Banner
Banner dưới menu

Phần I. Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (7)

(Cập nhật: 26/11/2017)

Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (7)

QUY TRÌNH 125

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PROCAINNAMID

 

I. NGUYÊN LÝ

Procainamide là thuốc chống loạn nhịp.

Procainamide được định lượng bằng phương pháp miễn dịch enzyme.

Xét nghiệm dựa trên vi khuẩn β galactosidase đã được biến đổi gene để tạo hai mảnh vỡ. Những mảnh vỡ có thể tạo các enzyme mà trong khi định lượng Procainamide nó tác động lên Procainamide tạo sự thay đổi màu sắc và có thể đo được.

Trong khảo nghiệm, Procainamide trong mẫu cạnh tranh với Procainamide liên hợp trên 1 mảnh hoạt động của β Galactosidase về vị trí gắn kết kháng thể.

Nếu Procainamide có trong mẫu thử, nó liên kết với kháng thể và mảnh vỡ tự do tạo enzyme hoạt động.

Nếu Procainamide không có mặt trong mẫu thử. Procainamide liên hợp ức chế sự hoạt động của mảnh vỡ β Galactosidase và không hình thành enzyme hoạt động.

Lượng enzyme hình thành làm thay đổi độ hấp thụ tỷ lệ thuận với nồng độ Procainamide trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm như  Beckman Coulter AU 640, AU 680

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Procainnamid, chất chuẩn Procainnamid, chất kiểm tra chất lượng Procainnamid.

3. Người bệnh:  Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin, EDTA. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trýớc khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bệnh phẩm ổn định 1 ngày nhiệt độ ở 2-8°C, 1 tháng ở nhiệt độ (- 20°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Procainamid. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Procainamid. Kết quả  kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Procainamid đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Nồng độ Procainamid trong khoảng 4 -10 mg/mL đủ đảm bảo tác dụng điều trị.

- Nồng độ  Procainamid >16 mg/mL có thể gây độc.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 60 mg/dL hay 1026 µmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 1000 mg/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2000 mg/dL.

+ RF : < 1200IU/mL.

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán kết quả).

 

 

QUY TRÌNH 126

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG RENIN ACTIVITY

 

Renin là một enzym có trọng lượng phân tử 37 kDa. Renin được sản xuất dưới dạng prorenin, một tiền chất không hoạt động bởi tế bào cạnh cầu thận gồm 386 acid amin. Renin thuộc hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterone (RAAS) kiểm soát huyết áp, dòng máu thận, sự lọc cầu thận, và thăng bằng nội môi natri / kali. Renin huyết tương là một chỉ số tốt cho hoạt động của RAAS.

I. NGUYÊN LÝ                                     

Dùng kỹ thuật ELISA để định lượng renin activity trong huyết tương người

Dựa vào tính đặc hiệu của kháng nguyên- kháng thể, theo phương pháp sandwich: Các giếng được phủ bởi kháng thể đơn dòng (chuột) đặc hiệu cho kháng nguyên của phân tử active renin người. Mẫu người bệnh chứa renin được cho vào các giếng, rồi ủ cùng với dung dịch đệm. Sau khi ủ, những thành phần không kết hợp được rửa đi. Cuối cùng, enzym liên hợp là kháng thể kháng renin đơn dòng kết hợp với HRP (horseradish peroxidase) được thêm vào, rồi ủ, sau đó các enzym liên hợp không kết hợp sẽ được rửa sạch. Lượng peroxidase kết hợp thì tỉ lệ với nồng độ renin trong mẫu. Sau khi cơ chất thêm vào, cường độ màu tăng lên và tỉ lệ với nồng độ active renin trong mẫu người bệnh, được đo ở bước sóng 450 nm.

II. CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm ELISA

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Renin, chất chuẩn Renin, chất kiểm tra chất lượng  Renin.

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

-  Ngoài ra còn có các dung dịch đệm, dung dịch rửa và các vật tư tiêu hao đi kèm như: giếng phản ứng, đầu côn, pipette, nước cất, giấy chỉ thị màu,…

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy mẫu máu để làm xét nghiệm.

Lưu ý: việc thu thập mẫu người bệnh phải được kiểm soát cẩn thận, vì một số yếu tố sinh lý có thể ảnh hưởng đến bài tiết renin.

+ Tư thế: người bệnh phải nằm xuống hơn 1 giờ hoặc đứng thẳng hơn 1 giờ.

+ Các dao động Renin hàng ngày:  nên lấy mẫu từ 7 - 10 giờ sáng, nếu có thể.

+ Chế độ ăn uống: phải biết được lượng natri trong chế độ ăn uống (bằng cách đo  natri niệu trong 24 giờ).

+ Thuốc: mức độ renin hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc hạ huyết áp (ví dụ như thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn beta, giãn mạch).

+ Phụ nữ có thai: mức độ renin không hoạt động và hoạt động tăng trong thời kỳ mang thai.

+ Chu kỳ kinh nguyệt: tăng mức độ renin hoạt động trong pha 2 của chu kỳ (lấy mẫu trong pha 1).

+ Tuổi: mức renin hoạt động giảm dần theo tuổi.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống có chất chống đông là EDTA. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Mẫu nên được để ở nhiệt độ phòng và không được để ở 2- 8°C trước khi xử lý, sự hoạt hóa cryo của protein có thể xảy ra ở nhiệt độ 2-8°C, cho giá trị dương tính giả (Sự hoạt hóa cryo là sự chuyển đổi protein thành renin ở 2-8°C). Nếu mẫu chưa được làm trong 4 giờ đầu thì bảo quản ở - 20°C hoặc thấp hơn.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Renin. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Renin. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Renin đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm sau khi đã được xử lý vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham khảo:

-  Giá trị tham khảo:

Tư thế đứng thẳng: renin activity < 4,00 - 37,52 pg/mL

Tư thế nằm ngửa:      renin activity <  4,00 - 23,70 pg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

-  Xét nghiệm renin activity sẽ có ý nghĩa lâm sàng để chẩn đoán, điều trị và theo dõi trong những trường hợp sau:

+ Chẩn đoán tăng huyết áp.

+ Phân loại tăng huyết áp.

+ Phát hiện các khối u sản xuất Renin ở thận.

+ Theo dõi điều trị của liệu pháp corticoid

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Có một số sai sót thường gặp:

-  Lấy sai ống: Lấy lại

-  Tuyệt đối không sử dụng máu vỡ hồng cầu, đục.

-  Mẫu máu ở người bệnh có dùng thuốc chống đông thì thời gian co cục máu lâu hơn trước khi ly tâm (hơn 30 phút).

-  Mẫu có kết quả >128 pg/ml thì phải hòa loãng mẫu với dung dịch đệm.

-  Lấy đúng thời gian, tư thế và những yêu cầu khác như đã nêu ở phần người bệnh.

-  Lưu ý Calibrator và QC bảo quản thật tốt để có đường cong chuẩn đạt yêu cầu.

 

QUY TRÌNH 127

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SHBG

(Sex hormon binding globulin)

 

I. NGUYÊN LÝ

SHBG là globulin gắn với hormon sinh dục như Testosteron và estrradiol, SHBG là glycoprotein có trọng lượng phân tử 95kD. Xét nghiệm thường được chỉ định trong một số bệnh lý có rối loạn hormon sinh dục.

SHBG được định lượng theo nguyên lý miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. SHBG có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng SHBG đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng SHBG đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ SHBG có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm SHBG, chất chuẩn SHBG, chất kiểm tra  chất lượng SHBG.

3. Người bệnh:  Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin. Không sử dụng chất chống đông là EDTA. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bệnh phẩm ổn định 3 ngày ở nhiệt độ 2- 8°C, 1 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm SHBG. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm SHBG. Kết quả  kiểm tra chất lượng với xét nghiệm SHBG đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Trị số bình thường:

- Nam (17- 65 tuổi): SHBG từ 14.5 - 48.4 nmol/L

- Nữ (17 - 50 tuổi): SHBG từ 26.1 - 110 nmol/L

- Nữ tuổi mãn kinh: SHBG từ 14.1 - 68.9 nmol/L

2. Ý nghĩa lâm sàng: SHBG giảm trong suy giáp, buồng trứng đa nang, béo phì, rậm lông, tăng androgen, rụng tóc, bệnh to cực.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 60 mg/dL.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 2.9 g/ dL

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2700 mg/dL.

+ Biotin < 60 ng/mL. trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ RF < 1160 IU/mL

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ SHBG tới 1000 ng/mL

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm.

QUY TRÌNH 128

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SPERM ANTIBODY

 

Kháng thể kháng tinh trùng (Sperm Antibody) có thể gây ra vô sinh ở phụ nữ hoặc nam giới. Kháng thể kháng tinh trùng có thể hòa tan trong tinh dịch khi xuất tinh hoặc gắn trên bề mặt của tinh trùng. Ở phụ nữ, kháng thể kháng tinh trùng có thể được tìm thấy trong chất nhầy cổ tử cung, dịch ống dẫn trứng và dịch nang.

Dùng kỹ thuật ELISA để định lượng kháng thể tinh trùng trong tinh dịch người.

I. NGUYÊN LÝ                                     

Dùng kỹ thuật ELISA để định lượng Kháng thể kháng tinh trùng (Sperm Antibody) trong mẫu tinh dịch người.

Dựa vào tính đặc hiệu của kháng nguyên-kháng thể theo phương pháp sandwich: các giếng được phủ bởi protein tinh trùng. Standard, tinh dịch và control được thêm vào, kháng thể tinh trùng trong tinh dịch kết hợp với protein tinh trùng phủ trên giếng, như vậy nó được cố định vào đĩa. Sau khi rửa đi các thành phần không kết hợp không kết hợp, enzym liên hợp được thêm vào. Tiếp sau khi các giếng được rửa lần hai, cơ chất được thêm vào giếng. Tiếp theo, thêm dung dịch ngừng phản ứng thêm vào sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng, đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ kháng thể tinh trùng trong tinh dịch, được đo ở bước sóng 450 nm.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm ELISA

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Sperm Antibody, chất chuẩn Sperm Antibody, chất kiểm tra chất lượng Sperm Antibody.

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

-  Ngoài ra còn có các dung dịch đệm, dung dịch rửa và các vật tư tiêu hao đi kèm như: giếng phản ứng, đầu côn, pipette, nước cất, giấy chỉ thị màu,…

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy mẫu tinh dịch để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Thu thập tinh trùng mới xuất tinh, ly tâm 3000 vòng trong 3 phút, tách phần nổi lên trên vào tube, đậy kín. Tránh lặp lại bước làm đông và rã đông nhiều lần.

+ Xử lý tất cả các mẫu kỹ, tránh nhiễm bẩn

+ Mẫu có thể được bảo quản với thời gian khác nhau: Nhiệt độ môi trường lên đến 30°C: đến ba ngày. Nhiệt độ tủ lạnh (2- 8°C): đến một tuần. Làm đông (-10°C đến - 20°C): đến một năm

-  Xử lý mẫu: Hòa loãng tất cả mẫu tinh dịch với dung dịch đệm theo tỉ lệ 1:5. Kết quả nhân với hệ số pha loãng. Ví dụ: hòa loãng 100 μl tinh dịch với 400 μl dung dịch đệm

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Sperm Antibody. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Sperm Antibody. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Sperm Antibody đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm sau khi đã được xử lý vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham khảo:

Kháng thể kháng tinh trùng (Sperm Antibody) bình thường: 0 - 60 U/mL. Giá trị tăng: >  60 U/mL

Trong trường hợp một giá trị trong phạm vi gần cut-off (55 đến 65 U/mL) thì khuyến cáo lấy mẫu sau 2 tuần để làm lại.

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Định lượng kháng thể kháng tinh trùng có giá trị trong chẩn đoán một phần nguyên nhân vô sinh: Đàn ông có hơn 50% tinh trùng có kháng thể kháng tinh trùng cho thấy rõ ràng giảm tỉ lệ khả năng sinh sản.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Có một số sai sót thường gặp:

- Tinh dịch phải là mới vừa xuất tinh

- Ở nhiệt độ cao hơn 30°C, mẫu phải được vận chuyển để làm mát hoặc làm đông.

- Mẫu có kết quả vượt quá 250 U/mL th́ phải ḥa loăng mẫu với dung dịch S0.

-  Lưu ý Calibrator và QC bảo quản thật tốt để có đường cong chuẩn đạt yêu cầu.

 

 

QUY TRÌNH 129

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TACROLIMUS

 

I. NGUYÊN LÝ

Tarcrolimus là thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép ở người bệnh ghép tạng Tarcrolimus trong máu toàn phần được định lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh một bước sử dụng công nghệ điện hóa phát quang hoặc hóa phát quang.

Định lượng Tacrolimus là xét nghiệm miễn dịch chậm một bước để định lượng tacrolimus trong máu toàn phần: Trước khi thực hiện định lượng trên máy, bước tiền xử lý thủ công được thực hiện với mẫu máu toàn phần được chiết tách với thuốc thử kết tủa và ly tâm. Chất nổi bề mặt được đem đi phân tích trên máy.

Mẫu đã qua tiền xử lý, dung dịch pha loãng thuốc thử và vi hạt thuận từ phủ anti- tacrolimus được kết hợp lại để tạo hỗn hợp phản ứng. Tacrolimus có trong mẫu thử gắn với các vi hạt phủ anti-tacrolimus. Sau khi làm chậm lại, chất kết hợp tacrolimus có đánh dấu acridinium (chất có khả năng phát quang) được thêm vào hỗn hợp phản ứng. Chất kết hợp tacrolimus có đánh dấu acridinium cạnh tranh với các điểm chưa kết nối trên vị hạt. Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đương (RLU). Sự tương quan gián tiếp giữa lượng tacrolimus trong mẫu và RLUs sẽ được bộ phận quang học trong máy phát hiện.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: Bác sĩ hoặc cán bộ đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện: hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601, DXI800

-  Hóa chất: Hóa chất tiền xử lý và tách chiết Tarcrolimus. Hóa chất xét nghiệm Tarcrolimus, chất chuẩn Tarcrolimus, chất kiểm tra chất lượng Tarcrolimus.

-   Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, 30 ngày khi để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch rửa hệ thống khác: Preclean M, Procell M, Cleancell M, Wash Bufer,…

-  Chất chuẩn, nước muối sinh lý

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 3 mức (đối với QC Randox) hoặc  QC 2 mức đối QC của Roche.

3.  Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN. Tùy theo yêu cầu mà có thể lấy máu định lương Tarcrolimus ở những  thời điểm khác nhau.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Chỉ sử dụng mẫu máu toàn phần thu thập trong ống EDTA cho xét nghiệm Tarcrolimus. Phải ghi rõ thời điểm lấy mẫu và lần cuối sử dụng Tarcrolimus lên ống đựng mẫu.

-  Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó được tiền xử lý mẫu bằng tay theo đúng hướng dẫn của từng hãng trước khi tiến hành kỹ thuật. Mẫu bệnh phẩm không vỡ hồng cầu.

-  Bệnh phẩm ổn định đến 7 ngày ở nhiệt độ 2-8°C. Nếu xét nghiệm được thực hiện sau hơn 7 ngày cần bảo quản đông lạnh (-10°C hoặc lạnh hơn). Không bảo quản mẫu đã tiền xử lý.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải trộn kỹ trước khi tiền xử lý.

-  Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất xét nghiệm Tarcrolimus đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Hiệu chuẩn ổn định trong 28 ngày.

- Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức hoặc 3 mức mỗi 24 giờ. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu. Nếu kết quả nội kiểm không đạt tiêu chuẩn chấp nhận của phòng xét nghiệm thì thực hiện theo các quy trình kiểm soát chất lượng của phòng xét nghiệm. Có thể tiến hành hiệu chuẩn lại.

-  Đưa bệnh phẩm đã được tiền xử lý vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Không có giá trị bình thường cho xét nghiệm này vì nó phụ thuộc vào từng người bệnh, yêu cầu điều trị cũng như thời gian lấy mẫu.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Nhiều thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Tarcrolimus. Khắc phục: Bác sỹ điều trị cần nắm rõ những cảnh báo về các thuốc điều trị và nồng độ của nó ảnh hưởng thế nào đến kết quả xét nghiệm Tarcrolimus trong khi đánh giá kết quả xét nghiệm.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ít bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 40 mg/dL.

+ Protein toàn phần: < 12g/dL

+ Acid Uric < 20 mg/dL

+ Huyết thanh đục: Triglycerid < 1500 mg/dL.

+ Hematocrit: < 25% hay > 55%.

- Cần lưu ý: Các chất chống đông dạng lỏng có thể có làm loãng bệnh phẩm dẫn đến giảm nồng độ Tarcrolimus của người bệnh. Không sử dụng loại ống có chứa chất chống đông dạng lỏng.

 

QUY TRÌNH 130

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TGF β1

( Transforming Growth Factor Beta 1)

 

TGF-β1 là một polypeptid chứa 390 acid amin. Yếu tố chuyển đổi tăng trưởng β1, được sản xuất bởi nhiều tế bào và các loại mô, ví dụ như tiểu cầu, mô xương, nhau thai và thận. Điều chỉnh sự phát triển phôi thai, hình thành xương, phát triển vú, chữa lành vết thương, tạo máu. Đối với hệ thống miễn dịch, TGF-β1 ức chế tăng sinh tế  bào T, tế bào B và như là một phân tử kháng viêm. TGF-β1 ngăn cản sự hình thành và hoạt hóa đại thực bào, ức chế hoạt động của các tế bào diệt tự nhiên, tế bào diệt kích hoạt lymphokin và sản xuất các cytokin.

I. NGUYÊN LÝ                                     

Dùng kỹ thuật ELISA để định lượng TGF-β1 trong huyết tương, huyết thanh.

Dựa vào tính đặc hiệu của kháng nguyên- kháng thể theo phương pháp sandwich: trước khi làm xét nghiệm, standard và mẫu người bệnh được hòa loãng với dung dịch đệm, acid hóa với HCl, rồi trung hòa với NaOH. Sau đó, các mẫu được ủ trong các giếng đã được phủ với kháng thể đa dòng TGF-β1. Sau khi rửa sạch các thành phần không kết hợp, Enzym liên hợp (kháng thể IgG chuột liên hợp biotin), phức hợp enzym (Streptavidin Peroxidase) lần lượt được thêm vào rồi được ủ. Một phức hợp sandwich enzym miễn dịch được hình thành. Sau khi rửa đi các thành phần không kết hợp, thêm cơ chất rồi dung dịch ngừng phản ứng vào. Đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ TGF-β1 trong mẫu, được đo ở bước sóng 450 nm.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm ELISA

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm TGF-β1, chất chuẩn TGF-β1, chất kiểm tra chất lượng TGF-β1.

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

-  Ngoài ra còn có các dung dịch đệm, dung dịch rửa và các vật tư tiêu hao đi kèm như: giếng phản ứng, đầu côn, pipette, nước cất, giấy chỉ thị màu,…

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là EDTA, Citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương. Xử lý mẫu theo đúng quy trình hãng yêu cầu.

-  Bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương ổn định 24 giờ ở nhiệt độ 2–8°C, < 3 tháng ở nhiệt  độ  < (-20°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm TGF-β1. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm TGF-β1. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm TGF-β1 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-  Giá trị tham khảo:  < 25000 pg/mL (25 ng/mL).

-  Ý nghĩa lâm sàng: Nồng độ TGF-β1 tăng trong trong ung thư, suy thận mạn, suy thận cấp…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Có một số sai sót thường gặp:

-  Lấy sai ống, yêu cầu lấy lại mẫu khác

- Tuyệt đối không sử dụng bệnh phẩm vỡ vỡ hồng cầu, đục.

-  Mẫu máu ở người bệnh có dùng thuốc chống đông thì thời gian co cục máu lâu hơn trước khi ly tâm (hơn 30 phút)

-  Lưu ý Calibrator và QC bảo quản thật tốt để có đường cong chuẩn đạt yêu cầu.

 

QUY TRÌNH 131

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TGF β2

( Transforming Growth Factor Beta 2)

 

TGF-β2 là một polypeptid chứa 412 acid amin. Yếu tố chuyển đổi tăng trưởng β (TGF-β) được sản xuất bởi nhiều tế bào và các loại mô, ví dụ: tiểu cầu, mô xương, nhau thai và thận. Tuy nhiên, TGF-β2 không được sản xuất bởi các tiểu cầu, trái với TGF-β1. Nó điều chỉnh sự phát triển phôi thai, hình thành xương, phát triển vú, chữa lành vết thương, tạo máu. TGF-β2 đã được chứng minh là một yếu tố ức chế sự tăng trưởng mạnh trong điều hòa tế bào thần kinh tiểu não và tăng sinh nguyên bào thần kinh tiểu não sau sinh. TGF-β2 còn được phát hiện trong dịch nước mắt.

I. NGUYÊN LÝ                                     

Dùng kỹ thuật ELISA để định lượng TGF-β2 trong huyết tương, huyết thanh.

Dựa vào tính đặc hiệu của kháng nguyên- kháng thể theo phương pháp sandwich: trước khi làm xét nghiệm, standard và mẫu người bệnh được hòa loãng với dung dịch đệm, acid hóa với HCl, rồi trung hòa với NaOH. Sau đó, các mẫu được ủ trong các giếng đã được phủ với kháng thể đa dòng TGF-β2. Sau khi rửa sạch các thành phần không kết hợp, Enzym liên hợp (kháng thể IgG chuột liên hợp biotin), phức hợp enzym (Streptavidin Peroxidase) lần lượt được thêm vào rồi được ủ. Một phức hợp sandwich enzym miễn dịch được hình thành. Sau khi rửa đi các thành phần không kết hợp, thêm cơ chất rồi dung dịch ngừng phản ứng vào. Đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ TGF-β2 trong mẫu, được đo ở bước sóng 450 nm.

II. CHUẨN BỊ

2.  Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm ELISA

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm TGF-β2, chất chuẩn TGF-β2, chất kiểm tra chất lượng TGF-β2.

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

-  Ngoài ra còn có các dung dịch đệm, dung dịch rửa và các vật tư tiêu hao đi kèm như: giếng phản ứng, đầu côn, pipette, nước cất, giấy chỉ thị màu,…

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là EDTA, Citrate. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương. Xử lý mẫu theo đúng quy trình hãng yêu cầu.

-  Bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương ổn định 24 giờ ở nhiệt độ 2–8°C, < 3 tháng ở nhiệt  độ  < (-20°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm TGF-β2. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm TGF-β2. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm TGF-β2 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-  Giá trị tham khảo:  < 25000 pg/mL (25 ng/mL).

-  Ý nghĩa lâm sàng: Nồng độ TGF-β2 tăng trong

+ Thủy tinh thể của người bệnh có bệnh lý võng mạc tăng sinh do đái tháo đường.

+ Người bệnh có khối u ác tính.

+ Tăng nhiều trong dịch não thất ở bệnh Parkinson.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Có một số sai sót thường gặp:

-  Lấy sai ống, yêu cầu lấy lại mẫu khác

- Tuyệt đối không sử dụng bệnh phẩm vỡ vỡ hồng cầu, đục.

-  Mẫu máu ở người bệnh có dùng thuốc chống đông thì thời gian co cục máu lâu hơn trước khi ly tâm (hơn 30 phút)

-  Lưu ý Calibrator và QC bảo quản thật tốt để có đường cong chuẩn đạt yêu cầu.

 

QUY TRÌNH 132

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG THEOPHYLLINE

 

I. NGUYÊN LÝ

Theophylline là thuốc chống co thắt phế quản dùng điều trị bệnh hen.

Theophyline được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang .

Định lượng Theophylline là xét nghiệm một bước để định lượng theophylline trong huyết thanh hoặc huyết tương người

Bệnh phẩm, anti-theophylline phủ trên vi hạt thuận từ, và chất kết hợp theophylline có đánh dấu acridinium (chất có khả năng phát quang) được kết hợp để tạo hỗn hợp phản ứng. Anti-theophylline phủ trên vi hạt thuận từ gắn với theophylline có trong mẫu và theophylline có đánh dấu acridinium.

Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đương (RLU). Sự tương quan gián tiếp giữa lượng theophylline trong mẫu và RLUs  sẽ được bộ phận quang học trong máy phát hiện.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm Architect ci8200.

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Theophylline, chất chuẩn Theophylline, chất kiểm tra chất lượng Theophylline.

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin, EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định < 2 ngày ở nhiệt độ phòng, < 8 ngày ở nhiệt độ 2–8°C, <3 tháng ở nhiệt  độ < (-20°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Theophylline. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Theophylline. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Theophylline đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Liều điều trị Theophilline thường ở mức 10 - 20 µg/ mL. Ở trẻ em, nồng độ điều trị Theophyline thường ở mức 5 - 10 µg/mL.

- Với liều Theophilline > 20 µg/mL, gây ngộ độc với biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, ỉa chảy. Liều cao hơn gây nôn mửa, xuất huyết dạ dày, rối loạn nhịp tim.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 20 mg/dL.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 500 mg/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2000 mg/dL.

+ RF < 500 IU/mL

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng.

 

 

QUY TRÌNH 133

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TROPONIN T (TnT)

 

I. NGUYÊN LÝ

Troponin là đơn vị điều hòa co cơ bao gồm ba tiểu phần troponin T (TnT), troponin I (TnI) và troponin C (TnC). Trong đó TnC có cấu trúc tương tự TnC cơ vân nên chỉ TnT và TnI được xem là dấu ấn sinh học tim mạch đặc biệt trong bệnh nhồi máu cơ tim.

TnT được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang. TnT có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng TnT đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng TnT đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ TnT có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

3.     Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm Cobas e601- Roche.

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm TnT, chất chuẩn TnT, chất kiểm tra chất lượng TnT.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin, EDTA và Na Citrat. Không sử dụng chất chống đông Oxalat và Fluorid cho xét nghiệm này. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 24 giờ ở 2–8°C, 12 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm TnT. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm TnT. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm TnT đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép  và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-  Trị số bình thường: Troponin T < 0,01 ng/mL

-  Troponin T tăng bệnh lý trong: Nhồi máu cơ tim, Viêm cơ tim, một số trường hợp không liên quan tới bệnh tim như Suy thận…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 29 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin <0.1 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dl.

+ RF < 1500 IU/mL

+ Biotin <50 ng/mL trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ TnT tới 400 ng/mL

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH 134

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TROPONIN I (TnI)

 

I. NGUYÊN LÝ

Troponin là đơn vị điều hòa co cơ bao gồm ba tiểu phần troponin T (TnT), troponin I (TnI) và troponin C (TnC). Trong đó TnC có cấu trúc tương tự TnC cơ vân nên chỉ TnT và TnI được xem là dấu ấn sinh học tim mạch đặc biệt trong bệnh nhồi máu cơ tim.

TnI được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang. TnI có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng TnI đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng TnI đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ TnI có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm như  DXI800, Architect ci8200….

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm TnI, chất chuẩn TnI, chất kiểm tra chất lượng TnT.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin, EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 2 giờ ở 2- 8°C, 12 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm TnI. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm TnT. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm TnI đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép  và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-  Giá trị tham chiếu: Troponin I < 0,16 ng/mL

-  Troponin I tăng bệnh lý trong: Nhồi máu cơ tim, Viêm cơ tim, ghép tim…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 29 mg/dL.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 0.1 g/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dL.

+ RF < 1500 IU/mL

+ Biotin <50 ng/mL trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ TnT tới 400 ng/mL

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH 135

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TOBRAMYCIN

 

I. NGUYÊN LÝ       

Tobramycin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch enzyme.

Xét nghiệm dựa trên vi khuẩn β galactosidase đã được biến đổi gene để tạo hai mảnh vỡ. Những mảnh vỡ có thể tạo các enzyme mà trong khi định lượng Tobramycin nó tác động lên Tobramycin tạo sự thay đổi màu sắc và có thể đo được.

Trong khảo nghiệm, Tobramycin trong mẫu thử cạnh tranh với Tobramycin liên hợp trên 1 mảnh hoạt động của β Galactosidase về vị trí gắn kết kháng thể.

Nếu Tobramycin có trong mẫu thử, nó liên kết với kháng thể và mảnh vỡ tự do tạo enzyme hoạt động.

Nếu Tobramycin không có mặt trong mẫu thử. Tobramycin liên hợp ức chế sự hoạt động của mảnh vỡ β Galactosidase và không hình thành enzyme hoạt động.

Lượng enzyme hình thành làm thay đổi độ hấp thụ tỷ lệ thuận với nồng độ Tobramycin trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm như  Beckman Coulter AU640, AU680, Architect ci8200….

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Tobramycin, chất chuẩn Tobramycin, chất kiểm tra chất lượng  Tobramycin

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CAC BƯỚC TIẾN HANH

1.Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparine, EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 1 tuần ở nhiệt độ 2-8°C, 1 tháng ở  nhiệt độ < - 20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Tobramycin. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Tobramycin. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Tobramycin đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-  Nồng độ Tobramycin trong khoảng 6 -10 g/mL đủ đảm bảo hoạt tính của thuốc.

-  Quá nồng độ trên Tobramycin có thể gây độc cho thận và ảnh hưởng tới thính lực.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 60 mg/dL hay 1026 µmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 1000 mg/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride <1000 mg/dL.

+ RF : <1200IU/mL

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng.

 

 

QUY TRÌNH 136

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TOTAL P1NP

(Total procollagen type 1 amino-terminal propeptid)

 

Collagen týp 1 là loại collagen được ưu tiên tổng hợp trong xương, chiếm tỷ lệ hơn 90 % cấu trúc hữu cơ của xương. Collagen týp 1 có nguồn gốc từ procollagen típ 1 được tổng hợp bởi nguyên bào sợi và nguyên bào xương. Procollagen týp 1 có chứa nhóm tận cùng N-(amine) và C-(carboxy). Các nhóm này (propeptide) được loại bỏ nhờ các protease đặc hiệu trong quá trình chuyển hóa procollagen tạo thành collagen để sau đó xâm nhập vào tổ chức xương. Đoạn có nhóm amine tận cùng có tên là  P1NP - týp 1 procollagen amino-terminal - propeptide. Do đó P1NP là chỉ số đặc hiệu đối với sự lắng đọng collagen týp 1 và vì vậy nó được xem là dấu ấn thật sự của tạo xương. P1NP được phóng thích trong quá trình tạo collagen týp 1 vào trong khoảng gian bào và cuối cùng vào máu. P1NP dường như được phóng thích dưới dạng cấu trúc tam phân (bắt nguồn từ cấu trúc tam phân của collagen) nhưng nó nhanh chóng bị giáng hóa thành dạng đơn phân do tác dụng thoái hóa bởi nhiệt. Xét nghiệm P1NP phát hiện cả hai phân đoạn trong máu và do đó được gọi là P1NP toàn phần (total P1NP)

I. NGUYEN LÝ       

P1NP toàn phần (Total p1NP) được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang. P1NP toàn phần có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng P1NP toàn phần đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng P1NP toàn phần đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ P1NP toàn phần có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm như  Cobas e601, DXI800, Architect ci8200….

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Total p1NP, chất chuẩn Total p1NP, chất kiểm tra chất lượng  Total p1NP.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh không sử dụng các thuốc có Biotin ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa pḥng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparine, EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 24 giờ ở nhiệt độ 15- 25°C, 5 ngày ở nhiệt độ 2-8°C, 6 tháng ở nhiệt độ -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Total p1NP. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Total p1NP. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Total p1NP đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: P1NP toàn phần (đon vị: ng/mL)

-  Tiền mãn kinh: 15.13 – 58.59 ng/mL

- Mãn kinh: 16.27 – 73.87 ng/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng: Định lượng P1NP toàn phần để thăm dò quá trình tạo xương.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 65 mg/dL .

Tán huyết: Hemoglobin < 1.8 g/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2000 mg/dL.

+ RF < 2490 IU/mL

+ Biotin < 50 ng/mL trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ P1NP toàn phần tới 3900 ng/mL

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng.

 

 

QUY TRÌNH 137

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG VALPROIC ACID

 

I. NGUYÊN LÝ       

Valproic Acid là thuốc hướng thần có tác dụng chống động kinh.

Valproic Acid được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang.

Định lượng Valproic Acid là xét nghiệm một bước để định lượng valproic acid trong huyết thanh hoặc huyết tương.

Mẫu bệnh phẩm, anti-valproic acid phủ trên vi hạt thuận từ, và chất kết hợp kháng thể kháng valproic acid có đánh dấu acridinium (chất có khả năng phát quang) được kết hợp để tạo hỗn hợp phản ứng.

Anti-valproic acid phủ trên vi hạt thuận từ gắn với valproic acid có trong mẫu thử và chất kết hợp kháng thể kháng valproic acid có đánh dấu acridinium.

Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đương (RLU). Sự tương quan gián tiếp giữa lượng valproic acid trong mẫu và RLUs sẽ được bộ phận quang học trong máy phát hiện.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm như  DXI800, Architect ci8200….

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Valproic Acid, chất chuẩn Valproic Acid, chất kiểm tra chất lượng  Valproic Acid.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 2 ngày ở 15 - 25°C, 8 ngày ở 2-8°C, bảo quản 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Valproic acid. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Valproic acid. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Valproic acid đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Kết quả được xác định bằng các phương pháp khác nhau sẽ có nồng độ gây độc khác nhau. Do vậy không nên dùng các phương pháp khác nhau khi xét nghiệm cho 1 người bệnh.

- Liều điều trị thường có nồng độ ở mức 50 - 100 µg/mL. Tuy nhiên nồng độ này còn phụ thuộc vào từng cá thể.

-  Nồng độ Valproic acid cao gây ngộ độc chủ yếu ở dạ dày và ruột như buồn  nôn,  nôn và tiêu chảy.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 20 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin <500 mg/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 3000 mg/dL.

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng

 

QUY TRÌNH 138

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG VANCOMYCIN

 

I. NGUYÊN LÝ       

Vancomycin là một kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế giai đoạn tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn ở giai đoạn sớm hơn các kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactam.

Vancomycin trong huyết thanh hoặc huyết tương được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang .

Là xét nghiệm một bước. Bệnh phẩm, anti-vancomycin phủ trên vi hạt thuận từ, và chất kết hợp vancomycin có đánh dấu acridinium được kết hợp để tạo hỗn hợp phản ứng. Anti-vancomycin phủ trên vi hạt thuận từ gắn với vancomycin  có trong mẫu bệnh phẩm và vancomycin có đánh dấu acridinium (chất có khả năng phát quang). Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đương (RLU). Sự tương quan gián tiếp giữa lượng vancomycin trong mẫu và RLUs sẽ được bộ phận quang học trong máy phát hiện.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm như  DXI800, Architect ci8200….

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Vancomycin, chất chuẩn Vancomycin, chất kiểm tra chất lượng  Vancomycin.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, người bệnh cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10 giờ trước khi lấy máu, người bệnh tránh căng thẳng mất ngủ trước ngày lấy máu…

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

-  Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin, EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút, tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở nhiệt độ 2–8°C, 14 ngày ở  nhiệt  độ  < -10°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Vancomycin. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Vancomycin. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Vancomycin đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Liều điều trị thường có nồng độ đỉnh ở mức 20- 40 µg/ mL, nồng độ đáy thường ở mức 5-10 µg/mL. Tuy nhiên nồng độ Vancomycin cần thiết lập riêng cho từng người bệnh trên cơ sở đáp ứng cá thể cũng như sự nhạy cảm của vi khuẩn.

-  Nồng độ Vancomycin ở mức 80-100 µg/mL, gây ngộ độc tai và thận. Nếu sử dụng kết hợp với Aminoglycoside, khả năng ngộ độc sẽ tăng lên.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những mẫu sử dụng cho xét nghiệm Vancomycin nên được thực hiện trước khi sử dụng liều (nồng độ đáy), thường vào buổi sáng sớm, để đảm bảo liều kê toa phù hợp. Nồng độ đáy là nồng độ trị liệu được chỉ định tốt nhất.

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 20 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin <500 mg/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2500 mg/dl.

+ RF <500 IU/mL

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY  TRÌNH 139

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BETA 2 MICROGLOBULIN

 

I. NGUYÊN LÝ

Beta-2 microglobulin (β2 microglobulin) là một thành phần cấu tạo của phức hợp phù hợp mô chính  viết tắt là MHC (major histocompatibility complex) hay kháng nguyên phù hợp mô. Trong lâm sàng việc định lượng beta-2 microglobulin có thẻ giúp ích chẩn đoán một số bệnh ác tính như ung thư hạch, ung thư máu hoặc đa u tủy. Cũng có giá trị trong việc đánh giá đối với các bệnh viêm và thận nặng mạn tính.

Định lượng beta-2 microglobulin dựa trên nguyên lý miễn dịch, theo phương pháp miễn dịch đo độ đục. Mẫu bệnh phẩm được cho thêm thuốc thử R1 (đệm), sau đó cho thêm thuốc thử 2 (kháng thể kháng β2-microglobulin-latex) và phản ứng bắt đầu xảy ra: hạt Latex- gắn kháng kháng thể β2-microglobulin phản ứng với kháng nguyên có trong mẫu bệnh phẩm để tạo thành phức hợp kháng nguyên- kháng thể. Nồng độ β2 microglobulin tỷ lệ với độ đục, dựa trên đường chuẩn sẽ tính được nồng độ β2 microglobulin.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện:

01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện xét nghiệm: hệ thống xét nghiệm Beckman Coulter AU640, AU680, Architect ci8200.

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất β2-microglobulin ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

-  Chất chuẩn, nước cất.

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.Phiếu xét nghiệm: Có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

 

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu pḥng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lư Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Mẫu có thể ổn định 3 ngày ở nhiệt độ 2- 8°C, 6 tháng ở nhiệt độ: (< -25°C)

-  Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm β2-microglobulin ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:

Bình thường β2-microglobulin: 0,8 - 2,2 mg/L (68 - 186 nmol/L)

2. Ý nghĩa lâm sàng

Nồng độ β2- microglobulin tăng:  Suy thận, leucemie mạn, Waldenstron, Kahler, Lupus ban đỏ, viêm gan tiến triển.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi: Bilirubin > 923 mol/L (54mg/dL); Hemoglobin > 621 mol/L/L (1000 mg/dL); Yếu tố viêm khớp dạng thấp Rh > 200 IU/mL

-  Xử trí: Khi lấy máu tránh vỡ hồng cầu, khi ly tâm thấy mẫu vỡ hồng cầu có thể loại bỏ lấy mẫu máu khác.

 

QUY TRÌNH 140

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SẮT CHƯA BÃO HÒA HUYẾT THANH (UIBC)

 

I. NGUYÊN LÝ

Sắt chưa bão hòa huyết thanh (UIBC: Unsaturated Iron-Binding Capacity) là lượng sắt còn có khả năng gắn tiếp lên Transferin Tf ( khả năng gắn sắt tiềm tàng của Transferin. UIBC được định lượng trực tiếp với FerroZine. PTPƯ như sau:

                               Đệm kiềm

Fe(II) + transferrin                    transferrin‑Fe(III) + Fe(II)(dư)

Fe(II) (dư) + 3 FerroZine               Fe(II)‑(FerroZine)3

Cường độ màu tỷ lệ thuận với nồng độ sắt dư không gắn kết và tỷ lệ nghịch với khả năng liên kết sắt không bão hòa. Nó được xác định bằng cách đo sự gia tăng của độ hấp thu bằng phương pháp đo quang.

II. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện:

01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện xét nghiệm: hệ thống xét nghiệm Beckman Coulter AU640, AU680, Architect ci8200, Cobas c601.

-  Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất UIBC ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

-  Chất chuẩn, nước cất.

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Mẫu có thể ổn định 4 ngày ở nhiệt độ 15-20°C và 7 ngày ở nhiệt độ 2- 8°C.

Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm UIBC ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Giá trị tham chiếu: 

Nữ: 24.2‑70.1 µmol/L (135‑392 µg/dL)

Nam: 22.3‑61.7 µmol/L (125‑345 µg/dL)

Nồng độ sắt huyết thanh/huyết tương phụ thuộc vào chế độ ăn và thay đổi theo nhịp ngày đêm.

 

 

QUY TRÌNH 141

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỘ BÃO HÒA TRANSFERIN

 

I. NGUYÊN LÝ

Độ bão hòa Transferin (TfS) là tỉ lệ % các vị trí Tf đã được gắn với sắt (bình thường: 15-45%). TfS được tính theo công thức:

                         Sắt HT (μmol/L) x 100

 TfS (%) =                              

                             TIBC (μmol/L)

Trong đó: TIBC (Total Iron Binding Capacity- Khả năng gắn sắt toàn phần): Là tổng lượng sắt có thể gắn tối đa trên Tf.

                   TIBC = UIBC + sắt HT.

UIBC và TIBC sơ bộ đánh giá bilan sắt của cơ thể từ sớm, khi chưa có thiếu máu.

II. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện:

01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện xét nghiệm: hệ thống xét nghiệm Beckman Coulter AU640, AU680, Architect ci8200, Cobas c601.

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất định lượng sắt, UIBC ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

-  Chất chuẩn, nước cất.

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Mẫu có thể ổn định 4 ngày ở nhiệt độ 15-20°C và 7 ngày ở nhiệt độ 2- 8°C.

Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm sắt, UIBC ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

-  Sau khi định lượng được nồng độ sắt huyết thanh và sắt chưa bão hòa huyết thanh, tiến hành tính toán độ bão hòa Transferin TfS (%) (theo công thức đã cài đặt sẵn trên máy xét nghiệm.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Trị số bình thường: Độ bão hòa transferrin TfS (%) ở người khỏe mạnh bình thường là 20 – 50%, ở trẻ em là > 16%.

TfS giảm thường gặp trong thiếu sắt, trong TM của bệnh mãn tính (viêm, khối u…)

 TfS giảm đơn độc không phải là dấu hiệu chỉ điểm cho thiếu sắt đơn thuần.

 

 

QUY TRÌNH 142

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG  LEPTIN HUMAN

 

Leptin là một hormon có trọng lượng phân tử 16 kDa gồm 167 acid amin, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu thụ,  bao gồm cả sự thèm ăn/đói và quá trình trao đổi chất. Nó là một trong những hormon có nguồn gốc từ mỡ quan trọng nhất. Gen Ob(Lep) trong đó Ob là obese, và Lep là leptin nằm trên nhiễm sắc thể số 7 của người. Leptin tác động lên các thụ thể trong vùng dưới đồi của não để ức chế sự thèm ăn. Sự vắng mặt của leptin (hoặc thụ thể của nó) dẫn đến không kiểm soát được lượng thức ăn và dẫn đến béo phì.

I. NGUYÊN LÝ                                     

Dùng kỹ thuật ELISA để định lượng leptin trong huyết thanh và huyết tương người.

Dựa vào tính đặc hiệu của kháng nguyên- kháng thể theo phương pháp sandwich: các giếng được phủ với kháng thể đơn dòng đặc hiệu cho leptin. Mẫu người bệnh có chứa leptin sẽ được ủ trong các giếng cùng với antiserum (kháng thể liên hợp biotin đơn dòng). Một phức hợp sandwich hình thành. Sau khi ủ và rửa đi những phần  không kết hợp, enzym liên hợp được thêm vào, tiếp là cơ chất và cuối cùng là thêm dung dịch ngừng phản ứng. Đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ leptin trong mẫu, được đo ở bước sóng 450 nm.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm ELISA

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Leptin, chất chuẩn Leptin, chất kiểm tra chất lượng Lepin.

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

-  Ngoài ra còn có các dung dịch đệm, dung dịch rửa và các vật tư tiêu hao đi kèm như: giếng phản ứng, đầu côn, pipette, nước cất, giấy chỉ thị màu,…

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy mẫu máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông là Li-Heprine, EDTA. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Không để bệnh phẩm lâu hơn 30 phút. Sau ly tâm tách lấy phần huyết thanh/ huyết tương và bảo quản ở 2-8°C trong 24 giờ hoặc lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ  < (- 20°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Lp-PLA2. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Lp-PLA2. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Lp-PLA2 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm sau khi đã được xử lý vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.Giá trị tham khảo: Leptin ở Nam: 2,05 - 5,63 ng/mL Nữ: 3,63 - 11,09 ng/mL

2.Ý nghĩa lâm sàng:

+ Mức độ leptin giảm sau khi nhịn ăn ngắn hạn (24 -72 giờ), béo phì, mất ngủ, tập thể dục…

+ Mức độ leptin tăng khi bị căng thẳng cảm xúc…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Có một số sai sót thường gặp:

-  Lấy sai ống, yêu cầu lấy lại mẫu bệnh phẩm.

- Tuyệt đối không sử dụng máu vỡ hồng cầu, đục.

-  Mẫu máu ở người bệnh có dùng thuốc chống đông thì thời gian co cục máu lâu hơn trước khi ly tâm (hơn 30 phút).

-  Mẫu có kết quả vượt quá 100 ng/mL thì phải hòa loãng mẫu với dung dịch S0.

-  Lưu ý Calibrator và QC bảo quản thật tốt để có đường cong chuẩn đạt yêu cầu.

 

QUY TRÌNH 143

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG T4

(Thyroxine)

 

I. NGUYEN LÝ

T4 là hormon tuyến giáp. Xét nghiệm T4 thường được chỉ định trong các bệnh của tuyến giáp như cường giáp, suy giáp...

T4 được định lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang.

Đầu tiên T4 trong mẫu thử được giải phóng khỏi protein gắn kết trong mẫu bởi NS.T4 và kháng thể đặc hiệu kháng T4 đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) được cho tiếp xúc với nhau.

Sau khi thêm các vi hạt phủ streptavidin và T4 đánh dấu biotin, các vị trí chưa gắn kết trên kháng thể đánh dấu ruthenium bị chiếm giữ. Toàn bộ phức hợp trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin. Như vậy, nồng độ T4 trong mẫu thử càng cao thì phức hợp này càng thấp và do vậy tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch với nồng độ T4 có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

01 Bác sỹ hoặc 01cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas e601- Roche, DXI800- Beckman Coulter

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm T4, chất chuẩn T4, chất kiểm tra chất lượng T4.

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.      Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na-Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ hồng cầu. Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2-8°C, 1 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm T4. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm T4. Kết quả  kiểm tra chất lượng với xét nghiệm T4 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-  Trị số bình thường: 66 – 181 nmoL/L

-  T4 máu tăng trong: Cường giáp, Nhiễm độc giáp

-  T4 máu giảm trong: Thiểu năng vùng dưới đồi yên, suy giáp.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 37 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin < 2.3 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2500 mg/dl.

+ Biotin <100 ng/ml. trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ RF <2400 IU/mL

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH 144

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ G6PD

 

I. NGUYÊN LÝ

Một nghiên cứu được thực hiện trên 20.000 đối tượng trong 1 khu vực có tỷ lệ thiếu G6PD cao, thalassemias và hemoglobins bất thường. Nhiều phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở các phụ nữ thể dị hợp ảnh hưởng bởi hồng cầu và thiếu máu. Thiếu G6PD được xác định bằng phương pháp di truyền.

a) G6PD được đo bằng sự khác biệt giữa hoạt độ G6PD (glucose-6 phosphat dehydrogenase) và 6PGD (6 phosphogluconate dehydrogenasae) nhằm loại trừ hoạt động của 6PGD. PTPƯ như sau:

Glucose-6-Phosphate   G6PD    6-Phosphogluconate + NADPH    6PGD    Ribose-5-Phosphate + NADPH

b) 6PGD được sử dụng để làm tham chiếu cho G6PD. Các yếu tố làm tăng G6PD (hồng cầu lưới, bạch cầu, thalassemias và hemoglobins bất thường) cũng làm tăng 6PGD.  Phương pháp này cũng không phụ thuộc vào nồng độ Hemoglobin nhằm làm giảm sai sót, đồng thời giảm các bước liên quan tới việc định lượng Hemoglobin. Một loạt các biện pháp được sử dụng để ổn định enzyme trong máu toàn phần, khi có sự hiện diện của bạch cầu.

Tỷ lệ giữa 2 loại enzyme không bị ảnh hưởng bởi nồng độ Hb, số lượng hồng cầu, hồng cầu lưới và bạch cầu. Sự phân bố hoạt độ G6PD ở phụ nữ dạng dị hợp được tách bạch với người bình thường (hình 2A). Ngược lại, nếu sử dụng Hb (hình 2B), có sự chồng lấn giữa thể dị hợp tử và người bình thường, nên chỉ xác định được 50% trường hợp mang gen dị hợp tử. Kết quả phân tích cho thấy sử dụng G6PD/6PGD cho phép xác định tới 97% thể dị hợp và 100% thể đồng hợp. Phương pháp này có hiệu quả trong chẩn đoán thể dị hợp tử ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân thalassemias.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sĩ hoặc cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

- Máy hóa sinh tự động Beckman Coulter AU640 hoặc AU680

- Máy ly tâm

- Hóa chất Hóa chất đo hoạt độ G6PD/6PGD) hãng Nurex (cod. G201; G201K1) gồm:

+ Solution A 1x100mL; Substrate A (25mg)

+ Solution B 1x100mL: Substrate B (38mg)

+ Hemolysing solution (Soluzione Emolizzante 1x200mL

Hoá chất ở dạng lỏng và sẵn sàng để sử dụng. Lưu trữ thuốc thử thẳng đứng ở 2- 8°C và ổn định cho đến ngày hết hạn ghi trên bao bì, ổn định 30 ngày ở khay thuốc thử trên máy.

- Kiểm tra chất lượng: G6PD/6PGD Control - Nurex (cod. GK20) 2 mức:

+ G6PD/6PGD Control positive (Normal) 8 x 0.5mL;

+ G6PD/6PGD Control Negative (Deficient) 8 x 0.5mL

- Pipette 20µL, 1000 µL đầu cone, sample cup 3mL, eppendorf 1,5mL

3. Người bệnh

4. Phiếu xét nghiệm

Ghi đầy đủ thông tin cần thiết: họ tên người bệnh, tuổi, mã số người bệnh, khoa phòng, tên xét nghiệm chỉ định, khoảng tham chiếu, bác sĩ chỉ định xét nghiệm, ngày giờ lấy mẫu, người lấy mẫu, ngày giờ nhận mẫu bệnh phẩm, người nhận mẫu.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

Bệnh phẩm là máu toàn phần được chống đông bằng EDTA hoặc Li-Heparine.

- Bảo quản: bệnh phẩm có thể sử dụng được trong vòng 4-6 giờ nếu được bảo quản ở nhiệt độ phòng xét nghiệm; hoặc 48 giờ nếu được bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC.

- Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm từ các khoa phòng và phòng khám: Nhận mẫu, kiểm tra đối chiếu giữa mẫu và phiếu chỉ định xét nghiệm. Xác định mã bệnh nhân (barcode) trên hệ thống mạng thông tin phòng xét nghiệm, in barcode, dán barcode lên trên ống bệnh phẩm bệnh nhân, sampler cup.

- Ly giải hồng cầu với tỷ lệ pha loãng 1 : 20 (20µL máu toàn phần + 400µL dung dịch HS sẵn sàng sử dụng sau khi rã đông). Lắc trộn đều và đợi 10 phút ở nhiệt độ phòng để hoàn thành quá trình ly giải.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Chuẩn bị hóa chất:

-  Rã đông và hoàn nguyên dung dịch A (Solution A) và dung dịch B (Solution B) với Substrate A, Substrate B với tỷ lệ tương ứng, trộn đều, để ổn định 15 phút, rồi chia 1,5 mL vào ống eppendorf và bảo quản ở -20oC (hạn sử dụng trong vòng 3 tháng từ ngày hoàn nguyên); bảo quản ở +2°C đến +8°C (hạn sử dụng trong vòng 10 ngày từ ngày hoàn nguyên).

-  Chia 400µL dung dịch Hemolysing solution (HS) vào ống eppendorf và bảo quản như dung dịch A, B.

- Máy hóa sinh tự động AU640/Beckman Coulter AU680 sẵn sàng cho thực hiện xét nghiệm: xét nghiệm G6PD được cài đặt tính toán tự động dựa trên đo hoạt độ G6PD /6PGD: thuốc thử G6-A và G6-B trên vị trí cố định (fix) trong khoang hóa chất R1. Công thức tính kết quả: R = (G6B/G6A) -1

- Định kỳ xem factor hiệu chuẩn 14 ngày/ 1 lần hoặc khi thay đổi lô thuốc thử, thay thế vật tư thiết bị máy quan trọng (bóng đèn, cuvette), bảo dưỡng, bảo trì máy có sửa chữa lớn, các chỉ định từ việc chạy kiểm tra (QC) mỗi ngày.

- Ghi chép lại sau mỗi lần hiệu chuẩn xét nghiệm vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm

- Kiểm soát chất lượng hàng ngày (nếu có mẫu bệnh phẩm):

Tiến hành kiểm tra chất lượng (chạy QC) cho xét nghiệm G6PD: Chất kiểm chuẩn đã được chia, đóng gói và bảo quản trong các ống eppendorf. Khi sử dụng, dùng 400 uL dung dịch ly giải hồng cầu HS cho vào trong mỗi ống, trộn đều bằng pipette, đợi 10 phút, sau đó đưa lên trên máy chạy như bệnh nhân. Kết quả QC nằm trong dải chấp nhận thì tiến hành chạy mẫu bệnh phẩm.

+ Chạy 2 mẫu QC: (G6PD/6PGD Control positive (Normal) và Negative (Deficient)  trước khi thực hiện mẫu bệnh nhân.

+ Tất cả các kết quả kiểm tra chất lượng phải được ghi lại trong bảng theo dõi QC.     Kết quả xét nghiệm chỉ được trả khi kết quả QC nằm trong phạm vi chấp nhận  (±2SD).

- Kiểm soát chất lượng định kỳ: Chạy QC sau khi chuẩn máy định kỳ hoặc sau bảo dưỡng, sửa chữa máy do có sự cố, thay thế vật tư quan trọng của máy.

- Thực hiện chạy mẫu bệnh nhân: Đặt sampler cup đựng mẫu đã xử lý vào các rack đặt bệnh phẩm và đưa vào máy phân tích.

-  Chạy mẫu bệnh phẩm ở chế độ thường quy theo Hướng dẫn sử dụng máy Olympus AU640/ Beckman Coulter AU680 hoặc chạy chế độ cấp cứu: chọn hai xét nghiệm là G6-A và G6-B trên màn hình để chạy; sau khi chạy xong, máy sẽ tự tính ra kết quả tỷ lệ G6PD / 6PGD và trả kết quả ra phần mềm.

- Trường hợp có mẫu khẩn, kết quả bệnh nhân vượt ngoài dải trị số bình thường, kết quả không phù hợp. Chọn chương trình chạy  mẫu cấp cứu để thực hiện nhanh.

- Duyệt kết quả:

+ Nếu kết quả bình thường:

Duyệt kết quả và lưu kết quả trên mạng nội bộ của Bệnh viện đồng thời in kết quả và trình người có thẩm quyền ký duyệt trước khi trả kết quả cho các khoa phòng, bệnh nhân.

+ Trường hợp kết bất thường:

* Khi kết quả thấp so với giá trị tham chiếu, cần xử lý mẫu lần 2 và chạy lại để  kiểm tra kết quả. Trả kết quả cao hơn hoặc thấp hơn giá trị báo động theo quy trình trả kết quả báo động.

- Lưu mẫu bệnh phẩm 2 ngày ở 2-8°C trước khi thải bỏ chất thải sinh học.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Tỷ lệ G6PD/6PGD

Người bình thường

< 0.10

0.10 – 0.85

> 0.95

Thiếu hoàn toàn

Thiếu một phần

Bình thường

Hồng cầu lưới > 5%

Số lượng bạch cầu > 30.000

WBC

       0.00 – 0.10

0.10 – 0.95

> 0.95

Thiếu hoàn toàn

Thiếu một phần

Bình thường

Trẻ sơ sinh

< 0.10

0.10 – 1.10

> 1.10

Thiếu hoàn toàn

Thiếu một phần

Bình thường

 

2. Ý nghĩa lâm sàng: Xét nghiệm G6PD nhằm mục đích đánh giá mức độ thiếu hụt enzzyme G6PD trong hồng cầu.

- Thiếu hụt G6PD là một rối loạn Enzym liên quan giới tính. Có hơn 500 biến thể của bệnh này (Nhiễm sắc thể X)

- G6PD còn giảm trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình cầu hiếm gặp và các bệnh huyết tán không do miễn dịch ở trẻ sơ sinh.

- G6PD tăng trong các bệnh: Thiếu máu ác tính, xuất huyết tự phát, hôn mê gan, cường giáp, nhồi máu cơ tim, bệnh máu mạn tính và các bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khác.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Lưu ý các yếu tố ảnh hưởng như đồng, sulphat là những chất ức chế mạnh.

- Hồng cầu lưới có hoạt độ enzyme G6PD cao hơn hồng cầu trưởng.

QUY TRÌNH 145

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG FRUCTOSAMIN

 

I. NGUYÊN LÝ

Protein trong huyết thanh có thể gắn với glucose trong phản ứng glycosyl hóa tạo thành cetoamin. Fructosamine là từ để chỉ các cetoamin liên kết bởi glucose và protein. Trong máu, albumin chiếm tỷ lệ khá lớn nên định lượng fructosamin thường là albumin gắn với glucose. Thời gian bán hủy của albumin là từ 2-3 tuần nên định lượng fructosamin có thể kiểm tra mức đường huyết trong khoảng 2-3 tuần trước đó..

Fructosamin được định lượng bằng phương pháp so màu.

Bệnh phẩm và và thuốc thử có Xanh-nitrotetrazolium cho tiếp xúc với nhau, formazan được tạo thành. Lượng formazan được hình thành tỷ lệ thuận với nồng độ của fructosamine trong mẫu thử được đo ở bước sóng 546nm.

II. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện:

01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện xét nghiệm: hệ thống xét nghiệm Beckman Coulter AU640, AU680, Architect ci8200.

-  Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất Fructosamin ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

-  Chất chuẩn, nước cất.

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bảo quản bệnh phẩm ở 2- 8°C trong vòng 2 tuần, ở (-20°C) trong 2 tháng. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm Fructosamin ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Bình thường Fructosamin 205p-285 µmol/L

2. Ý nghĩa lâm sàng

-  Tăng ở người đái tháo đường và có thể căn cứ vào fructosamine để đánh giá tình trạng tăng đường huyết của người bệnh ở trước đó 1- 3 tuần hay lâu hơn.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:    + Huyết thanh vàng: Bilirubin < 5 mg/dL.

                             + Tán huyết: Hemoglobin <500mg/dL.

                             + Huyết thanh đục: Triglycerid <2000 mg/dL.

                             + Đường huyết: < 50 mmol/L

                             + Acid Ascorbic: < 4 mg/dl

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân

kết quả với độ bão hòa loãng.

 

QUY TRÌNH 147

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG GH (GROWTH HORMONE)

 

I. NGUYÊN LÝ

Sự tăng trưởng được kích thích và kiểm soát bởi hoạt động đồng hóa và gây phân bào của nội tiết tố tăng trưởng (GH) và các yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGFs).

Về mặt sinh lý, hGH thường có tác động đồng hóa (như tăng hấp thu glucose, tổng hợp protein, phân giải lipid) và chức năng chính của nó là kích thích sự kéo dài xương ở người chưa trưởng thành bởi các quá trình sinh hóa sau:

1. Vùng dưới đồi tiết GHRH (nội tiết tố giải phóng nội tiết tố tăng trưởng)

2. GHRH kích thích tuyến yên tiết hGH

3. hGH được chuyển qua máu đến gan và các mô khác

4. Gan và mô đáp ứng hGH bằng cách tổng hợp IGF‑1, một yếu tố tăng trưởng giống insulin

5. IGF‑1 kích thích tế bào ở trung tâm tăng trưởng của xương dẫn đến sự tăng trưởng chiều dài

Cấu trúc phân tử của nội tiết tố tăng trưởng Nội tiết tố tăng trưởng ở người (hGH) tồn tại ở hai dạng phân tử khác nhau với phân tử lượng 20 kDa và 22 kDa. Trên 90 % hGH tuần hoàn là đồng phân 22 kDa, bao gồm 191 acid amin. Đồng phân 20 kDa được tiết ra đồng thời với hGH 22 kDa, và là sản phẩm ghép của gen hGH tuyến yên, thiếu acid amin từ vị trí 32‑46. Chúng chiếm khoảng 10 % lượng hGH toàn phần tuần hoàn. Hoạt tính sinh học của cả hai dạng có thể so sánh được.

Nguyên lý xét nghiệm: Nguyên lý miễn dịch bắt cặp được tiến hành trên hệ thống miễn dịch điện hóa phát quang hoặc hóa phát quang.

II. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện:

01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện xét nghiệm: hệ thống xét nghiệm DXI 800- Beckman Coulter Cobas e601-Roche, Architect ci8200-Abbortt.

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất GH ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

-  Chất chuẩn, nước cất.

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bảo quản bệnh phẩm Huyết thanh và huyết tương: Mẫu ổn định trong 8 giờ ở 15‑25 °C, 1 ngày ở 2‑8°C, 28 ngày ở ‑20°C. Chỉ đông lạnh một lần

-  Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm GH ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.  Giá trị tham chiếu:  Bình thường

Trẻ sơ  sinh: < 5 – 40 ng/mL

Trẻ em: < 0 – 20 ng/mL

Người lớn: Nam < 5 ng/mL

                  Nữ: < 10 ng/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng

Cần phải cẩn trọng trong biện luận lâm sàng mức nội tiết tố tăng trưởng, vì chúng có thể thay đổi trong ngày, theo giới, phụ thuộc tuổi và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài (tập thể dục, căng thẳng, hạ đường huyết,…).

- Thừa nội tiết tố tăng trưởng: Sự thừa nội tiết tố tăng trưởng kết hợp tiêu biểu với bệnh khổng lồ và bệnh to cực. Bệnh khổng lồ là một dạng tăng trưởng tuyến tính cao bất thường do hoạt động quá mức của hGH và IGF‑1 trong khi sụn tiếp hợp tăng trưởng đầu xương mở ra trong thời thơ ấu dẫn đến sự phát triển chiều cao. Bệnh to cực cũng là một dạng rối loạn tăng hGH và IGF‑1 xảy ra sau khi sụn tiếp hợp tăng trưởng đóng lại ở tuổi trưởng thành. Bệnh thường gây ra do u tuyến tế bào somatotrope tiết hGH của thùy trước tuyến yên. Biểu hiện lâm sàng của bệnh to cực từ các dấu hiệu tinh tế, như phát triển quá mức bên ngoài và thô hóa nét mặt, đến các biểu hiện đáng kể về chuyển hóa, tim mạch và hô hấp, dẫn đến tăng tình trạng bệnh và tử vong.

- Thiếu nội tiết tố tăng trưởng (GHD): Thiếu nội tiết tố tăng trưởng ở trẻ em làm chậm sự tăng trưởng chiều dọc so với tuổi xương trong khi thiếu nội tiết tố tăng trưởng nghiêm trọng ở người lớn đi kèm với giảm lực cơ và khối lượng xương, nhạy cảm insulin, béo bụng và tăng yếu tố nguy cơ cho tim mạch (nghĩa là bất thường lipid, xơ vữa động mạch). Thiếu nội tiết tố tăng trưởng tiến triển ở người lớn làm giảm sự nhạy cảm tế bào thận, xương và ruột đối với nội tiết tố tuyến cận giáp (PTH) dẫn tới kháng PTH nhẹ và tăng lượng PTH trong huyết thanh. Tùy theo sự giảm nhạy cảm ở cơ quan đích, đáp ứng với PTH có thể bị chậm lại.

Xét nghiệm kích thích hoặc ức chế trong chẩn đoán rối loạn nội tiết tố tăng trưởng

Chẩn đoán thiếu hoặc thừa nội tiết tố tăng trưởng ở người (hGH) dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng-phát triển thể chất và hình ảnh cộng hưởng từ hạt nhân NMR của tuyến yên. Kết quả được khẳng định lại bằng cách xác định nồng độ hGH trong huyết thanh thông qua xét nghiệm kích thích hoặc ức chế (nghĩa là kết hợp arginine và nội tiết tố giải phóng hGH (GHRH), clonidine hay insulin).

Để đánh giá đúng phải đo mức nền hGH và mức hGH sau xét nghiệm kích thích hoặc ức chế. Mức ngưỡng để chẩn đoán thiếu hGH thay đổi tùy thuộc vào loại xét nghiệm kích thích và bị ảnh hưởng bởi chỉ số khối cơ thể (BMI).

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

 

QUY TRÌNH 147

ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN B12

 

Vitamin B12 là những hợp chất hữu cơ có nguyên tử cobalt ở trung tâm, với tên gọi là những cobalamin và có hoạt tính sinh học trên cơ thể người. Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể. Thiếu vitamin B12 có ảnh hưởng rõ rệt lên những dòng tế bào có sự phân bào nhiều như các tế bào máu, tế bào biểu mô (nhất là ở niêm mạc đường tiêu hóa). Ngoài ra, thiếu vitamin B12 gây suy thoái chất myelin, một chất béo và là thành phần quan trọng của tế bào thần kinh, gây ra những triệu chứng  thần kinh. Định  lượng Vitamin B12 thường  được chỉ định trong  các  trường  hợp  bệnh lý như bệnh máu, bệnh thần kinh…

I. NGUYÊN LÝ

Vitamin B12 được định  lượng  theo nguyên lý miễn dịch  cạnh  tranh  sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang.

Đầu tiên, mẫu thử  được xử lý bằng thuốc thử  tiền xử lý Vitamin B12  một B12 nội sinh. Tiếp theo kháng thể kháng Vitamin B12 đánh dấu ruthenium  (chất có khả năng phát quang)  gắn trên  protein  được cho vào  mẫu đã qua tiền xử lý, phức hợp  kháng nguyên Vitamin B12 và kháng thể kháng Vitamin B12  được thành lập, lượng  phức hợp tạo ra tỉ lệ với nồng độ chất phân tích có trong mẫu.

Thêm vào các vi hạt phủ streptavidin và  kháng nguyên Vitamin B12 đánh dấu biotin. Kháng nguyên  này sẽ gắn cạnh tranh với kháng thể kháng  Vitamin B12  (đánh dấu ruthenium) gắn  trên protein. Phức hợp vitamin B12 (trong mẫu bệnh phẩm)- kháng thể kháng vitamin B12 gắn trên protein- kháng nguyên Vitamin B12 đánh dấu biotin được hình thành.

Toàn bộ phức hợp trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin. Như vậy, nồng độ Vitamin B12 trong mẫu thử càng cao thì phức hợp này càng thấp và do vậy tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch với nồng độ Vitamin B12 có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sỹ hoặc cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh

2. Phương tiện, hóa chất

- Dụng cụ lấy máu: Bông cồn, bơm tiêm, ống đựng máu, găng tay

Hóa chất: Hóa chất tiền xử lý Vitamin B12, Hóa chất định lượng Vitamin B12, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng Vitamin B12

- Phương tiện: Hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch như Cobas e601, DXI800- Beckman Coulter, Architect ci8200- Aboott…

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

-  Lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc ống chống đông bằng Na, Li-heparin hay K3-EDTA.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng/phút trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Mẫu ổn định trong 2 ngày ở 2-8°C, 2 tháng ở  -20°C. Tránh ánh sáng. Độ ổn định của huyết thanh: 24 giờ ở 2-8°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt  chương  trình  xét  nghiệm  Vitamin  B12.  Máy  đã  được  chuẩn  với  xét  nghiệm Vitamin B12. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Vitamin B12 đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Bình thường Vitamin B12 trong huyết thanh: 179- 660 pmol/L

- Vitamin B12 tăng trong: Viêm gan do Virus, Bạch cầu tủy mạn, Đa hồng cầu Vitamin B12 giảm trong: Thường ít gặp  giảm Vitamin B12 đơn độc:  Thiếu máu ác tính, Rối loạn hấp thu, Thiếu máu hồng cầu to, Thiếu Vitamin B12 đặc trưng ở các tổn thương hệ thần kinh trung ương, rối loạn chức phận neuron.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 65 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin <1.0 g/ dL

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dL.

+  Biotin  < 50 ng/mL,  trường hợp người  bệnh sử  dụng Biotin với liều  > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ RF <1500 IU/mL

- Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH 148

ĐỊNH LƯỢNG FOLATE

 

Folate (hay acid Folic) là vitamin B9. Đây là một dạng vitamin hỗn hợp nhóm B hòa tan trong nước. Folate có nhiều trong các loại thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng và rau có màu xanh đậm (rau muống, rau bó xôi, súp lơ, bông cải xanh…), các loại ngũ cốc và đậu (đậu đũa, đậu xanh, đậu tương, đậu Hà Lan…). Loại vitamin này rất cần thiết cho quá  trình  tái  tạo  và  duy  trì  tăng  trưởng  của  mọi  tế  bào.  Xét  nghiệm  Folate  thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh lý về máu, thiếu dinh dưỡng…

I.  NGUYÊN LÝ

Folate  được  định  lượng  theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh sử dụng  công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang.

Đầu tiên, mẫu thử được xử lý bằng thuốc thử  tiền xử lý folate 1 và 2, folate gắn kết được giải phóng  khỏi protein gắn kết folate nội sinh. Tiếp theo  protein gắn  kết  kháng thể kháng  folate  được  đánh dấu ruthenium  (chất có khả năng phát quang) được cho vào mẫu thử đã qua tiền xử lý, phức hợp kháng nguyên- kháng thể folate được thành lập, lượng phức hợp tạo ra tỉ lệ với nồng độ chất phân tích có trong mẫu.

Sau khi thêm vào các vi hạt phủ streptavidin và folate đánh dấu biotin, các vị trí chưa gắn kết trên protein gắn  kết kháng thể kháng  folate đánh dấu ruthenium bị chiếm giữ, hình thành phức hợp  miễn dịch. Toàn bộ phức hợp trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin. Như vậy, nồng độ folate trong mẫu thử càng cao thì phức hợp này càng thấp và do vậy tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch

với nồng độ Folate có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- 1 cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phuơng tiện, hóa chất

- Dụng cụ lấy máu: Bông cồn, bơm tiêm, ống đựng máu, găng tay

- Hóa chất: Hóa chất tiền xử lý, Hóa chất định lượng Folate, chất chuẩn,

chất kiểm tra chất lượng Folate

- Máy xét nghiệm: Hệ thống miễn dịch tự động Cobas e601- Roche, DxI800- Beckman Coulter, Architect ci8200- Abbott

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn

đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông.

- Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng/ phút trong 5 phút  tách lấy huyết thanh.

-  Bệnh phẩm ổn định  2  giờ ở  20-25°C, 2  ngày ở  2-8°C, 1 tháng  ở  (-20)°C.  Bảo quản bệnh phẩm tránh ánh sáng. Nếu không phân tích ngay bảo quản bệnh phẩm ở 2-8°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay  hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chưởng trình xét nghiệm Folate. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Folate.

- Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Folate đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

- Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

- Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.

- Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

- Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Bình thường Folate trong huyết thanh: 9.5 – 45.2 nmol/L

- Folate giảm trong: Thiếu máu ác tính, Thiếu máu hủy huyết, Thiếu máu hồng cầu to,

Dinh dưỡng kém, Xơ gan, Cường giáp, Dùng một số thuốc như thuốc điều trị bệnh ác tính, Một vài trường hợp mang thai

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Lấy  máu  không đúng kỹ thuật như gây vỡ hồng cầu.  Khắc phục: Huấn luyện cán bộ có kỹ năng lấy máu thuần thục.

- Bệnh phẩm để lâu mới phân tích.  Khắc phục:  Nên xét nghiệm ngay sau khi bệnh phẩm được gửi đến phòng xét nghiệm. Lấy nhầm vào ống chống đông. Khắc phục: Người lấy mẫu máu cần nắm rõ yêu cầu về bệnh phẩm trước khi lấy máu và lưu ý dùng đúng ống đựng mẫu. Khi nhận mẫu máu, người nhận cũng cần kiểm tra xem ống máu có đúng yêu cầu không.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm

- Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 40 mg/dL .

+ Tán  huyết:  Mẫu  máu  vỡ  hồng  cầu  ảnh  hưởng  nhiều  đến  kết  quả  xét nghiệm do nồng độ folate trong hồng cầu cao, không sử dụng mẫu máu vỡ hồng cầu ở bất kỳ mức độ nào để làm xét nghiệm này.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dl.

+ Biotin  <30  ng/ml.  trường  hợp  người  bệnh  sử  dụng  Biotin  với  liều  >  5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

+ Bệnh phẩm có nồng độ protein quá cao không thích hợp cho xét nghiệm do tạo gel trong cốc phản ứng.

+ RF <1500 IU/mL

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

(Lượt đọc: 7211)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ