hồng cầu khi soi cặn nước tiểu có:

3- 5 hồng cầu/ vi trường: ghi kết quả (+)

5- 10 hồng cầu/ vi trường: (++)

10- 20 hồng cầu/ vi trường: (+++)

> 20 hồng cầu/ vi trường: (++++)

+ Đái máu đại thể: đái máu với số lượng nhiều, mắt thường nhìn thấy nước tiểu có màu hồng như nước rửa thịt cho đến màu đỏ, để lâu hồng cầu  sẽ lắng xuống. Lượng máu tối thiểu bắt đầu làm thay đổi màu sắc nước tiểu vào khoảng 1 ml máu trong 1 lít nước tiểu. Soi tươi thấy hồng cầu dày đặc vi trường.

+ Nếu hồng cầu đã bị ly giải, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cho kết quả hồng cầu dương tính, nhưng khi soi cặn nước tiểu sẽ không thấy hình ảnh của hồng cầu.

Trong lâm sàng, đái ra hồng cầu gặp trong các bệnh viêm cầu thận, lao thận và sỏi tiết niệu (sỏi đài- bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), viêm bàng quang, ung thư bàng quang; có thể do các bệnh toàn thân (bệnh hệ thống tạo máu, rối loạn quá trình đông máu).

Khoảng 1% các trường hợp đái ra máu không tìm thấy nguyên nhân.

- Đái ra bạch cầu:

+ Hình ảnh: Tế bào bạch cầu hình đĩa, sáng có nhiều hạt bên trong, có thể thấy hình tế bào bạch cầu nguyên vẹn (kích thước to gấp 1,5- 2 lần kích thước tế bào hồng cầu) hoặc teo nhỏ hoặc tập trung thành đám mủ (nếu bạch cầu đã bị thoái hóa).

 

+ Đái ra BC khi: 3 - 5 BC/vi trường (+)

> 5- 10 BC / vi trường (++)

> 10- 20 BC/ vi trường (+++)

> 20 BC/vi trường (++++).

+ Trong lâm sàng, khi BC (+++) hoặc (++++) là có nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu có trụ BC càng chắc chắn lầ viêm đường tiết niệu. > 30 BC/vi trường (BC dày đặc vi trường) và có nhiều BC thoái hoá: được gọi là đái ra mủ. Trong các trường hợp này, nước tiểu nhìn bằng mắt thường có nhiều  vẩn đục gặp trong viêm thận bể thận cấp và mãn.

- Đái ra trụ hình:

+ Trụ hình là các cấu trúc hình trụ có trong nước tiểu. Bản chất của trụ  là mucoprotein, là một loại protein do tế bào ống thận bị tổn thương tiết ra gọi là protein Tam- Holsfall và protein từ huyết tương lọt qua cầu thận vào nước tiểu. Trong điều kiện được cô đặc và pH nước tiểu acid, chúng bị đông đặc  và  đúc  khuôn  trong  ống  lượn  xa   rồi  bong  ra theo   nước   tiểu. Trụ niệu là biểu hiện tổn thương thực thể ở cầu thận hoặc ống thận.

+ Có hai loại trụ: trụ không có tế bào và trụ có tế bào.

* Trụ không có tế bào:

+ Trụ trong (Trụ hyalin):

Trụ trong còn gọi là trụ thấu quang, hình dài, đầu tròn, bờ nhẵn, trong suốt. Bản chất là protein chưa thoái hóa hoàn toàn, không có tế bào, xuất  hiện khi lao động nặng, sốt, sau gây mê bằng ether, viêm thận.

+ Trụ sáp (trụ keo): ngắn và to hơn trụ trong, óng ánh do chiết quang nhiều, màu xám, thường có vết nứt, do tế bào thoái hóa hoặc protein đã thoái hóa, nằm lâu trong ống thận nên bị khô và tạo thành trụ sáp

+ Trụ mỡ: Rất chiết quang, màu vàng, bờ rõ có rãnh, đầu tròn do trụ chứa những giọt mỡ, gặp trong hội chứng thận hý.

* Trụ có tế bào: là các trụ có chứa xác các tế bào (tế bào biểu mô ống thận, tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu…). Thường gặp trong viêm cầu thận, thể loại trụ có giá trị gợi ý cho chẩn đoán bệnh, còn số lượng trụ không nói

lên mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.

- Trụ hạt:

Trụ hạt chứa đầy hạt lớn màu vàng tươi, đầu tròn, chứa protein và xác các tế bào biểu mô ống thận. Trụ hạt có giá trị đặc biệt trong chẩn đoán viêm cầu thận cấp và mãn. Trụ hạt màu nâu bẩn, gặp trong suy thận cấp.

+ Trụ hồng cầu (còn gọi là trụ máu): chứa các hồng cầu kết tụ, bờ trụ lởm chởm không đều, gặp trong viêm cầu thận.

+ Trụ bạch cầu: Trụ bạch cầu chứa tế bào bạch cầu hoặc bạch cầu thoái hóa tạo thành, thường đứt thành đoạn ngắn do tổn thương từ nhu mô thận, gặp trong viêm thận- bể thận cấp và mãn.

+ Trụ biểu mô còn gọi là trụ liên bào gồm những tế bào ở ống thận tạo thành. Trụ chứa đầy tế bào biểu mô, màu vàng tươi.

+ Trụ vi khuẩn (ít gặp): do vi khuẩn tạo nên.

Khi đọc bằng vật kính x10, trụ được đánh giá như sau:

(-): Không có trụ

(+ ): 1 trụ / 100 vi trường

(++): 1 trụ / 1 vi trường

 (+++): 10 trụ / 1 vi trường

(++++): 100 trụ / 1 vi trường

· Sự xuất hiện của protein niệu và các trụ hình, chứng tỏ thận bị tổn thương nghiêm trọng nhưng cũng có trường hợp chứng tỏ tiên lượng bệnh đã khá hơn vì các trụ hình này trước đây bịt kín các ống thận, nay đã thoát ra, làm đường niệu được thông suốt.

· Những dấu hiệu phối hợp có giá trị:

- Protein niệu + Hồng cầu + Bạch cầu + Trụ hồng cầu+ Trụ hạt, mỡ…= Viêm cầu thận cấp tính

-  Hồng cầu + Trụ hồng cầu, sợi huyết trong suốt = Chảy máu trong thận

-  Bạch cầu + Trụ bạch cầu đang bị thoái hóa = Nhiễm khuẩn sinh mủ, viêm bể thận.

3.    Các thành phần cặn lắng khác trong nước tiểu:

Một số chất vô cơ, hữu cơ có thể lắng cặn khi nước tiểu để lâu. Nếu các tinh thể có nhiều sẽ có nguy cơ tạo sỏi thận. Tùy theo thay đổi về sinh lý hay bệnh lý, trong nước tiểu có các tinh thể:

     Những tinh thể thường gặp:

Oxalat Calci có hình phong bì thư, hình củ lạc, màu xanh, chiết quang.

-  Acid uric:

Acid uric có hình vuông, hình thoi, hình khối, hình hoa thị cánh nhọn.

Màu vàng hay nâu đỏ.

-  Phosphat: hình chữ nhật, lá dương sỉ, hình sao. Không màu, chiết quang.

-  Urat: Hình cầu gai (quả ké), xương rồng, hình bó kim. Màu vàng, chiết quang.

     * Những tinh thể ít gặp:

-  Phosphat dicalci (Calci phosphat bậc 2): Hình sao, bó lam kính, không màu.

-  Carbonat calci: Hình cầu, hạt nhỏ như lúa mì, hợp với    nhau thành cặp.

Không màu, tan trong acid.

-  Sulphat calci: Hình kim dài, hình trụ lăng hay phiến dẹt. Không màu.

* Những cặn vô cơ vô định hình (bình thường):

-  Phosphat vô định hình: hạt nhỏ, trắng, không có hình thù nhất định,phân tán, tan trong acid.

 

Urat vô định hình có hình hạt nhỏ màu vàng, vón từng đám dày đặc nhiều hoặc ít. Tan khi đun nóng nước tiểu.

* Những cặn vô cơ không bình thường:

-  Leucin: hình khối cầu, có vạch đồng tâm hoặc hướng tâm. Kích thước bằng bạch cầu. Gặp trong bệnh gan nặng.

-  Tyrosin: Hình kim dài, xếp thành bó. Không màu hoặc màu vàng. Gặp trong bệnh gan nặng.

-  Cystin: hình phiến lục giác, không màu, chiết quang.

-  Cholesterol: hình phiến vuông với một cạnh hình bậc thang, bản mỏng, không màu trong suốt, chiết quang.

4.    Những tế bào có kích thước vừa và lớn:

Gồm những tế bào biểu mô, là những tế bào già cỗi bong ra. Không có giá trị trong chẩn đoán nếu số lượng ít, nhưng nếu có nhiều thì có thể do viêm âm hộ (nữ), viêm niệu đạo, bàng quang hoặc đường niệu. Những tế bào biểu mô có những vùi mỡ óng ánh là đặc hiệu của hội chứng thận hư.

-  Tế bào âm đạo: to, hình đa giác, có nhân.

-  Tế bào niệu đạo: to, hình đa giác hoặc bầu dục có nhân.

-  Tế bào bàng quang: to, hình thoi, có nhân.

-  Tế bào bể thận: To gấp 3 lần tế bào bạch cầu, có đuôi.

-  Tế bào thận:kích thước gấp 2 lần tế bào bạch cầu, nhiều hạt, nhân rõ.

-  Đặc biệt, có thể thấy tế bào ung thư có nhân quái, nhân chia gặp trong ung thư thận- tiết niệu.

 

QUY TRÌNH 152

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG URE NƯỚC TIỂU

 

I.     NGUYÊN LÝ

Ure trong nước tiểu được định lượng theo phương pháp động học UV.

Phương trình phản ứng:

Urea + H2O              Urease 2NH4+ + CO32-

        2NH4  ++ α-oxoglutarate+ 2NADH GLDH   2L-glutamate+ 2 NAD+ + 2 H2O

II.  CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: BS hoặc cán bộ ĐH và KTV chuyên ngành Hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất

-  Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, AU680

-  Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng:          R1: NADH, α-oxoglutarate

R2: Tris, EDTA, GLDH, ADP, Urease,… Bảo quản ở 2- 8°C đến khi hết date, 8 tuần khi để trên máy phân tích.

Các loại dung dịch hệ thống khác

-  Chuẩn, nước muối sinh lý

-  QC: 2 mức

3.    Người bệnh: Người bệnh được giải thích trước khi thực hiện XN và được hướng dẫn lấy nước tiểu đúng kỹ thuật.

4.    Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…, thể tích nước tiểu 24h

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Lấy bệnh phẩm: Nước tiểu: lấy bệnh phẩm 24h. Bảo quản nước tiểu 2 ngày ở 15- 25°C, 7 ngày ở 2- 8°C.

2.Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control  nằm trong  giới  hạn cho phép. Thông thường chạy control 2 mức. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường:  Ure/Nước tiểu: 166- 581 mmol/24h.

V.  NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Nồng  độ  Ure  ngoài dải

đo (0,5- 40 mmol/L)

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm

 

 

QUY TRÌNH 153

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CREATININ NƯỚC TIỂU

 

I. NGUYÊN LÝ

Creatinin là sản phẩm của quá trình thoái hóa creatin phosphate ở cơ.

Creatinin được đào thải chủ yếu qua thận.

Creatin nước  tiểu được định lượng theo phương pháp Jaffe (động học hai điểm). Phương trình phản ứng:

Creatinin  + acid pycric           Alkaline     phức hợp vàng cam

II.CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV được đào tạo chuyên ngành Hóa sinh.

2.   Phương tiện, hóa chất

-  Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, AU680

-  Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng.

R1: NaOH, pH stabilizer… R2: Acid Pycric

Bảo quản ở 2- 8°C đến khi hết date, 8 tuần khi để trên máy phân tích

Các loại dung dịch hệ thống khác.

-  Chuẩn, nước muối sinh lý

-  Control: 2 mức

Vật tư tiêu hao: ống láy máu, kim tiêm, bông cồn, găng tay

3.   Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm và được hướng dẫn lấy nước tiểu đúng kỹ thuật.

4.   Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có), thể tích nước tiểu 24h…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm:

-  Nước tiểu: lấy bệnh phẩm 24h. Bảo quản nước tiểu ở 2- 8°C.

-  Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2.    Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy móc, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong giới hạn cho phép tùy thuộc thuốc thử của từng lô hóa chất, control 2 mức: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.Giá trị bình thường:

-  Creatinin/Nước tiểu:

+ Trẻ em: 1.2 - 5.9 mmol/24h

+ Nam: 9.0 - 21.0 mmol/24h

+ Nữ: 7.0 - 14.0 mmol/24h

2. Creatinin nước tiểu tăng trong:

-  Tiểu tháo ni tơ.

-  Cường giáp, bệnh của cơ...

-  Tiểu đường kèm dinh dưỡng kém.

-  Kinh nguyệt, có thai, sau đẻ.

3.    Creatinin nước tiểu giảm trong:

-  Suy thận.

 

QUY TRÌNH 154

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG GLUCOSE NƯỚC TIỂU

 

I.     NGUYÊN LÝ

Glucose nước tiểu được định lượng theo phương pháp hexokinase:

Glucose +              ATP     HK    G6P  + ADP

G6P   + NADP+            G6PDH    Gluconate- 6- P +  NADPH +   H+

II.  CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV chuyên ngành Hóa sinh

2.    Phương tiện hóa chất

-  Máy xét nghiệm: máy sinh hóa tự động AU 640, AU 680.

-  Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng. R1: PIPES Buffer, ATP, NAD,…

R2: Hexokinase, G6P-DH

Bảo quản ở 2- 8°C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phân tích.

Các loại hóa chất khác: dung dịch rửa, nước muối sinh lý, hóa chất  chuẩn, control: 2 mức.

3.    Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN và được hướng dẫn lấy nước tiểu đúng quy cách.

4.    Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng

III.   CÁC  BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm: Nước tiểu, có thể lấy mẫu ngẫu nhiên. Lấy bệnh phẩm theo đúng kỹ thuật. Bệnh phẩm nước tiểu ở 2- 25°C được 2 ngày, nên phân tích sớm.

2.    Tiến hành kỹ thuật:

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép ± 2SD, thông thường chạy control 2mức: 1 và 2. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng, nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.     Giá trị bình thường

- Nước tiểu: Mẫu ngẫu nhiên: 0,1- 0,8 mmol/L. Nước tiểu 24h < 11,2 mmol/L.

2.     Tăng nồng độ glucose niệu: gặp trong: đái tháo đường, nhiễm độc giáp, to đầu chi, hội chứng Cushing, chấn thương nặng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, điều trị steroid đường uống, u tủy thượng thận,…

V.  NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

 

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Nồng độ > dải đo (0.11-

41.6 mmol/L

Sai lệch kết quả. Rất ít gặp

Pha loãng bệnh phẩm

Để mẫu nước tiểu lâu trong điều kiện nhiệt đọ phòng

Hạ thấp nồng độ glucose niệu do tạp nhiễm vi khuẩn và phân hủy glucose

Tiến hành thực hiện xét nghiệm ngay, hoặc bảo quản lạnh 2- 8°C

 

QUY TRÌNH 155

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ACID URIC NƯỚC TIỂU

 

I.     NGUYÊN LÝ:

Acid Uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của base có nitơ nhân purin. Định lượng acid uric nước tiểu bằng phương pháp động học enzym.

Uricase

Acid Uric +2H2O + O2               Allatoin + CO2   + H2O2

2H2O2  +  H+  + TOOS a + 4-aminophenazone  Peroxidase  Hợp chất màu đỏ + 4H2 O

II.  CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện: BS hoặc cán bộ ĐH, KTV được đào tạo chuyên ngành Hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất

-  Máy móc: hệ thống máy sinh hóa AU640, AU680

-  Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng.

R1: buffer , TOOS…

R2: Uricase,POD,4-AAP ….

Bảo quản ở 2- 8°C đến khi hết date, 8 tuần khi để trên máy phân tích

Các loại dung dịch hệ thống khác

-  Chuẩn, nước muối sinh lý

-  Control: 2 mức level 1 và level 2

-  Vật tư tiêu hao: ống láy máu , kim tiêm , bông cồn , găng tay…

3.   Người bệnh: Người bệnh được giải thích trước khi thực hiện XN và được hướng dẫn lấy mẫu nước tiểu đúng quy cách.

4.   Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng ( nếu có), thể tích nước tiểu 24h.

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Lấy bệnh phẩm: Nước tiểu: Thu bệnh phẩm 24h.

2.   Tiến hành kỹ thuật :

-  Máy móc, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong giới hạn cho phép tùy thuộc vào kỹ thuật, thuốc thử của từng công ty. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì

phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Bình thường nồng độ acid uric trong nước tiểu: 2,2 – 5,5 mmo/L/ 24h.

 

QUY TRÌNH 156

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG Na+, K+, CL- NƯỚC TIỂU

 

I.     NGUYÊN LÝ

Các chất điện giải (Na+, K+, Cl-) trong nước tiểu được định lượng theo phương pháp điện cực chọn lọc gián tiếp.

II.  CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện: BS hoặc KTV được đào tạo chuyên ngành hóa sinh

2.    Phương tiện, hóa chất

-  Máy móc: hệ thống máy hóa sinh OLYMPUS AU640, AU680.

-  Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng ISE Diluent, ISE Internal Standard

Bảo quản ở 2-8oC đến khi hết date, 8 tuần khi để trên máy phân tích, các loại dung dịch hệ thống khác: ISE Cleaning,…

-  Điện cực các loại

-  Chuẩn

-  Control: 2 mức

3.   Người bệnh: Người bệnh được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm và được hướng dẫn lấy nước tiểu đúng kỹ thuật.

4.   Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân: tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có), thể tích nước tiểu 24h,…

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Lấy bệnh phẩm:

- Nước tiểu: Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên buổi sáng hay thu nước tiểu 24 giờ (Lưu ý: bảo quản ngăn mát tủ lạnh, không có chất bảo quản).

Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ    phòng (20-250C) và  lắc đều trước khi tiến hành kỹ thuật.

2.    Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc lô thuốc thử. Chạy control 2 mức: b́nh thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích, đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.    Giá trị bình thường xét nghiệm nước tiểu:

+ Na+: 40- 220 mmol/24h (54- 150 mmol/L)

+ K+: 25- 125 mmol/24h (20- 80 mmol/L)

+ Cl-: 110- 250 mmol/24h (46- 168 mmol/L)

VI.   NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ:

Nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu cao vượt quá tuyến tính của máy xét nghiệm th́ phải pha loăng mẫu bệnh phẩm. Kết quả sẽ được nhân với hệ số pha loãng

 

QUY TRÌNH 157

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ AMYLASE NƯỚC TIỂU

 

I.     NGUYÊN LÝ

Amylase là 1 nhóm các enzym hydrolase được sản xuất chủ yếu ở tụy và tuyến nước bọt, 1 lượng nhỏ ở gan, niêm mạc ruột non, buồng trứng, vòi trứng. Hoạt độ amylase toàn phần là tổng hoạt độ của 2 isoenzym chính là isoenzym P (tụy) và isoenzym S (nước bọt, phổi, sinh dục).

Hoạt độ enzym Amylase trong nước tiểu hoặc trong các dịch khác của bệnh nhân được xác định theo phương pháp động học enzym.

II.  CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: Bác sỹ hoặc cán bộ ĐH, kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm sinh hóa AU 640, AU 680.

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm, hóa chất chuẩn Amylase, huyết thanh kiểm tra chất lượng Amylase.

3.    Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy nước tiểu để

làm xét nghiệm và được hướng dẫn lấy mẫu nước tiểu đúng quy cách.

4.    Phiếu xét nghiệm:

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm. Nếu thu mẫu nước tiểu 24h thì phải ghi rõ thể tích nước tiểu 24h.

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Lấy bệnh phẩm: Thu mẫu nước tiểu ngẫu nhiên hoặc nước tiểu 24h.

Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, hóa chất chuẩn, huyết thanh kiểm tra chất lượng nên phân tích trước vòng 2 giờ.

2.    Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: máy đã được chuẩn với xét nghiệm Amylase, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Amylase đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.    Trị số bình thường: Amylase trong nước tiểu 24h < 1000 U/L/24h Mẫu nước tiểu ngẫu nhiên: 42 - 321 U/l

2.    Amylase nước tiểu tăng trong:

-  Các bệnh về tụy: viêm tụy cấp và mạn.

-  Bệnh đường mật.

-  Bệnh ổ bụng không phải bệnh tụy (loét thủng dạ dày và tắc ruột ...)

-  Quai bị, viêm tuyến nước bọt

 

QUY TRÌNH 158

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN NIỆU

 

I.     NGUYÊN LÝ

Đo quang so màu: phức hợp pyrogallol đỏ - molybdate gắn với nhóm amino của phân tử protein tạo thành phức chất màu xanh tím có mật độ quang cực đại ở bước sóng 600nm. Mật độ quang tỉ lệ với nồng độ protein trong mẫu bệnh phẩm.

II.  CHUẨN BỊ

1.   Cán bộ thực hiện: Nhân viên xét nghiệm khoa Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện: Máy phân tích sinh hóa tự động Olympus AU640, Beckman Coulter AU680.

-  Hóa chất: Hóa chất thuốc thử định lượng Protein niệu, hóa chất chuẩn, hóa chất kiểm tra chất lượng xét nghiệm Protein niệu.

Hóa chất được bảo quản ở 2- 8°C, tránh ánh sáng trực tiếp. Hạn sử dụng: ngày ghi trên hộp.

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy nước tiểu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu chỉ định xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về người bệnh bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm theo. Nếu mẫu nước tiểu 24h, cần ghi rõ thể tích nước tiểu/24h.

III.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1.    Lấy bệnh phẩm:

-  Mẫu bệnh phẩm là mẫu nước tiểu ngẫu nhiên hoặc nước tiểu 24 giờ

-  Người bệnh được hướng dẫn lấy nước tiểu đúng kỹ thuật. Nước tiểu 24 giờ

2.    Tiến hành kỹ thuật:

-   Cài đặt chương trình, các thông số kỹ thuật xét nghiệm protein theo protocol của máy.

-  Tiến hành chuẩn protein.

-  Kiểm tra chất lượng xét nghiệm protein. Nếu kết quả kiểm tra chất lượng đạt (không vi phạm cá luật kiểm tra chất lượng): tiến hành thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân; nếu kết quả vi phạm vào luật kiểm tra chất lượng: chuẩn lại máy và kiểm tra chất lượng lại.

-  Phân tích mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân theo protocol của máy. Nếu kết quả vượt quá ngưỡng tuyến tính của máy: hòa loãng nước tiểu và tiến hành phân tích lại trên mẫu hòa loãng, kết quả nhân với độ hòa loãng.

-  Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu.

-  In phiếu kết quả và trả kết quả cho khoa lâm sàng, cho bệnh nhân.

IV.   NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ:

1.   Trị số bình thường: Protein nước tiểu: Âm tính

2.   Protein nước tiểu tăng trong:

-  Các bệnh thận: suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận ...

-  Nhiễm độc thai nghén.

V.  NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ:

1.    Trước phân tích:

Mẫu nước tiểu 24 phải được lấy theo đúng quy trình : dụng cụ  lấy mẫu phải đảm bảo sạch, có chất bảo quản (nếu cần), bảo quản ở 2- 8°C; lấy đủ toàn bộ nước tiểu của bệnh nhân trong 24 giờ.

Trên dụng cụ đựng bệnh phẩm phải ghi đầy đủ thông tin của bệnh nhân( tên, tuổi, địa chỉ, khoa/phòng, số giường ...). Các thông tin này phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm. Nếu không đúng: hủy và lấy lại mẫu.

2.    Trong phân tích:

Mấu bệnh phẩm của bệnh nhân chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm  tra chất lượng không vi phạm các luật của quy trình kiểm tra chất lượng; nếu không, phải tiến hành chuẩn và kiểm tra lại, đạt mới thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân; nếu không đạt: tiến hành kiểm tra lại cá thông số kỹ thuật của máy, sửa chữa hoặc thay mới các chi tiết nếu cần. Sau đó chuẩn và kiểm tra chất lượng lại cho đạt.

3.    Sau phân tích:

Phân tích kết quả thu được với chẩn đoán lâm sàng, với kết quả các xét nghiệm khác của chính bệnh nhân đó; nếu không phù hợp, tiến hành kiểm tra lại: thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, kết quả kiểm tra chất lượng máy, phân tích lại mẫu bệnh phẩm đó.

 

QUY TRÌNH 159

QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH HEROIN/MORPHIN TRONG NƯỚC TIỂU

 

I.     NGUYÊN LÝ: Miễn dịch cạnh tranh

II.  CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: Nhân viên xét nghiệm khoa Hóa sinh.

2.    Hóa chất:

-  Thanh thử morphin. Hóa chất được bảo quản ở 25 - 30°C.

3.    Người bệnh:

- Người bệnh được giải thích mục đích xét nghiệm

- Mẫu nước tiểu không làm loãng và phải được đựng trong cốc nghiệm khô và sạch. Có thể lấy mẫu nước tiểu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Các mẫu nước tiểu đục cần phải làm trong bằng cách quay ly tâm, lọc hoặc để lắng rồi mới làm xét nghiệm.

- Mẫu nước tiểu có thể bảo quản tối đa 48h trước khi xét nghiệm ở nhiệt độ 2-8°C. Để bảo quản lâu hơn, mẫu nước tiểu phải được lưu giữ ở -20°C. Trước khi làm xét nghiệm, mẫu nước tiểu phải được giải đông hoàn toàn, lắc đều và cân bằng nhiệt.

4.    Phiếu xét nghiệm: Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng.

III.   QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

Bước 1: Lấy thanh thử ra khỏi túi đựng sản phẩm và làm xét nghiệm càng nhanh càng tốt.

Bước 2: Cầm và nhúng thanh thử thẳng đứng theo chiều mũi tên vào mẫu nước tiểu và ngâm ít nhất 10-15 giây (Không nhúng thanh thử vượt quá đầu mũi tên - vạch tối đa trên thanh thử).

Bước 3: Đặt thanh thử trên mặt phẳng không hút nước và bắt đầu tính thời gian

Bước 4: Đọc kết quả trong vòng 5 phút, không sử dụng kết quả sau 10 phút

-  Mẫu ÂM TÍNH– KHÔNG SỬ DỤNG MORPHINE, HEROIN, OPIATE: xuất hiện hai vạch đỏ, một vạch chứng (C) và một vạch kết quả (T). Nồng độ morphine dưới ngưỡng 300ng/ml.

-  Mẫu DƯƠNG TÍNH- ĐÃ SỬ DỤNG MORPHINE, HEROIN, OPIATE: chỉ xuất hiện một vạch chứng (C), không thấy xuất hiện vạch kết quả dù  đậm hay mờ. Nồng độ morphine vượt ngưỡng 300ng/mL

-  KẾT QUẢ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ: không xuất hiện vạch chứng (C). Nguyên nhân thường gặp là mẫu chưa thấm đủ, thao tác sai hoặc chất lượng thanh thử. Kiểm tra lại hạn sử dụng thanh thử , đọc hướng dẫn sử dụng và làm lại xét nghiệm với test thử mới.

 

Chú ý:

1.    Độ đậm màu của vạch phản ứng (T) phụ thuộc vào nồng độ morphine trong mẫu nước tiểu. Vì vậy bất cứ độ mờ nào ở vạch kết quả (T)  cũng đều được coi là âm tính

2.    Kít thử phát hiện chất gây nghiện morphine cho kết quả dương tính nếu trong nước tiểu có các chất gây nghiện có nồng độ vượt ngưỡng tương ứng trong bảng sau đây:

Hoạt chất

Nồng độ

Hoạt chất

Nồng độ

Codeine

300

Norcodine

6,250

Ethylmorphine

6,250

Normorphone

100,000

Hydrocodone

50,000

oxycodone

30,000

Hydromorphone

3,125

oxymorphone

100,000

Levorphanol

1,500

procaine

15,000

Thebaine

6,250

6-

400

Morphine

300

Morphine-3-D-

1,000

 

IV.   NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ:

1. Trước phân tích:

Nước tiểu của bệnh nhân phải lấy đúng kỹ thuật, không lẫn máu, mủ.

Trên dụng cụ đựng bệnh phẩm phải ghi đầy đủ thông tin của bệnh nhân( tên, tuổi, địa chỉ, khoa/phòng, số giường ...). Các thông tin này phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm. Nếu không đúng: hủy và lấy lại mẫu.

1.    Trong phân tích:

Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra  chất

lượng đạt yêu cầu của quy trình kiểm tra chất lýợng.

2.    Sau phân tích:

Phân tích kết quả thu được với chẩn đoán lâm sàng, với kết quả các xét nghiệm khác của chính bệnh nhân đó; nếu không phù hợp, tiến hành kiểm  tra lại: thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, phân tích lại mẫu bệnh phẩm đó.

 

QUY TRÌNH 160

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CANXI NIỆU

 

I.     NGUYÊN LÝ

Canxi niệu được định lượng theo phương pháp so màu.

Ca2+   + O-cresolphtalein complexone       Alkaline pH   phức hợp canxium-o- CPC

II.  CHUẨN BỊ

1.    Cán bộ thực hiện: Bác sĩ hoặc cán bộ đại học, KTVchuyên ngành Hóa sinh.

2.    Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Hệ thống máy sinh hóa tự động Olympus AU640, Beckman Coulter AU680

-  Thuốc thử: Sẵn sàng sử dụng R1: CAPS, NaOH,... R2: o-CPC…

Bảo quản ở 15-25°C đến khi hết hạn sử dụng, 12 tuần khi để trên máy phân tích

- Các loại dung dịch hệ thống khác

-  Chất Chuẩn

-  Control: 2 mức

3.    Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện xét nghiệm và được hướng dẫn lấy nước tiểu 24h.

4.    Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm:

-  Bệnh phẩm nước tiểu: Lấy nước tiểu 24h. Nước tiểu được thu trong bình chứa chất bảo quản HCL và/hoặc được bảo quản ở nơi thoáng mát.

-  Chất chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20-25°C) và lắc đều trước khi tiến hành XN.

2.    Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy XN, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong dải cho phép tùy thuộc vào lô thuốc thử. Thông thường chạy control 2 mức: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả th́ phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.  Chỉ số Canxi nước tiểu bình thường:   + Nam: 2,5- 7,5 mmol/24h

                                                                   + Nữ: 2,0- 5,0 mmol/24h

2.Ca nước tiểu tăng trong:

+ Tăng Ca máu do ung thư

+ Ung thư vú, phổi, bàng quang.

+ Hội chứng Cushing, Fanconi

+ Cường cận giáp

+ Đa u tủy xương.

+ Ngộ độc vitammin D

3.Canxi nước tiểu giảm trong:

+ Suy cận giáp

+Thiếu viamin D

+ Còi xương

+ Loạn dưỡng xương do suy thận

 

 

 

QUY TRÌNH 161

QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH PORPHYRIN TRONG NƯỚC TIỂU

 

I.  NGUYÊN LÝ

Porphyrin trong môi trường acid Clohydric tạo phức chất có màu hồng.

II.  CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện: Nhân viên xét nghiệm khoa Hóa sinh.

2.  Phương tiện, hóa chất

Hóa chất:

-  Acid acetic

-  Ether

-  Acid HCl 20%

Hóa chất được bảo quản ở 25ºC – 30ºC.

3.  Người bệnh: Cần được tư vấn về mục đích của việc làm xét nghiệm

4.  Phiếu xét nghiệm: Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng.

III.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Lấy bệnh phẩm: Nước tiểu

Nước tiểu, bảo quản ở 2ºC- 8ºC, ổn định trong vòng 7 ngày; bảo quản ở  25ºC- 30ºC, ổn định trong vòng 2 ngày.

2.  Tiến hành kỹ thuật

2.1.  Chuẩn bị hóa chất

Chuẩn bị hóa chất.

2.2.Tiến hành kỹ thuật

-  Cho vào bình gạn:

+ Nước tiểu : 40 ml

+  Acid acetic : 5 ml

+  Ether : 10ml

-  Lắc đều, để yên 30 phút, gạn bỏ phần nước tiểu giữ lại phần ether ở trên.

-  Thêm HCL 20%: 2 ml, lắc đều.  Để 1 giờ.

-  Đọc kết quả ở phần dưới:

+  Có màu hồng thẫm: dương tính

+  Có màu hồng nhạt: Bình thường

+  Không có màu: Âm tính.

-  Kết quả sau khi  được  đánh giá sẽ  được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu

-  Trả kết quả cho khoa lâm sàng, cho người bệnh.

IV.  NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Trị số bình thường: Bình thường

- Phản ứng Porphyrin dương tính trong: Đái ra porphyrin

V.  NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1.  Trước phân tích

Nước tiểu của người bệnh phải lấy đúng kỹ thuật, không lẫn máu, mủ.

Trên dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin của người bệnh (tên, tuổi, địa chỉ, khoa/ phòng, số giường…). Các thông tin này phải khớp với các hông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm. Nếu không đúng: hủy và lấy lại mẫu.

2.  Trong phân tích

Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

3.  Sau phân tích

Phân tích kết quả thu được với chẩn đoán lâm sàng, với kết quả các xét nghiệm khác của chính người bệnh đó; nếu không phù hợp, tiến hành kiểm tra lại: thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, phân tích lại mẫu bệnh phẩm đó.

 

QUY TRÌNH 162

QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH AMPHETAMIN

 

I. NGUYÊN LÝ

Mục đích: Sử dụng Kit thử phát hiện sử dụng chất gây nghiện Amphetamine dùng để định tính phát hiện chất gây nghiện Amphetamine trong nước tiểu khi nồng độ của chất này trong nước tiểu đạt tới giá trị giới hạn (cut-off) là 1000ng/mL.

Nguyên lý: Sắc ký miễn dịch cạnh tranh: amphetamin trong mẫu nước tiểu cạnh tranh với amphetamin ở những vị trí gắn kết kháng thể. Trong quá trình xét nghiệm, mẫu nước tiểu thấm lên trên dọc theo màng thấm kít thử nhờ mao dẫn. Amphetamin, nếu có mặt trong nước tiểu với nồng độ thấp hơn 1000 ng/mL, sẽ không thể bão hòa hoàn toàn các kháng kháng thể trên kit thử. Khi đó, các kháng thể này sẽ còn khả năng phản ứng với cộng hợp Amphetamin phủ sẵn tại vùng kết quả, tạo ra 1 vạch màu đỏ gọi là vạch kết quả (T), cho kết quả Âm tính. Ngược lại, nếu nồng độ Amphetamin trong nước tiểu cao hơn 1000 ng/mL, lớp kháng thể sẽ bị bão hòa hoàn toàn, không còn để phản ứng tiếp với cộng hợp Amphetamin, không xuất hiện vạch kết quả, cho kết quả Dương tính.

Nhằm mục đích kiểm tra quy trình thao tác xét nghiệm, một vạch màu luôn luôn xuất hiện tại vùng chứng (gọi là vạch chứng C) để chứng tỏ rằng lượng mẫu đã đủ và lớp màng đã thấm tốt.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Nhân viên xét nghiệm khoa Hóa sinh

2. Phương tiện, hóa chất

Hóa chất:

- Thanh thử amphetamin

- Hóa chất được bảo quản ở 25- 30°C, hạn sử dụng theo ngày ghi trên hộp.

3. Người bệnh

Người bệnh lấy nước tiểu làm xét nghiệm; nước tiểu bảo quản ở 2- 8°C, ổn định trong vòng 7 ngày; bảo quản ở 25- 30°C, ổn định trong vòng 2 ngày. Muốn bảo quản lâu hơn, phải để ở - 20°C.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ và tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm: Nước tiểu

Hướng dẫn bệnh nhân lấy nước tiểu vào ống xét nghiệm. Có thể lấy mẫu bất kỳ thời gian nào trong ngày, đựng trong cốc nghiệm khô và sạch. Mẫu nước tiểu đục cần ly tâm hoặc để lắng lấy phần trong để xét nghiệm. Không được pha loãng nước tiểu, không lẫn máu.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị hóa chất

Chuẩn bị thanh thử amphetamin

2.2. Tiến hành kỹ thuật

- Lấy kit thử ra khỏi túi đựng Kit, sử dụng càng nhanh càng tốt, chỉ <1 giờ.

- Nhúng thanh thử vào nước tiểu hướng mũi tên chỉ xuống 10-15 giây, đặt thanh thử nằm ngang, chờ đọc kết quả sau 5 phút:

+ Dương tính: xuất hiện một vạch ở vị trí C

+ Âm tính: xuất hiện hai vạch ở vị trí C và T

- Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu Bệnh viện. In phiếu, trả kết quả cho khoa lâm sàng, cho người bệnh

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường: Âm tính

2. Dương tính: sử dụng các loại thuốc có chứa amphetamin.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Trước phân tích

- Nước tiểu của người bệnh phải lấy đúng kỹ thuật, không lẫn máu, mủ, không pha loãng nước tiểu.

- Trên dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin của người bệnh (tên, tuổi, địa chỉ, khoa/ phòng, số giường…). Các thông tin này phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm. Nếu không đúng: hủy và lấy lại mẫu.

2. Trong phân tích

Mẫu bệnh phẩm của người bệnh chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra chất lượng đạt yêu cẩu của quy trình kiểm tra chất lượng.

Lượng mẫu ít không đủ làm xét nghiệm, thao tác xét nghiệm sai. Trên kết Kit thử không thấy xuất hiện vạch chứng C.

3. Sau phân tích

Phân tích kết quả thu được với chẩn đoán lâm sàng, với kết quả các xét nghiệm khác của chính người bệnh đó; nếu không phù hợp, tiến hành kiểm tra lại: thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, phân tích lại mẫu bệnh phẩm đó.

 

 

 

QUY TRÌNH 163

QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH METHAMPHETAMINE

 

I. NGUYÊN LÝ

Mục đích: Sử dụng Kit thử phát hiện sử dụng chất gây nghiện Metamphetamine (MET) dùng để định tính phát hiện chất gây nghiện Methamphetamine trong nước tiểu khi nồng độ của chất này trong nước tiểu đạt tới giá trị giới hạn (cut-off) là 1000ng/mL.

Nguyên lý: Sắc ký miễn dịch cạnh tranh: Methamphetamin trong mẫu nước tiểu cạnh tranh với amphetamin ở những vị trí gắn kết kháng thể. Trong quá trình xét nghiệm, mẫu nýớc tiểu thấm lên trên dọc theo màng thấm kít thử nhờ mao dẫn. Methamphetamin, nếu có mặt trong nýớc tiểu với nồng độ thấp hõn 1000 ng/mL, sẽ không thể bão hòa hoàn toàn các kháng kháng thể trên kit thử. Khi đó, các kháng thể này sẽ còn khả năng phản ứng với cộng hợp Methamphetamin phủ sẵn tại vùng kết quả, tạo ra 1 vạch màu đỏ gọi là vạch kết quả (T), cho kết quả Âm tính. Ngược lại, nếu nồng độ Methamphetamin trong nước tiểu cao hơn 1000 ng/mL, lớp kháng thể sẽ bị bão hòa hoàn toàn, không còn để phản ứng tiếp với cộng hợp Methamphetamin, không xuất hiện vạch kết quả, cho kết quả Dương tính.

Nhằm mục đích kiểm tra quy trình thao tác xét nghiệm, một vạch màu luôn luôn xuất hiện tại vùng chứng (gọi là vạch chứng C) để chứng tỏ rằng lýợng mẫu đã đủ và lớp màng đã thấm tốt.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Nhân viên xét nghiệm khoa Hóa sinh

2. Phương tiện, hóa chất

Hóa chất:

- Thanh thử Methamphetamine

- Hóa chất được bảo quản ở 25- 30°C, hạn sử dụng theo ngày ghi trên hộp.

3. Người bệnh

Người bệnh lấy nước tiểu làm xét nghiệm; nước tiểu bảo quản ở 2- 8°C, ổn định trong vòng 7 ngày; bảo quản ở 25- 30°C, ổn định trong vòng 2 ngày. Muốn bảo quản lâu hơn, phải để ở - 20°C.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ và tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm: Nước tiểu

Hướng dẫn bệnh nhân lấy nước tiểu vào ống xét nghiệm. Có thể lấy mẫu bất kỳ thời gian nào trong ngày, đựng trong cốc nghiệm khô và sạch. Mẫu nước tiểu đục cần ly tâm hoặc để lắng lấy phần trong để xét nghiệm. Không được pha loãng nước tiểu, không lẫn máu.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị hóa chất

Chuẩn bị thanh thử Methamphetamin

2.2. Tiến hành kỹ thuật

- Lấy kit thử ra khỏi túi đựng Kit, sử dụng càng nhanh càng tốt, chỉ <1 giờ.

- Nhúng thanh thử vào nước tiểu hướng mũi tên chỉ xuống 10-15 giây, đặt thanh thử nằm ngang, chờ đọc kết quả sau 5 phút:

+ Dương tính: xuất hiện một vạch ở vị trí C

+ Âm tính: xuất hiện hai vạch ở vị trí C và T

- Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu Bệnh viện. In phiếu, trả kết quả cho khoa lâm sàng, cho người bệnh

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường: Âm tính

2. Dương tính: Sử dụng chất gây nghiện Methamphetamine

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Trước phân tích

- Nước tiểu của người bệnh phải lấy đúng kỹ thuật, không lẫn máu, mủ, không pha loãng nước tiểu.

- Trên dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin của người bệnh (tên, tuổi, địa chỉ, khoa/ phòng, số giường…). Các thông tin này phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm. Nếu không đúng: hủy và lấy lại mẫu.

2. Trong phân tích

Mẫu bệnh phẩm của người bệnh chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra chất lượng đạt yêu cẩu của quy trình kiểm tra chất lượng.

Lượng mẫu ít không đủ làm xét nghiệm, thao tác xét nghiệm sai. Trên kết Kit thử không thấy xuất hiện vạch chứng C.

3. Sau phân tích

Phân tích kết quả thu được với chẩn đoán lâm sàng, với kết quả các xét nghiệm khác của chính người bệnh đó; nếu không phù hợp, tiến hành kiểm tra lại: thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, phân tích lại mẫu bệnh phẩm đó.

 

 

QUY TRÌNH 164

QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH MARIJUANA (CẦN SA)

 

I. NGUYÊN LÝ

Mục đích: Sử dụng Kit thử phát hiện sử dụng chất gây nghiện Marijuana dùng để định tính phát hiện 11-nor-D9 COOH, chất chuyển đổi của Marijuana trong nước tiểu khi nồng độ của chất này trong nước tiểu đạt tới giá trị giới hạn (cut-off) là 50ng/mL, đủ để khẳng định đối tượng đã sử dụng chất gây nghiện Marijuana.

Nguyên lý: Sắc ký miễn dịch cạnh tranh: Marijuana trong mẫu nước tiểu cạnh tranh với Marijuana ở những vị trí gắn kết kháng thể. Trong quá trình xét nghiệm, mẫu nước tiểu thấm lên trên dọc theo màng thấm kít thử nhờ mao dẫn. Marijuana, nếu có mặt trong nước tiểu với nồng độ thấp hơn 50 ng/mL, sẽ không thể bão hòa hoàn toàn các kháng kháng thể trên kit thử. Khi đó, các kháng thể này sẽ còn khả năng phản ứng với cộng hợp Marijuana phủ sẵn tại vùng kết quả, tạo ra 1 vạch màu đỏ gọi là vạch kết quả (T), cho kết quả Âm tính. Ngược lại, nếu nồng độ Marijuana trong nước tiểu cao hơn 1000 ng/mL, lớp kháng thể sẽ bị bão hòa hoàn toàn, không còn để phản ứng tiếp với cộng hợp Marijuana, không xuất hiện vạch kết quả, cho kết quả Dương tính.

Nhằm mục đích kiểm tra quy trình thao tác xét nghiệm, một vạch màu luôn luôn xuất hiện tại vùng chứng (gọi là vạch chứng C) để chứng tỏ rằng lượng mẫu đã đủ và lớp màng đã thấm tốt.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Nhân viên xét nghiệm khoa Hóa sinh

2. Phương tiện, hóa chất

Hóa chất:

- Thanh thử Marijuana

- Hóa chất được bảo quản ở 25- 30°C, hạn sử dụng theo ngày ghi trên hộp.

3. Người bệnh

Người bệnh lấy nước tiểu làm xét nghiệm; nước tiểu bảo quản ở 2- 8°C, ổn định trong vòng 7 ngày; bảo quản ở 25- 30°C, ổn định trong vòng 2 ngày. Muốn bảo quản lâu hơn, phải để ở - 20°C.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ và tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm: Nước tiểu

Hướng dẫn bệnh nhân lấy nước tiểu vào ống xét nghiệm. Có thể lấy mẫu bất kỳ thời gian nào trong ngày, đựng trong cốc nghiệm khô và sạch. Mẫu nước tiểu đục cần ly tâm hoặc để lắng lấy phần trong để xét nghiệm. Không được pha loãng nước tiểu, không lẫn máu.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị hóa chất

Chuẩn bị thanh thử Marijuana

2.2. Tiến hành kỹ thuật

- Lấy kit thử ra khỏi túi đựng Kit, sử dụng càng nhanh càng tốt, chỉ sử dụng <1 giờ sau khi mở túi đựng Kit.

- Nhúng thanh thử vào nước tiểu hướng mũi tên chỉ xuống 10-15 giây, đặt thanh thử nằm ngang, chờ đọc kết quả sau 5 phút:

+ Dương tính: xuất hiện một vạch ở vị trí C

+ Âm tính: xuất hiện hai vạch ở vị trí C và T

- Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu Bệnh viện. In phiếu, trả kết quả cho khoa lâm sàng, cho người bệnh

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị bình thường: Âm tính

2. Dương tính: Sử dụng chất gây nghiện Marijuana

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Trước phân tích

- Nước tiểu của người bệnh phải lấy đúng kỹ thuật, không lẫn máu, mủ, không pha loãng nước tiểu.

- Trên dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin của người bệnh (tên, tuổi, địa chỉ, khoa/ phòng, số giường…). Các thông tin này phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm. Nếu không đúng: hủy và lấy lại mẫu.

2. Trong phân tích

Mẫu bệnh phẩm của người bệnh chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra chất lượng đạt yêu cẩu của quy trình kiểm tra chất lượng.

Lượng mẫu ít không đủ làm xét nghiệm, thao tác xét nghiệm sai. Trên kết Kit thử không thấy xuất hiện vạch chứng C.

3. Sau phân tích

Phân tích kết quả thu được với chẩn đoán lâm sàng, với kết quả các xét nghiệm khác của chính người bệnh đó; nếu không phù hợp, tiến hành kiểm tra lại: thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, phân tích lại mẫu bệnh phẩm đó.

(Lượt đọc: 32062)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thủ tục hành chính Sở Y Tế
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Đại hội đảng
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
    • Bất động sản Việt Nam