Banner
Banner dưới menu

Phần I. Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (6)

(Cập nhật: 26/11/2017)

Xét nghiệm miễn dịch - sinh hóa máu (6)

QUY TRÌNH 100

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM HBc TOTAL MIỄN DỊCH TỰ ĐỘNG

 

I. MỤC ĐÍCH

Xét nghiệm miễn dịch dùng để định tính kháng thể IgG và IgM kháng kháng nguyên lõi của vi rút viêm gan B trong huyết thanh và huyết tương người. Xét nghiệm miễn dịch điện hóa phát quang.

II. NGUYÊN LÝ

Vi rút viêm gan B gồm một vỏ ngoài (HBsAg) và một lõi bên trong (HBcAg). Kháng nguyên lõi của vi rút viêm gan bao gồm 183‑185 acid amin. Trong thời gian nhiễm vi rút viêm gan B, kháng thể kháng HBcAg được hình thành và thường tồn tại suốt đời. Kháng thể kháng HBc xuất hiện ngay sau khi nhiễm vi rút viêm gan B và thường có thể phát hiện sớm trong huyết thanh ngay sau khi xuất hiện HBsAg. Kháng thể kháng HBc hiện diện cả trong những người đã hồi phục sau nhiễm vi rút viêm gan B và những người đang mang HBsAg trong cơ thể. Vì thế, kháng thể này là chỉ thị cho tình trạng đang hoặc đã từng nhiễm viêm gan B. Trong một số hiếm trường hợp, nhiễm HBV cũng có thể xảy ra mà không thể phát hiện kháng thể kháng HBc về phương diện miễn dịch (thường thấy ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch). Do kháng thể kháng HBc tồn tại lâu dài sau khi nhiễm vi rút viêm gan B, nên sàng lọc kháng thể kháng HBc là nguồn cung cấp thông tin tốt nhất về tần suất viêm gan B trong một nhóm người cụ thể.

Định lượng kháng thể kháng HBc kết hợp với các xét nghiệm viêm gan B khác cho phép chẩn đoán và theo dõi nhiễm HBV. Trong trường hợp không có các dấu ấn viêm gan B nào khác (những người có HBsAg âm tính), kháng thể kháng HBc có thể là dấu ấn duy nhất về việc đang nhiễm vi rút viêm gan B.

Nguyên lý xét nghiệm Nguyên lý cạnh tranh. Tổng thời gian xét nghiệm: 27 phút.

▪ Thời kỳ ủ đầu tiên: Tiền xử lý 40 µL mẫu với chất khử

▪ Thời kỳ ủ thứ hai: Sau khi thêm HBcAg, một phức hợp tạo thành với kháng thể kháng HBc có trong mẫu.

▪ Thời kỳ ủ thứ ba: Sau khi thêm kháng thể đánh dấu biotin và kháng thể đánh dấu phức hợp rutheniuma) đặc hiệu cho HBcAg, cùng với vi hạt phủ streptavidin, các vị trí chưa gắn kết trên kháng nguyên HBc bị chiếm giữ. Toàn bộ phức hợp trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin.

▪ Hỗn hợp phản ứng được chuyển tới buồng đo, ở đó các vi hạt đối từ được bắt giữ trên bề mặt của điện cực. Những thành phần không gắn kết sẽ bị thải ra ngoài buồng đo bởi dung dịch ProCell/ProCell M. Cho điện áp vào điện cực sẽ tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử.

▪ Các kết quả được xác định tự động nhờ phần mềm bằng cách so sánh tín hiệu điện hóa phát quang thu được từ sản phẩm phản ứng của mẫu với tín hiệu giá trị ngưỡng phản ứng thu được trước đó qua việc chuẩn xét nghiệm.

III. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh

2.Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601.

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Anti-Hbc bao gồm bộ thuốc thử:

M Vi hạt phủ Streptavidin (nắp trong), 1 chai, 6.5 mL: Vi hạt phủ Streptavidin 0.72 mg/mL; chất bảo quản.

R0 DTT (nắp trắng), 1 chai, 5 mL: 1,4‑dithiothreitol 110 mmol/L; đệm citrate 50 mmol/L.

R1 HBcAg (nắp xám), 1 chai, 8 mL: HBcAg (E. coli, rDNA), > 25 ng/mL; đệm phosphate 100 mmol/L, pH 7.4; chất bảo quản.

R2 Anti-HBcAg-Ab~biotin; anti-HBcAg-Ab~Ru(bpy) (nắp đen), 1 chai, 8 mL: Kháng thể đơn dòng kháng HBc đánh dấu biotin (chuột) > 800 ng/mL; kháng thể đơn dòng kháng HBc (chuột) đánh dấu phức hợp ruthenium > 130 ng/mL; đệm phosphate 100 mmol/L, pH 7.4; chất bảo quản.

A‑HBC Cal1: Mẫu chuẩn âm tính 1 (nắp trắng), 2 chai, mỗi chai 1.0 mL: Huyết thanh người, chất bảo quản.

A‑HBC Cal2: Mẫu chuẩn dương tính 2 (nắp đen), 2 chai, mỗi chai 1.0 mL: Kháng thể kháng HBc (người) > 8 PEI U/mLb) trong huyết thanh người; chất bảo quản.

- Thuốc thử được bảo quản và ổ định 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, 8 tuần sau khi mở nắp trên máy phân tích.

3. Người bệnh:

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm,

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán, của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không vỡ hồng cầu.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

-  Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở -20°C.

-  Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

V. TIẾN HÀNH KỸ THUẬT

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-HBc, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-HBc đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó trả, lưu kết quả trên phần mềm quản lý Bệnh viện in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho bệnh nhân.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

+ Giá trị tham chiếu: COI > 1.0 (chỉ số ngưỡng phản ứng > 1.0) là mẫu không có phản ứng hay mẫu âm tính với đối với kháng thể kháng HBc (Anti‑HBc)

+ Mẫu có chỉ số ngưỡng phản ứng ≤ 1.0 là mẫu có phản ứng trong xét nghiệm Elecsys Anti‑HBc.

 

QUY TRÌNH 101

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ ACP

 

I. NGUYÊN LÝ

ACP (Phosphatase acid) xúc tác phản ứng thuỷ phân 1-naphthyl phosphat ở pH 4.5- 6 giải phóng phosphate vô cơ và 1-naphtanol. 1-naphtanol phản ứng với FRTR tạo sản phẩm mầu azo. 

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: Bác sĩ hoặc cán bộ đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.  Phương tiện, hóa chất:

-  Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckman Coulter AU680

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: bao gồm R1-1 (Total ACP); R1-2 (Non-Prostatic-ACP).

-  Bảo quản hóa chất ACP ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 14 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash solution,…

-  Chất chuẩn, nước muối sinh lý

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức (Quality Control Serum level 1 và 2) (viết tắt: QC 1 và QC 2)

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum), không sử dụng ống có chất chống đông.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-   Tách huyết thanh và thêm một giọt chất ổn định ACP. Huyết thanh đã được xử lý ổn định 15 phút ở 15- 25°C, 3- 4 giờ ở 2- 8°C.

-  Bảo quản bệnh phẩm ở 2- 25°C trong vòng 8 ngày. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu

Hoạt độ ACP: Người lớn 4,8- 13,5 U/L ở 37°C

2. Ý nghĩa lâm sàng

ACP tăng cao là chỉ điểm cho carcinoma tiền liệt tuyến, bệnh xương hoặc bệnh của hệ võng nội mô.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Vì ACP không bền ở pH > 7, ngay sau khi lấy máu phải tách huyết thanh, cho thêm 20 µL/ mL huyết thanh dung dịch acid acetic 10% hoặc sodium bisulfat.

- Mẫu không acid hoá hoạt độ giảm 20% trong vòng 3 giờ. Mẫu acid hoá ổn định 24 giờ ở nhiệt độ phòng và ổn định 7 ngày khi bảo quản  tại 2 đến 8°C.

 

QUY TRÌNH 102

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG BNP

(B- Type Natriuretic Peptide)

 

I. NGUYÊN LÝ

Pre-pro-peptid gồm 134 gốc acid amin khi tách ra thành proBNP (108 gốc acid amin) và một đoạn peptid tín hiệu (25 gốc acid amin). Khi được giải phóng vào máu, proBNP bị thủy phân tạo thành NT-proBNP (76 gốc acid amin, không có hoạt tính sinh học) và BNP (32 gốc acid amin, có hoạt tính sinh học). Ở người, NT-proBNP và BNP có hàm lượng lớn trong cơ tâm thất trái, nhưng cũng có một ít trong mô tâm nhĩ cũng như trong cơ tâm thất phải. Định lượng BNP trong máu được sử dụng để sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi suy tim.

Định lượng dựa trên nguyên lý miễn dịch, theo phương pháp hóa phát quang (CLIA). Phản ứng diễn ra gồm 2 bước:

Bước một: Mẫu bệnh phẩm được ủ với thuốc thử có kháng thể -BNP được bao phủ bởi các vi hạt từ tính. BNP có trong mẫu bệnh phẩm sẽ kết hợp với kháng thể có bao phủ các hạt từ tính tạo thành phức hợp.

Bước hai: sau giai đoạn rửa, kháng thể -BNP đã được gắn với acridium lại tiếp xúc và gắn với phức hợp trên tạo thành phản ứng trong bước hai. Tiếp đến là giai đoạn rửa 2 sau đó các dung dịch tiền kích hoạt và kích hoạt được thêm vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả phản ứng phát quang xảy ra, cường độ ánh sáng thu được tỷ lệ với nồng độ BNP có trong mẫu bệnh phẩm. Cường độ ánh sáng được xác định bởi hệ thống nhân quang.

II. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện: Bác sĩ hoặc cán bộ đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Máy xét nghiệm: hệ thống máy miễn dịch Beckman Coulter DXI 800, Architect ci82000

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng:

-   Các loại dung dịch khác: Wash Buffer,…

-  Chất chuẩn, nước muối sinh lý

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 3 mức (QC Randox)

3.Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện xét nghiệm, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống có chất chống đông (EDTA).

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-   Huyết tương ổn định trong 4 giờ ở nhiệt độ phòng 20- 25°C, 24 giờ ở 2- 8°C. Mẫu ổn định ở -20°C trong vòng dưới 3 tháng. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích.

- Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường mỗi 24 giờ. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu. Nếu kết quả nội kiểm không đạt tiêu chuẩn chấp nhận của phòng xét nghiệm thì thực hiện theo các quy trình kiểm soát chất lượng của phòng xét nghiệm. Có thể tiến hành hiệu chuẩn lại.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Giá trị BNP bình thường (pg/mL)

           Tuổi   

Giới

< 45

45 - 54

55 - 64

65 - 74

≥ 75

Nam

24,57

25,14

34, 39

46,24

< 73,41

 

Nữ

21,1

11,56

23,12

43,35

< 34,97

 

 

2. Ý nghĩa lâm sàng: Đánh giá mức độ suy tim

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

Khi nồng độ Triglycerid > 33,87 mmoL/L; Hemoglobin > 500 mg/dL; Bilirubin > 20  mg/dL

-  Xử trí: Khi lấy mẫu và chuẩn bị mẫu tránh vở hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại và lấy lại mẫu máu khác

 

QUY TRÌNH 103

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CARBAMAZEPINE

 

I. NGUYÊN LÝ

Carbamazepin là thuốc hướng thần có tác dụng chống động kinh. Carbamazepin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục miễn dịch theo phản ứng ức chế ngưng kết trên hạt) để phân tích carbamazepine trong huyết thanh hay huyết tương người.

Nguyên lý xét nghiệm dựa trên tính cạnh tranh giữa thuốc trong mẫu xét nghiệm và thuốc phủ trên vi hạt tại điểm gắn với kháng thể của thuốc thử có kháng thể carbamazepine. Khi không có mẫu xét nghiệm, vi hạt phủ carbamazepine sẽ nhanh chóng bị ngưng kết khi cho thuốc thử có kháng thể kháng carbamazepine. Tỉ lệ hấp thu thay đổi đo được bằng quang học và tỉ lệ thuận với tỉ lệ ngưng kết của vi hạt. Khi cho mẫu xét nghiệm có chứa carbamazepin vào, phản ứng ngưng kết bị chặn từng phần dẫn đến tỉ lệ độ hấp thu đo được chậm dần. Có thể vẽ được đường cong về nồng độ phụ thuộc vào phản ứng ức chế ngưng kết, với tỉ lệ ngưng kết tối đa tương ứng với nồng độ carbamazepine ở mức thấp nhất và tỉ lệ ngưng kết thấp nhất tương ứng với nồng độ carbamazepine cao nhất.

Phương pháp: PETINIA (particle- enhanced turbidimetric inhibition immunoassay - xét nghiệm đo độ đục miễn dịch theo phản ứng ức chế ngưng kết trên hạt)

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: Bác sĩ hoặc cán bộ đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

-  Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckman Coulter AU680

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: bao gồm R1 Buffer: MOPS (3-morpholino propanesulfonic acid buffer; R1 Lyo: Enzyme acceptor; R2 Buffer: MES (2-N-morpholino ethanesulfonic; R2 Lyo. 

-   Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, 60 ngày khi để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash solution,…

-  Chất chuẩn, nước muối sinh lý

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức (Quality Control Serum level 1 và 2) (viết tắt: QC 1 và QC 2)

3.  Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc ống chống đông Li- Heparine.

-  Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Mẫu bệnh phẩm không vỡ hồng cầu.

-  Bảo quản bệnh ở 2- 8°C trong vòng 7 ngày, ở -20°C trong vòng 4 tuần. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Hiệu chuẩn ổn định trong 7 ngày.

- Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức: mức bình thường và không bình thường mỗi 24 giờ. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu. Nếu kết quả nội kiểm không đạt tiêu chuẩn chấp nhận của phòng xét nghiệm thì thực hiện theo các quy trình kiểm soát chất lượng của phòng xét nghiệm. Có thể tiến hành hiệu chuẩn lại.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-  Kết quả được xác định bằng các phương pháp khác nhau sẽ có nồng độ gây độc khác nhau. Do vậy không nên dùng các phương pháp khác nhau khi xét nghiệm cho 1  người bệnh.

-  Liều điều trị thường có nồng độ Carbamazepin ở mức 4-12 µg/mL. Tuy nhiên nồng độ này còn phụ thuộc vào từng cá thể.

-  Nồng độ Carbamazepin cao gây ngộ độc chủ yếu là uể oải, chóng mặt, nhìn đôi, hiếm gặp là thiếu máu bất sản.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

+ Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

-  Huyết thanh vàng: Bilirubin < 20 mg/dL .

-  Tán huyết: Hemoglobin <500 mg/dL.

-  Huyết thanh đục: Triglyceride < 3000 mg/dL.

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH 104

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CYCLOSPHORIN

 

I. NGUYÊN LÝ

Cyclosporin là thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép ở người bệnh ghép tạng.

Cyclosporin trong máu toàn phần được định lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh hai bước sử dụng công nghệ điện hóa phát quang hoặc hóa phát quang.

Định lượng Cyclosporine là xét nghiệm miễn dịch hai bước để định lượng cyclosporine trong máu toàn phần: Trước khi thực hiện phân tích trên máy, bước tiền xử lý thủ công được thực hiện với mẫu máu toàn phần được ly giải với thuốc thử hòa tan, chiết tách với thuốc thử kết tủa và ly tâm.

Ở bước một,mẫu thử đã qua xử lý kết hợp với anticyclosporine đã được phủ  trên các vi hạt thuận từ. Sau khi rửa, cyclosporine có đánh dấu acridinium (chất có khả năng phát quang) được cho vào ở bước hai để tạo hỗn hợp phản ứng.

Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đương (RLU). Sự tương quan tỉ lệ nghịch giữa lượng cyclosporine trong mẫu và  RLUs sẽ được bộ phận quang học trong máy phát hiện.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: Bác sĩ hoặc cán bộ đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện: hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601, DXI800

-  Hóa chất: Hóa chất tiền xử lý và tách chiết Cyclosporin. Hóa chất xét nghiệm Cyclosporin, chất chuẩn Cyclosporin, chất kiểm tra chất lượng Cyclosporin

-   Bảo quản hóa chất ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, 30 ngày khi để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch rửa hệ thống khác: Preclean M, Procell M, Cleancell M, Wash Bufer,…

-  Chất chuẩn, nước muối sinh lý

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 3 mức (đối với QC Randox) hoặc  QC 2 mức đối QC của Roche.

3.  Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN. Tùy theo yêu cầu mà có thể lấy máu định lương Cyclosporin ở những  thời điểm khác nhau.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

- Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Chỉ sử dụng mẫu máu toàn phần thu thập trong ống EDTA cho xét nghiệm Cyclosporine. Phải ghi rõ thời điểm lấy mẫu và lần cuối sử dụng Cyclosporine lên ống đựng mẫu.

-  Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó được tiền xử lý mẫu bằng tay theo đúng hướng dẫn của từng hãng trước khi tiến hành kỹ thuật. Mẫu bệnh phẩm không vỡ hồng cầu.

-  Bệnh phẩm ổn định đến 7 ngày ở nhiệt độ 2-8°C. Nếu xét nghiệm được thực hiện sau hơn 7 ngày cần bảo quản đông lạnh ở nhiệt độ < (-10°C). Không bảo quản mẫu đã tiền xử lý.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải trộn kỹ trước khi tiền xử lý.

-  Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất xét nghiệm Cyclosporine đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Hiệu chuẩn ổn định trong 28 ngày.

- Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức hoặc 3 mức mỗi 24 giờ. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu. Nếu kết quả nội kiểm không đạt tiêu chuẩn chấp nhận của phòng xét nghiệm thì thực hiện theo các quy trình kiểm soát chất lượng của phòng xét nghiệm. Có thể tiến hành hiệu chuẩn lại.

-  Đưa bệnh phẩm đã được tiền xử lý vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Không có giá trị bình thường cho xét nghiệm này vì nó phụ thuộc vào từng người bệnh, yêu cầu điều trị cũng như thời gian lấy mẫu.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Nhiều thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Cyclosporin. Khắc phục: Bác sỹ điều trị cần nắm rõ những cảnh báo về các thuốc điều trị và nồng độ của nó ảnh hưởng thế nào đến kết quả xét nghiệm Cyclosporin trong khi đánh giá kết quả xét nghiệm.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ít bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 40 mg/dL.

+ Protein toàn phần: <12g/dL

+ Acid Uric <20 mg/dL

+ Huyết thanh đục: Triglycerid < 1500 mg/dl.

+ Hematocrit: <25% hay >55%.

-  Cần lưu ý: Các chất chống đông dạng lỏng có thể có làm loãng bệnh phẩm dẫn đến giảm nồng độ Cyclosporine của người bệnh. Không sử dụng loại ống cóa chưa chất chống đông dạng lỏng.

 

QUY TRÌNH 105

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG FT3

(Free tri iodothyronine)

 

I. NGUYÊN LÝ

Phần lớn T3 trong máu gắn kết với protein vận chuyển (TBG, albumin, Prealbumin), phần không gắn kết là FT3, đây là phần có hoạt tính sinh học của T3. Xét nghiệm FT3 thường được chỉ định trong các bệnh của tuyến giáp như cường giáp, suy giáp...

FT3 được định lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang. Đầu tiên FT3 trong mẫu thử và kháng thể đặc hiệu kháng FT3 đánh dấu ruthenium (chất có khả năng phát quang) được cho tiếp xúc với nhau. Sau khi thêm các vi hạt phủ streptavidin và FT3 đánh dấu biotin, các vị trí chưa gắn kết trên kháng thể đánh dấu ruthenium bị chiếm giữ. Toàn bộ phức hợp trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin. Như vậy, nồng độ FT3 trong mẫu thử càng cao thì phức hợp này càng thấp và do vậy tín hiệu ánh sáng phát ra tỷ lệ nghịch với nồng độ FT3 có trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche, DxI800- Beckman Coulter.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm FT3, chất chuẩn FT3, chất kiểm tra chất lượng FT3.

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.         Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ  hồng cầu.

-  Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2 - 8°C, 1 tháng ở -20°C

-   Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

-  Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

2.      Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm FT3, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm FT3 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm  luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo kết quả xét nghiệm, trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: FT3 máu: 3.95 - 6.8 pmoL/L

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- FT3 máu tăng trong: Cường giáp, Nhiễm độc giáp

-  FT3 máu giảm trong: Thiểu năng vùng dưới đồi yên, Suy giáp.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm

-  Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+  Huyết thanh vàng: Bilirubin < 37 mg/dL .

+  Tán huyết: Hemoglobin < 2.0 g/dL.

+  Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dL.

+  Biotin < 20 ng/mL. Trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng. (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

QUY TRÌNH 106

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG GALECTIN 3

 

I. NGUYÊN LÝ

Galectin 3 là protein thuộc nhóm Lectin, có khoảng 14 galectin đã được phát hiện. Galectin 3 có trọng lượng phân tử khoảng 30 kD và có nhiều chức năng như hoạt hóa và tăng trưởng tế bào, kết dính tế bào và cả apoptosis... Do có nhiều chức năng như vậy nên nó cũng liên quan đến nhiều bệnh lý như ung thư, viêm, tim mạch và đột quỵ... Tuy nhiên ý nghĩa của xét nghiệm Galectin 3 chủ yếu liên quan đến bệnh lý tim mạch.

Galectin 3 được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang.

Định lượng Galectin 3 là xét nghiệm miễn dịch hai bước để định lượng Galectin:

Ở bước một, bệnh phẩm có chứa Galectin 3, và vi hạt thuận từ phủ anti- Galectin 3 được kết hợp lại. Galectin 3 có trong mẫu bệnh phẩm gắn với các vi hạt phủ anti-Galectin 3. Sau khi rửa, chất kết hợp anti-Galectin 3 có đánh dấu acridinium (chất có khả năng phát quang) được cho vào ở bước hai để tạo hỗn hợp phản ứng. Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đương  (RLU). Sự tương quan trực tiếp giữa lượng Galectin 3 trong mẫu và RLU sẽ được bộ phận quang học trong máy phát hiện.

II. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện:

01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Máy móc: hệ thống máy Architect ci8200.

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất Galectin 3 ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 55 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

-  Chất chuẩn, nước cất.

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bảo quản bệnh phẩm ở 2- 8°C trong vòng 4 ngày, ở (-20°C) trong 2 tuần. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm Galectin 3 ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Trị số bình thường:

Chung cho cả nam và nữ: 9.3-25.7 ng/mL Nam: 9.0-23.6 ng/mL

Nữ: 9.8-27.2 ng/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng: Galectin 3 máu tăng trong:  Suy tim, nhồi máu cơ tim

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin trực tiếp hoặc gián tiếp < 40 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin < 0.5 g/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 3000 mg/dl.

+ RF < 800 IU/mL

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” khi nồng độ Galectin 3 tới 1345.6 ng/mL.

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

 

QUY TRÌNH 107

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG GENTAMICIN

 

I. NGUYÊN LÝ

Gentamicin là kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn   do ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.

Gentamicin trong huyết thanh hoặc huyết tương được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang, là xét nghiệm một  bước.

Mẫu bệnh phẩm, anti-gentamicin phủ trên vi hạt thuận từ, và chất kết hợp gentamicin có đánh dấu acridinium (chất có khả năng phát quang) được kết hợp để  tạo hỗn hợp phản ứng. Anti-gentamicin phủ trên vi hạt thuận từ gắn với gentamicin có trong mẫu và chất kết hợp có đánh dấu acridinium.

Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đương (RLU). Sự tương quan gián tiếp giữa lượng gentamicin trong mẫu và RLU sẽ được bộ phận quang học trong máy phát hiện.

II. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện:

01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Máy móc: hệ thống máy Architect ci8200.

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất Gentamicin ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 55 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác:

-  Chất chuẩn, nước cất.

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bảo quản bệnh phẩm ở 2- 8°C trong vòng 7 ngày, ở (-20°C) trong 2 tuần. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm Gentamicin ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Liều điều trị thường có nồng độ ở mức 5- 10 µg/mL.

2. Ý nghĩa lâm sàng

-  Nồng độ Gentamicin ở mức >10 µg/mL kéo dài, gây ngộ độc thần kinh và thận. Nếu sử dụng kết hợp với Aminoglycoside, khả năng ngộ độc sẽ tăng lên.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 20 mg/dL.

+ Tán huyết: Hemoglobin <500 mg/dl.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 3000 mg/dl.

 

 

QUY TRÌNH 108

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HAPTOGLOBULIN

 

I. NGUYÊN LÝ

Haptoglobulin là một protein (mucoprotein) thuộc nhóm globulin α2, có khả năng kết  hợp với hemoglobin. Haptoglobin được tổng hợp ở gan và gắn kết với các chuỗi α globin của hemoglobin A, F, S, hoặc C. Haptoglobin không gắn kết với methemoglobin, hem, hay những dạng bất thường của hemoglobin mà ở đó không có chuỗi α. Phức hợp haptoglobin- hemoglobin nhanh chóng được đưa ra khỏi hệ tuần hoàn nhờ hệ thống lưới nội mô để phòng ngừa/tối thiểu việc mất hemoglobin và để bảo toàn sắt.

Xét nghiệm haptoglobulin thường chỉ định trong các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh máu...

Haptoglobulin trong máu của người bệnh được xác định theo phương  pháp miễn dịch đo độ đục. Kháng thể kháng Haptoglobulin trong thuốc thử kết hợp với Haptoglobulin trong mẫu thử tạo phức hợp miễn dịch kháng nguyên-kháng thể khiến dung dịch phản ứng có độ đục. Nồng độ Haptoglobulin có trong mẫu thử tỷ lệ thuận với độ đục do phức hợp miễn dịch kháng nguyên-kháng thể tạo ra.

II. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện:

01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckman Coulter AU680, Architect ci8200.

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất Haptoglobulin ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash solution,…

-  Chất chuẩn, nước cất.

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bảo quản bệnh phẩm ở 2- 8°C trong vòng 7 ngày, ở (-20°C) trong 2 tuần. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn ổn định trong vòng 60 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:  Haptoglobulin: 3.0 - 20.0 µmol/L

· 2. Ý nghĩa lâm sàng

- Haptoglobulin được xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán và theo dõi thiếu máu do tan máu. Trong trạng thái bệnh lý này nồng độ Haptoglobulin trong máu giảm.

-  Haptoglobin tăng trong: Nhiễm trùng cấp và mạn, Thấp khớp cấp, viêm phổi, sau nhồi máu cơ tim, có thai...

-  Haptoglobin giảm trong: Thiếu máu tan máu, không có Haptoglobin bẩm sinh, chứng loạn nguyên hồng cầu ở trẻ sơ sinh, bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu hụt enzym G6-PD, bệnh gan, lupus ban đỏ hệ thống....

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Những mẫu có chứa paraproteins (kháng thể đơn dòng bất thường) có thể gây nhiễu kết quả xét nghiệm. Những mẫu có nồng độ protein toàn phần tăng hoặc những mẫu thu thập từ bệnh nhân nghi ngờ có paraprotein máu được tầm soát nhờ những phương pháp phòng xét nghiệm khác như điện di protein.

Mẫu huyết tương EDTA có nồng độ fibrinogen tăng có thể gây giảm kết quả. Kết quả Haptoglobin phải được đánh giá bằng cách so sánh với thông tin liên quan trên lâm sàng khác.

-  Độ đục và cặn hạt trong mẫu có thể gây nhiễu xét nghiệm. Do đó, vấn đề cặn hạt phải được loại bỏ bằng cách quay ly tâm trước khi chạy xét nghiệm

 

 

 

QUY TRÌNH 109

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ HBDH

(Hydroxy butyrat dehydrogenase)

 

I. NGUYÊN LÝ

HBDH xúc tác phản ứng thuận nghịch khử 2-oxobutyrat bởi NADH thành 2- hydroxybutyrat, sự giảm nồng độ NADH được đo ở bước sóng 340nm và tỷ lệ thuận với hoạt độ HBDH trong mẫu thử.

II. CHUẨN BỊ

1.Cán bộ thực hiện:

01 Bác sĩ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2.Phương tiện, hóa chất:

-  Máy móc: hệ thống máy sinh hóa Olympus AU640, Beckman Coulter AU680, Architect ci8200.

-   Thuốc thử sẵn sàng sử dụng: Bảo quản hóa chất HBDH ở 2- 8°C  đến khi hết hạn sử dụng, hóa chất ổn định trong vòng 30 ngày khi mở nắp hộp và để trên máy phân tích.

- Các loại dung dịch hệ thống khác: Wash solution,…

-  Chất chuẩn, nước muối sinh lý

-  Huyết thanh kiểm tra chất lượng 2 mức.

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4.Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:

-  Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Sử dụng ống không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bảo quản bệnh phẩm ở 2- 8°C trong vòng 7 ngày. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn ổn định trong vòng 15 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu .

-  Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả vào bảng theo dõi chuẩn máy xét nghiệm.

-  Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu

Hoạt độ HBDH:  Nam: 53- 168 U/L

Nữ: 44- 148 U/L

2. Ý nghĩa lâm sàng

- Hoạt độ HBDH, tỷ lệ LDH/HBDH được xem như phương pháp thay thế cho đánh giá các isoenzym của LDH.

- Người bình thường, tỷ lệ LDH/HBDH giao động từ 1.2- 1.6.

- Trong nhồi máu cơ tim, hoạt độ LDH-1 và LDH-2 tăng, dẫn  đến giảm tỷ lệ LDH/HBDH còn từ 0.8- 1.2.

- Người bệnh có tổn thương các mô làm tăng LDH5 sẽ làm tỷ lệ LDH/HBDH tăng từ 1.6- 2.5.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Mẫu bệnh phẩm vỡ hồng cầu gây ảnh hưởng đến kết quả HBDH. Xử trí: yêu cầu lấy lại mẫu khác, tiến hành xét nghiệm lại

 

 

QUY TRÌNH 110

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IL-6

( Interleukin 6)

 

I. NGUYÊN LÝ

Interleukin 6 (IL-6) có nguồn gốc từ một số tổ chức: do các tế bào T và đại thực bào sản xuất để kích thích phản ứng miễn dịch; IL-6 được tổ chức cơ tiết ra và có thể tăng lên đáp ứng với sự co cơ. Ngoài ra, IL-6 có nguồn gốc từ các nguyên bào xương để kích thích tế bào hủy xương hình thành và từ các mạch máu cũng sản xuất IL-6 như một yếu tố tiền viêm cytokine. IL-6 có chức năng như một tiền viêm (các phản ứng giai đoạn cấp tính) và chống viêm cytokine, đóng một vai trò trong chống nhiễm trùng. Cơ chế hoạt động của IL-6 như là một cytokine chống viêm trung gian thông qua tác dụng ức chế  trên TNF-alpha và IL-1, kích hoạt của IL-1RA và IL-10.

Theo  nguyên  lý  miễn  dịch kiểu  Sandwich.   Phương pháp điện hóa phát quang (ECLIA). Tổng thời gian của phản ứng 18 phút.

- Thời gian ủ đầu tiên: mẫu bệnh phẩm được ủ với kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng  IL-6 đã được đánh dấu biotin.

- Thời gian ủ thứ hai: Sau khi thêm kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng IL-6 được đánh dấu phức hợp ruthenium và các vi  hạt  phủ  streptavidin, kháng thể tạo thành phức hợp bắt cặp với kháng nguyên của  mẫu.

- Hỗn hợp phản ứng được chuyển  tới buồng đo, ở đó  các vi  hạt đối từ được bắt giữ trên bề mặt của điện cực. Những thành phần không gắn kết sẽ bị  thải ra ngoài buồng đo bởi dung dịch ProCell/ProCell M. Một dòng điện một chiều cho vào điện cực sẽ tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch  đại  quang tử.

Kết quả được tính toán dựa vào đường cong chuẩn thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ chất cần định lượng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IL-6, chất chuẩn IL-6, chất kiểm tra chất lượng IL-6. Bảo quản hóa chất ở nhiệt độ 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, độ ổn định trên máy phân tích trong 8 tuần. Ngoài ra còn có các loại dung dịch phản ứng, dung dịch rửa hệ thống,...

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

3.    Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ  hồng cầu.

-  Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 5 giờ ở 2 - 8°C, 3 tháng ở nhiệt độ (-20°C).

-   Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

-  Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

4.     Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IL-6. Tần suất chuẩn: thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử với hộp thuốc thử mới (nghĩa là không quá 24 giờ từ khi hộp thuốc thử được đăng ký trên máy phân tích). Thực hiện chuẩn lại khi: ▪ sau 1 tháng (28 ngày) nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô ▪ sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó) ▪ khi cần thiết: ví dụ: khi kết quả mẫu chứng nằm ngoài thang

-  Kiểm tra chất lượng xét nghiệm IL-6: Chạy các mẫu QC với nồng độ khác nhau tối thiểu là một lần cho mỗi 24 giờ khi xét nghiệm vẫn đang sử dụng, một lần với mỗi hộp thuốc thử và sau mỗi lần chuẩn. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IL-6  đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo kết quả xét nghiệm, trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: IL-6 < 7 pg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- Nồng độ IL‑6 tăng gặp trong trường hợp các phản ứng viêm cấp do chấn thương, tổn thương, căng thẳng, nhiễm trùng, chết não, hình thành khối u và những tình trạng khác, biến chứng phát sinh do phẫu thuật hoặc chỉ dẫn những chấn thương hoặc biến chứng chưa được phát hiện.

- Xét nghiệm IL‑6 trong huyết thanh hay huyết tương của bệnh nhân ở ICU (phòng săn sóc đặc biệt) giúp đánh giá mức độ trầm trọng của SIRS (hội chứng viêm toàn thân), nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng và tiên lượng bệnh cảnh các bệnh nhân này.

- Nồng độ IL‑6 tăng cũng có thể là một thông số báo động sớm nhiễm trùng huyết sơ sinh,  trong viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp dạng thấp

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 680 µmol/L.

+ Huyết thanh đục: Triglycerid < 1500 mg/dl.

+ Tán huyết: Có thể ảnh hưởng đến kết quả tùy vào mức độ tán huyết của mẫu.

 

QUY TRÌNH 111

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IL-8

( Interleukin 8)

 

I. NGUYÊN LÝ

IL-8 là một chemokine - một trong những chất trung gian quan trọng của phản ứng viêm được tiết ra bởi một số loại tế bào. Nó có vai trò hấp dẫn hóa học với tế bào và cũng là một yếu tố tạo mạch mạnh. IL-8 thường được chỉ định xét nghiệm trong một số bệnh như: Bệnh vảy nến, Xơ hóa phổi, Bệnh màng phổi, Viêm khớp dạng thấp…

Interleukin- 8 được định lượng dựa trên nguyên lý miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Immulite

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IL-8, chất chuẩn IL-8, chất kiểm tra chất lượng IL-8. Bảo quản hóa chất ở nhiệt độ 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, độ ổn định trên máy phân tích trong 8 tuần. Ngoài ra còn có các loại dung dịch phản ứng, dung dịch rửa hệ thống,...

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là EDTA. Máu không vỡ  hồng cầu.

-  Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 2 ngày ở 2 - 8°C, 3 tháng ở nhiệt độ (-20°C). Tránh ánh sáng mặt trời.

-   Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

-  Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

2. Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IL-8. Tần suất chuẩn: thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử với hộp thuốc thử mới (nghĩa là không quá 24 giờ từ khi hộp thuốc thử được đăng ký trên máy phân tích). Thực hiện chuẩn lại khi: ▪ sau 1 tháng (28 ngày) nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô ▪ sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó) ▪ khi cần thiết: ví dụ: khi kết quả mẫu chứng nằm ngoài thang

-  Kiểm tra chất lượng xét nghiệm IL-8: Chạy các mẫu QC với nồng độ khác nhau tối thiểu là một lần cho mỗi 24 giờ khi xét nghiệm vẫn đang sử dụng, một lần với mỗi hộp thuốc thử và sau mỗi lần chuẩn. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IL-8 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo kết quả xét nghiệm, trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: IL-8  <62 pg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- IL-10  tăng trong một số quá trình viêm như: Nhiễm trùng huyết, Bệnh vảy nến, Viêm khớp dạng thấp…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 200 mg/L .

+ Huyết thanh đục: Triglycerid < 2000 mg/dl.

+ Tán huyết: Có thể ảnh hưởng đến kết quả tùy vào mức độ tán huyết của mẫu.

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm.

 

 

QUY TRÌNH 112

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IL-10

( Interleukin 10)

 

I. NGUYÊN LÝ

IL-10 là một cytokine có tác dụng trong hóa miễn dịch và viêm. IL-10 thường được chỉ định xét nghiệm trong một số bệnh như: Nhiễm trùng huyết, Bệnh vảy nến, Viêm khớp dạng thấp…

Interleukin-10 được định lượng dựa trên nguyên lý miễn dịch enzyme sử dụng công nghệ hóa phát quang.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Immulite

- Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IL-10, chất chuẩn IL-10, chất kiểm tra chất lượng IL-10. Bảo quản hóa chất ở nhiệt độ 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, độ ổn định trên máy phân tích trong 8 tuần. Ngoài ra còn có các loại dung dịch phản ứng, dung dịch rửa hệ thống,...

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước ngày lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin. Máu không vỡ  hồng cầu.

-  Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 6 giờ ở 2 - 8°C, 3 tháng ở nhiệt độ (-20°C).

-   Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

-  Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

2. Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IL-10. Tần suất chuẩn: thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử với hộp thuốc thử mới (nghĩa là không quá 24 giờ từ khi hộp thuốc thử được đăng ký trên máy phân tích). Thực hiện chuẩn lại khi: ▪ sau 1 tháng (28 ngày) nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô ▪ sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó) ▪ khi cần thiết: ví dụ: khi kết quả mẫu chứng nằm ngoài thang

-  Kiểm tra chất lượng xét nghiệm IL-10: Chạy các mẫu QC với nồng độ khác nhau tối thiểu là một lần cho mỗi 24 giờ khi xét nghiệm vẫn đang sử dụng, một lần với mỗi hộp thuốc thử và sau mỗi lần chuẩn. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IL-10 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo kết quả xét nghiệm, trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: IL-10  < 9.1 pg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- IL-10  tăng trong một số quá trình viêm như: Nhiễm trùng huyết, Bệnh vảy nến, Viêm khớp dạng thấp…

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 200 mg/L .

+ Huyết thanh đục: Triglycerid < 2000 mg/dl.

+ Tán huyết: Có thể ảnh hưởng đến kết quả tùy vào mức độ tán huyết của mẫu.

+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ Interleukin-10 tới 103.3 pg/mL

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm.

 

QUY TRÌNH 113

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IGE CAT SPECIFIC (E1)

 

I. NGUYÊN LÝ

Globulin miễn dịch E (IgE) đóng vai trò quan trọng trong đề kháng miễn dịch chống lại ký sinh trùng và trong dị ứng (quá mẫn típ 1). Quá mẫn típ 1 đặc trưng bởi các phản ứng dị ứng xảy ra ngay sau khi có tiếp xúc với kháng nguyên gây dị ứng (dị ứng nguyên). Sự gắn kết dị ứng nguyên với các tế bào mast nhạy cảm hoặc các bạch cầu ưa kiềm dẫn đến liên kết chéo của IgE lên màng tế bào. Điều này làm cho tế bào phóng hạt và giải phóng các yếu tố (ví dụ histamine), tạo ra các triệu chứng điển hình của quá mẫn típ 1.

IgE được định lượng theo nguyên lý bắt cặp dựa trên công nghệ điện hóa phát qaung hoặc hóa phát quang.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 1 Bác sỹ hoặc cán bộ đại học, 1 kỹ thuật viên hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất:

+ Phương tiện: Máy xét nghiệm miễn dịch Cobas e601- Roche, DxI800- Beckman Coulter, Architect ci8200.

+ Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IgE, chất chuẩn IgE, chất kiểm tra chất lượng IgE. Bảo quản hóa chất ở nhiệt độ 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng, độ ổn định trên máy phân tích trong 8 tuần

3. Người bệnh: Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm, bệnh nhân cần được chuẩn bị nhịn ăn ít nhất 10h trước khi lấy máu, bệnh nhân tránh căng thẳng, mất ngủ trước  ngày lấy  máu.

4. Phiếu xét nghiệm: Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của bệnh nhân và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm:

-  Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li, Na, NH4- Heparin và K3-EDTA. Máu không vỡ  hồng cầu.

-  Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

-  Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở 2 - 8°C, 6 tháng ở nhiệt độ (-20°C).

-   Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.

-  Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

2.Tiến hành kỹ thuật:

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IgE. Tần suất chuẩn: thực hiện chuẩn mỗi lô thuốc thử với hộp thuốc thử mới (nghĩa là không quá 24 giờ từ khi hộp thuốc thử được đăng ký trên máy phân tích). Thực hiện chuẩn lại khi: ▪ sau 1 tháng (28 ngày) nếu sử dụng các hộp thuốc thử cùng lô ▪ sau 7 ngày (nếu sử dụng cùng hộp thuốc thử đó) ▪ khi cần thiết: ví dụ: khi kết quả mẫu chứng nằm ngoài thang

-  Kiểm tra chất lượng xét nghiệm IgE: Chạy các mẫu QC với nồng độ khác nhau tối thiểu là một lần cho mỗi 24 giờ khi xét nghiệm vẫn đang sử dụng, một lần với mỗi hộp thuốc thử và sau mỗi lần chuẩn. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IgE đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin bệnh phẩm và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.

-  Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo kết quả xét nghiệm, trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân theo đúng thời gian quy định.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu: Nồng độ IgE (IU/mL) ở các cá thể khỏe mạnh, không dị ứng phụ thuộc nhiều vào tuổi.

Nhóm tuổi

IgE (IU/mL)

Trẻ sơ sinh

1,5

Trẻ 1 năm tuổi

15

Trẻ em từ 1- 5 tuổi

60

Trẻ em từ 6- 9 tuổi

90

Trẻ em từ 10- 15 tuổi

200

Người trưởng thành

100

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- Nồng độ IgE phụ thuộc vào tuổi, giá trị thấp nhất đo được là vào lúc mới sinh. Nồng độ IgE tăng dần và tiến tới ổn định vào khoảng 5‑7 tuổi, mặc dù các giá trị IgE thay đổi nhiều trong các nhóm tuổi đặc biệt. Ở em bé và trẻ nhỏ bị các bệnh đường hô hấp tái phát, định lượng IgE giúp tiên lượng chính xác.

- Do IgE có vai trò quan trọng trong dị ứng, nồng độ IgE tăng cao thấy được ở những bệnh nhân có các bệnh dị ứng như dị ứng theo mùa, viêm phế quản dị ứng và viêm da cơ địa dị ứng.Tuy nhiên giá trị IgE bình thường không có nghĩa một bệnh dị ứng có thể được loại trừ. Vì vậy, định lượng nồng độ IgE huyết thanh để chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng giữa các bệnh do cơ địa dị ứng và không do cơ địa dị ứng chỉ hữu ích khi kết hợp với các kết quả lâm sàng khác.

- Nồng độ IgE huyết thanh tăng lên cũng xảy ra trong các bệnh lý không do dị ứng, ví dụ như nhiễm nấm Aspergillus phế quản phổi,hội chứng Wiskott-Aldrich, hội chứng cường IgE, u tủy IgE và nhiễm ký sinh trùng.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi vàng da (bilirubin 5 mg/ngày), không nên lấy mẫu cho đến ít nhất 8 giờ sau khi dùng liều biotin cuối. Kết quả xét nghiệm không bị nhiễu bởi các yếu tố thấp khớp với nồng độ lên đến 6000 IU/mL (phương pháp so sánh: so sánh giữa xét nghiệm Elecsys IgE và xét nghiệm IgE có trên thị trường trên 50 mẫu thử). Hiệu ứng mẫu phẩm có nồng độ cao không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm với nồng độ IgE lên đến 50000 IU/mL (120000 ng/mL).

 

 

QUY TRÌNH 114

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IGFBP-3

(Insulin like growth factor binding protein 3)

 

IGF (Insulin-like Growth Factor) bao gồm IGF-I và IGF-II là một họ các peptide tham gia vào việc quy định sự tăng trưởng của tế bào, được thể hiện gián tiếp thông qua liên kết với các protein IGFBP (từ IGFBP-1 đến IGFBP-6), tạo thành phức hợp Glycoprotein. Trong đó IGFBP-3 có vai trò quan trọng nhất vì khoảng 95% IGF-I và IGF-II liên kết với IGFBP-3. Chức năng của IGFBP là kéo dài thời gian bán hủy của các IGF đến vài giờ trong vòng tuần hoàn của chúng

I. NGUYÊN LÝ                                     

Nồng độ IGFBP-3 được xác định dựa trên phép phân tích miễn dịch hóa phát quang đánh dấu enzym (Enzyme-labeled chemiluminescent immunoassay)

Quy trình phản ứng: Mẫu của người bệnh và thuốc thử sẽ được ủ cùng với hạt bead trong vòng 30 phút. Suốt thời gian này, IGFBP-3 trong mẫu sẽ liên kết với kháng thể đơn dòng kháng IGFBP-3 có trong thuốc thử và trên hạt bead để tạo nên phức hợp Sandwich: Kháng thể-Kháng nguyên-Kháng thể. Những thành phần không liên kết sẽ được rửa ly tâm để loại bỏ. Cuối cùng, cơ chất hóa phát quang được thêm vào tube phản ứng để tạo tín hiệu nhờ sự xúc tác của enzym LP, tín hiệu thu được sẽ tỷ lệ thuận với lượng enzym LP (có trong thuốc thử) gắn với kháng thể 2, hay tỷ lệ thuận với lượng IGFBP-3 có trong mẫu.

II. CHUẨN BỊ

1.     Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm Architect Ci8200

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IGFBP-3, chất chuẩn IGFBP-3, chất kiểm tra chất lượng IGFBP-3.

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

-  Ngoài ra còn có các dung dịch đệm, dung dịch rửa và các vật tư tiêu hao đi kèm như: giếng phản ứng, đầu côn, pipette, nước cất, giấy chỉ thị màu,…

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy mẫu máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.    Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông là Li-Heprine. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Sau ly tâm tách lấy phần huyết thanh/ huyết tương và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C trong 24 giờ, lâu hơn ở  < (- 20°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm IGFBP-3. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IGFBP-3. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IGFBP-3 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm sau khi đã được xử lý vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham khảo: đơn vị IGFBP-3 µg/mL

- Trẻ sơ sinh: 0,7 µg/mL

- Người lớn: 1,6-5,9 µg/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng:

- Nồng độ IGFBP-3 chịu ảnh hưởng bởi GH, do đó rất hữu ích trong việc đánh giá sự tiết của GH, đồng thời đánh giá các rối loạn tăng trưởng: Nồng độ thấp của IGFBP-3 thường liên quan đến sự thiếu hụt GH. Ngược lại, sự tăng nồng độ IGFBP-3 là do sự sản xuất quá mức của GH.

- Ngoài GH, nồng độ IGFBP-3 còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:

+  Độ tuổi: Nồng độ IGFBP-3 tăng dần theo độ tuổi, đạt đỉnh ở tuổi dậy thì (khoảng 15 tuổi), sau đó giảm dần ở tuổi trưởng thành.

+  Nồng độ IGFBP-3 tăng trong suy thận mạn, giảm trong suy dinh dưỡng, suy giáp, đái tháo đường và suy gan

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Hiệu ứng High-dose Hook: >340 µg/mL

- Các mẫu huyết thanh có nồng độ T-Bilirubin > 200 mg/L (342 µmol/L), hoặc nồng độ Hb > 550 mg/dL, hoặc nồng độ TG > 3000 mg/dL (33,9 mmol/L) có thể ảnh  hưởng đến kết quả. Do đó, không sử dụng các mẫu này để phân tích.

 

QUY TRÌNH 115

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG IMA

(Ischemia Modified Albumin)

 

IMA là albumin bị biến đổi do thiếu máu cục bộ, được tạo ra khi albumin huyết thanh trong hệ tuần hoàn tiếp xúc với mô cơ tim bị thiếu máu cục bộ. IMA là một dấu ấn nhạy cho thiếu máu cục bộ cơ tim được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các dấu ấn tim hiện có như Troponin và CK-MB thì nhạy với hoại tử cơ tim. Đó là dấu ấn của các tế bào cơ tim bị hoại tử trong nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh với hội chứng mạch vành cấp có thiếu máu cục bộ cơ tim nhưng không bị nhồi máu.

I. NGUYÊN LÝ                                     

Dùng kỹ thuật ELISA để định lượng IMA trong huyết thanh và huyết tương người.

Dựa vào tính đặc hiệu của kháng nguyên- kháng thể theo phương pháp sandwich: các giếng được phủ với kháng thể đơn dòng đặc hiệu cho IMA. Mẫu người bệnh có chứa IMA sẽ được ủ trong các giếng cùng với antiserum (kháng thể liên hợp biotin đơn dòng). Một phức hợp sandwich hình thành. Sau khi ủ và rửa đi những phần  không kết hợp, enzym liên hợp được thêm vào, tiếp là cơ chất và cuối cùng là thêm dung dịch ngừng phản ứng. Đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ IMA trong mẫu, được đo ở bước sóng 450 nm.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm ELISA

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm IMA, chất chuẩn IMA, chất kiểm tra chất lượng IMA.

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

-  Ngoài ra còn có các dung dịch đệm, dung dịch rửa và các vật tư tiêu hao đi kèm như: giếng phản ứng, đầu côn, pipette, nước cất, giấy chỉ thị màu,…

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy mẫu máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông là Li-Heprine, EDTA. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Không để bệnh phẩm lâu hơn 30 phút. Sau ly tâm tách lấy phần huyết thanh/ huyết tương và bảo quản ở nhiệt độ  < (- 20°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm IMA. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm IMA. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm IMA đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm sau khi đã được xử lý vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham khảo: Người lớn: IMA: 4,0 - 33,85 IU/mL

2. Ý nghĩa lâm sàng: IMA  tăng trong

+ Hội chứng mạch vành cấp.

+ Tăng trong vòng vài phút sau khi thiếu máu cục bộ cơ tim, đạt đỉnh sau 6 giờ và tăng kéo dài đến 12 giờ.

+ Người bệnh xơ gan, vài loại nhiễm trùng và ung thư đang tiến triển

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Có một số sai sót thường gặp:

-  Lấy sai ống, yêu cầu lấy lại mẫu bệnh phẩm.

- Tuyệt đối không sử dụng máu vỡ hồng cầu, đục.

-  Mẫu máu ở người bệnh có dùng thuốc chống đông thì thời gian co cục máu lâu hơn trước khi ly tâm (hơn 30 phút).

-  Mẫu có kết quả vượt quá 200 IU/mL thì phải hòa loãng mẫu với dung dịch S0.

-  Lưu ý Caibrator và QC bảo quản thật tốt để có đường cong chuẩn đạt yêu cầu

 

QUY TRÌNH 116

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KAPPA TỰ DO (FREE KAPPA)

 

I. NGUYÊN LÝ

Dựa trên nguyên lý miễn dịch. Sử dụng phương pháp miễn dịch đo độ đục có tăng cường các vi hạt latex. Chuỗi nhẹ Kappa tự do có trong mẫu huyết thanh sẽ kết hợp với các vi hạt latex đã được bao phủ trên bề mặt bởi lớp kháng kháng thể, tạo thành phức hợp ngưng kết miễn dịch. Do lượng các kháng thể là dư thừa nên phức hợp miễn dịch được hình thành là tỷ lệ thuận với nồng độ kháng nguyên (chất cần phân tích). Tiến hành xác định độ đục của phức hợp này bằng phương pháp đo quang bước sóng 600 nm. Dựa trên đường cong chuẩn để tính được nồng độ chuỗi nhẹ Kappa tự do cần phân tích trong mẫu bệnh phẩm.

Xét nghiệm định lượng Kappa tự do giúp chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh đa u tủy xương, u lympho, Bệnh đại phân tử Waldenström, thoái hóa dạng tinh bột amyloid, bệnh lắng đọng chuỗi nhẹ và các bệnh mô liên kết như lupus ban đỏ hệ thống.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 một kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

- Các máy phân tích hóa sinh như: AU 640, AU680

- Máy ly tâm;

- Tủ lạnh để bảo quản hóa chất và bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm

- Pipet các loại, ống sample cup;

- Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng;

- Giá đựng ống nghiệm;

- Nước cất 2 lần, nước muối sinh lý 0.9%;

2.2. Hóa chất

- Thuốc thử 1 (R1): Có các kháng thể đặc hiệu bao phủ lên các vi hạt latex. Chất bảo quản: 0.05% ProClin™*, 0.1% E-amino-n-caproic acid (EACA) và 0.01% benzamidine.

- Thuốc thử 2 (R2): Dung dịch chuẩn có nguồn gốc từ huyết thanh người có chứa kháng nguyên đa giá của chuỗi nhẹ Kappa tự do. Được đóng lọ dưới dạng dung dịch có tính ổn định cao có chứa 0.099% Natri azide, 0.1% EACA và 0.01% benzamidine có tác dụng như chất bảo quản.

- Thuốc thử bổ sung: có chứa 0.099% sodium acide có tác dụng như chất bảo quản.

Các mẫu QC được lấy từ huyết thanh của người tự nguyện khỏe mạnh đã sàng lọc các yếu tố nguy cơ gây nhiễm HIV, viêm gan B, C,..

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Không được để trong ngăn đá của tủ lạnh.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

- Ống nghiệm;

- Găng tay, khẩu trang, nước rửa tay, khăn lau tay;

- Bông, cồn sát trùng, bơm kim tiêm lấy máu.

3.  Người bệnh

- Cần giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về mục đích của xét nghiệm.

- Bệnh nhân cần phối hợp để lấy máu theo đúng yêu cầu về thời gian và số lượng.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm

- Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh (không dùng chất chống đông).

- Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định trong vòng 21 ngày ở nhiệt độ 2-8°C;  nếu bảo quản lâu hơn ở nhiệt độ (-20°C) hoặc thấp hơn nữa. Mẫu huyết thanh chỉ được làm đông một lần.

- Có thể dùng mẫu nước tiểu.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

- Dựng đường chuẩn: dựa trên chuẩn 6 điểm với các nồng độ chuẩn khác nhau. Dựng lại đường cong chuẩn sau mỗi 2 tuần.

- Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

- Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2 giờ.

- Mẫu sau khi ly tâm cần được pha loãng với nước muối sinh lý theo tỉ lệ 1/10 hoặc 1/100 tùy theo từng bệnh nhân, sau đó chuyển vào khay đựng bệnh phẩm.

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Huyết thanh người bình thường: Khi phân tích mẫu huyết thanh của 282 người tự nguyện, khỏe mạnh có độ tuổi từ 20 - 90 tuổi có kết quả theo bảng sau:

 

Trị số trung bình

(mg/L)

SD

Khoảng 95 % bách phân vị (mg/L)

Kappa tự do 

8.36

7.3

3.3 – 19.4

Tỷ số κ/λ

0.63

0.6

0.26 – 1.65

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, nồng độ bilirubin > 200mg/L hoặc nồng độ triglycerid >5 mmol/L.

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy lại mẫu máu khác.

 

QUY TRÌNH 117

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG LAMBDA TỰ DO

(FREE LAMBDA)

 

I. NGUYÊN LÝ

Dựa trên nguyên lý miễn dịch. Sử dụng phương pháp miễn dịch đo độ đục có tăng cường các vi hạt latex. Chuỗi nhẹ Lambda tự do có trong mẫu huyết thanh sẽ kết hợp với các vi hạt latex đã được bao phủ trên bề mặt bởi lớp kháng kháng thể, tạo thành phức hợp ngưng kết miễn dịch. Do lượng các kháng thể là dư thừa nên phức hợp miễn dịch được hình thành là tỷ lệ thuận với nồng độ kháng nguyên (chất cần phân tích). Tiến hành xác định độ đục của phức hợp này bằng phương pháp đo quang bước sóng 600 nm. Dựa trên đường cong chuẩn để tính được nồng độ chuỗi nhẹ Lambda tự do cần phân tích trong mẫu bệnh phẩm.

Xét nghiệm định lượng Lambda tự do giúp chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh đa u tủy xương, u lympho, Bệnh đại phân tử Waldenström, thoái hóa dạng tinh bột amyloid, bệnh lắng đọng chuỗi nhẹ và các bệnh mô liên kết như lupus ban đỏ hệ thống.

II. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện: 01 Bác sỹ hoặc 01cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

- Các máy phân tích hóa sinh như: Beckman Coulter AU 640, AU 680

- Máy ly tâm;

- Tủ lạnh để bảo quản hóa chất và bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm

- Pipet các loại, ống sample cup;

- Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng;

- Giá đựng ống nghiệm;

- Nước cất 2 lần, nước muối sinh lý 0.9%.

2.2. Hóa chất

- Thuốc thử 1 (R1): Có các kháng thể đặc hiệu bao phủ lên các vi hạt latex. Chất bảo quản: 0.05% ProClin™, 0.1% E-amino-n-caproic acid (EACA) và 0.01% benzamidine

- Thuốc thử 2 (R2): Dung dịch chuẩn có nguồn gốc từ huyết thanh người có chứa kháng nguyên đa giá của chuỗi nhẹ Lambda tự do. Được đóng lọ dưới dạng dung dịch có tính ổn định cao có chứa 0.099% Natri acide, 0.1% EACA và 0.01% benzamidine có tác dụng như chất bảo quản.

- Thuốc thử bổ sung: có chứa 0.099% sodium acide có tác dụng như chất bảo quản.

Các mẫu QC được lấy từ huyết thanh của người tự nguyện khỏe mạnh đã sàng lọc các yếu tố nguy cơ gây nhiễm HIV,  viêm gan B, C,..

Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C. Không được để trong ngăn đá của tủ lạnh

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

    - Ống nghiệm;

    - Găng tay, nước rửa tay, khăn lau tay, khẩu trang;

    - Bông, cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lây máu, dây ga rô.

3. Người bệnh

Cần giải thích mục đích của xét nghiệm để bệnh nhân và người nhà bệnh hiểu, từ đó có thể hợp tác trong quá trình lấy máu.

4. Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về bệnh nhân bao gồm họ tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, ngày giờ chỉ định, ngày giờ lấy mẫu, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)…

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý mẫu bệnh phẩm

- Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh (không dùng chất chống đông).

- Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định trong vòng 21 ngày ở nhiệt độ 2-8°C;  nếu bảo quản lâu hơn ở nhiệt độ (-20°C) hoặc thấp hơn nữa. Mẫu huyết thanh chỉ được làm đông một lần.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

- Dựng đường chuẩn: dựa trên 6 điểm với các nồng độ khác nhau

- Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu

- Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ

- Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm

- Đánh số (hoặc ID của bệnh nhân); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Huyết thanh người bình thường: Khi phân tích mẫu huyết thanh của 282 người tự nguyện, khỏe mạnh có độ tuổi từ 20 - 90 tuổi có kết quả theo bảng sau:

 

Trị số trung bình

(mg/L)

SD

Khoảng 95 %

bách phân vị (mg/L)

Lambda tự do

13.43

12.4

5.71 – 26.3

Tỷ số κ/λ

0.63

0.6

0.26 – 1.65

 

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, nồng độ bilirubin > 200mg/L. Triglycerid máu >5 mmol/L.

- Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại, yêu cầu lấy mẫu máu khác để xét nghiệm.

 

QUY TRÌNH 11

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG  LP-PLA2

(Lipoprotein Associated Phospholipase A2)

 

Lp-PLA2 là một lipoprotein kết hợp với phopholipase 2 (Lp-PLA2) có trọng lượng phân tử 45 kDa, gồm 441 acid amin. Trong máu, nó di chuyển chủ yếu dưới dạng kết hợp lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Dưới 20% được kết hợp với lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Nó là một loại enzyme được sản xuất bởi các tế bào viêm và thủy phân phospholipids trong LDL. Nó như một chỉ điểm viêm đặc hiệu cho mạch máu, có liên quan đến sự hình thành các mảng xơ vữa giòn, dễ vỡ.

I.NGUYÊN LÝ                                      

Dùng kỹ thuật ELISA để định lượng Lp-PLA2 trong huyết thanh và huyết tương người.

Dựa vào tính đặc hiệu của kháng nguyên- kháng thể, theo phương pháp sandwich: các giếng được phủ kháng thể đặc hiệu cho Lp-PLA2 người. Standard, mẫu và Biotin-kháng thể được thêm vào, Lp-PLA2 trong mẫu kết hợp với kháng thể phủ trên giếng và Biotin-kháng thể mới được thêm vào. Sau khi rửa đi các Biotin-kháng thể không kết hợp, HRP- Avidin liên hợp được thêm vào. Tiếp sau khi các giếng được rửa lần hai, cơ chất TMB được thêm vào giếng. Tiếp theo, dung dịch ngừng phản ứng thêm vào sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng, đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ Lp- PLA2 trong mẫu thử, được đo ở bước sóng 450 nm.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm ELISA

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Lp-PLA2, chất chuẩn Lp-PLA2, chất kiểm tra chất lượng Lp-PLA2.

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

-  Ngoài ra còn có các dung dịch đệm, dung dịch rửa và các vật tư tiêu hao đi kèm như: giếng phản ứng, đầu côn, pipette, nước cất, giấy chỉ thị màu,…

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy mẫu máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông là Li-Heprine, EDTA. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm ngay 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật. Không để bệnh phẩm lâu hơn 30 phút. Sau ly tâm tách lấy phần huyết thanh/ huyết tương và bảo quản lạnh ở - 20° C

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và cho ly tâm lại 1 lần nữa. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Lp-PLA2. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Lp-PLA2. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Lp-PLA2 đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm sau khi đã được xử lý vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham khảo: Người lớn, Lp-PLA2: 3,49 – 14,70 IU / mL

2. Ý nghĩa lâm sàng: Lp-PLA2 tăng

+ Dự báo nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ thường kết hợp với xơ vữa động mạch.

+ Có nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim tăng gấp đôi

+ Cùng với huyết áp tâm thu cao nhất có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 6 lần

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Có một số sai sót thường gặp:

-  Lấy sai ống, yêu cầu lấy lại mẫu bệnh phẩm.

- Tuyệt đối không sử dụng máu vỡ hồng cầu, đục.

-  Mẫu máu ở người bệnh có dùng thuốc chống đông thì thời gian co cục máu lâu hơn trước khi ly tâm (hơn 30 phút).

-  Mẫu có kết quả vượt quá > 100 IU/mL thì phải hòa loãng mẫu với dung dịch pha loãng.

- Lưu ý Calibrator và QC bảo quản thật tốt để có đường cong chuẩn đạt yêu cầu.

 

QUY TRÌNH 119

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MALONDIALDEHYD (MDA)

 

Malondialdehyde (MDA) là một hợp chất hữu cơ với công thức CH2 (CHO)2. Loại phản ứng này xảy ra tự nhiên và là một dấu ấn sinh học của tình trạng stress oxy hóa. MDA được tạo ra từ các phản ứng oxy hóa acid béo không bão hòa. MDA  phản ứng với deoxyadenosine và deoxygua-nosine trong ADN, tạo thành các sản phẩm, chủ yếu là M1G gây đột biến.

I. NGUYÊN LÝ                                     

Dùng kỹ thuật ELISA để định lượng MDA trong huyết thanh và huyết tương người.

Dựa vào tính đặc hiệu của kháng nguyên - kháng thể, theo phương pháp cạnh tranh: các giếng được phủ  bởi kháng thể đặc hiệu cho MDA. Standard, control và mẫu được thêm vào các giếng cùng với HRP-liên hợp rồi được ủ. Một phản ứng cạnh tranh xảy ra giữa MDA (trong mẫu, standard, control) và HRP-liên hợp để kết hợp với kháng thể phủ trên giếng. Lượng MDA trong mẫu càng nhiều thì lượng kháng thể kết hợp với HRP-liên hợp càng ít. Sau đó cơ chất được thêm vào giếng, rồi dung dịch ngừng phản ứng được thêm vào. Đậm độ màu tỉ lệ nghịch với nồng độ MDA trong mẫu thử, được đo với bước sóng 450 nm.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm ELISA

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm MDA, chất chuẩn MDA, chất kiểm tra chất lượng MDA .

-  Hóa chất bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C đến khi hết hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc thử, độ ổn định trong 30 ngày khi mở nắp hộp sử dụng trên máy xét nghiệm.

-  Ngoài ra còn có các dung dịch đệm, dung dịch rửa và các vật tư tiêu hao đi kèm như: giếng phản ứng, đầu côn, pipette, nước cất, giấy chỉ thị màu,…

3. Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy mẫu máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm và xử lý bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông là Li-Heprine, EDTA. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm MDA. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm MDA. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm MDA đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích

-  Nạp mẫu bệnh phẩm sau khi đã được xử lý vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham khảo: Người lớn, MDA: 0,78 – 19,27 μg/L

2. Ý nghĩa lâm sàng:

+ MDA là dấu ấn của tình trạng chống oxi hóa ở những người bệnh ung thư.

+ MDA tăng trong tiền ung thư và các người bệnh ung thư so với những người bình thường khỏe mạnh

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Có một số sai sót thường gặp:

-  Lấy sai ống , yêu cầu lấy lại mẫu bệnh phẩm.

- Tuyệt đối không sử dụng máu vỡ hồng cầu, đục.

-  Mẫu máu ở người bệnh có dùng thuốc chống đông thì thời gian co cục máu lâu hơn trước khi ly tâm (hơn 30 phút).

-  Mẫu có kết quả vượt quá 40μg/L thì phải hòa loãng mẫu với nước cất.

- Lưu ý Calibrator và QC bảo quản thật tốt để có đường cong chuẩn đạt yêu cầu.

 

QUY TRÌNH 120

QUY TRÌNH ĐO HOẠT ĐỘ P- AMYLASE

 

I. NGUYÊN LÝ

P- Amylase là enzyme thủy phân tinh bột có nguồn gốc tuyến tụy. Xét nghiệm p-Amylase thường được  chỉ định trong bệnh lý tuyến tụy.

Hoạt độ của enzym Pancreatic α-Amylase (Amylase tụy) trong máu của người bệnh được xác định theo phương pháp động học enzym. PTPƯ như sau:

                                             Pancreatic α-Amylase

5 ethylidene-G7PNP +  5 H2O         <=>   2 ethylidene-G5  + 2  G2PNP + 2 ethylidene-G4 + 2 G3PNP + ethylidene-G3 + G4PNP

                                                                        α-glucosidase

2 G2PNP + 2 G3PNP + G4PNP + 14 H2O       <=>      5 PNP + 14 G

Trong giai đoạn đầu α -Amylase nước bọt bị ức chế, chỉ có α- Amylase tụy phát huy tác dụng. Đậm độ màu sắc của PNP hình thành tỷ lệ thuận với hoạt độ α amylase tụy huyết thanh và có thể đo được ở bước sóng 415 nm

II. CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm như  Beckman Coulter AU 640, AU 680

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm P-Amylase, chất chuẩn P-Amylase, chất kiểm tra  chất lượng P-Amylase.

3. Người bệnh:  Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li- Heparin. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bệnh phẩm ổn định 7 ngày ở nhiệt độ 20- 25°C, 1 tháng ở 2-8°C.

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm P-Amylase. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm P-Amylase. Kết quả  kiểm tra chất lượng với xét nghiệm P-Amylase đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-  Trị số bình thường: P- Amylase  máu: 13 - 53 U/L

-  P- Amylase máu tăng trong: Bệnh tụy (viêm tụy cấp và mạn).

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 60 mg/dL hay 1026 µmol/L.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 500 mg/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride <1500 mg/dL.

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán kết quả).

 

QUY TRÌNH 121

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PEPSINOGEN I

 

I.NGUYÊN LÝ

Pepsinogen là chất tiền thân không hoạt tính của pepsin (enzym phân giải protein có trong dịch vị), và được phân loại miễn dịch học ra thành Pepsinogen I (PG-I) và Pepsinogen II (PG-II). PG-I được sản xuất ở tuyến đáy vị.

Định lượng Pepsinogen I theo nguyên lý Miễn dịch Vi hạt hóa phát quang CMI (Chemiluminescent Microparticle Immuno ssay). Ở bước một: mẫu, dung dịch pha loãng đặc hiệu, và vi hạt thuận từ phủ kháng thể kháng PG- I người được kết hợp lại. PG-I có trong mẫu gắn với các vi hạt phủ anti-human PG-I. Sau khi rửa, ở bước hai: chất kết hợp kháng thể kháng PG -I ở người có đánh dấu acridinium được cho vào. Tiếp theo một quá trình rửa khác, cho dung dịch Pre-Trigger và Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng (RLUs). Sự tương quan trực tiếp giữa lượng PG-I trong mẫu và RLUs sẽ được bộ phận quang học trong máy ARCHITECT phát hiện. Nồng  độ của PG-I trong  mẫu  được xác định bằng cách sử dụng đường cong chuẩn ARCHITECT Pepsinogen I đã thiết lập trước đó.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm Architect ci8200- Abbott.

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm PG-I, chất chuẩn PG-I, chất kiểm tra chất lượng PG-I. Bảo quản hóa chất ở 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng.

3. Người bệnh:  Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là K2-EDTA, K3-EDTA, hoặc Sodium Citrate. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương ổn định < 7 ngày ở 2-8°C, bảo quản 6 tháng ở  <  (-10°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm PG-I. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm PG-I. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm PG-I với tần suát 01 lần/ ngày đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.  Bình thường: nồng độ PG- I < 70 ng/mL

2.  Giới hạn đo: từ 0 -200 ng/mL

Bệnh lý

- Trong quá trình teo niêm mạc tuyến đáy vị, tế bào chính của dạ dày sản xuất PG-I giảm đi nhiều và số tuyến môn vị tăng lên. Vì vậy, tỉ lệ PG-I/PG-II (I/II) được phát hiện khá thấp. Do đó, tỉ lệ I/II hữu ích trong việc xác định teo niêm mạc tuyến đáy vị và tầm soát teo niêm mạc tuyến đáy vị sử dụng kết hợp phân tích tỉ lệ PG I & I/II. Trong trường hợp đặc biệt teo màng lót dạ dày, với bệnh teo niêm mạc tuyến đáy vị thì có liên quan đến ung thư dạ dày. Vì vậy, xét nghiệm miễn dịch  PG-I và PG-II được dùng để tầm soát bệnh dạ dày.

- Tỉ lệ PG-I/II < 3 được xem như là ngưỡng phát hiện trong bệnh teo niêm mạc tuyến đáy vị với tỷ lệ cao nhất.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Những mẫu máu sau đây có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

-  Một số mẫu, đặc biệt là mẫu lấy từ người bệnh dùng thuốc chống đông hay tan huyết khối có thể làm tăng thời gian hình thành cục máu đông. Nếu mẫu được ly tâm trước khi quá trình hình thành cục máu đông kết thúc hoàn toàn thì sự hiện diện của fibrin có thể gây ra sai số trong kết quả.

-  Mẫu máu từ người bệnh có điều trị heparin có thể bị đông máu từng phần và sự xuất hiện của fibrin có thể dẫn đến sai số. Để tránh trường hợp này, nên lấy máu trước khi dùng liệu pháp heparin.

 

QUY TRÌNH 122

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PEPSINOGEN II

 

I.NGUYÊN LÝ

Pepsinogen là chất tiền thân bất hoạt của pepsin là enzym phân giải protein có trong dịch vị, và được phân loại miễn dịch học ra thành Pepsinogen I (PG-I) và Pepsinogen II (PG-II). PG-II được sản xuất ở tuyến đáy vị, tuyến tâm vị, tuyến môn vị và tuyến Brunner.

Pepsinogen II là xét nghiệm miễn dịch hai bước để xác định sự hiện diện của PG-II trong huyết thanh và huyết tương người sử dụng phép phân tích Miễn dịch Vi hạt hóa phát quang CMI (Chemiluminescent Microparticle Immuno Assay) với quy trình xét nghiệm linh hoạt. Ở bước một: mẫu, dung dịch pha loãng đặc hiệu, và vi hạt thuận từ phủ kháng thể kháng PG-II người được kết hợp lại. PG-II có trong mẫu gắn với các vi hạt phủ kháng thể kháng PG-II người. Sau khi rửa, ở bước hai: chất kết hợp kháng thể kháng PG- II ở người có đánh dấu acridinium được cho vào. Tiếp theo một quá trình rửa khác, cho dung dịch Pre-Trigger và Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng (RLUs). Sự tương quan trực tiếp giữa lượng PG- II trong mẫu và RLUs sẽ được bộ phận quang học trong máy ARCHITECT phát hiện. Nồng độ của PG-II trong mẫu được xác định bằng cách sử dụng đường cong chuẩn ARCHITECT Pepsinogen II đã thiết lập trước đó.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm Architect ci8200- Abbott.

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm PG-II, chất chuẩn PG-II, chất kiểm tra chất lượng PG-II. Bảo quản hóa chất ở 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng.

3. Người bệnh:  Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là K2-EDTA, K3-EDTA, hoặc Sodium Citrate. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương ổn định < 7 ngày ở 2-8°C, bảo quản 6 tháng ở  <  (-10°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm PG-II. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm PG-II. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm PG-II với tần suát 01 lần/ ngày đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Giá trị tham khảo: Mỗi phòng xét nghiệm thiết lập giá trị tham khảo riêng.

Giới hạn đo: PG II  từ 0 -100 ng/mL.

Bệnh lý: Trong quá trình teo niêm mạc tuyến đáy vị, tế bào chính của dạ dày sản xuất PG-I giảm đi nhiều và số tuyến môn vị tăng lên. Vì vậy, tỉ lệ PG-I/PG-II (I / II) được phát hiện khá thấp. Do đó, tỉ lệ I/II hữu ích trong việc xác định teo niêm mạc tuyến đáy vị và tầm soát teo niêm mạc tuyến đáy vị sử dụng kết hợp phân tích PG-I  và tỷ lệ I/II. Trong trường hợp đặc biệt teo màng lót dạ dày, với bệnh teo niêm mạc tuyến đáy vị thì có liên quan đến ung thư dạ dày. Vì vậy, xét nghiệm miễn dịch PG-I và PG-II được dùng để tầm soát bệnh dạ dày. Tỉ lệ PG-I/II < 3 xem như ngưỡng phát hiện trong bệnh teo niêm mạc tuyến đáy vị với tỷ lệ cao nhất.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Những mẫu máu sau đây có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

-  Một số mẫu, đặc biệt là mẫu lấy từ người bệnh dùng thuốc chống đông hay tan huyết khối có thể làm tăng thời gian hình thành cục máu đông. Nếu mẫu được ly tâm trước khi quá trình hình thành cục máu đông kết thúc hoàn toàn thì sự hiện diện của fibrin  có thể gây ra sai số trong kết quả.

-  Mẫu máu từ người bệnh có điều trị heparin có thể bị đông máu từng phần và sự xuất hiện của fibrin có thể dẫn đến sai số. Để tránh trường hợp này, nên lấy máu trước khi dùng liệu pháp heparin.

 

 

QUY TRÌNH 123

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PHENOBARBITAL

 

I. NGUYÊN LÝ

Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc nhóm barbiturat.

Phenobarbital được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang. Định lượng Phenobarbital là xét nghiệm một bước để định lượng phenobarbital trong huyết thanh hoặc huyết tươngngười

Mẫu, anti-phenobarbital phủ trên vi hạt thuận từ, và chất kết hợp phenobarbital có đánh dấu acridinium (chất có khả năng phát quang) được kết hợp để tạo hỗn hợp phản ứng.  nti-phenobarbital phủ trên vi hạt thuận từ gắn với phenobarbital có trong mẫu  và chất kết hợp phenobarbital có đánh dấu acridinium.

Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đương (RLU). Sự tương quan gián tiếp giữa lượng phenobarbital trong mẫu và RLUs sẽ  được bộ phận quang học trong máy phát hiện.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm Architect ci8200- Abbott.

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Phenobarbital, chất chuẩn Phenobarbital, chất kiểm tra  chất lượng Phenobarbital.

-  Bảo quản hóa chất ở 2-8°C cho đến khi hết hạn sử dụng. Hóa chất ổn định 30 ngày sau khi mở nắp và được bảo quản trên máy xét nghiệm.

3. Người bệnh:  Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là EDTA. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bệnh phẩm ổn định Bệnh phẩm ổn định 2 ngày ở 15- 25°C, 8 ngày ở 2 -8°C, bảo quản 6 tháng ở (-20°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Phenobarbital. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Phenobarbital. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Phenobarbital với tần suát 01 lần/ ngày đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-   Kết quả được xác định bằng các phương pháp khác nhau sẽ có nồng độ khác nhau. Do vậy không nên dùng các phương pháp khác nhau khi xét nghiệm cho 1 người bệnh.

-  Liều điều trị thường có nồng độ Phenobarbital ở mức 15 – 40 µg/mL.

-  Nồng độ Phenobarbital cao, gây ngộ độc thần kinh trung ương. Người bệnh mắc bệnh thận dễ bị ngộ độc Phenobarbital hơn.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 15 mg/dL.

+ Tán huyết: Hemoglobin < 500 mg/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2500 mg/dl.

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm, sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng.

 

QUY TRÌNH 124

QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PHENYTOIN

 

I. NGUYÊN LÝ

Phenytoin thuộc nhóm thuốc chống động kinh.

Phenytoin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang.

Định lượng Phenytoin là xét nghiệm một bước để định lượng phenytoin trong huyết thanh hoặc huyết tương người.

Mẫu, anti-phenytoin phủ trên vi hạt thuận từ, và chất kết hợp phenytoin có đánh dấu acridinium (chất có khả năng phát quang) được kết hợp để tạo hỗn hợp phản ứng.

Antiphenytoin phủ trên vi hạt thuận từ gắn với phenytoin có trong mẫu và chất kết hợp phenytoin có đánh dấu acridinium.

Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đương (RLU). Sự tương quan gián tiếp giữa lượng phenytoin trong mẫu và RLUs sẽ được bộ phận quang học trong máy ARCHITECT i System phát hiện.

II. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

01 Bác sỹ hoặc 01 cán bộ đại học và 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

2. Phương tiện, hóa chất

-  Phương tiện: Máy xét nghiệm Architect ci8200- Abbott.

-  Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm Phenytoin, chất chuẩn Phenytoin, chất kiểm tra  chất lượng Phenytoin.

3. Người bệnh:  Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Lấy 2 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là EDTA. Yêu cầu bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn. Máu không vỡ hồng cầu.

- Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện, in và dán barcode vào ống bệnh phẩm, sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành kỹ thuật.

-  Bệnh phẩm ổn định Bệnh phẩm ổn định 2 ngày ở 15- 25°C, 8 ngày ở 2 -8°C, bảo quản 5 tháng ở (-20°C).

-  Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.

2. Tiến hành kỹ thuật

-  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Phenytoin. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm  Phenytoin. Kết quả  kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Phenytoin đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

-  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

-  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

-  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

-  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

-  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Liều điều trị thường có nồng độ Phenytoin ở mức 10 – 20 µg/mL.

-  Nồng độ Phenytoin >20 µg/mL, gây ngộ độc thần kinh trung ương. Người bệnh mắc bệnh thận dễ bị ngộ độc Phenytoin hơn.

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

-  Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 15 mg/dL .

+ Tán huyết: Hemoglobin <500 mg/dL.

+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2500 mg/dL.

-  Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).

 

(Lượt đọc: 10194)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ