Banner
Banner dưới menu

ĐIỀU TRỊ TẾ BÀO GỐC Ở BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

ĐIỀU TRỊ TẾ BÀO GỐC Ở BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

I. ĐẠI CƯƠNG

Suy tim sau nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là biến chứng thường gặp và là nguyên nhân chính gây ra tử vong và tàn phế. Có một tỷ lệ 10 – 30% số bệnh nhân sau NMCT cấp, mặc dù được điều trị đầy đủ với can thiệp và đặt stent ĐMV và các thuốc nhưng vẫn có dấu hiệu suy thất trái. Phương pháp điều trị tế bào gốc là lựa chọn có hiệu quả cho những bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp sau khi đã được điều trị đầy đủ các biện pháp thường quy (can thiệp ĐMV, thuốc thường quy...).

Thủ thuật gồm 2 bước chính:

·          Lấy và thu hoạch/ tách tế bào gốc tự thân, làm giàu tế bào gốc nếu cần.

·          Ghép tế bào gốc tự thân qua đường ĐMV.

II. CHỈ ĐỊNH

§   Bệnh nhân NMCT cấp, đã được can thiệp động mạch vành thủ phạm (nong và đặt stent) thì đầu thành công.

§   Còn tình trạng suy tim trên lâm sàng và/hoặc trên siêu âm tim (EF < 50%) sau can thiệp mạch vành từ 3- 7 ngày

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

§   Có biến chứng cơ học do NMCT

§   Chức năng tim EF < 20%  (hoặc > 50% thì không có chỉ định).

§   Sốc tim hoặc NYHA IV trước khi được lựa chọn.

§   Thiếu máu nặng (Hb < 9g/L)

§   Có các bệnh lý mạn tính khác kèm theo (bệnh gan, thận, hô hấp, ung thư,...)

§   Tuổi ≥ 70

IV. CHUẨN BỊ: 

1. Cán bộ thực hiện kỹ thuật: 02 bác sỹ và 02 kỹ thuật viên được đào tạo thành thạo về tim mạch can thiệp

2. Chuẩn bị bệnh nhân:

·          Thời gian tiến hành: sau NMCT: 3 – 7 ngày

·          Bệnh nhân được chuẩn bị trước ghép tế bào gốc:

o    Bệnh nhân được giải thích kỹ về thủ thuật và đồng ý làm thủ thuật

o    Kiểm tra bệnh nhân về tiền sử bệnh lý như tiền sử xuất huyết tiêu hóa, các bệnh rối loạn đông máu, dị ứng các thuốc cản quang…

o    Bệnh án được hoàn thiện đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế.

3. Chuẩn bị phương tiện dụng cụ

§   Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay.

§   Gạc vô khuẩn; bơm 5ml, 10ml, 20ml, 50ml; dụng cụ ba chạc.

§   Bộ dụng cụ mở đường vào động mạch: 01 bộ sheath, 01 kim chọc mạch, thuốc gây tê tại chỗ (Lidocain hoặc Novocain)

§   Ống thông can thiệp (EBU, JL, AL).

§   Bộ kết nối ống thông can thiệp với hệ thống manifold (khúc nối chữ Y).

§   Dây dẫn (guidewire) can thiệp động mạch vành.

§   Thiết bị để điều khiển guidewire: introducer và torque.

§   01 bóng can thiệp ĐMV loại có 2 đường (over-the-wire) với kích thước bóng được xác định tùy theo đường kính của động mạch vành thủ phạm (hình 10.1).

§   Hỗn hợp tế bào gốc cô đặc trong 10 mL dịch huyết tương, số lượng trung bình 150x107 tế bào không chọn lọc.

§   Các thuốc dùng trong cấp cứu tim mạch: atropin, dobutamin, adrenalin,... và chuẩn bị sẵn máy sốc điện.

 

 

 

 

 

 

 

Hình 10.1. Bóng có 2 lòng (Over The Wire) dùng để bơm tế bào gốc vào trong lòng động mạch vành. Khi bóng được đưa đến đầu gần của nhánh ĐMV, thì bóng được bơm theo đường bên để bít kín đầu gần, sau đó dung dịch chứa tế bào gốc được bơm theo lòng chính (thẳng).

4. Hồ sơ bệnh án:được hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy tế bào gốc và tách lọc

§   Kỹ thuật lấy tế bào gốc được thực hiện tại khoa Ngoại.

§   Phương pháp vô cảm: gây mê hoặc gây tê tủy sống tại chỗ

§   Chọc tủy xương chậu 2 bên, lấy 200 ml tủy xương (sau đó được xử lí theo quy trình tách lọc tế bào gốc tại khoa Huyết học, làm giàu tế bào gốc với số lượng khoảng 150 x 107 tế bào gốc không chọn lọc trong 10 ml dung dịch không lẫn tạp chất).

§   Bảo quản và vận chuyển trong thùng lạnh, trong vòng 24 giờ được đưa vào cấy ghép trong ĐMV.

2. Quy trình cấy ghép (bơm) tế bào gốc vào ĐMV

§   Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu

§   Tạo đường vào động mạch: thường là động mạch quay, có thể sử dụng đường vào là động mạch đùi.

§   Chụp động mạch vành đánh giá lại tình trạng động mạch vành, đảm bảo ĐMV đã được can thiệp trước đó còn thông thoáng..

§   Tiêm heparin tĩnh mạch với liều lượng 40UI/kg

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 10.2. Sơ đồ mô tả kỹ thuật bơm tế bào gốc vào trong lòng ĐMV thủ phạm qua lòng thẳng của bóng OTW sau khi đã bơm căng bịt đầu gần.

§   Luồn guidewire vào đoạn xa mạch vành thủ phạm (ĐMV đã được đặt stent trước đó). Đưa bóng over-the-wire vào nhánh ĐMV cần được bơm TB gốc, vị trí bóng nên ở đầu gần của ĐMV này. Chọn lựa kích cỡ bóng dựa theo kích cỡ mạch vành.

§   Bơm căng bóng theo đường bên với áp lực thấp 6-8 atm để đảm bảo bóng bít tắc hoàn toàn đầu gần mạch vành.

§   Rút guidewire khỏi lòng (đường chính) của bóng.

§   Tiêm tế bào gốc vào đoạn xa mạch vành từ đuôi bóng qua đường chính của bóng này. Tiêm từ từ 10 mL trong 3 lần, mỗi lần khoảng 3,3ml, kéo dài khoảng 2 phút. Sau mỗi lần tiêm, làm xẹp bóng trong 3-5 phút để đảm bảo tưới máu mạch vành.

§   Đưa guidewire lại vào bóng. Kéo bóng over-the-wire ra.

§   Chụp kiểm tra mạch vành các tư thế. Kết thúc thủ thuật, rút sheath và băng ép.

VI. THEO DÕI

1.  Theo dõi bệnh nhân

§   Trong quá trình tiêm tế bào gốc, người bệnh phải được theo dõi sát về các chỉ số sinh tồn, tính chất cơn đau ngực và hình ảnh điện tâm đồ bề mặt trên monitor theo dõi liên tục.

§   Sau khi tiêm tế bào gốc, cần theo dõi sát tính chất cơn đau, huyết động và động học các chỉ số sinh học (AST, ALT, CK, CK-MB và Troponin). Ghi điện tâm đồ nếu có cơn đau ngực.

1.  Điều trị sau tiêm tế bào gốc

§   Sau tiêm tế bào gốc, cần tiếp tục điều trị cho bệnh nhân theo phác đồ thông thường như các ca NMCT được can thiệp động mạch vành khác (aspirin, clopidogrel, statin, ức chế men chuyển...). Trong đó lưu ý, statin là bắt buộc.

§   Bệnh nhân được đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm tim, chụp MRI (nếu có) sau thời gian 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

§   Tắc mạch do khí, huyết khối: cần chú ý chống đông, đuổi khí…

§   Biến chứng co thắt ĐMV, dòng chảy ĐMV bị chậm: Nitrates, adenosine tiêm thẳng ĐMV.

§   Các biến chứng nặng hơn: tách thành động mạch vành, thủng động mạch vành do guidewire wire, ống thông, bóng... Cần phát hiện sớm, dùng bóng bơm kéo dài hoặc stent có màng bọc (cover stent) để để chặn. Nếu biến chứng nặng có thể xem xét khả năng phẫu thuật.

§   Các biến chứng tại chỗ chọc mạch: huyết khối, tụ máu, tắc mạch vv… xử lý theo quy trình thông thường.

§   Các biến chứng khác: nhiễm trùng, dị ứng thuốc cản quang…

§   Biến chứng lâu dài: bệnh ác tính (chưa có ghi chép).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.       Nguyễn Ngọc Quang, Wong Philipe, Phạm Mạnh Hùng. Ứng dụng của tế bào gốc trong ngành tim mạch – Chuyên đề Tim mạch học can thiệp. Tạp chí Tim mạch học Việt nam, 2005;40:45-63.

2.       Wollert KC, Drexler H. Clinical applications of stem cells for the heart. Circ Res, 2005;96:151-163.

3.       Shim W, Wong P. Stem cell cardiomyoplasty: State-of-the-Art. Ann Acad Med Singapore, 2004;33:451-60.

4.       Orlic D, Kajstura J, Chimenti S, et al. Bone marrow cells regenerate infarcted myocardium. Nature, 2001;410:701-5.

5.       Asahara T, Kawamoto A. Endothelial progenitor cells for postnatal vasculogenesis. Am J Physiol Cell Physiol, 2004;287:C572–C579.

6.       Rehman J, Li J, Orschell CM, et al. Peripheral blood “endothelial progenitor cells” are derived from monocyte/macrophages and secrete angiogenic growth factors. Circulation, 2003;107:1164 –1169.

7.       Urbich C, Dimmeler S. Endothelial progenitor cells: characterization and role in vascular biology. Circ Res, 2004;95:343–353.

8.       Hill JM, Zalos G, Halcox JP, et al. Circulating endothelial progenitor cells, vascular function, and cardiovascular risk. N Engl J Med, 2003;348:593–600.

9.       Shake JG, Gruber PJ, Baumgartner WA, et al. Mesenchymal stem cell implantation in a swine myocardial infarct model: engraftment and functional effects. Ann Thorac Surg, 2002;73:1919 –1925.

10.   Kinnaird T, Stabile E, Burnett MS, et al. Marrow-derived stromal cells express genes encoding a broad spectrum of arteriogenic cytokines and promote in vitro and in vivo arteriogenesis through paracrine mechanisms. Circ Res, 2004;94:678–685.

11.   Orlic D, Kajstura J, Chimenti S, et al. Mobilized bone marrow cells repair the infarcted heart, improving function and survival. Proc Natl Acad Sci U S A, 2001;98:10344-9.

(Lượt đọc: 3830)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ