Banner
Banner dưới menu

BỆNH VẢY PHẤN ĐỎ NANG LÔNG (Pityriasis rubra pilaris)

BỆNH VẢY PHẤN ĐỎ NANG LÔNG (Pityriasis rubra pilaris)

I.      ĐẠI CƯƠNG

Vảy phấn đỏ nang lông được đặc trưng bởi các biểu hiện dày sừng nang lông khu trú, dày sừng lòng bàn tay bàn chân và đỏ da. Bệnh gặp ở cả hai giới. Tuổi hay gặp nhất từ 40-60 tuổi và từ 1-10 tuổi. Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Một số trường hợp xuất hiện sau nhiễm khuẩn hay nhiễm virút.

II.   CHẨN ĐOÁN: Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học

1.     Lâm sàng

-         Sẩn nang lông

§  Màu nâu bẩn, vàng nâu hoặc màu da, thô ráp

§  Vị trí: Vùng da dầu như đầu, trán, tai, mũi, cổ, ngực, đầu gối, khuỷu tay, mặt duỗi đốt ngón gần của ngón tay, ngón chân

§  Lúc đầu riêng lẻ sau tập trung thành mảng

-         Dát đỏ

§  Vùng tỳ đè, đầu, mặt, cổ, trên có vảy da khô, bề mặt sần sùi, thô ráp

§  Tiến triển từ đầu xuống thân mình và các chi

§  Có thể gây đỏ da toàn thân

-         Lòng bàn tay, bàn chân: dày sừng, màu ánh vàng

-         Dấu hiệu lộn mi (khi có tổn thương ở mặt)

-         Tổn thương móng:

§  Dày móng, rỗ móng

§  Tăng sắc tố ở bờ tự do

2.     Cận lâm sàng

-         Mô bệnh học

§  Nang lông: nút sừng dày đặc

§  Á sừng ở xung quanh các nang lông và giữa các nang lông

§  Dày sừng

§  Lớp hạt teo

§  Các mạch máu ở trung bì giãn nhưng không xoắn

§  Thâm nhiễm các tế bào lympho và tổ chức bào

III.      ĐIỀU TRỊ

1.     Nguyên tắc điều trị

-         Tránh dùng các thuốc kích ứng da.

-         Dùng các thuốc dịu da, ẩm da.

-         Corticoid bôi tại chỗ không có tác dụng.

-         Sử dụng thuốc điều trị toàn thân kết hợp với ánh sáng trị liệu trong trường hợp cần thiết.

2.     Điều trị cụ thể

*Tại chỗ

-         Bôi kem chống khô da: vaselin, kem dưỡng ẩm.

-         Chiếu UVB kết hợp với vitamin A axít.

*Toàn thân

-         Vitamin A axít (acitretin)

§  Liều tấn công từ 0,5-0,75mg/kg/ngày.

§  Khi tình trạng bệnh tiến triển tốt, thì giảm liều dần.

§  Thời gian điều trị từ 6 đến 12 tháng.

§  Cần theo dõi tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong máu.

-         Methotrexat

§  Chỉ định ở trường hợp không đáp ứng với vitamin A axít.

§  Liều từ 20 đến 30 mg/tuần (uống hoặc tiêm một lần).

§  Thời gian điều trị từ 4 đến 12 tháng.

-         Azathioprim (Immurel)

§  Tác dụng tốt đối với thể ở người lớn.

§  Liều 100 đến 200mg/ngày.

-         Cyclosporin

§  Liều tấn công 5mg/kg/ngày.

§  Khi bệnh ổn định (thường sau 1 tháng), có thể giảm liều xuống 2- 3mg/kg/ngày.

§  Thời gian điều trị kéo dài vài tháng.

§  Đối với người bệnh HIV: sử dụng các thuốc chống virút.

(Lượt đọc: 7718)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ