Banner
Banner dưới menu

VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CẤP

VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CẤP

Viêm màng ngoài tim là một tình trạng bệnh lý có nguồn gốc do phản ứng viêm của màng ngoài tim với các triệu chứng chính là đau ngực, tiếng cọ màng ngoài tim và các biến đổi điện tâm đồ. Bệnh hay gặp ở nam giới hơn so với nữ giới.

I. Triệu chứng lâm sàng:

1. Triệu chứng cơ năng:

- Đau ngực do viêm màng ngoài tim thường đau ở sau xương ức, đau buốt, có thể mức độ nặng dữ dội nhưng cũng có thể âm ỉ kéo dài suốt ngày, đau thường lan lên cổ và ra sau lưng. Thường kèm theo sốt và dấu hiệu đau mỏi cơ như các trường hợp nhiễm virus thông thường.

- Khó thở đôi khi có thể gặp, nhưng thông thường xuất hiện sau giai đoạn đau ngực khi viêm màng ngoài tim cấp diễn biến thành tràn dịch màng ngoài tim.

- Bệnh nhân thường cảm giác căng thẳng, buồn bã và khó chịu.

2. Triệu chứng thực thể:

- Nghe tim là dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán. Nghe thấy có tiếng cọ màng ngoài tim. Vị trí tốt nhất để nghe thấy tiếng cọ màng ngoài tim là ở phía thấp của bờ trái xương ức, khi bệnh nhân ngồi hơi cúi ra trước và hít sâu vào rồi nín thở.

II. Cận lâm sàng:

1. Điện tâm đồ (ĐTĐ):  ĐTĐ sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn.

+ Giai đoạn đầu: thường xuất hiện vài giờ sau cơn đau ngực đầu tiên gồm các dấu hiệu: đoạn ST chênh lên đồng hướng với sóng T dương ở các chuyển đạo trước tim.

+ Giai đoạn thứ hai: xuất hiện vài ngày sau với đoạn ST trở về đường đẳng điện, sóng T dẹt xuống.

+ Giai đoạn ba: là giai đoạn sóng T âm đảo ngược.

 + Sau vài ngày đến vài tuần: sóng T sẽ dương trở lại, đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh.

2. Chụp tim phổi: hình tim to thường chỉ thấy trong các trường hợp có tràn dịch màng ngoài tim phối hợp và đây cũng không phải là dấu hiệu đặc hiệu giúp chẩn đoán.

3. Cấy máu, cấy đờm và dịch hút dạ dày:có khả năng giúp chẩn đoán một số các trường hợp viêm màng ngoài tim phức tạp như  do lao (sau 1 tuần), nhiễm khuẩn huyết hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

4. Xét nghiệm máu: thường có tăng bạch cầu, máu lắng tăng và tăng men creatine phosphokinase MB.

5. Siêu âm tim:Siêu âm tim thường được chỉ định trong các trường hợp ở giai đoạn sau . Dấu hiệu có thể gặp trên siêu âm là khoảng trống siêu âm do dịch màng ngoài tim gây ra ,Hiếm gặp hơn có thể có dấu hiệu màng ngoài tim dày hơn so với bình thường.

6. Các xét nghiệm khác:Siêu âm tim qua thực quản, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân có thể áp dụng trong một vài trường hợp cá biệt để nghiên cứu kỹ hơn về màng ngoài tim.

III . Điều trị:

1. Điều trị nội khoa:

- Ibuprofen 600 đến 800mg uống chia 3 lần trong ngày, trong 3 tuần hay Indomethacin 25 đến 50mg uống chia 3 lần trong ngày, trong 3 tuần.

- Điều trị chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua da (tràn dịch màng tim có ép tim): Chỉ áp dụng trong các trường hợp viêm màng ngoài tim có tràn dịch nhiều, có ảnh hưởng đến huyết động hay trong trường hợp cần chọc dò để chẩn đoán bệnh nguyên.

2. Phẫu thuật :Thực hiện tại cơ sở có trung tâm mổ tim.

- Mở dẫn lưu màng ngoài tim ở dưới xương ức thường chỉ áp dụng trong các trường hợp viêm màng ngoài tim do ung thư.

- Phẫu thuật cắt màng ngoài tim thường áp dụng trong tràn dịch tái phát nhiều hay viêm co thắt màng ngoài tim.

3. Điều trị theo nguyên nhân:

a. Viêm màng ngoài tim do virus.

b. Viêm màng ngoài tim do lao.

c. Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim:

-      Aspirin là lựa chọn điều trị hàng đầu.

-      Chống chỉ định các thuốc kháng viêm không steroid do có thể gây co thắt động mạch vành, còn các thuốc steroid thì lại có thể gây thủng tim trong viêm màng ngoài tim sau nhồi máu co tim cấp.

d.Hội chứng Dressler:

Xuất hiện vài tuần cho đến vài tháng sau nhồi máu cơ tim với tỷ lệ gặp khoảng 1%. Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, tràn dịch màng phổi, tiếng cọ màng tim, màng phổi, xỉu và đau ngực nhiều. Điều trị bằng Aspirin và thuốc chống viêm không steroid, nghỉ ngơi tại giường.

e.Hội chứng sau mở màng ngoài tim:

Hội chứng này cũng gần giống hội chứng Dressler, xuất hiện một tuần sau phẫu thuật. Bệnh thường tự khỏi song đôi khi kéo dài vài tuần. Điều trị bằng Aspirin, chống viêm không steroid, Corticoid chỉ dùng trong các trường hợp không đáp ứng với điều trị.

f.Viêm màng ngoài tim do tăng urê máu:

-Điều trị nội khoa: Hạn chế sử dụng chống viêm không Steroid, Steroid nhiều khi đạt hiệu quả tốt.

- Điều trị dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua da: Lọc máu là lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân viêm màng ngoài tim do tăng urê máu nếu có triệu chứng. Nếu không có triệu chứng của hội chứng urê máu cao thì lọc máu không phải là bắt buộc. Nếu tràn dịch màng tim số lượng nhiều với tăng bạch cầu, sốt hay có ép tim thì việc chọc dẫn lưu dịch màng tim là cần thiết.

-Điều trị ngoại khoa :thực hiện tại cơ sở có trung tâm mổ tim. Mở màng ngoài tim dưới xương ức, cắt màng ngoài tim tối thiểu được chỉ định cho các trường hợp tái phát nhiều lần hoặc không hút dẫn lưu dịch qua da được.

g. Viêm màng ngoài tim do ung thư:

- Điều trị dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua da:

+Chọc dẫn lưu dịch màng tim: Rất tốt nếu có sự hướng dẫn của siêu âm, chỉ định cho các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của tràn dịch màng ngoài tim mà số lượng khá nhiều.

+Dùng bóng nong màng ngoài tim là kỹ thuật nguy hiểm hơn, chỉ nên áp dụng ở các bệnh nhân tái phát tràn dịch màng ngoài tim nhiều lần.

- Phẫu thuật: có thể áp dụng một vài thủ thuật sau trong những trường hợp cần thiết:

+Mở màng ngoài tim dưới xương ức.

+Làm cứng màng ngoài tim bằng Tetracycline với nước muối sinh lý. Biến chứng có thể gặp của thủ thuật này là đau nhiều trong thủ thuật, rối loạn nhịp và sốt.

+Cắt màng ngoài tim: Phẫu thuật này không là lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim do ung thư.

(Lượt đọc: 5355)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ