Banner
Banner dưới menu

Phần IV: Các quy trình kỹ thuật tế bào học (1)

(Cập nhật: 24/11/2017)

Các quy trình kỹ thuật tế bào học (1)

75. NHUỘM PAPANICOLAOU

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Nhuộm Papanicolaou còn được gọi là “nhuộm PAP”, là một loại kỹ thuật tế bào học nhuộm đa sắc, dùng để phân biệt tế bào trên phiến đồ được lấy từ các dịch hoặc từ tế bào bong của cơ thể. Cho đến nay, cơ chế nhuộm của kỹ thuật vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Dạng kinh điển của nhuộm PAP gồm 5 loại phẩm màu, được pha thành 3 dung dịch:

-           Hematoxylin (phẩm nhuộm bazơ): nhuộm nhân tế bào

-              Orang G (gồm axit photphotungstic và OG-5, OG-8): nhuộm chất keratin có trong tế bào.

-             Phẩm EA (Eosin Azure): gồm 3 loại phẩm (EA-36, EA-50, EA-65). Eosin Y nhuộm các tế bào vảy bề mặt, hạt nhân, hồng cầu. Xanh lá cây nhạt SF (Light Green). Ánh vàng dùng để nhuộm bào tương của các loại tế bào khác (tế bào vảy không sừng hóa). Nâu Bismarck Y do không nhuộm thành phần nào nên trong công thức nhuộm hiện tại, một số phòng xét nghiệm đã bỏ đi.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Dung dịch cố định phiến đồ: cồn/ete tỷ lệ 1/1.

- Cồn (50,700, 800, 900, 950, 1000)

-  Cồn – axit 0,5% (5ml axit HCl với 1000ml cồn 50 độ).

-  Xylen (toluen)

-  Nước cất 2 lần

-  Lá kính, phiến kính.

-  Tủ ấm 370  và 560

-  Tủ lạnh

-  Điều hòa nhiệt độ

-  Tủ hốt phòng thí nghiệm

-  Bể nhuộm bằng thủy tinh

-  Bể thủy tinh đựng cồn, xy len

-  Giá đựng phiến đồ (đứng và nằm ngang)

-  Cốc đong loại 1000ml, 500ml, 100ml và 50ml.

-  Ống hút bằng nhựa, quả bóp cao su hút hóa chất.

-  Kẹp không mấu, kéo.

-  Giấy lọc

-  Bôm Canada hoặc keo gắn lá kính.

-  Kính hiển vi 2 mắt để kiểm tra kết quả nhuộm.

-  Nguồn cấp nước chảy.

-  Kính phòng hộ, găng tay, khẩu trang, áo choàng.

-  Phẩm nhuộm (hoặc dùng phẩm nhuộm có sẵn của các hãng hoặc pha như hướng dẫn ở III.6.1 dưới đây), bao gồm: Hematoxylin Harris, dung dịch màu da cam (Orange G), hỗn hợp EA50, dung dịch xylen - cồn, dung dịch cồn - ete.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Cố định

6.1.              Chuẩn bị phẩm nhuộm

a.                      Hematoxylin Harris (xem phần nhuộm HE)

b.                      Dung dịch màu da cam (Orange G) (có sẵn trên thị trường)

 

Orange G 0,5% trong cồn 95º

Axit Photphotungstic

100ml

0,015g

c.                       Hỗn hợp EA50 (có sẵn trên thị trường)

 

Xanh nhạt - vàng nhạt ( Light Green SF - yellowish)

Nâu BISMARCK Y (Bismarck brown Y) Eosin vàng nhạt

Nước cất vừa đủ Cồn 96º

Cồn (metanol) tuyệt đối

Axit Photphotungstic trong cồn 50º (1,7g/5ml) Lithicacbonat bão hòa

Axit acetic lạnh

0,375g

0,4g

2,5g

50ml 609g

160g

5ml 0,5ml

1ml

d.                      Dung dịch xylen – cồn:

Cồn etanol tuyệt đối - xylen 40%: tỷ lệ 1/1

e.                       Dung dịch cồn - ete

Cồn 95º - ete: tỷ lệ 1/1

6.2.              Tiến hành kỹ thuật

1.  Phiến đồ được cố định trong cồn - ete: 30 giây

2.  Chuyển liên tục trong các bể cồn 80º, 70º rồi 50º, mỗi bể 5 lần nhúng

3.  Rửa nước cất

4.  Nhuộm trong hematoxylin Harris: 3 - 6 phút

5.  Rửa nước cất

6.  Nhúng 5 - 6 lần trong dung dịch HCl 0,25%

7.  Rửa nước chảy trong 6 phút rồi qua nước cất khoảng 30 giây

8.  Chuyển liên tục trong các bể cồn 50º, 70º, 80º rồi 95º: mỗi bể 5 lần nhúng

9.  Nhỏ Orange G phủ kín bệnh phẩm: khoảng 1 - 3 phút

10.                 Chuyển liên tục qua 2 bể cồn 95º: mỗi bể 5 lần nhúng

11.                 Nhuộm trong hỗn hợp đa sắc “EA50” trong khoảng 1 - 4 phút

12.                 Chuyển liên tục trong các bể cồn 95º rồi 100º: mỗi bể 5 lần nhúng

12.                 Khử nước bằng cồn 95° và 100°

13.                 Làm trong bằng 3 bể toluen sạch

14.                 Gắn lá kính bằng bôm như thường lệ

IV.                NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-            Nhân: xanh xám hoặc tím

-           Bào tương tế bào ưa axit: đỏ hồng, đỏ tươi hoặc vàng da cam

-           Các tế bào ưa bazơ: xanh nhạt, đôi khi xanh ve nhạt

V.                    MỘT SỐ SAI SÓT VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Cần tuân thủ thời gian nhuộm nhân bằng hematoxylin vì nếu không nhân tế bào sẽ rất đậm màu, dễ gây hiện tượng dương tính giả.

 

76. NHUỘM GIEMSA TRÊN PHIẾN ĐỒ

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Phương pháp nhuộm Giemsa được gọi theo tên của nhà vi khuẩn học người Đức, Gustab Giemsa (1867-1948), khi ông sử dụng phương pháp này để tìm ký sinh trùng sốt rét và các ký sinh trùng khác (các sinh vật đơn bào, xoắn khuẩn) trên phiến đồ tế bào học. Sau đó, kỹ thuật còn được áp dụng cho nhuộm các Chlamydia, phiến đồ máu, các thể vùi virut. Nguyên lý của phương pháp này dựa trên nhóm phophat của phẩm nhuộm gắn với liên kết adenin- thymin, liên kết có nhiều ở DNA trong tế bào. Phản ứng oxy hóa sẽ tạo ra màu xanh của metylen ở nhân tế bào, bào tương tế bào có thể bắt màu xanh hoặc hồng. Hiện nay, phương pháp nhuộm Giemsa được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán tế bào học trên các phiến đồ chọc hút kim nhỏ hay phiến đồ áp.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:              01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm.

-  Cồn 95o.

-  Cồn etanol 1000.

-  Xylen.

-  Nước cất

-  Phẩm nhuộm Giemsa.

-  Lá kính.

-  Chất gắn Permount.

-  Giá đựng phiến đồ (đứng và nằm ngang).

-  Kính hiển vi quang học.

-  Phiếu xét nghiệm.

-  Nguồn cấp nước chảy.

-  Găng tay các loại, khẩu trang, áo choàng y tế.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Chuẩn bị phẩm nhuộm

Pha phẩm nhuộm: Có thể dùng dung dịch pha sẵn bán trên thị trường. Nếu không có phẩm nhuộm bán sẵn, pha phẩm nhuộm như sau (cách pha của L.G.Koss,1992):

Azur II cosin                     2g

Azur II                               1g

Azur B - cosin                   1g

Azur A - cosin                   0,5g

-           Trộn 250ml glyxerin với 250ml cồn metanol

-           Hoà tan các thuốc nhuộm trên vào dung dịch glyxerin cồn metanol đã trộn.

-           Để yên thuốc qua đêm ở nhiệt độ phòng (tốt nhất, nên để ở tủ ấm).

-           Lắc mạnh hỗn hợp từ 5 - 10 phút

-            Đổ không cần lọc vào 1 lọ thuỷ tinh tối màu, nút mài, bảo quản ở nhiệt độ phòng (ta được dung dịch Giemsa mẹ).

2.                      Tiến hành nhuộm

Phiến đồ sau khi đã được cố định, tiến hành các bước sau:

1.           Pha loãng 5ml dung dịch Giemsa mẹ vào 65ml nước.

2.           Nhúng phiến đồ vào nước cất : 15 lần

3.           Nhuộm trong Giemsa pha loãng : 2 giờ

4.           Nhúng nhanh phiến đồ qua axit acetic 1% : 1 lần

5.           Thấm khô phiến đồ bằng giấy thấm

6.            Nhúng trong cồn etanol 1000: đến lúc cồn ra khỏi phiến kính chỉ có màu xanh lơ nhạt mới thôi.

7.           Nhúng qua xylen I: 10 lần nhúng

8.           Nhúng qua xylen II : 10 lần nhúng

9.           Gắn lá kính bằng Permount.

IV.                KẾT QUẢ

-  Sắt/ hemosiderin: Màu xanh.

-  Hồng cầu: Màu vàng.

-  Bạch cầu đa nhân trung tính: Màu tím

-  Bạch cầu đa nhân ái toan: Màu đỏ

-  Các loại tế bào khác: Nhân màu tím đỏ, bào tương xanh nhạt.

V.                    MỘT SỐ SAI SÓT VÀ CÁCH XỬ TRÍ

-  Độ dày của các phiến đồ cần được chuẩn bị đúng cách (tùy loại xét nghiệm), cần để khô trước khi nhuộm.

-  Thời gian nhuộm phụ thuộc loại bệnh phẩm và độ dầy của bệnh phẩm, nhiệt độ phòng.

-  Khi nhuộm, cần phủ đủ lượng phẩm nhuộm trên phiến đồ, phủ kín phần có bệnh phẩm, tránh để phiến đồ bị khô trong thời gian nhuộm và bệnh phẩm trên phiến đồ bị bỏ sót không được nhuộm, sẽ không đánh giá đúng tổn thương.

-  Khâu rửa nước không tốt sẽ để lại cặn thuốc nhuộm trên phiến đồ. Khắc phục bằng cách lọc phẩm nhuộm trước khi dùng, rửa phiến đồ dưới vòi nước chảy.

-  Nước chảy phải sạch, không có cặn, vì cặn bẩn sẽ bám lại trên phiến đồ. Có thể sử dụng nước qua lõi lọc hoặc dùng bông để lọc nước.

-  Không sử dụng phẩm nhuộm khi đã hết hạn sử dụng, do vậy, cần kiểm tra hạn dùng của phẩm nhuộm trước khi tiến hành nhuộm.

-  Để đảm bảo chất lượng phẩm nhuộm Giemsa mẹ, cần đậy chặt nút chai phẩm nhuộm để tránh bay hơi. Thuốc nhuộm đã pha loãng, phải dùng ngay, dùng không hết phải bỏ đi. Không dùng lại thuốc nhuộm thừa, để lại từ trước

 

77. NHUỘM HEMATOXYLIN - EOSIN TRÊN PHIẾN ĐỒ

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Đây là phương pháp nhuộm hai màu liên tiếp. Nhuộm nhân theo nguyên tắc tăng dần, nhuộm bào tương theo nguyên tắc giảm dần. Các phiến đồ bảo quản được lâu dài, nhưng không tốt bằng nhuộm Papanicolaou.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Dung dịch cố định phiến đồ (cồn ete tỷ lệ 1/1 hoặc cồn 95 độ)

- Cồn (700, 800, 900, 950,1000).

-  Cồn - axit 0,5% (5ml HCl với 1000ml cồn 50 độ).

-  Xylen (toluen)

-  Nước cất 2 lần

-  Lá kính sạch.

-  Tủ ấm 370  và 560

-  Tủ lạnh

-  Điều hòa nhiệt độ

-  Hốt phòng thí nghiệm

-  Bể nhuộm bằng thủy tinh

-  Bể thủy tinh đựng cồn, xy len

-  Giá đựng phiến đồ (đứng và nằm ngang)

-  Cốc đong loại 1000ml, 500ml, 100ml và 50ml.

-  Ống hút bằng nhựa, quả bóp cao su hút hóa chất.

-  Kẹp không mấu, kéo.

-  Giấy lọc

-  Bôm Canada hoặc keo gắn lá kính.

-  Kính hiển vi 2 mắt để kiểm tra kết quả nhuộm.

-  Nguồn cấp nước chảy.

-  Kính phòng hộ, găng tay, khẩu trang, áo choàng.

-  Phẩm nhuộm: Phẩm nhuộm nhân và bào tương có thể mua dạng thương mại, dùng luôn. Nếu không có sản phẩm dùng ngay, có thể pha phẩm nhuộm theo cách thức dưới đây:

a.                      Hematoxylin Harris :

-           Hematoxylin (tinh thể)                             1g

-           Cồn (Etanol) tuyệt đối                              10ml

-           Alun (ammonium hay potassium)            20g

-           Nước cất                                                   200ml

-           Oxyt thuỷ ngân (đỏ)                                 0,5g

* Tiến hành pha :

-           Hoà tan hematoxylin trong cồn.

-            Hoà tan alun trong nước cất nóng. Đưa ra khỏi lửa và trộn hai dung dịch với nhau.

-           Đun sôi hỗn hợp, kéo bình đun ra khỏi lửa và thêm dần vào oxyt thuỷ ngân.

-            Đun nóng lại, khi hỗn hợp có màu tím sẫm, tắt lửa và nhúng ngay bình đun vào nước lạnh.

-             Khi bình đun lạnh hẳn, thêm 2ml axit acetic lạnh để làm tăng tính nhuộm nhân.

b.                      Eosine Y : Ở Việt Nam, thường pha dung dịch 0,5% trong cồn 95o.

L.G. Koss pha theo công thức :

Eosin Y (CI. No 45830)              16g hoặc 1g Dichromat          kali    8g hoặc 0,5g Axit picric  (nước bão hoà)                             160ml hoặc 10ml

Cồn etanol 95o                                               160ml  hoặc 10ml

Nước cất                                      1280 ml hoặc 80ml

Hoà tan eosin và dichromat kali vào nước cất, đun nóng nếu cần, sau đó thêm dung dịch axit picric, cồn.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện các bước sau:

+ Phiến đồ để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng.

+ Cố định phiến đồ trong cồn 95 độ từ  5-10 phút.

+ Để khô tự nhiên.

+ Rửa qua nước.

+ Nhuộm Hematoxylin trong 3-5 phút.

+ Rửa nước trong 5 phút.

+ Biệt hóa trong cồn – axit 0,5% trong 1 vài giây.

+ Rửa nước trong 10-15 phút.

+ Nhuộm eosin trong 1 phút

+ Rửa nước.

+ Loại phẩm thừa bằng cồn 95 độ.

+ Khử nước bằng xylen

+ Gắn lá kính bằng bôm Canada.

IV.                KẾT QUẢ

Nhân tế bào                       xanh đến xanh đen

Bào tương tế bào               hồng đến đỏ

Hồng cầu                           hồng đậm

Sợi tạo keo                        hồng nhạt.

V.                    MỘT SỐ SAI SÓT VÀ CÁCH XỬ TRÍ

-  Bào tương và nhân đều bắt màu nhạt: Thuốc nhuộm cũ, thay thuốc nhuộm mới.

-  Nhân nhạt màu: Tăng thời gian nhuộm nhân.

-  Nhân đậm màu quá mức: tẩy nhẹ bằng cồn-axit.

 

78. NHUỘM PAS KẾT HỢP XANH ALCIAN

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Phương pháp nhuộm phân biệt các nhóm mucopolysaccharit axit và trung tính, đặc biệt ở các phiến đồ từ ổ tổn thương do ung thư di căn (chất nhầy axit có màu xanh).

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:              02

2.                      Phương tiện, hóa chất:

-      Dung dịch cố định phiến đồ.

- Cồn (700, 800, 900, 1000).

-      Nước cất 2 lần.

-      Axit photphomolybdic.

-      Xanh alcian

-      Thuốc thử Schiff

-      Dung dịch Bisulfit Natri

-      Tủ hốt phòng thí nghiệm

-      Bể nhuộm bằng thủy tinh

-      Bể thủy tinh đựng cồn

-      Giấy lọc

-      Bôm Canada hoặc keo gắn lá kính.

-      Kính hiển vi 2 mắt để kiểm tra kết quả nhuộm.

-      Nguồn cấp nước chảy.

-      Kính phòng hộ, găng tay, khẩu trang, áo choàng.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

-          Phiến đồ đã cố định, nhuộm 20 phút trong dung dịch nước xanh Alcian 0,1%.

-         Rửa và nhúng 6 phút trong dung dịch nước axit photphomolybdic.

-      Rửa cẩn thận trong nước cất 10 phút.

-      Đặt phiến đồ vào dung dịch axit periodic 0,8%.

-      Rửa nước cất 5 phút.

-      Nhuộm thuốc thử Schiff trong 60 phút.

-      Nhúng vào dung dịch Bisunfit Natri 3 lần, cách nhau 20 phút.

-      Rửa nước chảy trong 5 phút.

-      Lần lượt cho qua cồn có nồng độ cao dần (700, 800, cồn tuyệt đối).

-      Làm trong và gắn lá kính như thường lệ.

IV.                NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Chất nhầy axit có màu xanh

 

         79. KỸ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM LÀM PHIẾN ĐỒ CỔ TỬ CUNG - ÂM ĐẠO

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Dựa vào nguyên lý các tế bào bình thường hoặc bất thường của cổ tử cung – âm đạo có thể bị bong ra khi lấy bằng các dụng cụ lấy tế bào, các tế bào này được dàn mỏng lên các phiến kính và các bác sĩ giải phẫu bệnh và/hoặc bác sĩ tế bào bệnh học có thể phát hiện được chúng sau khi nhuộm bằng những phương pháp thích hợp. Phải lấy bệnh phẩm trúng vùng tổn thương (nếu có) và đủ lượng cần thiết, nghĩa là cần lấy bệnh phẩm cả ở cổ ngoài, cổ trong, đặc biệt ở vùng  chuyển tiếp giữa cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ chuyên khoa sản phụ hoặc bác sĩ đã được tập huấn cách lấy bệnh phẩm:  01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:                              01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Bàn khám phụ khoa.

-  Mỏ vịt sạch các cỡ khác nhau.

-  Đèn gù.

-  Tăm bông

-  Kẹp dài

-  Phiến kính có đầu mờ.

-  Dụng cụ lấy tế bào (quệt bẹt Ayre cải tiến, chổi lấy tế bào, bàn chải lấy tế bào).

-  Nước muối sinh lý 9‰.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn tuyệt đối hoặc cồn- ete tỷ lệ 1/1 hoặc dung dịch cố định dạng xịt).

-  Giá đựng phiến đồ (đứng và nằm ngang).

-  Phiếu xét nghiệm: ghi đầy đủ thông tin về tuổi, tình trạng kinh nguyệt, biện pháp tránh thai đang dùng, tiền sử bệnh và chẩn đoán lâm sàng hiện tại.

-  Bút chì mềm

-  Nguồn cấp nước chảy.

-  Găng tay các loại, khẩu trang, áo choàng y tế.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Chuẩn bị

1.1.              Người bệnh

-  Không trong ngày có kinh nguyệt.

-  Không làm những thủ thuật, can thiệp trước khi lấy bệnh phẩm như: Kiêng giao hợp ít nhất 3 ngày; không thăm âm đạo trước bằng tay; không rửa âm đạo trong vòng 24 giờ trước đó, không đặt thuốc trong âm đạo; không bôi các chất dùng cho các thử nghiệm khác (lugol, axit acetic), không thoa dầu vào mỏ vịt; không nạo hoặc làm sinh thiết trước (trừ khi muốn xét nghiệm tế bào học chất nạo, mảnh sinh thiết).

-  Vì xét nghiệm tế bào học thường đi đôi với soi cổ tử cung nên trình tự phối hợp như sau: Đặt mỏ vịt khô, lấy bệnh phẩm tế bào, soi cổ tử cung.

1.2.              Chuẩn bị dụng cụ lấy bệnh phẩm

-  Hai loại dụng cụ được sử dụng là quệt bẹt (spatula) Ayre cải tiến và chải tế bào (cytobrush), trong đó quệt bẹt Ayre cải tiến hiện được sử dụng rộng rãi.

-  Dùng quệt bẹt Ayre cải tiến cỡ khác nhau để thích hợp với từng phụ nữ. Đầu nhọn dài của quệt đưa vào ống cổ trong để đảm bảo lấy được đủ bệnh phẩm vùng chuyển tiếp khi quệt, gại vào đó.

2.                      Tiến hành lấy bệnh phẩm

Ở đây, chỉ nêu cách dùng quệt Ayre cải tiến.

-  Sau khi bộc lộ cổ tử cung bằng mỏ vịt đã được khử trùng (để khô hay làm trơn bằng nước sạch), dùng gạc hay bông lau sạch mặt ngoài cổ tử cung.

-  Chọn quệt Ayre cải tiến thích hợp với từng người.

-  Đưa đầu dài của quệt vào trong ống cổ tử cung và cạnh ngang tựa sát vào mặt ngoài cổ tử cung ở vị trí 3 giờ hoặc 9 giờ (tuỳ thói quen).

-  Lấy tế bào bằng cách quay từ từ quệt bẹt theo chiều kim đồng hồ đủ 1 vòng 360o, luôn giữ áp lực cạo, gại vừa phải, hằng định và sao cho 2 cạnh của ngoàm liên tục tiếp xúc mật thiết với cả niêm mạc cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung. Nếu ống cổ tử cung giãn rộng, đầu quệt có thể bị lạc hướng. Sau động tác cạo, gại, không thấy có máu, việc lấy bệnh phẩm coi như chưa đầy đủ, có thể lặp lại việc quay quệt bẹt 1- 2 vòng nữa.

-  Dùng đầu kia của quệt bẹt gại vào vùng túi cùng âm đạo để lấy thêm phiến đồ túi cùng âm đạo.

3.                      Làm phiến đồ

-  Phiến đồ được làm từ bệnh phẩm lấy bằng đầu nhọn của quệt bẹt có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát hiện tổn thương u.

-  Có thể dàn (phết) bệnh phẩm cổ tử cung lên phiến kính theo 2 cách:

+ Dàn làm 2 lần: mũi dọc của đầu nhọn quệt bẹt được dàn lên phần trên, song song với bờ trên của phiến kính (các tế bào u nếu có, thường tìm thấy ở vùng này), cánh ngang của đầu nhọn quệt bẹt dàn bệnh phẩm ở đó xuống phần dưới phiến kính, cũng song song với bờ dưới phiến kính. Bằng cách này có thể định vị được tổn thương thuộc cổ ngoài hay ở vùng chuyển tiếp giữa cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung. Đối với tổn thương phát hiện được ở cổ ngoài, sẽ rất có ý nghĩa khi soi cổ tử cung âm tính, có thể chọn vùng sinh thiết.

+ Dàn phiến đồ làm 1 lần:

-           Dàn phiến đồ 1: dàn đồng thời cả cánh dọc lẫn cánh ngang của đầu nhọn quệt bẹt Ayre làm 1 thì trên phiến đồ 1. Các tế bào bất thường có thể thấy rải ra trên phiến đồ, phản ánh tổn thương của người bệnh không phân biệt định vị cổ trong hay cổ ngoài  cổ tử cung.

-           Dàn phiến đồ 2 (lấy từ túi cùng âm đạo sau) bằng đầu bẹt của quệt Ayre như thông lệ.

4.                      Cố định

-  Nhúng phiến đồ vào cồn etanol 95o trong 30 phút. Cũng có thể dùng dung dịch cồn ete tỷ lệ 1/1 hoặc cồn metanol tuyệt đối hoặc sử dụng chất cố định bán sẵn trên thị trường dưới dạng bơm khí dung rất dễ thao tác: chỉ cần ấn đều nút bơm một lần là đủ cho tia khí dung chất cố định phủ kín bệnh phẩm trên phiến đồ và lập tức cố định phiến đồ.

-  Có thể cố định bằng để phiến đồ tự khô trong không khí, trước khi nhuộm cần làm cho phiến đồ ướt lại ở phòng xét nghiệm bằng glyxerol 50% trong 2 phút.

IV.                KẾT QUẢ

-            Phiến đồ mỏng đều, không có hoặc ít chất nhầy, có tế bào của cổ trong, cổ ngoài cổ tử cung, âm đạo và được cố định tốt.

-           Có đầy đủ và chính xác các thông tin của Người bệnh.

V.                    MỘT SỐ LƯU Ý, SAI SÓT VÀ CÁCH XỬ TRÍ

-  Không bôi trơn mỏ vịt bằng dầu parafin vì dầu sẽ lẫn với các tế bào và cản trở bắt màu của các tế bào.

-  Bệnh phẩm phải được cố định ngay sau khi lấy, nếu không cố định hoặc cố định không đúng cách sẽ làm hư hại các tế bào và buộc phải lấy lại bệnh phẩm.

-  Phiến đồ nếu chồng chất tế bào sẽ gây khó nhận định, cần dàn mỏng, đều.

-  Không để các phiến đồ dính vào nhau, nếu dính vào nhau sẽ lẫn bệnh phẩm từ phiến đồ này sang phiến đồ kia. Nếu đã bị dính, chỉ có cách lấy lại bệnh phẩm.

-  Để phiến đồ không dính vào nhau, cần xếp phiến đồ vào các giá, hộp có rãnh, theo thứ tự.

 

80. CHỌC HÚT BẰNG KIM NHỎ (FNA) CÁC HẠCH LIMPHÔ NGOẠI VI

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Tất cả các hạch sờ nắn được trên bề mặt cơ thể. Dùng bơm tiêm gắn kim đưa kim qua da vào vùng tổn thương, hút với áp lực âm để các tế bào từ mô hạch đi vào trong kim, phụt chất dịch lấy được trên phiến kính, cố định, nhuộm, nhận định hình thái tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh của hạch.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-             Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học hoặc bác sĩ lâm sàng đã được đào tạo về chọc hút kim nhỏ: 01

-             Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-              Phòng để thực hiện kỹ thuật từ 15-20 m2, đủ ánh sáng, thoáng, có vòi

nước, chậu rửa và bàn để dụng cụ nhuộm.

-       Bàn để dụng cụ (1), ghế ngồi cho bác sĩ và kỹ thuật viên (2) và ghế ngồi cho Người bệnh (1), giường Người bệnh nằm (1), gối kê gáy Người bệnh (1).

-      Bông sạch, cồn iod, găng tay vô trùng, khẩu trang, băng dính y tế.

-      Kẹp không mấu (1), kéo (1).

-        Hộp đựng bông cắt nhỏ vô trùng (1), hộp đựng bông cồn để sát trùng vùng chọc (1).

-      Bơm tiêm 10ml hoặc 20ml, kim các cỡ từ 25G đến 21G.

-      Dụng cụ gắn bơm tiêm để chọc hút (1).

-      Hộp bằng thép không rỉ đựng bơm, kim tiêm sạch.

-      Hộp đựng kim đã dùng, dụng cụ đựng bơm đã sử dụng, dụng cụ đựng bông đã dùng.

-      Phiến kính sạch, một đầu mài mờ để ghi mã số Người bệnh.

-      Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm (phiến đồ).

-      Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút trên phiến kính.

-      Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn tuyệt đối hoặc cồn/ete tỷ lệ 1/1).

-      Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP…)

-      Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-      Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-      Các dung dịch sát khuẩn.

-      Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và để viết (1).

-       Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, người thực hiện kỹ thuật, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-       Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-      Hộp thuốc chống sốc, ống nghe, máy đo huyết áp.

-      Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

3.                      Chuẩn bị Người bệnh (với các NB tỉnh táo, giao tiếp được với thầy thuốc)

-      Giải thích cho Người bệnh (hoặc người nhà Người bệnh) về qui trình thực hiện, mục đích, nguy cơ, lợi ích để Người bệnh yên tâm và hợp tác làm xét nghiệm.

-      Khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.

-       Khám Người bệnh xác định vị trí hạch cần chọc hút, màu sắc, số   lượng, mật độ, kích thước, sự di động.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Bộc lộ vị trí hạch cần chọc hút (Người bệnh có thể nằm hoặc ngồi tùy vị trí hạch cần bộc lộ để làm thủ thuật cho thuận tiện).

+ Sát trùng vùng cần chọc hút bằng cồn iod.

+ Chọc hút để lấy bệnh phẩm: cố định vị trí hạch cần chọc bằng hai ngón bàn tay trái, tay phải cầm kim có gắn bơm tiêm xuyên qua da vào hạch, hút dưới áp lực âm để dịch chọc vào trong lòng kim. Trước khi rút mũi kim ra khỏi hạch, cần giải phóng áp lực âm, rút nhanh kim qua da. Có thể chọc hút nhiều vị trí trên hạch (nếu hạch >1,5) hoặc chọc hút nhiều hạch (cần đánh dấu thứ tự hạch hoặc vị trí hạch được chọc hút trên phiến kính).

+ Sát trùng lại vị trí đã chọc hút hoặc băng lại nếu cần.

2.                      Làm phiến đồ

+ Tháo kim ra khỏi bơm tiêm.

+ Kéo pitông xuống để lấy không khí vào bơm tiêm tạo áp lực.

+ Lắp kim vào bơm tiêm.

+ Nhanh chóng phụt dịch chọc ra các phiến kính đã ghi sẵn mã số Người bệnh.

+ Dùng một phiến kính khác dàn bệnh phẩm trên các phiến kính có bệnh phẩm để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

3.                      Cố định phiến đồ: bằng một trong các phương pháp cố định phiến đồ tế bào học (đã nêu ở phần cố định phiến đồ).

4.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

5.                      Nhận định kết quả: trên kính hiển vi quang học, do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-           Phiến đồ chọc hút phải có được đúng, đủ các thành phần tế bào của mô hạch, cũng như các thành phần của tổn thương cần xác định.

-           Các phiến đồ được dàn mỏng, đều, không chồng chất lên nhau.

-           Các tế bào được bảo tồn tốt đúng với hình thái của mô và tổn thương.

-           Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ không thỏa đáng:

+ Quá nghèo tế bào hoặc không lấy được tế bào của tổn thương:

Do mũi kim chọc quá nông hoặc quá sâu: cần đâm mũi kim trúng tổn thương, hoặc không cố định tốt vùng cần chọc trong khi hút làm hạch di động: cần ấn ngón tay giữ chặt hạch cần chọc.

+ Quá nhiều hồng cầu: không đổi hướng mũi kim khi kim đã đâm vào mô, tránh chảy máu khi chọc hoặc chọc thêm 1 mũi ở vị trí khác (khối >1,5cm) nếu thấy nhiều máu.

+ Phiến đồ dàn quá dày hoặc kéo quá mạnh làm các tế bào chồng chất hoặc bị kéo dài, nát: cần phụt một lượng vừa đủ ra mỗi phiến kính và dàn nhẹ nhàng, đều tay.

+ Cố định kém làm tế bào thoái hóa không nhận định được hình thái nhân và bào tương: cần lặp lại xét nghiệm, cố định ngay sau khi dàn phiến đồ.

+ Các tế bào bắt màu quá kém: cần nhuộm đủ thời gian và cố định phiến đồ tốt hoặc kiểm tra thuốc nhuộm.

-  Người bệnh không hợp tác: thuyết phục giải thích.

-  Chảy máu nhỏ tại nơi chọc hút: chỉ cần băng ép lại.

-  Dịch chọc bị khô trong lòng kim hoặc trong đốc kim hoặc khô trên phiến kính trước khi dàn: chọc hút nhanh, phụt nhanh ra phiến kính đã chuẩn bị sẵn và dàn ngay, hoặc bơm nước muối sinh lý để rửa kim lấy dịch làm phiến đồ.

-  Chọc hút vào vị trí ngoài tổn thương (mạch máu, thần kinh, khí quản…): rút ngay kim ra, cố định tốt vị trí cần chọc hút và chọc hút lại.

-  Nên yêu cầu Người bệnh không nhịn ăn trước khi tiến hành thủ thuật. Giải thích để Người bệnh yên tâm. Nếu Người bệnh bị choáng khi chọc hoặc sau khi chọc: nhanh chóng cho Người bệnh nằm xuống gường và xử trí chống choáng.

 

81. CHỌC HÚT BẰNG KIM NHỎ CÁC TỔN THƯƠNG VÚ SỜ THẤY ĐƯỢC

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Tất cả các các tổn thương vú có thể sờ nắn được. Dùng bơm tiêm gắn kim đưa kim qua da vào vùng tổn thương, hút với áp lực âm để các tế bào từ tổn thương vào trong kim, phụt chất dịch lấy được trên phiến kính, cố định, nhuộm, nhận định hình thái tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh của vú.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học hoặc bác sĩ lâm sàng đã được đào tạo về chọc hút kim nhỏ: 01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Phòng để thực hiện kỹ thuật từ 15-20 m2, đủ ánh sáng, thoáng, có vòi nước, chậu rửa và bàn để dụng cụ nhuộm.

-  Bàn để dụng cụ (1), ghế ngồi cho bác sĩ và kỹ thuật viên (2) và ghế ngồi cho Người bệnh (1), giường Người bệnh nằm (1), gối kê gáy Người bệnh (1).

-  Bông sạch, cồn iod, găng tay vô trùng, khẩu trang, băng dính y tế.

-  Kẹp không mấu (1), kéo (1).

-  Hộp đựng bông cắt nhỏ vô trùng (1), hộp đựng bông cồn để sát trùng vùng chọc (1).

-  Bơm tiêm 10ml hoặc 20ml, kim các cỡ từ 25G đến 21G.

-  Dụng cụ gắn bơm tiêm để chọc hút (1).

-  Hộp bằng thép không rỉ đựng bơm, kim tiêm sạch.

-  Hộp đựng kim đã dùng, dụng cụ đựng bơm đã sử dụng, dụng cụ đựng bông đã dùng.

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ để ghi mã số BN.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm (phiến đồ).

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút trên phiến kính.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn tuyệt đối hoặc cồn/ete tỷ lệ 1/1).

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP…)

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và để viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, người thực hiện kỹ thuật, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Hộp thuốc chống sốc, ống nghe, máy đo huyết áp.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

3.                      Chuẩn bị Người bệnh (với các BN tỉnh táo, giao tiếp được với thầy thuốc)

-  Giải thích cho Người bệnh (hoặc người nhà Người bệnh) về qui trình thực hiện, mục đích, nguy cơ, lợi ích để Người bệnh yên tâm và hợp tác làm xét nghiệm.

-  Khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.

-  Khám Người bệnh, xác định vị trí tổn thương trên vú cần chọc hút, màu sắc, số lượng, mật độ, kích thước, sự di động.

-  Khám kiểm tra hạch nách (nếu có hạch, tiến hành chọc hút như đã nêu trong phần chọc hút hạch limphô ngoại vi).

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Người bệnh nằm hoặc ngồi.

+ Bộc lộ vú cần chọc hút.

+ Sát trùng vùng cần chọc hút bằng cồn iod.

+ Chọc hút để lấy bệnh phẩm: cố định vị trí tổn thương cần chọc bằng hai ngón bàn tay trái, tay phải cầm kim có gắn bơm tiêm xuyên qua da vào tổn thương, hút dưới áp lực âm để dịch chọc chui vào trong lòng kim, trước khi rút mũi kim ra khỏi mô, cần giải phóng áp lực âm, rút nhanh kim qua da.

Có thể hút nhiều vị trí trên tổn thương nếu u >1,5cm. Có nhiều dịch trong tổn thương (nang) nên hút hết dịch. Tránh da núm vú và quầng vú.

Nếu tổn thương ở quầng hoặc núm vú nên gây tê tại chỗ trước khi chọc.

+ Sát trùng lại vị trí đã chọc hút, băng lại (nếu cần).

2.                      Làm phiến đồ

+ Tháo kim ra khỏi bơm tiêm.

+ Kéo pittông xuống để lấy không khí vào bơm tiêm tạo áp lực.

+ Lắp kim vào bơm tiêm.

+ Nhanh chóng phụt dịch chọc ra các phiến kính đã ghi sẵn mã số Người bệnh.

+ Dùng một phiến kính khác dàn bệnh phẩm trên các phiến kính có bệnh phẩm để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

3.                      Cố định phiến đồ: bằng một trong các phương pháp cố định phiến đồ tế bào học (đã nêu ở phần cố định phiến đồ).

4.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

5.                      Nhận định kết quả: trên kính hiển vi quang học, do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Phiến đồ chọc hút phải có được đúng, đủ các thành phần tế bào của mô tổn thương, cũng như các thành phần của tổn thương cần xác định.

-  Các phiến đồ được dàn mỏng, đều, không chồng chất lên nhau.

-  Các tế bào được bảo tồn tốt đúng với hình thái của mô và tổn thương.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ không thỏa đáng:

+ Quá nghèo tế bào hoặc không lấy được tế bào của tổn thương:

Do mũi kim chọc quá nông hoặc quá sâu: cần đâm mũi kim trúng tổn thương, hoặc không cố định tốt vùng cần chọc trong khi hút làm khối di động: cần ấn ngón tay giữ chặt khối cần chọc.

+ Quá nhiều hồng cầu: không đổi hướng mũi kim khi kim đã đâm vào mô, tránh chảy máu khi chọc hoặc chọc thêm 1 mũi ở vị trí khác (khối >1,5cm) nếu thấy nhiều máu.

+ Phiến đồ dàn quá dày hoặc kéo quá mạnh làm các tế bào chồng chất hoặc bị kéo dài, nát: cần phụt một lượng vừa đủ ra mỗi phiến kính và dàn nhẹ nhàng, đều tay.

+ Cố định kém làm tế bào thoái hóa không nhận định được hình thái nhân và bào tương: cần lặp lại xét nghiệm, cố định ngay sau khi dàn phiến đồ.

+ Các tế bào bắt màu quá kém: cần nhuộm đủ thời gian và cố định phiến đồ tốt hoặc kiểm tra thuốc nhuộm.

-  Người bệnh không hợp tác: thuyết phục giải thích.

-  Chảy máu nhỏ tại nơi chọc hút: chỉ cần băng ép lại.

-  Dịch chọc bị khô trong lòng kim hoặc trong đốc kim hoặc khô trên phiến kính trước khi dàn: chọc hút nhanh, phụt nhanh ra phiến kính đã chuẩn bị sẵn và dàn ngay, hoặc bơm nước muối sinh lý để rửa kim lấy dịch làm phiến đồ.

-  Chọc hút vào vị trí ngoài tổn thương (mạch máu, thần kinh, …): rút ngay kim ra, cố định tốt vị trí cần chọc hút và chọc hút lại.

-  Tràn khí thành ngực: rất hiếm do kim xuyên qua phổi, cần chếch góc mũi kim, không đâm thẳng góc hoặc cố định khối cần chọc nằm trên xương sườn.

-  Nên yêu cầu Người bệnh không nhịn ăn trước khi tiến hành thủ thuật. Giải thích để Người bệnh yên tâm. Nếu Người bệnh bị choáng khi chọc hoặc sau khi chọc: nhanh chóng cho Người bệnh nằm xuống gường và xử trí chống choáng.

 

82. CHỌC HÚT BẰNG KIM NHỎ CÁC TỔN THƯƠNG CỦA DA VÀ MÔ MỀM NÔNG

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Tất cả các các tổn thương trên da và mô mềm có thể sờ nắn được. Dùng bơm tiêm có gắn kim tiêm, đưa kim qua da vào vùng tổn thương, hút với áp lực âm để các tế bào từ tổn thương vào trong kim, phụt chất dịch lấy được trên phiến kính, cố định, nhuộm, nhận định hình thái tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học hoặc bác sĩ lâm sàng đã được đào tạo về chọc hút kim nhỏ: 01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Phòng để thực hiện kỹ thuật từ 15-20 m2, đủ ánh sáng, thoáng, có vòi nước, chậu rửa và bàn để dụng cụ nhuộm.

-  Bàn để dụng cụ (1), ghế ngồi cho bác sĩ và kỹ thuật viên (2) và ghế ngồi cho Người bệnh (1), giường Người bệnh nằm (1), gối kê gáy Người bệnh (1).

-  Bông sạch, cồn iod, găng tay vô trùng, khẩu trang, băng dính y tế.

-  Kẹp không mấu (1), kéo (1).

-  Hộp đựng bông cắt nhỏ vô trùng (1), hộp đựng bông cồn để sát trùng vùng chọc (1).

-  Bơm tiêm 10ml hoặc 20ml, kim các cỡ từ 25G đến 21G.

-  Dụng cụ gắn bơm tiêm để chọc hút (1).

-  Hộp bằng thép không rỉ đựng bơm, kim tiêm sạch.

-  Hộp đựng kim đã dùng, dụng cụ đựng bơm đã sử dụng, dụng cụ đựng bông đã dùng.

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ để ghi mã số Người bệnh.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm (phiến đồ).

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút trên phiến kính.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn tuyệt đối hoặc cồn/ete tỷ lệ 1/1).

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP…)

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và để viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, người thực hiện kỹ thuật, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Hộp thuốc chống sốc, ống nghe, máy đo huyết áp.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

3.                      Chuẩn bị Người bệnh (với các NB tỉnh táo, giao tiếp được với thầy thuốc)

-  Giải thích cho Người bệnh (hoặc người nhà Người bệnh) về qui trình thực hiện, mục đích, nguy cơ, lợi ích để Người bệnh yên tâm và hợp tác làm xét nghiệm.

-  Khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.

-  Khám Người bệnh xác định vị trí tổn thương cần chọc hút, màu sắc, số lượng, mật độ, kích thước, sự di động.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Bộc lộ vị trí cần chọc hút

+ Sát trùng vùng cần chọc hút bằng cồn iod.

+ Chọc hút để lấy bệnh phẩm: cố định vị trí tổn thương cần chọc bằng hai ngón bàn tay trái, tay phải cầm kim có gắn bơm tiêm đâm vào tổn thương, hút dưới áp lực âm để dịch chọc vào lòng kim, trước khi rút mũi kim ra khỏi mô cần giải phóng áp lực âm, rút nhanh kim qua da.

Tổn thương trong da có thể gây tê tại chỗ hoặc dùng kim nhỏ hơn (26G), vị trí kim để song song với bề mặt da, đỉnh mũi kim đâm vào da của mô cần  chọc tạo một góc nhọn, không đặt vuông góc với da.

Có thể hút nhiều vị trí trên tổn thương (nếu kích thước tổn thương >1,5cm).

Đối với tổn thương của mô mềm, tùy độ sâu của tổn thương, lựa chọn chiều dài kim cũng như đâm kim qua da với độ sâu thích hợp để tới đúng vùng tổn thương.

+ Sát trùng lại vị trí đã chọc hút, băng lại (nếu cần).

2.                      Làm phiến đồ

+ Tháo kim ra khỏi bơm tiêm.

+ Kéo pittông xuống để lấy không khí vào bơm tiêm tạo áp lực.

+ Lắp kim vào bơm tiêm.

+ Nhanh chóng phụt dịch chọc ra các phiến kính đã ghi sẵn mã số Người bệnh.

+ Dùng một phiến kính khác dàn bệnh phẩm trên các phiến kính có bệnh phẩm để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

3.                      Cố định phiến đồ: bằng một trong các phương pháp cố định phiến đồ tế bào học (đã nêu ở phần cố định phiến đồ).

4.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

5.                      Nhận định kết quả: trên kính hiển vi quang học, do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Phiến đồ chọc hút phải có được đúng, đủ các thành phần tế bào của mô, cũng như các thành phần của tổn thương cần xác định.

-  Các phiến đồ được dàn mỏng, đều, không chồng chất lên nhau.

-  Các tế bào được bảo tồn tốt đúng với hình thái của mô và tổn thương.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ không thỏa đáng:

+ Quá nghèo tế bào hoặc không lấy được tế bào của tổn thương:

Do mũi kim chọc quá nông hoặc quá sâu: cần đâm mũi kim trúng tổn thương, hoặc không cố định tốt vùng cần chọc trong khi hút làm khối cần chọc di động: cần ấn ngón tay giữ chặt khối cần chọc.

+ Quá nhiều hồng cầu: không đổi hướng mũi kim khi kim đã đâm vào mô, tránh chảy máu khi chọc hoặc chọc thêm 1 mũi ở vị trí khác (khối >1,5cm) nếu thấy nhiều máu.

+ Phiến đồ dàn quá dày hoặc kéo quá mạnh làm các tế bào chồng chất hoặc bị kéo dài, nát: cần phụt một lượng vừa đủ ra mỗi phiến kính và dàn nhẹ nhàng, đều tay.

+ Cố định kém làm tế bào thoái hóa không nhận định được hình thái nhân và bào tương: cần lặp lại xét nghiệm, cố định ngay sau khi dàn phiến đồ.

+ Các tế bào bắt màu quá kém: cần nhuộm đủ thời gian và cố định phiến đồ tốt hoặc kiểm tra thuốc nhuộm.

-  Người bệnh không hợp tác: thuyết phục giải thích.

-  Chảy máu nhỏ tại nơi chọc hút: chỉ cần băng ép lại.

-  Dịch chọc bị khô trong lòng kim hoặc trong đốc kim hoặc khô trên phiến kính trước khi dàn: chọc hút nhanh, phụt nhanh ra phiến kính đã chuẩn bị sẵn và dàn ngay, hoặc bơm nước muối sinh lý để rửa kim lấy dịch làm phiến đồ.

-  Chọc hút vào vị trí ngoài tổn thương (mạch máu, thần kinh, khí quản…): rút ngay kim ra, cố định tốt vị trí cần chọc hút và chọc hút lại.

-  Nên yêu cầu Người bệnh không nhịn ăn trước khi tiến hành thủ thuật. Giải thích để Người bệnh yên tâm. Nếu Người bệnh bị choáng khi chọc hoặc sau khi chọc: nhanh chóng cho Người bệnh nằm xuống gường và xử trí chống choáng.

 

83. CHỌC HÚT BẰNG KIM NHỎ TUYẾN GIÁP

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Tất cả các các tổn thương tuyến giáp có thể sờ nắn được. Dùng bơm tiêm gắn kim tiêm đưa kim qua da vào vùng tổn thương, hút với áp lực âm để các tế bào từ tổn thương vào trong kim, phụt chất dịch lấy được trên phiến kính, cố định, nhuộm, nhận định hình thái tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh của tuyến giáp.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học hoặc bác sĩ lâm sàng đã được đào tạo về chọc hút kim nhỏ: 01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Phòng để thực hiện kỹ thuật từ 15-20 m2, đủ ánh sáng, thoáng, có vòi nước, chậu rửa và bàn để dụng cụ nhuộm.

-  Bàn để dụng cụ (1), ghế ngồi cho bác sĩ và kỹ thuật viên (2) và ghế ngồi cho

Người bệnh (1), giường Người bệnh nằm (1), gối kê gáy Người bệnh (1).

-  Bông sạch, cồn iod, găng tay vô trùng, khẩu trang, băng dính y tế.

-  Kẹp không mấu (1), kéo (1).

-  Hộp đựng bông cắt nhỏ vô trùng (1), hộp đựng bông cồn để sát trùng vùng chọc (1).

-  Bơm tiêm 10ml hoặc 20ml, kim các cỡ từ 25G đến 21G.

-  Dụng cụ gắn bơm tiêm để chọc hút (1).

-  Hộp bằng thép không rỉ đựng bơm, kim tiêm sạch.

-  Hộp đựng kim đã dùng, dụng cụ đựng bơm đã sử dụng, dụng cụ đựng bông đã dùng.

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ để ghi mã số Người bệnh.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm (phiến đồ).

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút trên phiến kính.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn tuyệt đối hoặc cồn/ete tỷ lệ 1/1).

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP…)

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và để viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, người thực hiện kỹ thuật, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Hộp thuốc chống sốc, ống nghe, máy đo huyết áp.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

3.                      Chuẩn bị Người bệnh (với các Người bệnh tỉnh táo, giao tiếp được với thầy thuốc)

-            Giải thích cho Người bệnh (hoặc người nhà Người bệnh) về qui trình thực hiện, mục đích, nguy cơ, lợi ích để Người bệnh yên tâm và hợp tác làm xét nghiệm.

-            Khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng, siêu âm, các xét nghiệm đánh giá tình trạng hóc môn tuyến giáp.

-           Mạch nhanh >100 lần/phút: không tiến hành thực hiện thủ thuật.

-           Khám Người bệnh xác định vị trí tổn thương cần chọc hút, màu sắc, số lượng, mật độ, kích thước, sự di động.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

-  Người bệnh nằm thẳng trên gường, có thể kê gối mỏng dưới đầu.

-  Bộc lộ vị trí cần chọc hút

-  Sát trùng vùng cần chọc hút bằng cồn iod.

-  Chọc hút để lấy bệnh phẩm:

+ Người bệnh không được nói, không được nuốt khi đang được làm  thủ

thuật.

+ Cố định vị trí tổn thương cần chọc bằng hai ngón bàn tay trái, tay   phải

cầm kim có gắn bơm tiêm đâm qua da vào tổn thương, hút dưới áp lực âm để dịch chọc vào trong lòng kim.

+ Cố định mũi kim trong khi hút để tránh chảy máu và làm đau Người

bệnh.

+ Tùy độ nông hay sâu của tổn thương mà giới hạn độ sâu của kim. Có

thể xoay mũi kim theo nhiều hướng hoặc chọc hút nhiều vị trí trên tổn thương để lấy đủ bệnh phẩm (tổn thương >1,5cm).

+ Trước khi rút mũi kim ra khỏi mô, cần giải phóng áp lực âm, rút nhanh kim qua da.

+ Nếu tổn thương là u nang, có nhiều dịch: nên hút hết dịch. Khi rút kim không cần giải phóng áp lực âm.

+ Sát trùng lại vị trí đã chọc hút, băng lại (nếu cần).

2.                      Làm phiến đồ

+ Tháo kim ra khỏi bơm tiêm.

+ Kéo pittông xuống để lấy không khí vào bơm tiêm tạo áp lực.

+ Lắp kim vào bơm tiêm.

+ Nhanh chóng phụt dịch chọc ra các phiến kính đã ghi sẵn mã số BN.

+ Dùng một phiến kính khác dàn bệnh phẩm trên các phiến kính có bệnh phẩm để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

3.                      Cố định phiến đồ: bằng một trong các phương pháp cố định phiến đồ tế bào học (đã nêu ở phần cố định phiến đồ).

4.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

5.                      Nhận định kết quả: trên kính hiển vi quang học, do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Phiến đồ chọc hút phải có được đúng, đủ các thành phần tế bào của mô tổn thương, cũng như các thành phần của tổn thương cần xác định.

-  Các phiến đồ được dàn mỏng, đều, không chồng chất lên nhau.

-  Các tế bào được bảo tồn tốt đúng với hình thái của mô và tổn thương.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ không thỏa đáng:

+ Quá nghèo tế bào hoặc không lấy được tế bào của tổn thương:

Do mũi kim chọc quá nông hoặc quá sâu: cần đâm mũi kim trúng tổn thương, hoặc không cố định tốt vùng cần chọc trong khi hút làm vùng tổn thương di động: cần ấn ngón tay giữ chặt vùng cần chọc.

+ Quá nhiều hồng cầu: nên sử dụng kim nhỏ, chỉ kéo pittông 3-5 lần, không đổi hướng mũi kim khi hút hoặc chọc thêm 1 mũi ở vị trí khác (khối

>1,5cm) nếu thấy nhiều máu (trừ trường hợp u nang chảy máu mới).

+ Phiến đồ dàn quá dày hoặc kéo quá mạnh làm các tế bào chồng chất hoặc bị kéo dài, nát: cần phụt một lượng vừa đủ ra mỗi phiến kính và dàn nhẹ nhàng, đều tay.

+ Cố định kém làm tế bào thoái hóa không nhận định được hình thái nhân và bào tương: cần lặp lại xét nghiệm, cố định ngay sau khi dàn phiến đồ.

+ Các tế bào bắt màu quá kém: cần nhuộm đủ thời gian và cố định phiến đồ tốt hoặc kiểm tra thuốc nhuộm.

-  Người bệnh không hợp tác: thuyết phục giải thích.

-  Chảy máu nhỏ tại nơi chọc hút: chỉ cần băng ép lại.

-  Dịch chọc bị khô trong lòng kim hoặc trong đốc kim hoặc khô trên phiến kính trước khi dàn: chọc hút nhanh, phụt nhanh ra phiến kính đã chuẩn bị sẵn và dàn ngay, hoặc bơm nước muối sinh lý để rửa kim lấy dịch làm phiến đồ.

-  Chọc hút vào vị trí ngoài tổn thương (mạch máu, thần kinh, khí quản…): rút ngay kim ra, cố định tốt vị trí cần chọc hút và chọc hút lại.

-  Nên yêu cầu Người bệnh không nhịn ăn trước khi tiến hành thủ thuật. Giải thích để Người bệnh yên tâm. Nếu Người bệnh bị choáng khi chọc hoặc sau khi chọc: nhanh chóng cho Người bệnh nằm xuống gường và xử trí chống choáng.

 

84. CHỌC HÚT BẰNG KIM NHỎ MÀO TINH HOÀN

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Dùng bơm tiêm gắn kim tiêm nhỏ đưa kim qua da vào vùng tổn thương và/hoặc mào tinh, hút với áp lực âm để các thành phần trong mào tinh và/hoặc của tổn thương vào trong kim, phụt chất dịch lấy được trên phiến kính, cố định, nhuộm, nhận định hình thái, sự sắp xếp các thành phần hữu hình, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để xác định mào tinh có hay không có tinh trùng (trong chẩn đoán vô sinh nam) và/hoặc loại tổn thương mào tinh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học hoặc bác sĩ lâm sàng đã được đào tạo về chọc hút kim nhỏ: 01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Phòng để thực hiện kỹ thuật từ 15-20 m2, đủ ánh sáng, thoáng, có vòi nước, chậu rửa và bàn để dụng cụ nhuộm.

-  Bàn để dụng cụ (1), ghế ngồi cho bác sĩ và kỹ thuật viên (2) và ghế ngồi cho BN (1), giường BN nằm (1), gối kê gáy Người bệnh (1).

-  Bông sạch, cồn iod, găng tay vô trùng, khẩu trang, băng dính y tế.

-  Kẹp không mấu (1), kéo (1).

-  Hộp đựng bông cắt nhỏ vô trùng (1), hộp đựng bông cồn để sát trùng vùng chọc (1).

-  Bơm tiêm 10ml hoặc 20ml, kim các cỡ từ 25G đến 21G.

-  Thuốc gây tê tại chỗ: lidocain 5% (1 ống cho một Người bệnh).

-  Dụng cụ gắn bơm tiêm để chọc hút (1).

-  Hộp bằng thép không rỉ đựng bơm, kim tiêm sạch.

-  Hộp đựng kim đã dùng, dụng cụ đựng bơm đã sử dụng, dụng cụ đựng bông đã dùng.

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ để ghi mã số Người bệnh.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm (phiến đồ).

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút trên phiến kính.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn tuyệt đối hoặc cồn/ete tỷ lệ 1/1).

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP…)

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và để viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, người thực hiện kỹ thuật, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Hộp thuốc chống sốc, ống nghe, máy đo huyết áp.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

3.                      Chuẩn bị Người bệnh (với các Người bệnh tỉnh táo, giao tiếp được với thầy thuốc)

-  Giải thích cho Người bệnh (hoặc người nhà Người bệnh) về qui trình thực hiện, mục đích, nguy cơ, lợi ích để Người bệnh yên tâm và hợp tác làm xét nghiệm.

-  Khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.

-  Khám Người bệnh xác định vị trí cần chọc hút, màu sắc, số lượng, mật độ, kích thước, sự di động.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ Người bệnh nằm ngửa trên gường.

+ Bộc lộ vị trí cần chọc hút.

+ Sát trùng vùng cần chọc hút bằng cồn iod.

+ Gây tê trong da tại vị trí cần chọc hút.

+ Chọc hút để lấy bệnh phẩm: cố định vị trí cần chọc bằng hai ngón bàn tay trái, tay phải cầm kim có gắn bơm tiêm đâm qua da vào mào tinh hoặc vùng tổn thương, hút dưới áp lực âm để dịch chọc vào lòng kim, trước khi rút mũi kim ra khỏi vùng chọc cần giải phóng áp lực âm, rút nhanh kim qua da. Có thể hút nhiều vị trí nếu cần thiết.

+ Sát trùng lại vị trí đã chọc hút.

2.                      Làm phiến đồ

+ Tháo nhanh kim ra khỏi bơm tiêm (nếu chỉ hút được ít bệnh phẩm).

+ Kéo pittông xuống để lấy không khí vào bơm tiêm tạo áp lực.

+ Lắp lại kim vào bơm tiêm.

+ Phụt thật nhanh dịch chọc ra các phiến kính đã ghi sẵn mã số Người bệnh.

+ Dùng một phiến kính khác dàn bệnh phẩm trên các phiến kính có bệnh phẩm để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

3.                      Cố định phiến đồ: bằng một trong các phương pháp cố định phiến đồ tế bào học (đã nêu ở phần cố định phiến đồ).

4.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff - Quick hay May Grünwanld Giemsa hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

5.                      Nhận định kết quả: trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Phiến đồ chọc hút phải lấy được trúng, đủ các thành phần hữu hình của mào tinh hoặc mô tổn thương.

-  Các phiến đồ được dàn mỏng, đều.

-  Các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ không thỏa đáng:

+ Quá nghèo tế bào hoặc không lấy được tế bào của tổn thương:

Do mũi kim chọc quá nông hoặc quá sâu: cần đâm mũi kim trúng tổn thương, hoặc không cố định tốt vùng cần chọc trong khi hút: cần ấn ngón tay giữ chặt vùng cần chọc.

+ Quá nhiều hồng cầu: không đổi hướng mũi kim khi kim đã đâm vào mô, tránh chảy máu khi chọc hoặc chọc thêm 1 mũi ở vị trí khác (khối >1,5cm) nếu thấy nhiều máu.

+ Phiến đồ dàn quá dày hoặc kéo quá mạnh làm các tế bào chồng chất hoặc bị kéo dài, nát: cần phụt một lượng vừa đủ ra mỗi phiến kính và dàn nhẹ nhàng, đều tay.

+ Cố định kém làm tế bào thoái hóa không nhận định được hình thái nhân và bào tương: cần lặp lại xét nghiệm, cố định ngay sau khi dàn phiến đồ.

+ Các tế bào bắt màu quá kém: cần nhuộm đủ thời gian và cố định phiến đồ tốt hoặc kiểm tra thuốc nhuộm.

-  Người bệnh không hợp tác: thuyết phục giải thích.

-  Chảy máu nhỏ tại nơi chọc hút: chỉ cần băng ép lại.

-  Dịch chọc bị khô trong lòng kim hoặc trong đốc kim hoặc khô trên phiến kính trước khi dàn: chọc hút nhanh, phụt nhanh ra phiến kính đã chuẩn bị sẵn và dàn ngay, hoặc bơm nước muối sinh lý để rửa kim lấy dịch làm phiến đồ.

-  Chọc hút vào vị trí ngoài tổn thương (mạch máu, thần kinh, …): rút ngay kim ra, cố định tốt vị trí cần chọc hút và chọc hút lại.

-  Nên yêu cầu Người bệnh không nhịn ăn trước khi tiến hành thủ thuật. Giải thích để Người bệnh yên tâm. Nếu Người bệnh bị choáng trong hay sau khi chọc hoặc sau khi chọc: nhanh chóng cho Người bệnh nằm xuống gường và xử trí chống choáng.

 

85. CHỌC HÚT BẰNG KIM NHỎ TINH HOÀN

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Dùng bơm tiêm gắn kim nhỏ xuyên kim qua da vào tinh hoàn hoặc vùng tổn thương, hút với áp lực âm để các tế bào từ mô tinh hoàn hoặc mô tổn thương vào trong kim, phụt chất dịch lấy được trên phiến kính, cố định, nhuộm, nhận định hình thái tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học hoặc bác sĩ lâm sàng đã được đào tạo về chọc hút kim nhỏ: 01

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hóa chất

-  Phòng FNA từ 15-20 m2, đủ ánh sáng, thoáng, có vòi nước, chậu rửa và bàn để dụng cụ nhuộm.

-  Bàn để dụng cụ (1), ghế ngồi cho thầy thuốc (2) và ghế ngồi cho Người   bệnh

(1), giường Người bệnh nằm (1), gối kê gáy Người bệnh (1).

-  Bông sạch, cồn iod, găng tay vô trùng, khẩu trang, băng dính y tế.

-  Kẹp không mấu (1), kéo (1).

-  Hộp đựng bông cắt nhỏ vô trùng (1), hộp đựng bông cồn (1) để sát trùng vùng chọc.

-  Bơm tiêm 10ml hoặc 20ml, kim các cỡ từ 25 G đến 21G.

-  Dụng cụ gắn bơm tiêm để chọc hút (1).

-Thuốc gây tê tại chỗ: lidocain 5% (1 ống cho 1 Người bệnh).

-  Hộp bằng thép không rỉ đựng bơm, kim tiêm sạch.

-  Hộp đựng kim đã dùng, dụng cụ đựng bơm đã sử dụng, dụng cụ đựng bông đã dùng.

-  Phiến kính sạch, một đầu mài mờ.

-  Giá để đựng phiến kính đã dàn bệnh phẩm.

-  Bút chì mềm ghi mã số Người bệnh, vị trí chọc hút.

-  Dung dịch cố định bệnh phẩm (cồn tuyệt đối hoặc cồn/ete tỷ lệ 1/1).

-  Phẩm nhuộm phiến đồ (Giemsa/Diff - Quik/HE/ PAP…)

-  Các dụng cụ để nhuộm: khay, giá, cốc pha thuốc nhuộm, ống hút

-  Nước cất, nước sạch để rửa thuốc nhuộm trên phiến kính.

-  Các dung dịch sát khuẩn.

-  Kính hiển vi quang học, bàn có mặt phẳng, đủ rộng để đặt kính hiển vi và để viết (1).

-  Phiếu xét nghiệm ghi rõ họ và tên Người bệnh, người thực hiện kỹ thuật.

-  Sổ hoặc máy tính ghi lại thông tin của từng Người bệnh, đặc điểm tổn thương, vị trí chọc hút, dịch chọc và kết quả chẩn đoán.

-  Hộp thuốc chống sốc, ống nghe, máy đo huyết áp.

-  Các sọt rác đựng rác thải y tế, rác thải thường.

3.                      Chuẩn bị Người bệnh (với các Người bệnh tỉnh táo, giao tiếp được với thầy thuốc)

-  Giải thích cho Người bệnh (hoặc người nhà Người bệnh) về qui trình thực hiện, mục đích, nguy cơ, lợi ích để Người bệnh yên tâm và hợp tác làm xét nghiệm.

-  Khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.

-  Khám Người bệnh, đánh giá độ to hay nhỏ, mật độ, có tổn thương ... của tinh hoàn, mào tinh (kể cả màu sắc, kích thước, mật độ, sự di động) để xác định vị trí cần chọc hút.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Lấy bệnh phẩm

+ NB nằm ngửa trên gường

+ Bộc lộ vị trí cần chọc hút

+ Sát trùng vùng cần chọc hút bằng cồn iod.

+ Gây tê trong da bìu.

+ Chọc hút để lấy bệnh phẩm: cố định vị trí cần chọc bằng hai ngón bàn tay trái, tay phải cầm kim có gắn bơm tiêm đâm qua da vào vùng tinh hoàn cần chọc, hút dưới áp lực âm để dịch chọc vào trong lòng kim, trước khi rút mũi kim ra cần giải phóng áp lực âm, rút nhanh kim qua da. Có thể hút nhiều vị trí.

+ Sát trùng lại vị trí đã chọc hút.

2.                      Làm phiến đồ

+ Tháo nhanh kim ra khỏi bơm tiêm (nếu chỉ hút được ít bệnh phẩm).

+ Kéo pittông xuống để lấy không khí vào bơm tiêm tạo áp lực âm sau khi lắp  lại kim.

+ Lắp lại kim vào bơm tiêm.

+ Nhanh chóng phụt dịch chọc ra các phiến kính đã ghi sẵn mã số Người bệnh.

+ Dùng một phiến kính khác dàn bệnh phẩm trên các phiến kính có bệnh phẩm để bệnh phẩm được dàn mỏng, đều.

3.                      Cố định phiến đồ: bằng một trong các phương pháp cố định phiến đồ tế bào học (đã nêu ở phần cố định phiến đồ).

4.                      Nhuộm các phiến đồ: theo một trong các phương pháp nhuộm: Giemsa, Papanicolaou, Diff Quick hay May Grünwanld Giemsa hoặc HE (như đã nêu ở mục nhuộm phiến đồ tế bào học).

5.                      Nhận định kết quả: trên kính hiển vi quang học do bác sĩ giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

-  Phiến đồ chọc hút phải lấy được trúng, đủ các thành phần tế bào của tinh hoàn và/hoặc mô tổn thương, đủ để chẩn đoán.

-  Các phiến đồ được dàn mỏng, đều.

-  Các tế bào được bảo tồn tốt.

-  Các tế bào bắt màu rõ ràng, phân biệt được rõ hình thái của nhân và bào tương.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Phiến đồ không thỏa đáng:

+ Quá nghèo tế bào hoặc không lấy được tế bào của tổn thương:

Do mũi kim chọc quá nông hoặc quá sâu: cần đâm mũi kim trúng tổn thương, hoặc không cố định tốt vùng cần chọc trong khi hút: cần ấn ngón tay giữ chặt vùng cần chọc.

+ Quá nhiều hồng cầu: không đổi hướng mũi kim khi kim đã đâm vào mô, tránh chảy máu khi chọc hoặc chọc thêm 1 mũi ở vị trí khác (khối >1,5cm) nếu thấy nhiều máu.

+ Phiến đồ dàn quá dày hoặc kéo quá mạnh làm các tế bào chồng chất hoặc bị kéo dài, nát: cần phụt một lượng vừa đủ ra mỗi phiến kính và dàn nhẹ nhàng, đều tay.

+ Cố định kém làm tế bào thoái hóa không nhận định được hình thái nhân và bào tương: cần lặp lại xét nghiệm, cố định ngay sau khi dàn phiến đồ.

+ Các tế bào bắt màu quá kém: cần nhuộm đủ thời gian và cố định phiến đồ tốt hoặc kiểm tra thuốc nhuộm.

-  Người bệnh không hợp tác: thuyết phục giải thích.

-  Chảy máu nhỏ tại nơi chọc hút: chỉ cần băng ép lại.

-  Dịch chọc bị khô trong lòng kim hoặc trong đốc kim hoặc khô trên phiến kính trước khi dàn: chọc hút nhanh, phụt nhanh ra phiến kính đã chuẩn bị sẵn và dàn ngay, hoặc bơm nước muối sinh lý để rửa kim lấy dịch làm phiến đồ.

-  Chọc hút vào vị trí ngoài tổn thương (mạch máu, thần kinh, …): rút ngay kim ra, cố định tốt vị trí cần chọc hút và chọc hút lại.

-  Nên yêu cầu Người bệnh không nhịn ăn trước khi tiến hành thủ thuật. Giải thích để Người bệnh yên tâm. Nếu Người bệnh bị choáng trong hoặc sau khi chọc: nhanh chóng cho Người bệnh nằm xuống gường và xử trí chống choáng.

 

(Lượt đọc: 15387)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ