Banner
Banner dưới menu

Phần II: Các quy trình kỹ thuật cố định, chuyển đúc, cắt mảnh bệnh phẩm

(Cập nhật: 24/11/2017)

Các quy trình kỹ thuật cố định, chuyển đúc, cắt mảnh bệnh phẩm

63. CỐ ĐỊNH BỆNH PHẨM BẰNG FORMOL ĐỆM TRUNG TÍNH

I.                       NGUYÊN

Cố định là làm bất động những cấu trúc của mô cũng như tế bào nhưng vẫn giữ tới mức tối đa hình thái của chúng giống như khi còn sống. Trừ khi cần nhuộm tươi hay cần nghiên cứu về enzym, nuôi cấy tế bào… nói chung, mọi bệnh phẩm cần cố định ngay khi lấy ra khỏi cơ thể. Phải luôn nhớ, cố định tồi sẽ làm giảm chất lượng xét nghiệm và cố định hỏng bệnh phẩm là không thể sửa chữa được. Nồng độ formol thích hợp là 4-10%, không kết tủa protein nhưng cố định hoàn toàn các gel gelatin bằng cách làm cho chúng không hoà tan, cố định các lipid phức tạp kể cả ty lạp thể (mitochondrion) và bộ Golgi, tuy không tác dụng trực tiếp lên lipid, nhưng vẫn bảo toàn được chúng. Tốc độ xuyên thấm nhanh, khoảng 0,7-0,8mm/giờ. Không làm co nhưng làm cứng mạnh mô. Cấu trúc tế bào bảo toàn tốt. Làm tăng tính kiềm khi nhuộm mô. Hơi formol độc nên cần đậy kín và cố định xong phải rửa nước chảy đến 3 giờ trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 02 người.

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Dung dịch cố định bệnh phẩm: formol đệm trung tính 10%.

+ Các lọ thủy tinh có dung tích 50-300ml để cố định các bệnh phẩm đã phẫu tích.

+ Bình thủy tinh có dung tích lớn (1000-3000ml), có nắp đậy để cố định các bệnh phẩm lớn, chưa phẫu tích.

+ Cốc đong thủy tinh có chia ml

+ Phễu thủy tinh.

+ Kẹp không mấu gắp bệnh phẩm.

+ Nhãn ghi mã số bệnh phẩm, mô u.

+ Bút chì mềm để ghi mã số bệnh phẩm.

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm tươi (hoặc không để quá 30 phút sau khi lấy ra khỏi cơ thể), đã được phẫu tích để xét nghiệm mô bệnh học hoặc chưa phẫu tích.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

* Pha dung dịch formol đệm trung tính 10%

+ Formaldehit 37-40%                                             100ml

+ Nước cất 2 lần                                                       900ml

+ Sodium phosphat monobasic (NaH2PO4)           4gram

+ Sodium phosphate dibasic anhydrous (NaH2PO4 khan) 6,5gram

2.                      Các bước thực hiện

a.                      Pha bệnh phẩm thành các mẫu nhỏ, dày 5mm có thể để vừa trong khuôn nhựa chuyển bệnh phẩm.

b.                      Thả ngay bệnh phẩm tươi vừa pha vào trong lọ đã có dung dịch formol đệm trung tính 10%, không để bệnh phẩm dính vào thành lọ. Lượng dung dịch cố định phải nhiều gấp 20-30 lần thể tích bệnh phẩm.

c.                       Thời gian cố định 4- 12 giờ tuỳ theo mảnh bệnh phẩm to hay nhỏ nhưng không dưới 4 giờ hay nhiều hơn 12 giờ.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm được cố định tốt, không “sống” nhưng cũng không quá mức (bệnh phẩm bị cứng).

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Nồng độ formol <10% sẽ làm bệnh phẩm sống, mô bị hoại tử do đó phải thay dung dịch cố định mới.

-  Bệnh phẩm dính thành lọ khi cố định: Bỏ bệnh phẩm vào lọ cố định khi trong lọ đã chứa dung dịch cố định, lắc nhẹ cho bệnh phẩm không bị dính.

-  Nồng độ formol quá cao sẽ làm bệnh phẩm cứng, không khắc phục được.

-  Cố định không đúng, bệnh phẩm bị hoại tử là không thể sửa chữa được.

-  Để lâu, dung dịch cố định bị oxy hoá có màu trắng sữa, nên cho một ít vôi vào đáy bình đựng formol và lọc trước khi dùng.

 

64. KHỬ CANXI CÁC BỆNH PHẨM XƯƠNG

 

I.                       NGUYÊN

Các bệnh phẩm xương rất cứng, cần loại bỏ các muối canxi không hòa tan (khử canxi) mới cắt mảnh được và đồng thời bảo toàn được cấu trúc, tính chất bắt màu của tế bào và mô. Để khử canxi, bệnh phẩm cần được cắt nhỏ thành các lát mỏng. Mỗi gam xương cần 20-30ml dung dịch khử canxi, lắc đều dung dịch trong thời gian khử.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 02 người

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Dung dịch focmaldehit 37-40%.

+ Nước cất

+ HNO3 đậm đặc

+ Axit formic nguyên chất

+ Axit chlohydric

+ EDTA (Ethylen diamine tetra acetic acid)

+ Các lọ thủy tinh có dung tích 500-1000ml để đựng xương cần khử canxi

+ Kẹp gắp bệnh phẩm.

+ Cưa nhỏ.

+ Cốc đong thủy tinh có chia ml.

+ Phễu thủy tinh.

+ Nhãn ghi mã số bệnh phẩm, mô u.

+ Bút chì mềm để ghi nhãn bệnh phẩm.

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

3.                      Bệnh phẩm

Các mảnh xương đã được cưa nhỏ để khử can xi.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ khử canxi.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Pha dung dịch khử canxi với fomandehit - axit nitric (xương cứng, giàu canxi)

-                                                                                                                                                      Formandehit 37-40%   10ml

-                                                                                                                                                      Nước cất    80ml

-                                                                                                                                                      HNO3 đậm đặc   10ml

b.                      Pha dung dịch khử canxi với HCl (xương có độ cứng trung bình, thời gian khử từ 2-3 ngày).

-                                                                                                                                                      Axit formic nguyên chất        4ml

-                                                                                                                                                      HCl  4ml

-                                                                                                                                                      Nước cất vừa đủ  100ml

c.                       Dung dịch khử xương EDTA đối với xương mềm, tủy xương.

-                                                                                                                                                      EDTA       5,5g

-                                                                                                                                                      Nước cất    90ml

-                                                                                                                                                      Formandehit       10ml

2.                      Các bước thực hiện

a.      Xương đã được cố định trong formol đệm trung tính 10% trong 12-24 giờ trước khi cắt.

b.     Dùng cưa nhỏ, răng sắc, cắt xương thành các mảnh có kích thước 5mm.

c.       Thả các mảnh bệnh phẩm xương vừa cắt vào trong lọ đã có dung dịch khử canxi, thay dung dịch khử hàng ngày.

d.      Kiểm tra mỗi ngày bằng cách đặt miếng xương đã khử lên thớt lie, dùng kim có đầu nhỏ và nhọn xuyên qua xương, nếu xuyên qua dễ dàng thì việc khử đã hoàn thành.

e.       Sau khi khử xương xong, phải rửa kỹ bệnh phẩm trong nước 24 giờ để loại acid.

g. Cố định bệnh phẩm xương đã khử trong formol đệm trung tính 10% từ 10-24 giờ trước khi thực hiện các bước tiếp theo trong qui trình làm tiêu bản mô bệnh học.

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm khử xương đạt yêu cầu nếu dùng kim xuyên qua dễ dàng.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-              Dung dịch khử xương không chuẩn, thời gian khử rất lâu, khắc phục bằng cách thay dung dịch khử xương mới.

-              Nồng độ axit quá cao sẽ gây thoái hóa các mô không phải xương và xương; tình trạng này không sửa chữa được.

-             Tùy theo kích thước mảnh xương cần khử mà thời gian khử thay đổi.

-             Nhiệt độ cao sẽ làm thời gian khử xương nhanh hơn và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ được khử xương ở nhiệt độ phòng vì nhiệt độ cao làm tổn thương mô.

 

65. KỸ THUẬT CHUYỂN BỆNH PHẨM BẰNG TAY

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Làm cho bệnh phẩm có thể cắt được trên máy cắt một cách dễ dàng, bảo quản bệnh phẩm được lâu dài mà không làm hư hại tới hình thái, cấu trúc của tế bào và mô.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 02 người

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Tủ parafin có nhiệt độ từ 56-58 độ.

+ Các khay, hộp bằng thép không rỉ đựng parafin.

+ Parafin chuyên dụng.

+ Cồn các loại từ 800, 900, 950,1000  mỗi loại đựng trong một bể riêng.

+ Xylen (hoặc toluen) đựng trong 3 bể riêng ghi số từ I-III.

+ Parafin lỏng đựng trong 3 bể riêng ghi số từ I-III.

+ Giấy bọc bệnh phẩm có ghi mã số bằng bút chì mềm.

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm đã được pha và cố định đúng quy cách.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ chuyển.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

-  Chuẩn bị đầy đủ các loại cồn, xylen.

-  Lọc parafin, để parafin nóng chảy sẵn trong các bể chứa.

2.                      Cách tiến hành

Cho bệnh phẩm lần lượt đi qua các loại hóa chất sau:

* Bệnh phẩm <2mm

-                 Cồn 90 độ                           15 phút

-                 Cồn 95 độ                           15 phút

-                 Cồn 100 độ (I)                    15 phút

-                 Cồn 100 độ (II)                   30 phút

-                 Cồn 100 độ (III)                  30 phút

-                 Toluen (I)                            15 phút

-                 Toluen (II)                           30 phút

-                 Toluen (III)                          30 phút

-                 Parafin (I)                            30 phút

-                 Parafin (II)                           1 giờ

-                 Parafin (III)                         1 giờ

* Bệnh phẩm 5mm -<8mm

-                 Cồn 80 độ                           2 giờ

-                 Cồn 90 độ                           6 giờ

-                 Cồn 95 độ                           8 giờ

-                 Cồn 100 độ (I)                    4 giờ

-                 Cồn 100 độ (II)                   6 giờ

-                 Cồn 100 độ (III)                  8 giờ

-                 Toluen (I)                            4 giờ

-                 Toluen (II)                           8 giờ

-                 Toluen (III)                          8 giờ

-                 Parafin (I)                            4 giờ

-                 Parafin (II)                           6 giờ

-                 Parafin (III)                         10 giờ

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm đã được vùi đầy đủ trong parafin để sẵn sàng cho đúc bệnh

phẩm.

 

66. KỸ THUẬT CHUYỂN BỆNH PHẨM BẰNG MÁY

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Làm cho bệnh phẩm có thể cắt được ở máy cắt một cách dễ dàng, bảo quản bệnh phẩm được lâu dài mà không làm hư hại tới hình thái, cấu trúc của tế bào và mô.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 02 người.

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Tủ parafin có nhiệt độ từ 56-58 độ.

+ Các khay, hộp bằng thép không rỉ đựng parafin.

+ Cồn 800, 950, 1000.

+ Xylen (hoặc toluen).

+ Parafin lỏng.

+ Máy chuyển bệnh phẩm tự động đã cài đặt phần mềm cho việc chuyển bệnh phẩm.

+ Giấy bọc bệnh phẩm có ghi mã số bằng bút chì mềm.

+ Túi giấy lọc đựng bệnh phẩm nhỏ/nát.

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm đã được pha và cố định đúng quy cách.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh– tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy

bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

-  Chuẩn bị đầy đủ các loại cồn, xylen (hoặc toluen), parafin nóng chảy sẵn trong các bể chứa của máy.

-  Bệnh phẩm trong các khuôn nhựa đã đóng nắp cẩn thận, đúng mã số. Các bệnh phẩm nát, vụn phải đựng trong các túi lọc.

-  Kiểm tra nguồn điện, các quy tắc an toàn vận hành thiết bị, bật nguồn.

2.                      Các bước tiến hành

2.1.              Các bệnh phẩm nhỏ: Thời gian cố định tối thiểu là 3 giờ.

-           Rửa nhẹ trong nước chảy

-           Cồn 80 độ x 10 phút

-           Cồn 95 độ x 3 lần x 15-20 phút/lần

-           Cồn 100 độ x 3 lần/15 phút/lần

-           Cồn 100/xylen tỷ lệ 1/1 x 15 phút

-           Parafin x 3 lần x 15phút/lần

-            Parafin trong hút chân không 15-20 phút. Nếu không có hút chân không thì tăng mỗi lần 5 phút.

2.2.              Các mô thông thường khác

-           Cồn 80 độ x 1giờ

-           Cồn 95 độ x 3 lần x 1giờ/lần

-           Cồn 100 độ x 3 lần x 1giờ/lần

-           Xylen x 3 lần x 1giờ/lần

-           Parafin x 3 lần x 1giờ/lần

-           Parafin trong hút chân không 1giờ

IV. KẾT QUẢ

Bệnh phẩm đã được vùi đầy đủ trong parafin để sẵn sàng cho đúc bệnh phẩm.

 

67. KỸ THUẬT VÙI PARAFIN

 

I.   NGUYÊN LÝ

Cố định mới chỉ giết chết tế bào và giữ cho các thành phần của chúng đựơc bất động ở trạng thái tĩnh. Nếu đem cắt ngay thành các lát cắt mỏng, mối liên quan giữa các tế bào cũng như cấu trúc mô bị biến đổi, thậm chí đảo lộn do tác động cơ học. Giải quyết vấn đề này cần có một chất làm nền cho bệnh  phẩm, có tác dụng như một khuôn giữ vững bệnh phẩm, đồng thời thâm nhập được vào bên trong tế bào, giữ cho các tế bào yên vị khi cắt mảnh. Đây chính là nguyên lý của vùi bệnh phẩm. Chất vùi bệnh phẩm phải đạt các yêu cầu sau: mềm, dễ ngấm, dễ cắt, nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ loại bỏ. Parafin là chất thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên. Hiện có nhiều loại parafin với các điểm nóng chảy khác nhau nhưng loại phù hợp nhất với kỹ thuật mô bệnh học là loại có độ nóng chảy từ 56-58 độ. Nếu nhiệt độ nóng chảy cao sẽ phải chỉnh nhiệt độ của tủ parafin lên cao, do vậy, làm bệnh phẩm quá chín sẽ khó cắt và bắt thuốc nhuộm tồi. Người ta còn cho thêm vào parafin một số chất phụ gia để tăng chất lượng của nó như: Histoplast, paraplast..

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 02 người.

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Tủ parafin có nhiệt độ từ 56-58 độ.

+ Các khay, hộp thép không rỉ đựng parafin.

+ Parafin, sáp

+ Cồn 90-1000.

+ Xylen hay Toluen.

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

3.                      Bệnh phẩm

Do các khoa/ phòng lâm sàng gửi tới, đã được pha thành các mảnh và đã cố định đủ thời gian.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh– tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

a.                      Bệnh phẩm đã pha và cố định từ 4-12 giờ.

b.                      Các hóa chất

+ Cồn 90 độ

+ Cồn 95 độ

+ Cồn 100 độ  (I), Cồn 100 độ (II), Cồn 100 độ (III)

+ Toluen (I), Toluen (II), Toluen (III)

+ Parafin (I), Parafin (II), Parafin (III)

2.                      Các bước tiến hành

a.                      Khử nước

+ Parafin không tan trong nước nên không thể ngấm vào bệnh phẩm nếu còn nước. Chất để khử nước trong bệnh phẩm hay dùng nhất là cồn etylic.

+ Lượng cồn để khử nước gấp 10 lần thể tích bệnh phẩm với 4 lần ngâm.

+ Thời gian khử nước 4 giờ cho mỗi nồng độ cồn.

b.                      Tẩm dung môi trung gian của parafin (khử cồn)

+ Ngâm bệnh phẩm trong toluen hoặc xylen 180 phút.

c.                       Tẩm parafin (khử xylen)

+ Chuyển bệnh phẩm qua 2-3 lần parafin.

+ Thời gian chuyển trong parafin khoảng 180 phút

IV.                KẾT QUẢ

Bệnh phẩm ngấm đều parafin trong, bóng để chuẩn bị cho quá trình đúc khối parafin.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

Vùi không đúng quy cách, bệnh phẩm ngấm parafin không đều, khi cắt sẽ gây rách mô.

 

68. KỸ THUẬT ĐÚC KHỐI PARAFIN

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Đúc khối là làm cho parafin ở xung quanh cũng như ở bên trong bệnh phẩm đặc lại thành một khối thuần nhất. Để đạt được điều này, người ta dùng những khuôn bằng kim loại để dẫn nhiệt và nước lạnh có đá. Đúc bệnh phẩm phải thao tác nhanh sao cho nhiệt độ của parafin và bệnh phẩm không chênh  lệch nhiều. Nếu nhiệt độ parafin hay bệnh phẩm quá chênh lệch, sẽ tạo ra một viền trắng quanh bệnh phẩm, khi khối parafin nguội hay khi cắt, bệnh phẩm có thể bật ra khỏi khối. Mặt khác, bệnh phẩm phải được đặt đúng hướng để các mảnh cắt có đầy đủ các thành phần của mô cần khảo sát.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 02 người

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Tủ parafin có nhiệt độ từ 56-58 độ.

+ Các khay, hộp thép không rỉ đựng parafin.

+ Parafin chuyên dụng

+ Khuôn nhựa ghi mã Người bệnh hoặc giấy ghi mã Người bệnh bằng bút chì mềm.

+ Dụng cụ làm lạnh (khay đá hoặc bàn làm lạnh bằng điện)

+ Khuôn đúc kim loại bằng thép không rỉ.

+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

+ Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

3.                      Bệnh phẩm

Bệnh phẩm đã được pha, được cố định và vùi trong parafin đúng quy

cách.

4.                      Phiếu xét nghiệm

+ Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

+ Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

+ Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

+ Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu  bệnh– tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch  cố định.

+ Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy

bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Qui trình chuẩn bị

+ Bệnh phẩm đã vùi trong parafin đủ thời gian.

+ Sắp khuôn kim loại trên mặt phẳng (nếu đúc bằng tay).

+ Khuôn kim loại bằng thép không rỉ đặt trong ngăn nóng, khuôn nhựa, bàn làm lạnh hoặc khay đá lạnh (nếu đúc bằng máy).

2.                      Cách tiến hành

+ Đặt khuôn bằng kim loại trên mặt phẳng, rót parafin nóng chảy vào khuôn hoặc đặt khuôn dưới vòi rót parafin (nếu đúc bằng máy), rót parafin vào khuôn.

+ Đặt bệnh phẩm vào khuôn theo mặt phẳng đúng yêu cầu (bệnh phẩm sát mặt đáy, định hướng đúng chiều bệnh phẩm). Gắn khuôn nhựa lên trên.

+ Để nguội và dỡ khuôn hoặc chuyển sang bàn làm lạnh.

Lưu ý: Người ta chọn mặt phẳng cắt là mặt đáy. Với các bệnh phẩm quá nhỏ, có thể dùng kính lúp để nhặt và đặt bệnh phẩm hoặc nhuộm bệnh phẩm với eosin 1% cho dễ nhận biết.

IV.                KẾT QUẢ

+ Khối parafin sau đúc phải đạt độ cứng đồng đều, không có viền trắng quanh bệnh phẩm, không có các khoảng trống giữa bệnh phẩm và parafin.

+ Bệnh phẩm đặt đúng chiều.

+ Mặt diện cắt phẳng đều, không hở bệnh phẩm.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-  Nếu có viền trắng quanh bệnh phẩm, phải tiến hành đúc lại.

-  Bệnh phẩm đặt không phẳng, không đúng chiều: phải để tan paraffin và đặt lại bệnh phẩm, đúc lại.

 

69. KỸ THUẬT CẮT MẢNH BỆNH PHẨM CHUYỂN ĐÖC TRONG PARAFIN

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Chỉ có thể quan sát chi tiết hình thái tế bào và mô dưới kính hiển vi quang học sau khi nhuộm màu, nếu các mảnh bệnh phẩm có độ dầy <5µm. Vì vậy, với các mảnh bệnh phẩm có độ dầy 5-10 mm trong các khối parafin, phải tiến hành cắt các bệnh phẩm này thành các mảnh cắt có độ dầy từ 3-4 µm bằng máy (dao) cắt lát mỏng chuyên dụng để có thể tiến hành các công đoạn kỹ thuật tiếp theo.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 02 người.

2.                      Phương tiện, hóa chất

+ Lưỡi dao cắt: Thường là loại dùng 1 lần, có 2 loại khác nhau:

*           Lưỡi dao vát 350 dùng cho các mảnh cắt thông thường, kể cả mô xương

*           Lưỡi dao vát 220 dùng cho các mảnh cắt cần rất mỏng (0,5-1µm).

+ Máy cắt lát mỏng: Cần kiểm tra các ốc vít và tra dầu bôi trơn.

+ Que tãi bệnh phẩm.

+ Phiến kính sạch.

+ Dung dịch albumin.

+ Bút viết kính.

+ Bể nước dàn bệnh phẩm ở 500- 600C (bể chuyên dụng hoặc có thể sử dụng nồi nấu lẩu để ở mức nhiệt thấp nhất).

+ Phòng cắt: Nhiệt độ phòng cắt khoảng 250, cần có máy điều hoà nhiệt

độ.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Chuẩn bị dung dịch albumin

1.1.              Albumin dự trữ

+ Lòng trắng trứng:                     1 thể tích.

+ Glyxerin nguyên chất:             1 thể tích

+ Thymol:                                   1 vài tinh thể (chống thối rữa)

Khuấy đều cho tới khi lòng trắng trứng và glyxerin hòa tan hoàn toàn. Lọc và bảo quản ở 40C trong lọ nút kín.

1.2.              Albumin khi dùng

+ Albumin dự trữ:                       2ml

+ Nước cất:                                  98ml

Trộn đều và dùng, không để nóng >500C.

1.3.              Albumin dạng hạt bán sẵn: Pha với nước cất ở nồng độ không quá 2%. Pha đủ dùng để tránh lãng phí vì khi dùng không hết phải bỏ đi.

2.                      Các bước tiến hành

-      Gá khối parafin lên máy cắt, vặn chặt để không bị bong bật khi cắt.

-      Lắp dao lên máy cắt, chỉnh độ nghiêng của lưỡi dao khoảng 450.

-      Điều chỉnh độ dầy, mỏng của mảnh cắt theo ý muốn.

-      Quay vô lăng đều, nhẹ nhàng, loại bỏ những lát cắt đầu tiên (cắt phá). Lưu ý: Khi cắt phá, nên sử dụng dao cắt ở phần ngoài, đến khi cắt lấy bệnh phẩm để nhuộm sẽ dùng phần dao ở giữa (không dùng lưỡi dao ở phần cắt phá).

-       Chỉnh độ dầy lát cắt khoảng 3-4µ, dịch chuyển lưới dao về vị trí trung tâm. Lấy các lát cắt đạt tiêu chuẩn (mỏng đều, không rách, không xước, không nhăn và lấy hết mặt bệnh phẩm).

-        Dùng que tãi, đưa nhẹ nhàng các lát cắt vào phiến kính (có mã số của bệnh phẩm) đã nhúng qua albumin, đặt lên bàn hơ hoặc thả các lát cắt vào khay nước ấm, để mảnh cắt dãn đều rồi vớt mảnh cắt, đặt lên phiến kính đã phủ albumin.

-             Dựng tiêu bản trên giá đựng tiêu bản.

-             Đưa tiêu bản vào tủ ấm 370.

IV.                KẾT QUẢ

-             Bệnh phẩm mỏng đều, không xước, không gấp hoặc bị rách.

-             Còn nguyên parafin quanh bệnh phẩm.

-             Vị trí của mảnh cắt ở 2/3 phía ngoài của phiến kính.

-              Kích thước của mảnh cắt tương đương kích thước thật của bệnh phẩm đã pha.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

-             Mảnh cắt có độ dầy không đều nhau do độ nghiêng của lưỡi dao hoặc cố định không chặt.

Khắc phục: Kiểm tra lại máy cắt, bộ phận điều chỉnh độ dầy hoặc tăng độ nghiêng lưỡi dao.

-              Diện cắt của mảnh cắt không đều: Nguyên nhân do một bộ phận máy cắt bị rung hay lưỡi dao cố định chưa chặt, do khối cắt cứng.

Xử trí: Xem lại các vít đã chặt chưa hoặc thay lưỡi dao phù hợp.

-             Các mảnh cắt tích điện và bị tất cả các vật kim loại hút, khó thao tác.

Xử trí: làm ẩm và làm nóng bằng cách hà hơi trên lưỡi dao và mảnh cắt.

-              Mảnh cắt cuộn lại, không thẳng do nhiệt độ môi trường quá cao hay parafin quá cứng.

Xử trí: Cắt mỏng hơn, giảm độ nghiêng lưỡi dao/áp lạnh khối parafin hay đúc lại parafin mềm hơn.

-             Mảnh cắt nhiều vết răng và rách. Nguyên nhân do lưỡi dao cũ, mẻ hoặc có các mảnh vụn bệnh phẩm và bụi trên lưỡi dao.

Khắc phục: sau mỗi lần cắt, lau sạch lưỡi dao. Nếu dao mẻ nhiều, thay lưỡi dao mới.

-             Mảnh cắt bị rạn nứt và vỡ vụn thường do độ nghiêng của lưỡi dao lớn quá, quay quá nhanh hay quá chậm.

Khắc phục: Giảm độ nghiêng của lưỡi dao, tốc độ quay thích hợp.

-             Mảnh cắt long ra và lỗ rỗ do vùi parafin nguội, bệnh phẩm và parafin không thành khối đồng nhất.

Khắc phục: Đúc lại bệnh phẩm.

 

70. KỸ THUẬT CẮT LẠNH MẢNH MÔ

 

I.                       NGUYÊN LÝ

Là phương pháp xét nghiệm mô bệnh học nhanh, thường được áp dụng trong phẫu thuật. Mặt khác, các lát cắt lạnh còn có thể dùng để nhuộm một số kỹ thuật đặc biệt như nhuộm mỡ... Khi mẫu mô được làm lạnh, nước ở trong mô chuyển thành đá và đóng vai trò như chất trung gian giữ hình dạng (khung) của mô, vì thế mô trở nên cứng và có thể cắt mỏng được.

II.                    CHUẨN BỊ

1.                      Người thực hiện

+ Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học:             01

+ Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

2.                      Phương tiện, hoá chất

-  Máy cắt lạnh đang ở trạng thái hoạt động.

-  Dao sắc, thớt  nhựa sạch, phẳng.

-  Bộ dụng cụ phẫu tích bệnh phẩm.

-  Phiến kính, lá kính sạch.

-  Bút chì mềm (để ghi tên tuổi Người bệnh, mã số tiêu bản trên phiến kính).

-  Giấy thấm, gạc sạch.

-  Găng tay, khẩu trang, mũ, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

-  Chổi lông mềm.

-  Gel cắt lạnh.

-  Cồn tuyệt đối.

-  Thuốc nhuộm: Các thuốc nhuộm thông thường như Hematoxylin Eosin hoặc xanh Toluidin hoặc Diff-quick...Đối với các mảnh cắt lạnh cần nhuộm đặc biệt, xem thêm phần IV từ mục 98 đến mục 108.

3.                      Bệnh phẩm

Do phòng mổ hoặc các khoa lâm sàng gửi đến.

4.                      Phiếu xét nghiệm

Yêu cầu ghi đầy đủ:

-  Các thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới).

-  Khoa, phòng, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

-  Chẩn đoán lâm sàng, các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác.

-  Loại bệnh phẩm gửi xét nghiệm, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

-  Ngày, giờ lấy bệnh phẩm; ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

III.                CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                      Quy trình chuẩn bị

-  Bệnh phẩm sau khi lấy ra từ BN được gửi ngay đến khoa giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

-  Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học tiếp nhận, ghi các thông tin về Người bệnh vào sổ đăng ký và mã số Người bệnh.

-  Ghi mã số của Người bệnh vào phiến kính và dán mã số vào hộp đựng bệnh phẩm.

2.                      Cắt lọc bệnh phẩm

-  Bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát bệnh phẩm, mô tả kỹ về loại bệnh phẩm, số lượng, đo kích thước, màu sắc, tính chất, mặt cắt… của bệnh phẩm, xác định vùng tổn thương cần lấy mẫu cắt lạnh.

-  Động tác lấy bệnh phẩm phải nhẹ nhàng, tránh gây dập nát hay biến đổi do tác động cơ học.

-  Không kẹp vào vùng định lấy mẫu xét nghiệm, không rửa mẫu mô.

-  Dùng dao sắc cắt theo một hướng, sao cho đường cắt gọn, không bị dập nát

-  Kích thước của mảnh mô được cắt tùy theo kích thước của vật gá mẫu bệnh phẩm của máy cắt lạnh, thông thường kích thước 1 x 1 x 0,2 cm.

-  Số lượng mảnh cắt tuỳ từng trường hợp.

3.                      Làm lạnh mẫu bệnh phẩm và cắt, nhuộm mảnh mô

-  Đặt mẫu bệnh phẩm vào gá đúc lạnh rồi đưa ngay vào vị trí tương ứng trên thanh làm lạnh (Cryobar) trong buồng làm lạnh của máy, phủ gel cắt lạnh, xoay khối Head tracter đặt lên trên khuôn đúc chứa bệnh phẩm rồi đóng kín cửa kính phía trên buồng máy, chờ cho đến khi khối bệnh phẩm đông cứng (có màu trắng).

-  Mẫu mô sau khi đã đông cứng được cắt thành những lát thật mỏng. Bắt đầu cắt thô với độ dày từ 10-15 micromet để tạo mặt phẳng. Sau đó điều chỉnh độ dày  lát cắt từ 2-5 micromet. Quay  máy cắt với nhịp độ vừa phải.


Kết hợp với chổi lông mềm dàn mảnh mô lên phiến kính.

 

Hình 28. Cắt và dán mảnh mô cắt lạnh

Cố định mảnh mô: (để cấu trúc mô và tế bào giữ nguyên hình dáng và bắt màu thuốc nhuộm), sau khi lát cắt được dàn lên phiến kính, phải được cố định ngay bằng cồn tuyệt đối 95-960 hoặc cồn acetic-formol trong 20 giây.

Nhuộm mảnh mô: Có nhiều loại thuốc nhuộm khác nhau, mỗi loại có tính chất bắt màu nhân và bào tương khác nhau, tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng cơ sở giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học để lựa chọn phương pháp nhuộm phù hợp. Tuy nhiên, vì yêu cầu của cắt lạnh để chẩn đoán nhanh, thời gian nhuộm ngắn, nên thuốc nhuộm thường dùng là xanh Toluidin, Diff-Quick, HE… Thời gian nhuộm từ vài chục giây đến 2 phút.

-  Sau khi đã lấy đủ bệnh phẩm cho cắt lạnh, cố định phần bệnh phẩm còn lại sau cắt lạnh (để xử lý, cắt, nhuộm thường quy - đối chiếu với chẩn đoán cắt lạnh và nhuộm đặc biệt nếu cần thiết).

-  Vệ sinh dụng cụ, máy cắt lạnh

IV.                KẾT QUẢ

Mảnh cắt mỏng, phẳng, không bị nhăn hay gấp, bắt màu thuốc nhuộm rõ và đồng đều, độ tương phản tốt.

V.                    NHỮNG SAI SÓT VÀ CÁCH XỬ TRÍ

-  Mẫu bệnh phẩm bị khô hoặc mềm: Thường do nhiệt độ buồng lạnh hoặc thời gian làm lạnh chưa hợp lý: Cần điều chỉnh lại cho hợp lý.

-  Mảnh cắt bị xước, gấp hoặc rách: thường do lưỡi dao cùn, chổi lông cứng hoặc thao tác không khéo: Nên thay lưỡi dao hoặc chổi lông mới, thao tác nhẹ nhàng.

-  Lấy chưa trúng và chưa đủ mẫu bệnh phẩm: Cần lấy thêm và cắt nhuộm lại.

-  Mẫu bệnh phẩm nhiều mô mỡ cần cắt các lát dày hơn (5-10 micromet)

(Lượt đọc: 30682)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ