Banner
Banner dưới menu

Quy trình Lão Khoa

Quy trình Lão Khoa

QUY TRÌNH GHI ĐIỆN NÃO THƯỜNG QUY

 

1. Chuẩn bị người bệnh:

· Cần gội sạch đầu và để khô tóc trước khi ghi điện não

· Ngừng hoặc không dùng các loại thuốc, đặc biệt các

loại thuốc an thần ít nhất trước đó 3 ngày. Tuy nhiên đối với thuốc chống động kinh không nhất thiết phải ngừng.

· Trước khi đặt các điện cực, da đầu phải được làm sạch để giảm trở kháng chỗ tiếp xúc giữa điện cực và da đầu.

· Giải thích cho người bệnh yên tâm và hợp tác tốt.

· Người bệnh nên ở tư thế tư giãn và thoải mái nhất.

·  Lắp điện cực.

2. Yêu cầu đối với phòng ghi điện não

·   Yên tĩnh, xa nơi phát sóng vô tuyến

·   Các dụng cụ và thiết bị trong phòng đều cách điện

·   Ánh sáng vừa phải

·   Có dây tiếp đất tốt và an toàn

·   Có điều hòa mát và ấm để duy trì nhiệt độ phòng ổn định ở mức 20-24 độc

·   Có ổn áp duy trì dòng điện ổn định và an toàn.

·   Có giường hoặc ghế ghi điện não phù hợp.

3. Quy trình ghi:

        Trong quá trình ghi điện não, yêu cầu người bệnh thực hiện nhiều lần mở mắt và nhắm mắt để đánh giá đáp ứng, tiếp theo làm nghiệm pháp thở sâu trong 3 phút và cuối cùng thực hiện nghiệm pháp kích thích ánh sáng ngắt quãng với mục đích hoạt hóa các hoạt động kịch phát tiềm ẩn. Ngoài ra tùy từng yêu cầu cụ thể có thể tiến hành một số nghiệm pháp hoạt hóa khác: kích thích tiếng động, nghiệm pháp đọc, tính nhẩm, kích thích cảm giác bản thể, vận động, ngủ.

        Quy trình cụ thể:

- Ghi trong 3 phút ở chuyển đạo đơn cực, nhắm mở mắt 1 lần.

- Ghi trong 3 phút tiếp theo trên đạo trình ngang, kích thích ánh sáng 3 lần: 2 lần khi nhắm mắt và 1 lần khi mở mắt ở tần số 18Hz.

- Tiếp theo bệnh nhân thở sâu trong 3-5 phút tiếp theo trên đạo trình dọc, bệnh nhân nhắm mắt.

- Sau thở sâu ghi tiếp 3 phút rồi kết thúc.

 

QUY TRÌNH GHI ĐIỆN CƠ

 

I. Chuẩn bị người bệnh:

· Cần vệ sinh sạch vùng cơ cần chẩn đoán trước khi ghi điện cơ.

· Trước khi đặt các điện cực, da phải được làm sạch để giảm trở kháng chỗ tiếp xúc giữa điện cực và da (khi ghi điện cơ điện cực bề mặt).

· Giải thích cho người bệnh yên tâm và hợp tác tốt.

· Người bệnh nên ở tư thế tư giãn và thoải mái nhất.

 

II. Yêu cầu đối với phòng ghi điện cơ:

·   Yên tĩnh, xa nơi phát sóng vô tuyến.

·   Các dụng cụ và thiết bị trong phòng đều cách điện

·   Ánh sáng vừa phải.

·   Có dây tiếp đất tốt và an toàn.

·   Có điều hòa mát và ấm để duy trì nhiệt độ phòng ổn định ở mức 20-24 độ C.

·   Có ổn áp duy trì dòng điện ổn định và an toàn.

.   Có máy hút ẩm để bảo quản máy và an toàn khi thực hiện ghi điện cơ.

·   Có giường hoặc ghế ghi điện cơ phù hợp.

.   Chống nhiễu tốt.

 

III. Quy trình ghi:

1.     Điện cơ bề mặt:

-         Sát khuẩn vùng da vị trí gắn điện cực bề mặt.

-         Gắn điện cực bề mặt.

-         Ghi điện cơ bề mặt.

2.     Điện cơ kim:

-         Sát khuẩn vùng chọc kim.

-         Ghi các điện thế đơn vị vận động(Motorunit potential = MUPs)

+ Đâm kim qua da, dừng lại ở lớp bề mặt nông của cơ. Chú ý điện thế tự phát có hay không.

+ Yêu cầu bệnh nhân co cơ chủ động, tăng dần cho đến co cơ tối đa để quan sát quá trình tập cộng các MUPs và điện cơ giao thoa.

+ Trong quá trình co cơ cần điều chỉnh kim để ghi được càng nhiều và càng rõ về các MUPs.

 

QUY TRÌNH TIÊM NGOÀI MÀNG CỨNG

 

I.                  Chuẩn bị:

 

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết (các loại thuốc cấp cứu và gây tê, săng, gạc, bông cồn, kim chuyên dùng, găng tay...). Kim chuyên dùng (kim Quincke) có độ lớn 20 - 22G.
-Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Cho bệnh nhân ghi điện tim, xét nghiệm máu đông, máu chảy, thử phản ứng thuốc gây tê, theo dõi mạch, huyết áp.
+ Chuẩn bị tư tưởng (giải thích mục đích thủ thuật, động viên, khích lệ..., có thể cho dùng thuốc chấn tĩnh vào tối hôm trước nếu xét thấy cần thiết).
+ Khi tiến hành thủ thuật để bệnh nhân nằm ở tư thế co, đầu gối sát bụng, đầu gấp vào ngực, hai tay ôm đầu gối. Bộc lộ vùng thắt lưng, sát trùng rộng vùng chọc kim (lần đầu bằng cồn iod, sau đó sát trùng lại bằng cồn trắng 2 lần). Phủ săng lỗ để hở vùng chọc.
-Nhân viên (2 hoặc 3 người tuỳ theo khả năng phối hợp của bệnh nhân) mang mũ, mạng, khẩu trang; móng tay cắt ngắn và vô trùng găng tay.

 

II. Kỹ thuật tiêm được thực hiện theo 5 bước.

 

-         Bước 1: xác định vị trí điểm chọc, sát trùng.

-         Bước 2: thử phản ứng thuốc Novocain 0,25%, chuẩn bị dụng cụ pha thuốc.

-         Bước 3: Dùng kim chuyên dụng chọc kim qua khe liên đốt L3-L4, L4-L5. Đưa kim từ từ vào sâu khi có cảm giác qua dây chằng vàng thì dừng.

-         Bước 4: Thử hút xem có dịch não tủy và máu, bơm thử 1 ml không khí vô trùng, nếu vào nhẹ thì chứng tỏ kim đã vào khoang ngoài màng cứng.

-         Bước 5: Bơm 2ml Novocain 0,25% và Hydrocotison 125 mg vào khoang ngoài màng cứng. 

 

QUY TRÌNH TIÊM CẠNH CỘT SỐNG THẮT LƯNG

1.     Chuẩn bị:

 

- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: Các loại thuốc cấp cứu và gạc, bông, cồn, kim tiêm, găng tay…

- Chuẩn bị bệnh nhân.

+ Giải thích cho bệnh nhân mục đích thủ thuật.

+ Khi tiến hành thủ thuật để bệnh nhân nằm sấp, tư thế thả lỏng.

- Nhân viên: 2 người mang mũ, khẩu trang, găng tay.

 

2.     Quy trình:

 

                   Tiến hành theo 4 bước:

- Bước 1:

Xác định vị trí tiêm ngang đốt sống L4-L5 và L5- S1, cách cột sống về 2 bên khoảng 1,5cm-2cm.

- Bước 2:

Sát trùng vùng tiêm.

- Bước 3:

Tiêm thuốc vào vị trí đã xác định.

- Bước 4:

Sát trùng vị trí tiêm sau khi thực hiện thủ thuật.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC DỊCH NÃO TỦY

I. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ:

- 01 Bác sĩ.

- 01 điều dưỡng.

2. Phương tiện.

a. Bộ dụng cụ chọc dò thắt lưng vô khuẩn gồm

- Khăn mổ, khăn có lỗ.

- Bơm tiêm 2ml và kim tiêm số 22, 24 để gây tê.

- Kim chọc dò thắt lưng có nòng thông cỡ 18, 20, 22.

- Ống nghiệm (4 ống).

- Dung dịch xylocain 1% để gây tê.

- Gạc phủ lên vị trí chọc dò sau thủ thuật.

- 02 đôi găng tay vô khuẩn.

b. Khẩu trang cho thủ thuật viên  và người phụ.

c. Găng vô khuẩn cho thủ thuật viên.

d. Phiếu xét nghiệm và bút ghi.

e. Dung dịch sát khuẩn: bông, gạc, kẹp dụng cụ, khay chữ nhật và khay quả đậu giá đỡ ống xét nghiệm.

3. Người bệnh.

a. Được giải thích:

 

          - Mục đích của thủ thuật.

- Vị trí làm thủ thuật, có thuốc tê không đau.

- Người thực hiện.

- Nơi thực hiện thủ thuật.

- Cam kết làm thủ thuật.

b. Cho người bệnh đại tiểu tiện trước khi làm và dặn người bệnh không ăn uống gì ngay trước hoặc sau khi tiến hành thủ thuật.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, cong lưng về phía thầy thuốc, cúi gập đầu về phía ngực, co hai đùi và cẳng chân về phía bụng. Nếu là trẻ em hoặc là người bệnh dễ có phản ứng thì cần có điều dưỡng phụ đứng phía trước người bệnh, một tay giữ gáy người bệnh, một tay giữ khoeo chân người bệnh.

- Điều dưỡng trực tiếp phục vụ thủ thuật mở khăn phủ bộ chọc dò thắt lưng, sát khuẩn vùng thắt lưng nơi sẽ chọc dò, phủ khăn mổ lên lưng người bệnh, đưa găng tay cho thủ thuật viên.

- Điều dưỡng đưa bơm, kim tiêm và thuốc tê để thủ thuật viên gây tê cho người bệnh.

- Sau khi người bệnh đã được gây tê, điều dưỡng đưa kim chọc dò thắt lưng có kèm nòng thông cho thủ thuật viên.

- Thủ thuật viêm tiến hành chọc dò thắt lưng, thông thường ở vị trí liên đốt thắt lưng L5 – S1, L4 – L5 có thể L3 – L4. .

- Khi kim đã ở vào khoang dưới nhện thấy hẫng tay rút thông nòng xem dịch não tủy có chảy qua kim không. Khi dịch não tủy chảy ra, lắp lại thông nòng để hạn chế dịch não tủy chảy ra.

 

+ Tiếp đó điều dưỡng đưa lần lượt từng ống nghiệm để hứng dịch não tuỷ.

+ Sau khi đã lấy đủ số lượng dịch não tuỷ dự kiến, thủ thuật viên lắp lại thông nòng, rút kim khỏi vị trí chọc dò. Điều dưỡng dùng miếng gạc vô khuẩn phủ che lên vùng lưng vừa được chọc dò và dán băng giữ bên ngoài.

- Để người bệnh nằm sấp hoặc nghiêng sấp sau chọc dò 30 phút đến 1giờ. Theo dõi toàn trạng người bệnh, chú ý tới tình trạng ý thức, sắc mặt, mồ hôi, mạch, huyết áp ... Đắp một chăn mỏng cho người bệnh.

- Thủ thuật viên ghi kết quả việc chọc dò vào hồ sơ của người bệnh. Điều dưỡng kiểm tra họ tên người bệnh trên ống xét nghiệm, các phiếu gửi xét nghiệm và ghi vào phiếu chăm sóc theo dõi người bệnh.

- Thu xếp dụng cụ sau chọc dò. Rửa tay và sát khuẩn bàn tay.

III. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Thoát vị não (lọt hạnh nhân tiểu não, hoặc lọt cực thái dương) đặc biệt trong trường hợp áp lực quá cao trong sọ (phù gai thị trên 2 đi ốp) hoặc có thể do khối u choán chỗ.

- Nhức đầu sau chọc dò thắt lưng (10 - 15%): nằm nghỉ, cho thuốc giảm đau.

- Chảy máu ở vị trí chọc kim.

- Nhiễm khuẩn cục bộ.

- Choáng, ngất (do đau, do sợ hãi).

- Ghi chú: Ở đây trình bầy về kỹ thuật chọc dò ống sống thắt lưng nói chung, không đề cập cụ thể các phương thức khác như: đưa thuốc vào khoang dịch não - tuỷ để điều trị, gây tê hoặc bơm hơi hoặc bơm chất cản quang để chụp não tuỷ.

(Lượt đọc: 3018)

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ