Banner
Banner dưới menu

Phần IV: Các quy trình kỹ thuật tế bào học (2)

(Cập nhật: 24/11/2017)

Các quy trình kỹ thuật tế bào học (2)

86. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC BONG CÁC DỊCH MÀNG BỤNG, MÀNG PHỔI, MÀNG TIM

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Khi có tràn dịch, trong các dịch chứa các tế bào bong của màng phổi/ màng tim/ màng bụng cũng như các tế bào từ các tổn thương có trên các màng này bong vào trong dịch. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Máy ly tâm.

-  Ống hút (pipet) nhựa hoặc ống hút tự động

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn etanol 95%).

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl -Neelsen…)

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và để viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

Việc hút dịch và lấy dịch được thực hiện bởi các bác sĩ lâm sàng và gửi bệnh phẩm là dịch chọc hút được về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

Yêu cầu:

-  Dịch chọc hút ra nên gửi ngay, nếu không gửi được ngay phải để trong tủ lạnh 4 độ C (không quá 48 giờ).

-  Dịch phải được đặt trong ống hoặc lọ có sẵn chất chống đông.

-  Số lượng dịch: phải đủ (thường trên 100ml).

-  Phải quan sát và ghi rõ màu sắc, tính chất, số lượng dịch vào phiếu xét nghiệm.

2.                      Kỹ thuật tập trung tế bào

-  Dịch để trong tủ lạnh cho lắng cặn, gạn bỏ phần trong, lấy phần cặn cho vào ống nghiệm, đặt vào máy ly tâm với tốc độ 1500 – 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, lấy phần lắng cặn tế bào bên dưới làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Lắc nhẹ, đều dịch cặn trong ống

-  Dùng ống hút hút dịch cặn dưới ống, nhỏ lên các phiến kính sạch (1-2 giọt/phiến kính) đã ghi sẵn mã Người bệnh.

-  Dùng một phiến kính khác áp trên giọt bệnh phẩm, dàn bệnh phẩm trên các phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ: các phiến đồ được để khô 10-30 phút trong không khí ở

môi trường sạch, cố định bằng cồn etanol 95% trong 10 phút rồi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl -Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

5.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: nên rửa thuốc nhuộm dưới vòi nước nhỏ, nên dùng phiến kính đã phủ chất kết dính (albumin).

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa tan rã không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể nên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt hoặc phải để trong tủ lạnh. Phiến đồ sau khi dàn và để khô cần cố định ngay.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt, nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt.

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

87. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC ĐỜM

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Trong đờm chứa các tế bào bong ra của phổi, phế quản, khí quản và  đường hô hấp trên cũng như các tế bào từ các tổn thương có trên các cơ quan này bong vào trong đờm. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:         + dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn ethanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl - Neelsen…).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, số lượng đờm, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các khoa lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

*                        Yêu cầu:

-  Lấy đờm của đường hô hấp dưới (để chẩn đoán tổn thương của phế quản - phổi).

-  Lấy đờm của buổi sáng sớm, trước khi ăn uống.

-  Số mẫu đờm cần lấy: 3-5 mẫu.

-  Người bệnh hít thở sâu, ho mạnh và khạc đờm vào một hộp miệng rộng, làm lại nhiều lần.

-  Chuyển ngay bệnh phẩm đến làm xét nghiệm (Người bệnh trong bệnh viện) hoặc pha sẵn 50ml dung dịch tiền cố định trong hộp đựng đờm (nếu lấy đờm từ nhà).

-  Dung dịch tiền cố định: 50ml cồn 70% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật làm tan nhày và tập trung tế bào

-  50ml dung dịch đờm trong lọ đã pha sẵn dung dịch cố định, dùng bi sắt đánh tan đờm hoặc dùng máy trộn xoáy đặt đứng trong nhiệt độ phòng 30-60 phút hoặc cho vào máy xay tốc độ cao trong 5-10 giây, nếu chưa tan nhày lại xay tiếp

5-10 giây hoặc cho chất làm tan nhày vào mẫu đờm đã cố định .

-  Cho mẫu đã tan nhày đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, để lại vài giọt cùng phần lắng cặn tế bào bên dưới (1-2ml).

-  Lấy phần cặn lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Dùng ống hút hút dịch cặn đã được trộn, nhỏ lên phần trung tâm của các phiến kính đã ghi sẵn mã Người bệnh (1-2 giọt/phiến kính nếu cặn giàu tế bào; 3-4  giọt nếu cặn lỏng, nhiều nước).

-  Dùng một phiến kính sạch khác đặt lên trên cặn, dàn nhẹ, đều bệnh phẩm giữa hai phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch, không bụi.

-  Ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ trước khi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl - Neelsen hoặc HE như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa tan rã không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

88. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH RỬA VÀ HÖT PHẾ QUẢN

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Trong dịch rửa và hút phế quản chứa các tế bào bong ra của phổi, phế quản cũng như các tế bào từ các tổn thương có trên các cơ quan này bong vào trong dịch. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:         

+ dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn ethanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl - Neelsen…).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết.

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các khoa lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

*                        Yêu cầu:

-  Dịch lấy ra chuyển ngay đến làm xét nghiệm hoặc cho ngay vào hộp có nắp đậy chứa 50ml dung dịch tiền cố định pha sẵn.

-  Dung dịch tiền cố định: 50ml cồn 70% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật làm tan nhày và tập trung tế bào

*                        Nếu dịch có nhiều nhày

-  50ml dung dịch rửa phế quản trong lọ đã pha sẵn dung dịch cố định, dùng bi  sắt đánh tan chất nhày hoặc dùng máy trộn xoáy đặt đứng trong nhiệt độ phòng 30-60 phút hoặc cho vào máy xay tốc độ cao trong 5-10 giây, nếu chưa tan nhày lại xay tiếp 5-10 giây hoặc cho chất làm tan nhày vào mẫu dịch đã cố định .

*                        Nếu không nhày: qui trình giống làm cặn nước tiểu.

-  Cho mẫu đã tan nhày đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, để lại vài giọt cùng phần lắng cặn tế bào bên dưới

(1-2ml)

-  Lấy phần cặn lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Dùng ống hút hút dịch cặn đã được trộn, nhỏ lên phần trung tâm của các phiến kính đã ghi sẵn mã BN (1-2 giọt/phiến kính nếu cặn giàu tế bào; 3-4 giọt nếu   cặn lỏng, nhiều nước).

-  Dùng một phiến kính sạch khác đặt lên trên cặn, dàn nhẹ, đều bệnh phẩm giữa hai phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch, không bụi.

-  Ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ trước khi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa tan rã không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

89. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH CHẢI PHẾ QUẢN

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Với những tổn thương vùng bề mặt niêm mạc phế quản, khi nội soi phế quản, vừa có thể quan sát trực tiếp tổn thương, vừa có thể dùng bàn chải chải bề mặt phế quản tổn thương lấy các tế bào làm phiến đồ. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:         

+ dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn etanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl - Neelsen…).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các khoa lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

-  Mẫu lấy được có thể phết trực tiếp lên các phiến kính sạch, đã ghi sẵn mã số Người bệnh, cố định bằng cồn etanol 95 độ và chuyến xuống khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học, nhuộm phiến đồ theo một trong những phương pháp nhuộm tế bào học.

Hoặc rửa bàn chải trong dung dịch sinh lý (salin vô trùng) rồi làm phiến đồ tế bào học dịch như sau:

-  Dịch lấy ra chuyển ngay đến làm xét nghiệm hoặc cho ngay vào hộp có nắp đậy chứa 50ml dung dịch tiền cố định pha sẵn.

-  Dung dịch tiền cố định: 50ml cồn 70% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật làm tan nhày và tập trung tế bào

*                        Nếu dịch có nhiều nhày

-  50ml dung dịch chải phế quản trong lọ đã pha sẵn dung dịch cố định, dùng bi sắt đánh tan chất nhày hoặc dùng máy trộn xoáy đặt đứng trong nhiệt độ   phòng

30-60 phút hoặc cho vào máy xay tốc độ cao trong 5-10 giây, nếu chưa tan nhày lại xay tiếp 5-10 giây hoặc cho chất làm tan nhày vào mẫu dịch đã cố định .

*                        Nếu không nhày: qui trình giống làm cặn nước tiểu.

-  Cho mẫu đã tan nhày đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, để lại vài giọt cùng phần lắng cặn tế bào bên dưới (1-2ml).

-  Lấy phần cặn lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Dùng ống hút hút dịch cặn đã được trộn nhỏ lên phần trung tâm của các phiến kính đã ghi sẵn mã Người bệnh (1-2 giọt/phiến kính nếu cặn giàu tế bào; 3-4  giọt nếu cặn lỏng, nhiều nước).

-  Dùng một phiến kính sạch khác đặt lên trên cặn, dàn nhẹ, đều bệnh phẩm giữa hai phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch, không bụi.

-  Ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ trước khi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin.)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay.

-  Tế bào thoái hóa tan rã không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

90. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH RỬA Ổ BỤNG

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Trong dịch rửa ổ bụng chứa các tế bào bong ra của màng bụng, tiểu khung, túi cùng cũng như các tế bào bong từ các tổn thương có trong vùng đó. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:        

+ dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn etanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl - Neelsen…).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các khoa lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

*                        Yêu cầu: Dịch hút ra phải cho vào các lọ chứa chất chống đông.

-  Chuyển đến phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học luôn: không cần cố định và được để trong tủ lạnh, sau đó làm phiến đồ.

-  Nếu để lâu, phải cho vào hộp chứa chất tiền cố định với thể tích tương đương.

-  Dung dịch tiền cố định: cồn etanol 50% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật tập trung tế bào

-  Dịch để trong tủ lạnh cho lắng cặn, gạn bỏ phần trong, lấy phần cặn cho vào ống nghiệm, đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, lấy phần lắng cặn tế bào bên dưới (1-2ml)

-  Lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Dùng ống hút hút dịch cặn đã được trộn nhỏ lên phần trung tâm của các phiến kính đã ghi sẵn mã Người bệnh (1-2 giọt/phiến kính nếu cặn giàu tế bào; 3-4  giọt nếu cặn lỏng, nhiều nước).

-  Dùng một phiến kính sạch khác đặt lên trên cặn, dàn nhẹ, đều bệnh phẩm giữa hai phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch, không bụi.

-  Ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ trước khi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa, tan rã, không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

91. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH KHỚP

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Khi có tràn dịch, trong dịch chứa các tế bào của màng hoạt dịch, ổ khớp cũng như các tế bào và các thành phần hữu hình khác từ các tổn thương có trong ổ khớp bong vào trong dịch. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:     01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Bơm và kim tiêm dùng để chọc hút.

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Máy ly tâm.

-  Ống hút (pipet) nhựa hoặc ống hút tự động

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn etanol 95%).

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff Quik/HE/ PAP…)

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết.

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí chọc lấy dịch và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Người bệnh nằm hoặc ngồi.

+ Bộc lộ vị trí khớp cần chọc hút.

+ Sát trùng vùng cần chọc hút bằng cồn iod.

+ Chọc hút để lấy bệnh phẩm: tay phải cầm kim có gắn bơm tiêm, đâm qua da vào khe khớp, hút dưới áp lực âm để dịch chọc chui vào trong lòng kim và kéo dịch vào trong bơm tiêm. Nếu dịch nhiều, một tay giữ kim, một tay tháo bơm tiêm khỏi kim, thay bằng một bơm tiêm sạch khác để hút tiếp hoặc để kỹ thuật viên bơm dịch ra một lọ chứa có sẵn chất chống đông rồi lắp lại vào mũi kim, hút tiếp cho đến khi không còn dịch thì rút nhanh kim qua da (trước khi rút mũi kim ra khỏi khớp, không cần giải phóng áp lực âm do đẩy dịch trong bơm tiêm trở lại khớp).

+ Sát trùng lại vị trí đã chọc hút, băng lại.

-  Việc hút dịch và lấy dịch có thể được các bác sĩ lâm sàng thực hiện và gửi bệnh phẩm là dịch chọc hút được về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

Yêu cầu:

-  Dịch chọc hút ra nên gửi ngay nếu không phải để trong tủ lạnh 4 độ C   (không

quá 48 giờ).

-  Dịch phải được đặt trong ống hoặc lọ có sẵn chất chống đông.

-  Số lượng dịch: phải đủ (thường 25-100ml).

-  Phải quan sát và ghi rõ màu sắc, tính chất, số lượng dịch vào phiếu xét nghiệm.

2.                      Kỹ thuật tập trung tế bào

-  Dịch để trong tủ lạnh cho lắng cặn, gạn bỏ phần trong, lấy phần cặn cho vào ống nghiệm, đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, lấy phần lắng cặn tế bào bên dưới làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Lắc nhẹ, đều dịch cặn trong ống

-  Dùng ống hút hút dịch cặn dưới ống, nhỏ lên các phiến kính (1-2giọt/phiến kính) đã ghi sẵn mã Người bệnh.

-  Dùng một phiến kính khác áp trên giọt bệnh phẩm, dàn bệnh phẩm trên các phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ: các phiến đồ được để khô 10-30 phút trong không khí ở môi trường sạch, cố định bằng cồn etanol 95% trong 10 phút rồi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa, tan rã, không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc

nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

92. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH CÁC TỔN THƯƠNG DẠNG U NANG

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Trong dịch hút chứa các tế bào bong ra từ các tổn thương dạng u nang. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:         

+ dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn etanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, …).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết.

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên BN, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng BN, đặc điểm tổn thương và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học hoặc bác sĩ lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

*                        Yêu cầu: Hút hết dịch trong u nang cho vào các lọ chứa chất chống đông.

-  Chuyển đến phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học ngay: không cần cố định và được để trong tủ lạnh, sau đó làm phiến đồ.

-  Nếu để lâu, phải cho vào lọ chứa chất tiền cố định với thể tích tương đương.

-  Dung dịch tiền cố định: cồn etanol 50% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật tập trung tế bào

-  Dịch để trong tủ lạnh cho lắng cặn, gạn bỏ phần trong, lấy phần cặn cho vào ống nghiệm, đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, lấy phần lắng cặn tế bào bên dưới (1-2ml)

-  Lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch không bụi.

-  Trước khi nhuộm, ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ.

4.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa, tan rã, không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

93. KỸ THUẬT KHỐI TẾ BÀO DỊCH CÁC KHOANG CƠ THỂ

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Nhằm tập trung các tế bào đơn lẻ, rải rác trong dịch thành một khối có thể đưa vào chuyển, đúc, cắt nhuộm giống qui trình mô học thường qui.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:     01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Lọ thủy tinh có nắp, thể tích 250 ml.

+ Ống nghiệm thủy tinh kích thước 10 x 1,6 cm hoặc loại ống ly tâm thể tích 50ml.

+ Heparin (loại dung dịch tiêm)

+ Cytorich Red, Mucolexx

+ Formol đệm trung tính 10%

+ Máy ly tâm, khuôn nhựa, phiến kính, giấy gói mô học (loại không dính)

+ Que gỗ nhỏ, bông gòn (loại không thấm nước).

+ Các dụng cụ, hóa chất kỹ thuật của qui trình mô học thường qui (nhuộm HE, PAS)

3.                      Người bệnh

Người bệnh có tràn dịch các khoang cơ thể (màng tim, màng phổi, màng bụng, dịch não tủy…), dịch rửa phế quản, nước tiểu, dịch các u nang, dịch khớp...

4.                      Phiếu xét nghiệm

Được điền đầy đủ các thông tin hành chính của Người bệnh (tên, tuổi, số giường, số phòng, khoa phòng), chẩn đoán lâm sàng, tóm tắt các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng, yêu cầu xét nghiệm khối tế bào dịch, ngày, giờ lấy dịch, nhận xét đại thể (màu sắc, số lượng dịch, máu, nhày…)

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Lọ thủy tinh 250 ml được tráng đều thành và đáy lọ bằng 1000 đơn vị heparin trước khi đổ dịch. Heparin làm cho dịch máu không bị đông lại, do vậy không bị mắc kẹt tế bào vào trong cục máu đông.

+ Dịch được lấy tại các khoa lâm sàng và/hoặc khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học. Lấy dịch cho vào lọ thủy tinh. Số lượng dịch tùy thuộc từng Người bệnh, nhưng nên lấy từ 50 đến 250 ml để có được nhiều mẫu bệnh phẩm (nếu điều kiện Người bệnh cho phép).

+ Đậy nắp, dán nhãn (tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán lâm sàng) rồi gửi ngay về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học. Nếu không có điều kiện gửi ngay, bảo quản bệnh phẩm trong ngăn dưới tủ lạnh ở 40C. Bệnh phẩm được bảo quản không quá 2 tuần.

2.                      Tiến hành kỹ thuật

+ Đánh giá đại thể: màu sắc, số lượng dịch, có/không có nhiều máu hoặc chất nhày.

+ Nếu dịch có nhiều máu thì cho 1ml Cytorich red/50ml dịch, nếu dịch có nhiều chất nhầy thì cho 1ml Mucolex/50ml dịch, lắc đều rồi để khoảng 5 phút cho tan bớt nhầy.

+ Nếu có máy ly tâm ống lớn 50 ml thì tiến hành bước 1 luôn.

+ Nếu không có máy ly tâm ống lớn thì để lọ dịch từ 8 – 10 giờ để các tế bào lắng cặn xuống dưới, sau đó loại bỏ lớp dịch trong phía bề mặt, lắc đều  cặn

tế bào, rồi chia vào các ống nghiệm nhỏ (1,6 x 10cm), nút chặt bằng bông không thấm nước rồi tiến hành từ bước 1.

Lưu ý: Nếu dịch đã được bảo quản ở các khoa lâm sàng từ 8 – 10 giờ, tế bào đã lắng xuống dưới thì tiến hành thực hiện kỹ thuật luôn (như mô tả ở trên).

+ Bước 1: Cho các ống nghiệm chứa dịch vào máy ly tâm trong 10 phút với tốc độ 2.000 vòng/phút.

+ Bước 2: Loại bỏ lớp dịch trong phía trên để lấy lắng cặn tế bào rồi cố định cặn tế bào trong formol đệm trung tính 10% trong tủ ấm 60oC, khoảng 2 giờ.

+ Bước 3: Ly tâm bệnh phẩm lần nữa với tốc độ 2000 vòng/phút trong 10 phút nếu cần (nếu bệnh phẩm đã hình thành khối chắc thì qui trình có thể chuyển trực tiếp từ bước 2 sang bước 4).

+ Bước 4: Loại bỏ formol trong ống vào lọ đựng nước thải..

+ Bước 5: Dùng que gỗ nhỏ để lấy khối tế bào ra khỏi ống và đặt lên một tờ giấy (loại giấy không dính có trong phòng xét nghiệm mô bệnh học). Gói  khối tế bào trong giấy này và đặt vào trong khuôn nhựa đã được dán nhãn với tên và mã số Người bệnh.

+ Bước 6: Cho khuôn nhựa có chứa khối tế bào tiếp tục được thực hiện các bước như vào qui trình mô học thường qui.

+ Bước 7: Các mảnh cắt từ khối tế bào có độ dày từ 3 – 5 µm, thường được nhuộm Hematoxylin – Eosin và nhuộm đặc biệt (PAS, mucicarmin...) hoặc nhuộm hóa mô miễn dịch (nếu cần).

IV.                NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khối tế bào lưu giữ được các loại tế bào và gợi lại một phần cấu trúc mô tốt hơn so với phiến đồ, cho phép cắt được nhiều mảnh cắt giống nhau. Nhuộm HE, nhuộm đặc biệt và nhuộm hóa mô miễn dịch cho phép chẩn đoán xác định được nhiều loại tổn thương như nấm, tổn thương ác tính hoặc định hướng nguồn gốc của các u nguyên phát.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Trong quá trình làm kỹ thuật có thể bị nhầm lẫn bệnh phẩm do qui trình gồm nhiều bước, rơi vỡ ống xét nghiệm làm mất bệnh phẩm… Cần phải làm việc tập trung, luôn luôn có sự kiểm tra, đối chiếu để tránh những sai sót không đáng có.

 

94. KỸ THUẬT KHỐI TẾ BÀO BỆNH PHẨM CHỌC HÚT KIM NHỎ

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Nhằm tập trung các tế bào đơn lẻ, rải rác trong bệnh phẩm chọc hút kim nhỏ thành một khối, có thể đưa vào chuyển, đúc, cắt nhuộm giống qui trình mô học thường qui, tiết kiệm tối đa mẫu bệnh phẩm lấy ra khỏi cơ thể người bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Ống nghiệm thủy tinh kích thước 10 x 1,6 cm.

+ Formol đệm trung tính 10%, thrombin hoặc thạch agar 3%.

+ Máy ly tâm, khuôn nhựa , phiến kính, giấy gói mô học (loại không dính).

+ Que gỗ nhỏ, bông gòn (loại không thấm nước), tủ lạnh, lò vi sóng.

+ Các dụng cụ, hóa chất kỹ thuật của qui trình mô học thường qui (nhuộm HE, PAS…).

3.                      Người bệnh

Người bệnh được thực hiện thủ thuật chọc hút kim nhỏ (FNA) để lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào.

4.                      Phiếu xét nghiệm

Điền đầy đủ các thông tin hành chính của Người bệnh (tên, tuổi, số giường, số phòng, khoa phòng), chẩn đoán lâm sàng, tóm tắt các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng, yêu cầu xét nghiệm khối tế bào bệnh phẩm chọc hút kim nhỏ (cellblock FNA); ngày, giờ lấy bệnh phẩm.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Bệnh phẩm FNA được chọc hút tại các khoa lâm sàng hoặc khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

+ Bệnh phẩm sau khi lấy được bơm một phần ra phiến kính để làm phiến đồ phết (1- 2 phiến đồ), phần còn lại (dịch thừa trong lòng kim hoặc bơm tiêm) được rửa bằng 5-10 ml formol đệm trung tính 10% (dùng các kim hỗ trợ nếu cần), cho vào ống nghiệm rồi gửi ngay về hoa giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học. Các trường hợp chọc hút nhiều dịch thì làm kỹ thuật khối tế bào dịch (như phần trên).

Lưu ý: Nếu không có formol đệm trung tính 10% để rửa thì có thể dùng nước muối sinh lý thay thế, nhưng sau khi rửa xong, phải gửi ngay bệnh phẩm về  khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

2.                      Tiến hành kỹ thuật

+ Bước 1: Cho các ống nghiệm chứa bệnh phẩm FNA vào máy ly tâm trong 10 phút với tốc độ 2000 vòng/phút.

+ Bước 2: Loại bỏ lớp dịch trong phía trên để lấy phần lắng cặn tế bào, cố định cặn tế bào trong formol đệm trung tính 10% tối thiểu 1 giờ.

+ Bước 3: Ly tâm bệnh phẩm lần nữa với tốc độ 2000 vòng/phút trong 10 phút nếu cần (nếu bệnh phẩm đã hình thành khối chắc thì qui trình có thể chuyển trực tiếp từ bước 2 sang bước 4).

+ Bước 4: Loại bỏ formol vào lọ đựng nước thải. Thêm vào một lượng nhỏ thrombin hoặc thạch (agar) 3% (3g bột thạch hòa tan trong 100ml nước cất) đã nóng chảy (bằng lò vi sóng trong 10 giây ở nhiệt độ trung bình) vào ống nghiệm. Chờ thrombin hoặc thạch đông lại. Cho vào tủ lạnh để thạch (agar)  đông nhanh hơn (nếu cần thiết). Thrombin hoặc thạch (agar) có tác dụng gia cố độ vững chắc cho khối tế bào.

Chú ý: Phải đảm bảo chắc chắn không có bọt khí khi cho thạch (agar) vào ống.

+ Bước 5: Dùng que gỗ nhỏ để lấy khối tế bào ra khỏi ống và đặt lên một tờ giấy (loại giấy không dính có trong phòng xét nghiệm mô bệnh học). Gói  khối tế bào trong giấy này và đặt vào trong khuôn nhựa đã được dán nhãn với tên và mã số Người bệnh.

+ Bước 6: Cho khuôn nhựa có chứa khối tế bào tiếp tục được thực hiện các bước như trong qui trình mô học thường qui.

+ Bước 7: Các mảnh cắt từ khối tế bào có độ dày từ 3 – 5 µm được nhuộm Hematoxylin – Eosin và nhuộm đặc biệt (PAS, mucicarmin...) hoặc nhuộm hóa mô miễn dịch (nếu cần).

IV.                NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khối tế bào lưu giữ được các loại tế bào và gợi lại một phần cấu trúc mô tốt hơn so với phiến đồ, cho phép cắt được nhiều mảnh cắt giống nhau. Nhuộm HE, nhuộm đặc biệt và nhuộm hóa mô miễn dịch cho phép chẩn đoán xác định được nhiều loại tổn thương như nấm, tổn thương ác tính hoặc định hướng nguồn gốc của các u nguyên phát.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Số lượng bệnh phẩm FNA thường rất ít, do vậy nên dùng luôn ống nghiệm kích thước 1,6 x 10 cm (loại vừa với giá ly tâm của phòng xét nghiệm) để đựng dịch rửa lòng kim, tránh tình trạng phải đổi sang nhiều loại ống cho vừa máy ly tâm, gây mất bệnh phẩm trong quá trình làm kỹ thuật.

Trong quá trình làm kỹ thuật có thể bị nhầm lẫn bệnh phẩm do qui trình gồm nhiều bước, rơi vỡ ống xét nghiệm làm mất bệnh phẩm… Cần phải làm việc tập trung, luôn luôn có sự kiểm tra, đối chiếu để tránh những sai sót không đáng có.

86. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC BONG CÁC DỊCH MÀNG BỤNG, MÀNG PHỔI, MÀNG TIM

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Khi có tràn dịch, trong các dịch chứa các tế bào bong của màng phổi/ màng tim/ màng bụng cũng như các tế bào từ các tổn thương có trên các màng này bong vào trong dịch. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Máy ly tâm.

-  Ống hút (pipet) nhựa hoặc ống hút tự động

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn etanol 95%).

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl -Neelsen…)

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và để viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

Việc hút dịch và lấy dịch được thực hiện bởi các bác sĩ lâm sàng và gửi bệnh phẩm là dịch chọc hút được về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

Yêu cầu:

-  Dịch chọc hút ra nên gửi ngay, nếu không gửi được ngay phải để trong tủ lạnh 4 độ C (không quá 48 giờ).

-  Dịch phải được đặt trong ống hoặc lọ có sẵn chất chống đông.

-  Số lượng dịch: phải đủ (thường trên 100ml).

-  Phải quan sát và ghi rõ màu sắc, tính chất, số lượng dịch vào phiếu xét nghiệm.

2.                      Kỹ thuật tập trung tế bào

-  Dịch để trong tủ lạnh cho lắng cặn, gạn bỏ phần trong, lấy phần cặn cho vào ống nghiệm, đặt vào máy ly tâm với tốc độ 1500 – 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, lấy phần lắng cặn tế bào bên dưới làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Lắc nhẹ, đều dịch cặn trong ống

-  Dùng ống hút hút dịch cặn dưới ống, nhỏ lên các phiến kính sạch (1-2 giọt/phiến kính) đã ghi sẵn mã Người bệnh.

-  Dùng một phiến kính khác áp trên giọt bệnh phẩm, dàn bệnh phẩm trên các phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ: các phiến đồ được để khô 10-30 phút trong không khí ở

môi trường sạch, cố định bằng cồn etanol 95% trong 10 phút rồi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl -Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

5.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: nên rửa thuốc nhuộm dưới vòi nước nhỏ, nên dùng phiến kính đã phủ chất kết dính (albumin).

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa tan rã không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể nên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt hoặc phải để trong tủ lạnh. Phiến đồ sau khi dàn và để khô cần cố định ngay.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt, nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt.

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

87. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC ĐỜM

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Trong đờm chứa các tế bào bong ra của phổi, phế quản, khí quản và  đường hô hấp trên cũng như các tế bào từ các tổn thương có trên các cơ quan này bong vào trong đờm. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:         + dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn ethanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl - Neelsen…).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, số lượng đờm, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các khoa lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

*                        Yêu cầu:

-  Lấy đờm của đường hô hấp dưới (để chẩn đoán tổn thương của phế quản - phổi).

-  Lấy đờm của buổi sáng sớm, trước khi ăn uống.

-  Số mẫu đờm cần lấy: 3-5 mẫu.

-  Người bệnh hít thở sâu, ho mạnh và khạc đờm vào một hộp miệng rộng, làm lại nhiều lần.

-  Chuyển ngay bệnh phẩm đến làm xét nghiệm (Người bệnh trong bệnh viện) hoặc pha sẵn 50ml dung dịch tiền cố định trong hộp đựng đờm (nếu lấy đờm từ nhà).

-  Dung dịch tiền cố định: 50ml cồn 70% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật làm tan nhày và tập trung tế bào

-  50ml dung dịch đờm trong lọ đã pha sẵn dung dịch cố định, dùng bi sắt đánh tan đờm hoặc dùng máy trộn xoáy đặt đứng trong nhiệt độ phòng 30-60 phút hoặc cho vào máy xay tốc độ cao trong 5-10 giây, nếu chưa tan nhày lại xay tiếp

5-10 giây hoặc cho chất làm tan nhày vào mẫu đờm đã cố định .

-  Cho mẫu đã tan nhày đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, để lại vài giọt cùng phần lắng cặn tế bào bên dưới (1-2ml).

-  Lấy phần cặn lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Dùng ống hút hút dịch cặn đã được trộn, nhỏ lên phần trung tâm của các phiến kính đã ghi sẵn mã Người bệnh (1-2 giọt/phiến kính nếu cặn giàu tế bào; 3-4  giọt nếu cặn lỏng, nhiều nước).

-  Dùng một phiến kính sạch khác đặt lên trên cặn, dàn nhẹ, đều bệnh phẩm giữa hai phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch, không bụi.

-  Ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ trước khi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl - Neelsen hoặc HE như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa tan rã không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

88. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH RỬA VÀ HÖT PHẾ QUẢN

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Trong dịch rửa và hút phế quản chứa các tế bào bong ra của phổi, phế quản cũng như các tế bào từ các tổn thương có trên các cơ quan này bong vào trong dịch. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:         

+ dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn ethanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl - Neelsen…).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết.

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các khoa lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

*                        Yêu cầu:

-  Dịch lấy ra chuyển ngay đến làm xét nghiệm hoặc cho ngay vào hộp có nắp đậy chứa 50ml dung dịch tiền cố định pha sẵn.

-  Dung dịch tiền cố định: 50ml cồn 70% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật làm tan nhày và tập trung tế bào

*                        Nếu dịch có nhiều nhày

-  50ml dung dịch rửa phế quản trong lọ đã pha sẵn dung dịch cố định, dùng bi  sắt đánh tan chất nhày hoặc dùng máy trộn xoáy đặt đứng trong nhiệt độ phòng 30-60 phút hoặc cho vào máy xay tốc độ cao trong 5-10 giây, nếu chưa tan nhày lại xay tiếp 5-10 giây hoặc cho chất làm tan nhày vào mẫu dịch đã cố định .

*                        Nếu không nhày: qui trình giống làm cặn nước tiểu.

-  Cho mẫu đã tan nhày đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, để lại vài giọt cùng phần lắng cặn tế bào bên dưới

(1-2ml)

-  Lấy phần cặn lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Dùng ống hút hút dịch cặn đã được trộn, nhỏ lên phần trung tâm của các phiến kính đã ghi sẵn mã BN (1-2 giọt/phiến kính nếu cặn giàu tế bào; 3-4 giọt nếu   cặn lỏng, nhiều nước).

-  Dùng một phiến kính sạch khác đặt lên trên cặn, dàn nhẹ, đều bệnh phẩm giữa hai phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch, không bụi.

-  Ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ trước khi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa tan rã không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

89. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH CHẢI PHẾ QUẢN

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Với những tổn thương vùng bề mặt niêm mạc phế quản, khi nội soi phế quản, vừa có thể quan sát trực tiếp tổn thương, vừa có thể dùng bàn chải chải bề mặt phế quản tổn thương lấy các tế bào làm phiến đồ. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:         

+ dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn etanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl - Neelsen…).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các khoa lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

-  Mẫu lấy được có thể phết trực tiếp lên các phiến kính sạch, đã ghi sẵn mã số Người bệnh, cố định bằng cồn etanol 95 độ và chuyến xuống khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học, nhuộm phiến đồ theo một trong những phương pháp nhuộm tế bào học.

Hoặc rửa bàn chải trong dung dịch sinh lý (salin vô trùng) rồi làm phiến đồ tế bào học dịch như sau:

-  Dịch lấy ra chuyển ngay đến làm xét nghiệm hoặc cho ngay vào hộp có nắp đậy chứa 50ml dung dịch tiền cố định pha sẵn.

-  Dung dịch tiền cố định: 50ml cồn 70% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật làm tan nhày và tập trung tế bào

*                        Nếu dịch có nhiều nhày

-  50ml dung dịch chải phế quản trong lọ đã pha sẵn dung dịch cố định, dùng bi sắt đánh tan chất nhày hoặc dùng máy trộn xoáy đặt đứng trong nhiệt độ   phòng

30-60 phút hoặc cho vào máy xay tốc độ cao trong 5-10 giây, nếu chưa tan nhày lại xay tiếp 5-10 giây hoặc cho chất làm tan nhày vào mẫu dịch đã cố định .

*                        Nếu không nhày: qui trình giống làm cặn nước tiểu.

-  Cho mẫu đã tan nhày đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, để lại vài giọt cùng phần lắng cặn tế bào bên dưới (1-2ml).

-  Lấy phần cặn lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Dùng ống hút hút dịch cặn đã được trộn nhỏ lên phần trung tâm của các phiến kính đã ghi sẵn mã Người bệnh (1-2 giọt/phiến kính nếu cặn giàu tế bào; 3-4  giọt nếu cặn lỏng, nhiều nước).

-  Dùng một phiến kính sạch khác đặt lên trên cặn, dàn nhẹ, đều bệnh phẩm giữa hai phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch, không bụi.

-  Ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ trước khi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin.)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay.

-  Tế bào thoái hóa tan rã không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

90. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH RỬA Ổ BỤNG

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Trong dịch rửa ổ bụng chứa các tế bào bong ra của màng bụng, tiểu khung, túi cùng cũng như các tế bào bong từ các tổn thương có trong vùng đó. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:        

+ dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn etanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, Ziehl - Neelsen…).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các khoa lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

*                        Yêu cầu: Dịch hút ra phải cho vào các lọ chứa chất chống đông.

-  Chuyển đến phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học luôn: không cần cố định và được để trong tủ lạnh, sau đó làm phiến đồ.

-  Nếu để lâu, phải cho vào hộp chứa chất tiền cố định với thể tích tương đương.

-  Dung dịch tiền cố định: cồn etanol 50% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật tập trung tế bào

-  Dịch để trong tủ lạnh cho lắng cặn, gạn bỏ phần trong, lấy phần cặn cho vào ống nghiệm, đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, lấy phần lắng cặn tế bào bên dưới (1-2ml)

-  Lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Dùng ống hút hút dịch cặn đã được trộn nhỏ lên phần trung tâm của các phiến kính đã ghi sẵn mã Người bệnh (1-2 giọt/phiến kính nếu cặn giàu tế bào; 3-4  giọt nếu cặn lỏng, nhiều nước).

-  Dùng một phiến kính sạch khác đặt lên trên cặn, dàn nhẹ, đều bệnh phẩm giữa hai phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch, không bụi.

-  Ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ trước khi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa, tan rã, không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

91. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH KHỚP

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Khi có tràn dịch, trong dịch chứa các tế bào của màng hoạt dịch, ổ khớp cũng như các tế bào và các thành phần hữu hình khác từ các tổn thương có trong ổ khớp bong vào trong dịch. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:     01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Bơm và kim tiêm dùng để chọc hút.

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Máy ly tâm.

-  Ống hút (pipet) nhựa hoặc ống hút tự động

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn etanol 95%).

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff Quik/HE/ PAP…)

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết.

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí chọc lấy dịch và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Người bệnh nằm hoặc ngồi.

+ Bộc lộ vị trí khớp cần chọc hút.

+ Sát trùng vùng cần chọc hút bằng cồn iod.

+ Chọc hút để lấy bệnh phẩm: tay phải cầm kim có gắn bơm tiêm, đâm qua da vào khe khớp, hút dưới áp lực âm để dịch chọc chui vào trong lòng kim và kéo dịch vào trong bơm tiêm. Nếu dịch nhiều, một tay giữ kim, một tay tháo bơm tiêm khỏi kim, thay bằng một bơm tiêm sạch khác để hút tiếp hoặc để kỹ thuật viên bơm dịch ra một lọ chứa có sẵn chất chống đông rồi lắp lại vào mũi kim, hút tiếp cho đến khi không còn dịch thì rút nhanh kim qua da (trước khi rút mũi kim ra khỏi khớp, không cần giải phóng áp lực âm do đẩy dịch trong bơm tiêm trở lại khớp).

+ Sát trùng lại vị trí đã chọc hút, băng lại.

-  Việc hút dịch và lấy dịch có thể được các bác sĩ lâm sàng thực hiện và gửi bệnh phẩm là dịch chọc hút được về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

Yêu cầu:

-  Dịch chọc hút ra nên gửi ngay nếu không phải để trong tủ lạnh 4 độ C   (không

quá 48 giờ).

-  Dịch phải được đặt trong ống hoặc lọ có sẵn chất chống đông.

-  Số lượng dịch: phải đủ (thường 25-100ml).

-  Phải quan sát và ghi rõ màu sắc, tính chất, số lượng dịch vào phiếu xét nghiệm.

2.                      Kỹ thuật tập trung tế bào

-  Dịch để trong tủ lạnh cho lắng cặn, gạn bỏ phần trong, lấy phần cặn cho vào ống nghiệm, đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, lấy phần lắng cặn tế bào bên dưới làm phiến đồ.

3.                      Làm phiến đồ

-  Lắc nhẹ, đều dịch cặn trong ống

-  Dùng ống hút hút dịch cặn dưới ống, nhỏ lên các phiến kính (1-2giọt/phiến kính) đã ghi sẵn mã Người bệnh.

-  Dùng một phiến kính khác áp trên giọt bệnh phẩm, dàn bệnh phẩm trên các phiến kính để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

4.                      Cố định phiến đồ: các phiến đồ được để khô 10-30 phút trong không khí ở môi trường sạch, cố định bằng cồn etanol 95% trong 10 phút rồi nhuộm.

5.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa, tan rã, không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc

nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

92. KỸ THUẬT TẾ BÀO HỌC DỊCH CÁC TỔN THƯƠNG DẠNG U NANG

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Trong dịch hút chứa các tế bào bong ra từ các tổn thương dạng u nang. Vì vậy, cần lấy được các tế bào này và nhận định loại tế bào, hình thái, số lượng tế bào trong dịch, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Găng tay vô trùng, khẩu trang.

-  Ống hút tự động.

-  Máy ly tâm và các lọ đựng dịch ly tâm

-  Máy trộn (khuấy)

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm:         

+ dung dịch carbowax 2% trong cồn

+ cồn etanol 95 độ

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP, …).

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút.

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và viết.

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên BN, vị trí lấy dịch, số lượng dịch, màu sắc, thời gian lấy, người thực hiện kỹ thuật, số lượng phiến đồ.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng BN, đặc điểm tổn thương và kết quả chẩn đoán.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học hoặc bác sĩ lâm sàng và gửi bệnh phẩm về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

*                        Yêu cầu: Hút hết dịch trong u nang cho vào các lọ chứa chất chống đông.

-  Chuyển đến phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học ngay: không cần cố định và được để trong tủ lạnh, sau đó làm phiến đồ.

-  Nếu để lâu, phải cho vào lọ chứa chất tiền cố định với thể tích tương đương.

-  Dung dịch tiền cố định: cồn etanol 50% hoặc dung dịch 2% carbowax trong cồn 50% với thể tích tương đương.

2.                      Kỹ thuật tập trung tế bào

-  Dịch để trong tủ lạnh cho lắng cặn, gạn bỏ phần trong, lấy phần cặn cho vào ống nghiệm, đặt vào máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút x10 phút.

-  Gạn bỏ phần trong bên trên, lấy phần lắng cặn tế bào bên dưới (1-2ml)

-  Lắc trên máy trộn điện 4-5 giây rồi lấy làm phiến đồ.

3.                      Cố định phiến đồ

-  Các phiến đồ để khô trong không khí 10-30 phút trong môi trường sạch không bụi.

-  Trước khi nhuộm, ngâm phiến đồ 10 phút trong cồn 95 độ.

4.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa, Ziehl – Neelsen hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

6.                      Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Các phiến đồ giàu tế bào, được dàn mỏng, đều, các tế bào không chồng chất lên nhau.

-  Hình thái các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ bị mất tế bào vào trong dịch cố định: cần để khô sau khi dàn 10-30 phút trước khi cố định bằng cồn.

-  Bong bệnh phẩm: rửa nhẹ nhàng, nên dùng phiến kính có phủ chất dính (albumin)

-  Các tế bào dày, chồng chất: lấy lượng dịch vừa đủ, dàn đều tay

-  Tế bào thoái hóa, tan rã, không nhận định được hình thái nhân và bào tương: dịch lấy ra khỏi cơ thể phải làm xét nghiệm ngay hoặc phải tiền cố định.

-  Các tế bào bắt màu quá kém: cần cố định tốt và nhuộm đủ thời gian, thuốc nhuộm tốt .

-  Nhuộm quá đậm: tẩy bớt thuốc nhuộm bằng cồn tuyệt đối.

-  Các tế bào bị kéo dài hoặc bị dập nát: cần dàn nhẹ tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

93. KỸ THUẬT KHỐI TẾ BÀO DỊCH CÁC KHOANG CƠ THỂ

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Nhằm tập trung các tế bào đơn lẻ, rải rác trong dịch thành một khối có thể đưa vào chuyển, đúc, cắt nhuộm giống qui trình mô học thường qui.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:     01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Lọ thủy tinh có nắp, thể tích 250 ml.

+ Ống nghiệm thủy tinh kích thước 10 x 1,6 cm hoặc loại ống ly tâm thể tích 50ml.

+ Heparin (loại dung dịch tiêm)

+ Cytorich Red, Mucolexx

+ Formol đệm trung tính 10%

+ Máy ly tâm, khuôn nhựa, phiến kính, giấy gói mô học (loại không dính)

+ Que gỗ nhỏ, bông gòn (loại không thấm nước).

+ Các dụng cụ, hóa chất kỹ thuật của qui trình mô học thường qui (nhuộm HE, PAS)

3.                      Người bệnh

Người bệnh có tràn dịch các khoang cơ thể (màng tim, màng phổi, màng bụng, dịch não tủy…), dịch rửa phế quản, nước tiểu, dịch các u nang, dịch khớp...

4.                      Phiếu xét nghiệm

Được điền đầy đủ các thông tin hành chính của Người bệnh (tên, tuổi, số giường, số phòng, khoa phòng), chẩn đoán lâm sàng, tóm tắt các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng, yêu cầu xét nghiệm khối tế bào dịch, ngày, giờ lấy dịch, nhận xét đại thể (màu sắc, số lượng dịch, máu, nhày…)

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Lọ thủy tinh 250 ml được tráng đều thành và đáy lọ bằng 1000 đơn vị heparin trước khi đổ dịch. Heparin làm cho dịch máu không bị đông lại, do vậy không bị mắc kẹt tế bào vào trong cục máu đông.

+ Dịch được lấy tại các khoa lâm sàng và/hoặc khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học. Lấy dịch cho vào lọ thủy tinh. Số lượng dịch tùy thuộc từng Người bệnh, nhưng nên lấy từ 50 đến 250 ml để có được nhiều mẫu bệnh phẩm (nếu điều kiện Người bệnh cho phép).

+ Đậy nắp, dán nhãn (tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán lâm sàng) rồi gửi ngay về khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học. Nếu không có điều kiện gửi ngay, bảo quản bệnh phẩm trong ngăn dưới tủ lạnh ở 40C. Bệnh phẩm được bảo quản không quá 2 tuần.

2.                      Tiến hành kỹ thuật

+ Đánh giá đại thể: màu sắc, số lượng dịch, có/không có nhiều máu hoặc chất nhày.

+ Nếu dịch có nhiều máu thì cho 1ml Cytorich red/50ml dịch, nếu dịch có nhiều chất nhầy thì cho 1ml Mucolex/50ml dịch, lắc đều rồi để khoảng 5 phút cho tan bớt nhầy.

+ Nếu có máy ly tâm ống lớn 50 ml thì tiến hành bước 1 luôn.

+ Nếu không có máy ly tâm ống lớn thì để lọ dịch từ 8 – 10 giờ để các tế bào lắng cặn xuống dưới, sau đó loại bỏ lớp dịch trong phía bề mặt, lắc đều  cặn

tế bào, rồi chia vào các ống nghiệm nhỏ (1,6 x 10cm), nút chặt bằng bông không thấm nước rồi tiến hành từ bước 1.

Lưu ý: Nếu dịch đã được bảo quản ở các khoa lâm sàng từ 8 – 10 giờ, tế bào đã lắng xuống dưới thì tiến hành thực hiện kỹ thuật luôn (như mô tả ở trên).

+ Bước 1: Cho các ống nghiệm chứa dịch vào máy ly tâm trong 10 phút với tốc độ 2.000 vòng/phút.

+ Bước 2: Loại bỏ lớp dịch trong phía trên để lấy lắng cặn tế bào rồi cố định cặn tế bào trong formol đệm trung tính 10% trong tủ ấm 60oC, khoảng 2 giờ.

+ Bước 3: Ly tâm bệnh phẩm lần nữa với tốc độ 2000 vòng/phút trong 10 phút nếu cần (nếu bệnh phẩm đã hình thành khối chắc thì qui trình có thể chuyển trực tiếp từ bước 2 sang bước 4).

+ Bước 4: Loại bỏ formol trong ống vào lọ đựng nước thải..

+ Bước 5: Dùng que gỗ nhỏ để lấy khối tế bào ra khỏi ống và đặt lên một tờ giấy (loại giấy không dính có trong phòng xét nghiệm mô bệnh học). Gói  khối tế bào trong giấy này và đặt vào trong khuôn nhựa đã được dán nhãn với tên và mã số Người bệnh.

+ Bước 6: Cho khuôn nhựa có chứa khối tế bào tiếp tục được thực hiện các bước như vào qui trình mô học thường qui.

+ Bước 7: Các mảnh cắt từ khối tế bào có độ dày từ 3 – 5 µm, thường được nhuộm Hematoxylin – Eosin và nhuộm đặc biệt (PAS, mucicarmin...) hoặc nhuộm hóa mô miễn dịch (nếu cần).

IV.                NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khối tế bào lưu giữ được các loại tế bào và gợi lại một phần cấu trúc mô tốt hơn so với phiến đồ, cho phép cắt được nhiều mảnh cắt giống nhau. Nhuộm HE, nhuộm đặc biệt và nhuộm hóa mô miễn dịch cho phép chẩn đoán xác định được nhiều loại tổn thương như nấm, tổn thương ác tính hoặc định hướng nguồn gốc của các u nguyên phát.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Trong quá trình làm kỹ thuật có thể bị nhầm lẫn bệnh phẩm do qui trình gồm nhiều bước, rơi vỡ ống xét nghiệm làm mất bệnh phẩm… Cần phải làm việc tập trung, luôn luôn có sự kiểm tra, đối chiếu để tránh những sai sót không đáng có.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

94. KỸ THUẬT KHỐI TẾ BÀO BỆNH PHẨM CHỌC HÚT KIM NHỎ

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Nhằm tập trung các tế bào đơn lẻ, rải rác trong bệnh phẩm chọc hút kim nhỏ thành một khối, có thể đưa vào chuyển, đúc, cắt nhuộm giống qui trình mô học thường qui, tiết kiệm tối đa mẫu bệnh phẩm lấy ra khỏi cơ thể người bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học:    01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Ống nghiệm thủy tinh kích thước 10 x 1,6 cm.

+ Formol đệm trung tính 10%, thrombin hoặc thạch agar 3%.

+ Máy ly tâm, khuôn nhựa , phiến kính, giấy gói mô học (loại không dính).

+ Que gỗ nhỏ, bông gòn (loại không thấm nước), tủ lạnh, lò vi sóng.

+ Các dụng cụ, hóa chất kỹ thuật của qui trình mô học thường qui (nhuộm HE, PAS…).

3.                      Người bệnh

Người bệnh được thực hiện thủ thuật chọc hút kim nhỏ (FNA) để lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào.

4.                      Phiếu xét nghiệm

Điền đầy đủ các thông tin hành chính của Người bệnh (tên, tuổi, số giường, số phòng, khoa phòng), chẩn đoán lâm sàng, tóm tắt các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng, yêu cầu xét nghiệm khối tế bào bệnh phẩm chọc hút kim nhỏ (cellblock FNA); ngày, giờ lấy bệnh phẩm.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Bệnh phẩm FNA được chọc hút tại các khoa lâm sàng hoặc khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

+ Bệnh phẩm sau khi lấy được bơm một phần ra phiến kính để làm phiến đồ phết (1- 2 phiến đồ), phần còn lại (dịch thừa trong lòng kim hoặc bơm tiêm) được rửa bằng 5-10 ml formol đệm trung tính 10% (dùng các kim hỗ trợ nếu cần), cho vào ống nghiệm rồi gửi ngay về hoa giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học. Các trường hợp chọc hút nhiều dịch thì làm kỹ thuật khối tế bào dịch (như phần trên).

Lưu ý: Nếu không có formol đệm trung tính 10% để rửa thì có thể dùng nước muối sinh lý thay thế, nhưng sau khi rửa xong, phải gửi ngay bệnh phẩm về  khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

2.                      Tiến hành kỹ thuật

+ Bước 1: Cho các ống nghiệm chứa bệnh phẩm FNA vào máy ly tâm trong 10 phút với tốc độ 2000 vòng/phút.

+ Bước 2: Loại bỏ lớp dịch trong phía trên để lấy phần lắng cặn tế bào, cố định cặn tế bào trong formol đệm trung tính 10% tối thiểu 1 giờ.

+ Bước 3: Ly tâm bệnh phẩm lần nữa với tốc độ 2000 vòng/phút trong 10 phút nếu cần (nếu bệnh phẩm đã hình thành khối chắc thì qui trình có thể chuyển trực tiếp từ bước 2 sang bước 4).

+ Bước 4: Loại bỏ formol vào lọ đựng nước thải. Thêm vào một lượng nhỏ thrombin hoặc thạch (agar) 3% (3g bột thạch hòa tan trong 100ml nước cất) đã nóng chảy (bằng lò vi sóng trong 10 giây ở nhiệt độ trung bình) vào ống nghiệm. Chờ thrombin hoặc thạch đông lại. Cho vào tủ lạnh để thạch (agar)  đông nhanh hơn (nếu cần thiết). Thrombin hoặc thạch (agar) có tác dụng gia cố độ vững chắc cho khối tế bào.

Chú ý: Phải đảm bảo chắc chắn không có bọt khí khi cho thạch (agar) vào ống.

+ Bước 5: Dùng que gỗ nhỏ để lấy khối tế bào ra khỏi ống và đặt lên một tờ giấy (loại giấy không dính có trong phòng xét nghiệm mô bệnh học). Gói  khối tế bào trong giấy này và đặt vào trong khuôn nhựa đã được dán nhãn với tên và mã số Người bệnh.

+ Bước 6: Cho khuôn nhựa có chứa khối tế bào tiếp tục được thực hiện các bước như trong qui trình mô học thường qui.

+ Bước 7: Các mảnh cắt từ khối tế bào có độ dày từ 3 – 5 µm được nhuộm Hematoxylin – Eosin và nhuộm đặc biệt (PAS, mucicarmin...) hoặc nhuộm hóa mô miễn dịch (nếu cần).

IV.                NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Khối tế bào lưu giữ được các loại tế bào và gợi lại một phần cấu trúc mô tốt hơn so với phiến đồ, cho phép cắt được nhiều mảnh cắt giống nhau. Nhuộm HE, nhuộm đặc biệt và nhuộm hóa mô miễn dịch cho phép chẩn đoán xác định được nhiều loại tổn thương như nấm, tổn thương ác tính hoặc định hướng nguồn gốc của các u nguyên phát.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Số lượng bệnh phẩm FNA thường rất ít, do vậy nên dùng luôn ống nghiệm kích thước 1,6 x 10 cm (loại vừa với giá ly tâm của phòng xét nghiệm) để đựng dịch rửa lòng kim, tránh tình trạng phải đổi sang nhiều loại ống cho vừa máy ly tâm, gây mất bệnh phẩm trong quá trình làm kỹ thuật.

Trong quá trình làm kỹ thuật có thể bị nhầm lẫn bệnh phẩm do qui trình gồm nhiều bước, rơi vỡ ống xét nghiệm làm mất bệnh phẩm… Cần phải làm việc tập trung, luôn luôn có sự kiểm tra, đối chiếu để tránh những sai sót không đáng có.

(Lượt đọc: 6460)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ