Banner
Banner dưới menu

RÁM MÁ (Chloasma)

RÁM MÁ (Chloasma)

I.   ĐẠI CƯƠNG

   Rám má là một hiện tượng tăng sắc tố, thường xuất hiện ở mặt nhất là hai bên gò má. Bệnh có cả ở hai giới, nhưng phụ nữ gặp nhiều hơn.

II.  CHẨN ĐOÁN

1.    Lâm sàng

-         Các dát tăng sắc tố màu nâu, nâu đen, xanh đen.

-         Màu sắc có thể đồng đều, có thể không, ranh giới tổn thương thường không đều và thường có tính chất đối xứng, tổn thương nhẵn, không có vảy, không ngứa, không đau. Tổn thương thường khu trú ở hai bên gò má, thái dương, trán, mũi,quanh miệng. Đôi khi tổn thương còn xuất hiện ở cánh tay trên. Các dát sắc tố này tăng đậm về mùa xuân hè, có giảm về mùa thu đông. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ gặp nhiều hơn.

2.    Cận lâm sàng

-         Xác định vị trí khu trú của tổn thương: dùng một đèn Wood chiếu lên tổn thương vùng mặt trong bóng tối, nếu tổn thương tăng đậm hơn so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở thượng bì. Nếu tổn thương mờ đi so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở trung bì, nếu khi chiếu có tổn thương tăng đậm hơn, có tổn thương mờ đi so với bằng mắt thường thì rám má khu trú ở cả thượng bì và trung bì, gọi là rám má hỗn hợp.

-         Mô bệnh học của tổn thương:

§   Độ dày của thượng bì là hoàn toàn bình thường.

§   Tăng sắc tố ở các lớp tế bào thượng bì.

§   Số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ.

§   Có thể thấy tế bào đại thực bào chứa các hạt sắc tố ở trung bì.

-         Các xét nghiệm về nội tiết: định lượng các hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, hormon buồng trứng nếu thấy cần thiết cho từng nguyên nhân.

III.  ĐIỀU TRỊ:

1.     Nguyên tắc chung

-         Điều trị nguyên nhân nếu có thể

-         Điều trị kết hợp với phòng tái phát

-         Điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống

-         Điều trị nội khoa kết hợp với Laser

2.     Điều trị cụ thể

* Sử dụng các thuốc bôi

-         Có chế bôi đơn thuần bằng các thuốc giảm sắc tố da hay kết hợp với vitamin A axít, kem chống nắng hay kem corticoid.

§  Thuốc giảm sắc tố da: hydroquinon 2-4%, azaileic acid, resorcinol.

§  Vitamin A axít: isotretionoin 0,05-0,1%.

§  Kem chống nắng có hệ số bảo vệ cao: đây là biện pháp rất quan trọng trong điều trị rám má. Dù lựa chọn phương pháp điều trị gì, người bệnh cũng phải sử dụng phối hợp với kem chống nắng.  

§  Mỡ corticoid nhẹ hoặc trung bình như hydrocortisol.

-         Lưu ý: trường hợp nhẹ chỉ cần bôi thuốc giảm sắc tố da đơn thuần vào buổi         tối trước khi đi ngủ 1 lần.

-         Trường hợp trung bình, nặng: nên phối hợp 1 hoặc 2 loại thuốc có thể là thuốc giảm sắc tố da với kem chống nắng hoặc Vitamin A axít hay mỡ corticoid.      

-         Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm phối hợp cả hydroquinon với corticoid và vitamin A axít.

-         Rám má thể rất nặng: có thể kết hợp bôi thuốc với sử dụng phương pháp khác như chiếu tia Laser hồng ngọc hay liệu pháp ứng dụng công nghệ tế  bào gốc.

-         Laser: Sử dụng các loại laser đặc hiệu cho sắc tố đem lại hiệu quả nhất định

§  Laser Nd YAG

§  Laser YAG-KTP

§  Laser Ruby

Lưu ý: laser có tác dụng làm mất sắc tố tạm thời nhưng không có khả năng

điều trị khỏi vĩnh viễn.

* Sử dụng các thuốc đường toàn thân

-         Vitamin C

-         Vitmin E

-         L-cystein

(Lượt đọc: 5214)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thủ tục hành chính Sở Y Tế
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Đại hội đảng
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
    • Bất động sản Việt Nam