Banner
Banner dưới menu

RỐI LOẠN LIPID MÁU

RỐI LOẠN LIPID MÁU

I.Định nghĩa: Người ta gọi là rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau:

 1. Tăng Cholesterol huyết tương:

- Bình thường: Cholesterol trong máu < 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl)

- Tăng giới hạn: Cholesterol trong máu từ 5,2 đến 6,2 mmol/l (200 – 239 mg/dl)

- Tăng cholesterol máu khi >6,2 mmol/l (>240 mg/dl)

2.Tăng TG (Triglycerid)trong máu:

-Bình thường: TG máu <1,7 mmol/l (<150 mg/dl).

-Tăng giới hạn: TG từ 1,7-2,25 mmol/l (150-199 mg/dl).

-Tăng TG: TG từ 2,26–5,64mmol/l (200-499mg/dl).

-Rất tăng: TG máu > 5,65 mmol/l (> 500 mg/dl).

3.Giảm HDL-C (High Density Lipoprotein Cholesterol):HDL-C là 1 Lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch. Khác với LDL-C, nếu giảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch:

-      Bình thường HDL-C trong máu > 0,9 mmol/l.

-      Khi HDL-C máu < 0,9 mmol/l (<35mg/dl) là giảm.

4. Tăng LDL–C (Low  Density Lipoprotein Cholesterol)

- Bình thường: LDL-C trong máu <3,4 mmol/l (<130 mg/dl)

- Tăng giới hạn: 3,4 – 4,1 mmol/l (130-159 mg/dl)

- Tăng nhiều khi: > 4,1 mmol/l (>160 mg/dl)

5. Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp: Khi Cholesterol > 6,2 mmol/l và TG trong khoảng 2,26 – 4,5 mmol/l.

II.Nguyên tắc điều  trị rối loạn lipid máu:

1. Việc điều  trị tuỳ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân trên cơ sở đánh giá tình trạng rối loạn Lipid máu và các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành.

2 .Điều  trị cấp một và điều  trị cấp hai:

-Điều  trị cấp một khi bệnh nhân có rối loạn Lipid máu nhưng chưa có tiền sử bị bệnh mạch vành.

- Điều trị cấp hai khi bệnh nhân đã có tiền sử bệnh mạch vành.

III.Điều  trị  cụ thể:

1.Chế độ ăn và sinh hoạt:

Dùng chế độ ăn giảm Cholesterol và Calo (nếu bệnh nhân béo phì).

2.Điều  trị  bằng thuốc:

a. Các nhóm thuốc:

- Các loại Resins gắn acid mật: Cholestyramine (Questran), Colestipol (Colestid).

Liều thường dùng: Questran 8 – 16 g/ngày chia 2 lần dùng trong bữa ăn, Colestid: 10 – 30 g/ngày chia làm 2 lần. Nên khởi đầu bằng liều thấp sau đó tăng dần.

-  Nicotinic acid(Niacin): là một loại Vitamin tan trong nước, ức chế gan sản xuất ra các Lipoprotein.

Liều khởi đầu nên thấp khoảng 100 mg x 3 lần/ ngày, sau đó có thể tăng liều tới 2-4 g/ngày.

-         Thuốc ức chế men HMG-CoA Reductase (nhóm Statin):Gồm Simvastatin (Zocor); Lovastatin; Pravastatin; Fluvastatin; Atorvastatin (Lipitor)...

Liều dùng: Simvastatin (Zocor) 5-40 mg/ngày; Atorvastatin (Lipitor) 10-80 mg/ ngày; Lovastatin 10-20 mg/ngày; Pravastatin 10-40 mg/ngày. Các thuốc nhóm này không nên dùng gần bữa ăn ,có thể dùng 1 lần trong ngày trước khi đi ngủ. Các statin khác nhau có hiệu lực đối với LDL-C khác nhau .

-         Các dẫn xuất fibrat (acid fibric) bao gồm: Gemfibrozil (Lopid); Fenofibrat (Lipanthyl, Tricor); Bezafibrat (Benzalip).

Liều thường dùng là: Gemfibrozil 600 mg x 2 lần/ngày trước khi ăn; Fenofibrat 300 mg/ngày..

-         Điều trị thay thế bằng hormon sinh dục nữ (Estrogen):có thể có ích ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh có rối loạn lipid máu. Estrogen uống làm giảm LDL-C khoảng 15% và làm tăng HDL-C cũng khoảng 15%.

- Vấn đề kết hợp thuốc:

Có thể dùng 2 loại thuốc ở 2 nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu khác nhau nếu thấy cần thiết.

+ Việc kết hợp 2 loại thuốc với liều thấp sẽ thay thế cho việc dùng 1 loại với liều cao vì khó dung nạp.

+ Trong một số trường hợp khi tăng quá cao Cholesterol máu nên kết hợp 2 loại thuốc.

 + Sự kết hợp tốt nhất là giữa Statin và Niacin.

Theo dõi khi dùng thuốc:

Cần kiểm tra Cholesterol và TG máu mỗi 3-4 tuần điều trị. Nếu không đáp ứng sau 2 tháng điều trị, mặc dù đã dùng liều tối ưu, thì nên thay bằng thuốc khác hoặc kết hợp thuốc thứ 2.

(Lượt đọc: 9386)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ