Banner
Banner dưới menu

Đề tài Nhận xét đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Ninh năm 2017

(Cập nhật: 30/11/2017)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Ninh năm 2017, chủ nhiệm: BsCKI Nguyễn Thị Thu Hà

MỤC LỤC

 ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Định nghĩa:

1.2 Chuyển hóa sắt

1.3 Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

1.4 Triệu chứng lâm sàng

1.5 Biểu hiện xét nghiệm

1.6 Mức độ thiếu máu theo nồng độ hemoglobin

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG III:  KẾT QUẢ

CHƯƠNG IV:  BÀN LUẬN

CHƯƠNG V:   KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

CÁC  CHỮ VIẾT TẮT

BN: Bệnh nhân

TM: Thiếu máu

TMTS: Thiếu máu thiếu sắt

SDD: Suy dinh dưỡng

RBC: Số lượng hồng cầu

Hb: Hemoglobin

HCT: Hematocrit

MCV: Thể tích trung bình hồng cầu

MCH: Hemoglobin trung bình hồng cầu

RDW: Giải phân bố kích thước hồng cầu

P: cân nặng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xẩy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu giảm dưới mức bình thường, do thiếu một hay nhiều yếu tố cần thiết tham gia vào quá trình tạo máu như: Protein, sắt, đồng, kẽm, vitaminB12, vitaminC. Trong đó thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu ở trẻ em. Thiếu máu do thiếu sắt gọi tắt ( Thiếu máu thiếu sắt TMTS ) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại thiếu máu dinh dưỡng  [3], và là vấn đề có ý nghĩa  sức khỏe cộng đồng quan trọng.

Trên thế giới ước tính 500 triệu – 1 tỷ người bị thiếu máu thiếu sắt [3] ở mọi lứa tuổi song ở trẻ em tỷ lệ bị bệnh cao hơn

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra toàn quốc năm 1995 thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 24 tháng là 60,5%, từ 24- 60 tháng là 29,8% và dưới 5 tuổi là 43,5% [5] .Theo kết quả nghiên cứu tại khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2013 có khoảng 33% trẻ bị thiếu máu, trong đó 27% trẻ bị thiếu máu ở mức độ trung bình và nặng [4].

Nguyên nhân của TMTS có thể do cung cấp sắt không đủ so với nhu cầu, do hấp thu kém…Hậu quả của bệnh rất trầm trọng, làm cho trẻ kém phát triển thể chất cũng như về trí tuệ. Tuy nhiên người dân còn ít quan tâm đến vấn đề này vì biểu hiện bệnh nghèo nàn, lặng lẽ đôi khi chỉ phát hiện khi đến khám một bệnh lý  cấp tính như Viêm phổi, tiêu chẩy  cấp…

Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nhận xét đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm  thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh” với mục tiêu:

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi.

 

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

1.1 Định nghĩa:

  Thiếu máu là tình trạng giảm lượng Hemoglobin hay khối lượng hồng cầu dưới giới hạn bình thường của người cùng  lứa tuổi.

    02 tháng– 06 tuổi Hb < 110 g/l

    6- 15 tuổi              Hb < 120 g/l

    Sơ sinh                  Hb < 140 g/l

    Sơ sinh đẻ non       Hb<  120 g/l

   Người trưởng thành: Nam  Hb < 130 g/l

                                     Nữ     Hb < 120 g/l

                                     Phụ Nữ có thai Hb < 110 g/l

 1.2 Chuyển hóa sắt.

 Mặc dù số lượng ít nhưng sắt là thành phần rất quan trọng, cần thiết cho sự sống . sắt có mặt ở tất cả các tế bào với nhiều chức năng trong đó chức năng quan trọng là tham gia vào thành phần của Hemoglobin, myoglobin, hệ thống cytochrom và các enzyme.

Lượng sắt dự trữ trong cơ thể rất ít (bằng 0.005% trọng lượng cơ thể ) .ở trẻ sơ sinh có 250 mg sắt , ở trẻ 1 tuổi khoảng 420mg và ở người lớn trưởng thành có khoảng 3,5 – 4 g.

Sắt phân bố trong cơ thể dưới hai dạng là sắt hem và sắt không hem . sắt hem gồm Hb (65-75%), myoglobin (4%) và một số enzyme (0,3%). Sắt (hemosiderin và ferritin) chiếm 25- 30%.

Thức ăn là nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho cơ thể  sắt được hấp thu trên toàn bộ đường dạ dày ruột, nhất là ở tá tràng và đoạn đầu của ruột non.

Nhu cầu sắt hấp thu thay đổi theo sự phát triển của cơ thể, tùy thuộc vào lượng sắt mất đi cũng như tình trạng dự trữ sắt trong cơ thể.

1.3 Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt.

Cung cấp sắt thiếu: Chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, ăn bột nhiều quá sớm, thiếu thức ăn  nguồn gốc động vật, Đẻ non, thiếu cân….

Do hấp thu kém: giảm độ toan dạ dày, Tiêu chẩy kéo dài, Hội chứng kém hấp thu, dị dạng dạ dày ruột.

Mất sắt quá nhiều do chẩy máu từ đường tiêu hóa: dạ dày tá tràng, nhiễm giun móc , chẩy máu mũi mạn.

Do nhu cầu sắt ở giai đoạn trẻ lớn nhanh: Dậy thì, đẻ non, tuổi hành kinh mà cung cấp không đủ.

  1.4 Triệu chứng lâm sàng.

Tuổi thường từ 06 tháng. Trẻ đẻ non thường xẩy ra sớm hơn từ 2 – 3 tháng

Da xanh niêm mạc nhợt từ từ, da xanh không tương xứng với niêm mạc nhợt

Kèm theo trẻ mệt mỏi kém ăn, ít hoạt động ngừng tăng cân, hay rối loạn tiêu       hóa, dễ mắc các bệnh  nhiễm khuẩn

Không có ban xuất huyết, gan lách không to

  1.5 Biểu hiện xét  nghiệm

Đặc trưng bởi thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ

Hb, thể tích hồng cầu giảm nhiều hơn số lượng  hồng cầu

MCV < 80 G/l

MCH < 28 pg

Huyết cầu tố giảm, Hematocrit giảm ,số lượng hồng cầu giảm

Các xét nghiệm  chứng tỏ thiếu sắt

 Fe huyết thanh < 10 µmol/l

 Ferritin < 12 µg/l

  1.6 Mức độ thiếu  máu theo nồng độ Hb

Thiếu máu nhẹ: 90- 110 g/l

Thiếu máu vừa: 70- 90 g/l

Thiếu máu nặng: < 70 g/l

 

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng  nghiên cứu:

Tất cả những bệnh nhi dưới 5 tuổi , không phân biệt giới tính, địa phương đến khám ngoại trú tại phòng khám nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh,có biểu hiện  thiếu máu thiếu sắt trên lâm sàng.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng

- Triệu chứng: thiếu máu trẻ từ từ, da xanh nhiều niêm mạc nhợt ít, tóc khô dễ gãy,  không có biểu hiện xuất huyết , gan lách không to.

- Cận lâm sàng:

+Hb giảm, số lượng hồng cầu giảm,

+ Chỉ số hồng cầu:

MCV < 80fl

MCH < 27pg

MCHC< 300 g/l ( 30g/dl)

Sắt huyết thanh< 10µmol/l

Ferritin < 12 µg/l

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

Thiếu máu do các bệnh về máu; Thiếu máu huyết tán, suy tủy, bệnh bạch cầu cấp…

2.2 Phương pháp nghiên cứu

  2.2.1  Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang

  2.2.2 Cỡ mấu: thuận tiện ngẫu nhiên

  2.2.3 Cách thức nghiên cứu:

Ghi chép thông tin bệnh nhân,  tháng tuổi, giới tính, địa chỉ, mã bệnh nhân , biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng .

   2.2.4 Cách thức tiến hành

  Hỏi và thăm khám bệnh nhân một cách toàn diện loại trừ các bệnh về máu, chỉ định làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa .

 2.3 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2017 – 11/2017

 2.4 Địa điểm nghiên cứu: phòng khám nhi- khoa khám bệnh- Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Ninh

 2.5 Phương pháp xử lý- phân tích số liệu

     - Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê y học SPSS

     - Sau đó rút ra các nhận xét, phân tích, bàn luận, kết luận.

                                                                                                                                                              

CHƯƠNG III

 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi gặp 98 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu, thiếu sắt trong tổng số 500 bệnh nhân dưới 5 tuổi vào khám tại phòng khám nhi có nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt chiếm tỷ lệ 19,6%

 Bảng 3.1: Đặc điểm bệnh theo giới

Giới

n

%

Nam

62

63,3

Nữ

36

36,7

Tổng

98

100

 

Biểu đồ 1: Đặc điểm bệnh theo giới

Nhận Xét: Kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ , nam chiếm tỷ lệ 63,3% và nữ chiếm tỷ lệ 36,7%

Biểu đồ 2: Đặc điểm bệnh theo lứa tuổi

 

 Nhận xét:  Trên 98 bệnh nhân Thiếu máu thiếu sắt,tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm  06 đến  24 tháng  chiếm tỉ lệ cao nhất  66,3%,

Bảng 3.2: Đặc điểm bệnh theo lứa tuổi và giới

Giới

Lứa tuổi     

nam

Nữ

Tổng

n

%

n

%

n

%

0 - 5 tháng

4

4,1

0

0

4

4,1

6 - 24 tháng

33

37,7

32

32,7

65

66,3

25 - 60 tháng

25

25,5

4

4,1

29

29,6

Tổng

61

63,3

36

36,7

98

100

Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ, gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 6- 24 tháng

Bảng 3.3: Mối liên quan giữa nghề nghiệp của người mẹ với trẻ thiếu máu thiếu sắt.

Nghề nghiệp

n

%

Nội trợ

28

28,57

Công nhân- viên chức

26

26,53

Nghề khác

44

44,90

Tổng

98

100,00

Nhận xét : Từ bảng trên cho ta thấy , tỷ lệ bà mẹ nghề nghiệp khác (nghề nghiệp không ổn định) có tỷ lệ trẻ TMTS cao nhất chiếm 44,90%.

 Bảng3.4: Cân nặng của trẻ thiếu máu thiếu sắt theo lứa tuổi

Cân nặng

Lứa tuổi

 

 ± SD

 

0 - 5tháng

8,55±1,67

6 -  24 tháng

8,77 ±1,48

25- 60 tháng

14,27±2,48

Nhận xét: Chỉ số về cân nặng không có sự khác biệt rõ ràng ở các lứa tuổi.

Bảng 3.5 Triệu chứng lâm sàng theo lứa tuổi

Lứa tuổi

 

Triệu chứng

0-5 tháng

6-24 tháng

25-60 tháng

Tổng số

n

%

n

%

n

%

n

%

 Da xanh,lòng bàn tay nhợt

4

4,1

65

66,3

29

29,6

98

100

Quấy khóc

1

1,0

7

7,1

5

5,1

13

13,3

Biếng ăn

1

1,0

8

8,2

3

6,1

15

15,3

Niêm mạc mắt nhợt

3

3,1

50

51,5

12

12,4

65

67

                   

 

Nhận xét: Từ kết quả bảng trên cho ta thấy biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh nhân TMTS là da xanh, lòng bàn tay nhợt 100%, niêm mạc nhợt chiếm tỷ lệ 67%, ít gặp hơn là quấy khóc và biếng ăn.

Bảng3.6: Chỉ số huyết học,sinh hóa theo lứa tuổi

  Nhóm tuổi

Chỉ số

0 - 5 tháng

6- 24 tháng

25- 60 tháng

Trung bình

Hồng cầu

4,32±0,33

4,69±0,65

4,74±0,81

4,69±0,69

Hgb

9,57±1,01

9,78±0,76

9,72±1,32

9,76±0,96

MCV

69,00±4,92

68,69±7,6

67,86±11,63

68,46±8,8

MCH

22,43±3,7

21,40±3,5

20,67±3,81

21,23±3,6

DRW

14,66±2,5

14,86±2,08

15,63±3,9

15,8±2,73

Fe

1,57±0,74

4,09±3,2

3,22±2,39

3,75±3,0

Nhận xét:Từ kết quả trên cho ta thấy các chỉ số huyết học và sinh hóa biến đổi không nhiều và không thấy có sự khác biệt giữa các lứa tuổi.

Bảng 3.7: Mức độ thiếu máu theo lứa tuổi

    Mức độ

 

Lứa tuổi

Nhẹ

Vừa

Nặng

Tổng số

n

%

n

%

n

%

n

%

0- 5 tháng    

3

3,1

1

1,0

0

0

4

4,1

6-24 tháng

58

59,2

6

6,1

1

1,0

65

66,3

25- 60 tháng

24

24,5

2

2,0

3

3,1

29

29,6

Tổng số

85

86,7

9

9,2

4

4,1

98

100

 

Biểu đồ 3: Mức độ thiếu máu theo lứa tuổi

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ thiếu máu mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao 86,7%,chỉ có 4,1% thiếu máu mức độ nặng, có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi.

Bảng 3.8: Một số yếu tố nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Yếu tố nguy cơ

n

%

Đẻ non

20

20,4

Không đủ sữa mẹ

63

64,5

Ăn dặm sớm

56

57,1


Nhận xét: Thiếu máu thiếu sắt gặp nhiều ở bệnh nhân không đủ sữa mẹ và ăn dặm sớm,

 

CHƯƠNG IV:  BÀN LUẬN

Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi gặp 98 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt trong tổng số 500 bệnh nhân dưới 5 tuổi, khám tại phòng khám nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, chiếm tỷ lệ là 19,8%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng 2013 Mô tả thực trạng Thiếu máu dinh dưỡng tại khoa khám bệnh bệnh viện Nhi  Trung Ương là 33% [4 ] ,cao hơn của tác giả Đinh Thị Kim Điệp- Phạm Trung Kiên 2009 tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt tại khoa nhi –Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên chiếm tỷ lệ 8,6% [1].

4.1 Bàn luận về đặc điểm bệnh theo giới tính

Nghiên cứu của tôi trên 98 bệnh nhi TMTS, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cao ở nam giới chiếm  62/98 (63,3% ) bảng 1. Kết quả nghiên cứu của tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Kim Điệp, Phạm Trung Kiên, tỷ lệ nam 56,1%, Nguyễn Văn Tú và nhiều tác giả khác.

4.2 Bàn luận về đặc điểm  bệnh theo lứa tuổi

Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được tôi nhận thấy TMTS ở trẻ em gặp cao nhất ở lứa tuổi 6- 24 tháng chiếm tỷ lệ 66,3%, nhóm tuổi 25- 60  tháng chiếm 29,6%, ít gặp ở lứa tuổi 0- 5 tháng tuổi.

Kết quả nghiên cứu của tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đinh Kim Điệp, Phạm Trung Kiên tỷ lệ TMTS gặp cao nhất ở nhóm 6- 24 tháng chiếm 66,9%.Ở lứa tuổi này lượng sữa mẹ cung cấp cho trẻ ngày một giảm, nhu cầu của trẻ ngày một tăng, trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều hơn , trẻ dễ bị ốm hơn nên tỷ lệ TMTS ở lứa tuổi này là cao nhất.Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở  trẻ dưới 6 tháng thấp hơn trẻ từ 6- 24 tháng tuổi là do ở lứa tuổi này trẻ chỉ bú mẹ nên ít có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng mặt khác trong thời gian tôi nghiên cứu trẻ dưới 6 tháng khám tại phòng khám nhi ít.

4.3 Mối liên quan gữa nghề nghiệp của người mẹ với trẻ TMTS

Kết quả bảng 3 cho thấy tỷ lệ TMTS con của những bà mẹ có ngề nghiệp khác (công việc không ổn định) chiếm tỷ lệ cao 44,90%. Tôi nhận thấy từ những  mẹ có công việc làm không ổn định, kinh tế không ổn định nên thời gian chăm sóc trẻ ít, chăm sóc về chế độ dinh dưỡng cho trẻ không được tốt, dẫn đến bổ sung vi chất, năng lượng cũng như sắt không được đầy đủ nên tỷ lệ trẻ TMTS cao hơn.

4.4 Triệu chứng lâm sàng

Trong nghiên cứu của tôi nhận thấy  triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất da xanh, lòng bàn tay nhợt 100%, niêm mạc nhợt 67% . Điều này cho thấy triệu chứng gợi ý của TMTS là da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay nhợt. Điều này hoàn toàn  cũng phù hợp với các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt đó là xanh nhiều không tương xứng với niêm mạc nhợt không nhiều. Dấu hiệu lòng bàn tay nhợt rất có giá trị chẩn đoán thiếu máu trên lâm sàng. Nên đứng trước bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng như trên chúng ta nên tư vấn và chỉ định cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm máu để có chẩn đoán sớm và điều trị sớm cho trẻ.

4.5 Mức độ thiếu máu theo lứa  tuổi

Trong nghiên cứu của tôi nhận thấy, mức độ thiếu máu gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 6-24 tháng 66,3%,và tỷ lệ thiếu máu nhẹ là cao nhất 86,7%.Ít gặp thiếu máu nặng 4,1%. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Đinh Kim Điệp, Phạm Trung Kiên thiếu máu nhẹ là 75,1% [1]. Theo chúng tôi do bệnh nhân đến khám chủ yếu vì các bệnh khác như nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chẩy…khi thăm khám lâm sàng và xét nghiệm thường quy chúng tôi phát hiện có thiếu máu kèm theo và bệnh nhân nghiên cứu dưới 5 tuổi, nên thiếu máu thiếu sắt nặng ít có khả năng xẩy ra. Thiếu máu thiếu sắt nặng hay gặp ở trẻ lớn và người lớn, khi bệnh xẩy ra trong thời gian dài.

4.6 Chỉ số huyết học, sinh hóa

Các chỉ số huyết học chúng tôi thấy giảm không nhiều so với bình thường, theo chúng tôi bệnh chủ yếu là thiếu máu nhẹ và vừa nên chưa có nhiều biến đổi. Chỉ số thể tích trung bình hồng cầu (MCV) 68,46fl . Huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH)  giảm rõ rệt 21,23 pg. Tuy nhiên chúng tôi thấy nồng độ sắt huyết thanh giảm rõ rệt 3,75 µmol/l. Kết quả nghiên cứu của tôi cũng tương tự như của Đinh Kim Điệp và cộng sự [1].

 4.7 Bàn luận yếu tố nguy cơ

Nghiên cứu trên 98 bênh nhi TMTS nguy cơ cao hay gặp nhất ở những trẻ không đủ sữa mẹ, ăn dặm sớm. yếu tố nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.

 

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Dựa vào kết quả nghiên cứu tỷ lệ TMTS trên 98 bệnh nhânTMTS tôi rút ra kết luận như sau:

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh là 19,8%.

Tỷ lệ TMTS gặp nhiều nhất ở trẻ nam 63,3% , hay gặp nhất ở nhóm tuổi 6- 24 tháng, ít gặp ở nhóm 0- 5 tháng tuổi .

Đối với bệnh nhi con của những bà mẹ có công  việc làm không ổn định (nghề khác)  tỷ lệ trẻ bị thiếu máu thiếu sắt cao hơn ở bà mẹ có công việc ổn định.

Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ở trẻ em TMTS là da xanh, lòng bàn tay nhợt 100%, niêm mạc nhợt 67%

Chủ yếu là thiếu máu mức độ nhẹ chiếm 86,7%

Huyết sắc tố: 9,76 ± 0,96, MCV: 68,46 ± 8,8, MCH: 21,23 ± 3,6, Sắt: 3,75 ± 3.0

Trẻ ăn dặm sớm, thiếu sữa mẹ thì tỷ lệ trẻ TMTS khá cao.

5.2 Kiến Nghị

Đứng trước một bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng da xanh , niêm mạc nhợt, lòng bàn tay nhợt chúng ta nên chỉ định  và khuyên gia đình cho con làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học để chẩn đoán sớm điều trị kịp thời

Đứng trước bệnh nhi ở lứa tuổi 6- 24 tháng chúng ta ngoài khám và chẩn đoán bệnh cấp tính cũng nên để ý đến dấu hiệu TMTS của trẻ để chẩn đoán và điều trị kịp thời

Khuyên mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu khi bà mẹ đủ sữa ,và không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi để làm hạn chế  nguy cơ TMTS ở trẻ em.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

   1.Đinh Kim Điệp, Phạm Trung Kiên (2009).Thiếu máu thiếu sắt ở bệnh nhân dưới 5 tuổi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, Y học thực hành (708) số 3/210

   2. Nguyễn Công Khanh, Bùi Văn Viên thiếu máu thiếu sắt, bài giảng Nhi khoa tập        II Nhà xuất bản Y học 2009- Hà Nội

   3. Nguyễn Công Khanh thiếu máu do dinh dưỡng, bách khoa Thư bệnh học tập II    Nhà xuất bản từ điển bách khoa –Hà Nội 2000 trang 392-395

  4. Nguyễn Thị Kim Phụng 2013. Mô tả thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung Ương

5.Nguyễn Văn Tú (2002) nghiên cứu 1 số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở trẻ em thiếu máu thiếu sắt <5 tuổi điều trị tại bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên- tạp chí Dược số 4-2004

6. Lê Văn Sơn, Lương Tố Quyên. Nhận xét về tình hình thiếu máu ở trẻ em < 5 tuổi ở nông thôn miền tây nam bộ - Tạp chí sinh lý học VN 1996 số 4 trang 65- 69.

(Lượt đọc: 21126)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ